Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> VH Cổ Điển Nước Ngoài >> PIE ĐỆ NHẤT

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 137640 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

PIE ĐỆ NHẤT
Aleksey Nikolaievich Tolstoy

Chương 137

Brovkin, Xvesnikov, thương nhân Zatrapezny và các thương nhân khác của Sa hoàng: Dubrovski, Segolin và Evreinov xây dựng trên sông Yauza và sông Moskva những xưởng dệt dạ, vải và tơ lụa, xưởng giấy và xưởng bện thừng. Những làng nhỏ thuộc Bộ thổ địa (lãnh địa của các chúa đất chết trận hoặc bị chiếm đều thuộc về tay Bộ nầy) được sáp nhập vĩnh viễn vào số lớn những xưởng máy đó.

Các thương nhân đã tỉnh giấc mơ màng… Đến tụ họp trên thềm lớn của nhà Hội đồng xã trưởng đã được nhanh chóng xây dựng lại sau vụ cháy, họ chỉ nói đến miền Ingri mới chiếm được, nơi mà, đến mùa hạ nầy, phải đặt chân vững chắc ở đấy, bên bở biển. Họ đào trong các hầm nhà moi lên những cái nồi lớn của ông cha để lại, chứa đầy tiền vàng. Họ phái đám thư ký của họ đến các chợ và các quán rượu để mộ thợ.

Mùa đông năm đó, Ivan Artemist mở rộng thêm công việc kinh doanh. Có Melsikov làm trong tay, lão đã xin được phép lấy tù nhân trong các nhà giam của Romodanovski ra để làm nông nô; người thì lão xích lại người thì lão cho làm việc tự do tại các xưởng dệt dạ và vải; guồng bánh xe của các xưởng đó chạy bằng nước, quay rào rào trên sông Yauza. Lão đã mua với giá bảy trăm rúp anh thợ rèn trứ danh Zemov vốn trực thuộc Bộ đại hình và đã đưa anh ta từ Voronez về bằng xe tam mã; bây giờ Zemov đặt ở nhà máy cưa mới ở Ivan Artemist, tại Xokolniki, một cái máy phát lửa, chưa ai từng thấy, chạy bằng một nồi hơi.

Đâu đâu cũng thiếu nhân công. Để tránh sa vào cái kiếp nô lệ mới, từng đám đông nông dân các làng phụ thuộc chạy trốn đến những nơi xa xôi hoang dã của đất nước. Làm lụng trong làng, đi phu thật là khổ cực ngựa còn sung sướng hơn kiếp người mugic. Nhưng đối với những người thợ bị xiềng xích lẫn những người thợ được tự do, cảnh nô lệ ở các nhà máy có vẻ còn kinh khủng hơn, còn tệ hơn là nhà tù. Xung quanh nhà máy bốn bề là một hàng rào cao; ở cổng có bọn canh gác còn dữ tợn hơn cả giống chó. Trong những căn nhà tối om, thợ thuyền cúi xuống những máy dệt chạy ầm ầm; không được cất tiếng hát - tên đốc công ngoại quốc sẽ phang gậy ngay lên vai anh và doạ nhốt vào hầm. Ở trong làng, về mùa đông, ngửời nông dân ít ra còn được ngủ no mắt ở trên bếp lò. Ở đây, ngày cũng như đêm, mùa hạ cũng như mùa đông, phải cho con thoi chạy. Tiền công, quần áo, tất cả đã đem ra uống rượu hết trước từ lâu. Thân phận nô lệ. Nhưng những lời đồn đại ghê rợn nhất là những lời đồn đại về các xưởng máy và các mỏ của Akinfi Demidov ở Ural; tại các quận trực thuộc vào hắn, mọi người sợ hãi điên cuồng, đã bỏ trốn.

Bọn thư ký mộ thợ của Akinfi Demidov đi đến các chợ và các quán, thết đãi mọi người rất hậu hĩ, tả cuộc sống dễ dàng ở Ural dưới những màu sắc hấp dẫn nhất.

Chúng nói là ở đó có nhiều đất, muốn bao nhiêu cũng có làm việc một năm lấy tiền khâu vào trong lần lót mũ rồi đi đâu thì đi, chúng tôi chẳng bó buộc ai phải ở lại Và nếu muốn thì cứ đi mà tìm vàng, ở đấy sẵn vàng như phân dưới chân.

Tên thư ký đó, sau khi làm cho người kia say mềm, thuyết phục hoặc lừa gạt người ấy ký vào một bản hợp đồng nghiệt ngã. Trước mặt tên chủ quán làm nhân chứng, hắn bảo: "Nầy anh bạn, vạch bằng mực vào đây một chữ thập". Vừa ký xong, thế là người kia đi đời. Anh ta bị vứt ngay lên xe; nếu giãy giữa thì bị xích liền, họ đưa anh ta đi xa hàng ngàn dặm, sang tận bên kia sông Volga, bên kia những cánh đồng cỏ xứ Kirghizi có những cây xtipa mọc, bên kia những rặng núi cao rừng rậm um tùm - tới xưởng Neviansk, tới các mỏ. Rất ít người trở về. Tới nơi, anh ta bị xích vào bên lò. Ai mà tỏ vẻ bướng bỉnh là bị đánh đập đến chết. Trốn đi đâu được? Bọn Cô-dắc cưỡi ngựa, tay cầm dây thòng lọng, canh gác các nẻo đường và các con đường mòn trong rừng. Và những người tìm cách nổi loạn, đều bị đày xuống giếng sâu trong mỏ, hoặc dìm chết tại các hồ ao.

Sau lễ Noen, người ta lại mộ người cho quân đội. Tại tất cả thành phố, những người đi mộ lính cho Sa hoàng tuyển thợ mộc, thợ nề, thợ đấu. Từ Moskva đến Novgorod, ai nấy đều phải đăng ký đi phu vận tải, không trừ một ai.
 

<< Chương 136 | Chương 138 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 459

Return to top