Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> VH Cổ Điển Nước Ngoài >> PIE ĐỆ NHẤT

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 137633 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

PIE ĐỆ NHẤT
Aleksey Nikolaievich Tolstoy

Chương 84

Tháng hai năm 1695, tại điện Kreml, từ trên thềm phòng ngủ của Sa hoàng. Viniux, viên lục sự của điện Duma loan báo cho tất cả các dapife, các triều thần, các viên lục sự, các nhà quý tộc của Moskva và các thành phố khác phải cùng với quân lính của mình tới tập trung tại Belgorod và Xepsk dưới quyền chỉ huy của vị đại thần Boris Petrovich Seremetiev, để tham gia chiến dịch Krym.

Seremetiev là một viên tướng nhiều kinh nghiệm và thận trọng. Vào khoảng tháng tư, sau khi đã tập hợp được mười hai vạn quân sĩ và bắt liên lạc với quân Cô-dắc Tiểu Nga, ông từ từ tiến xuống mé hạ lưu sông Dniep. Nơi đây sừng sững pháo đài Osakov cổ xưa và các đô thị Thổ Nhĩ Kỳ kiên cố: Kizikerman, Acxlan Ordek, Sakhkerman và thành Xokoliny trên một hòn đảo ở cửa sông Dniep; từ thành đó người ta chăng dây xích sắt sang hai bên bờ để chặn đường ra biển.

Đạo quân khổng lồ của Moskva tới bao vây các đô thị kiên cố ấy suốt mùa hạ. Tiền thiếu, vũ khí, đại bác cũng thiếu; cần những cái vặt vãnh nhỏ nhặt nhất cũng phải trao đổi thư từ rất lâu với Moskva.

Tuy nhiên đến tháng tám, người ta cũng xung phong đánh chiếm được Kizikerman và hai đô thị kiên cố khác. Nhân dịp đó, trong doanh trại của tướng Seremetiev có tổ chức một bữa tiệc linh đình. Sau mỗi lời chúc rượu, đại bác lại nổ vang trong chiến hào, gieo rắc khủng khiếp vào hàng ngũ quân Thổ Nhĩ Kỳ và quân Tarta.

Khi Moskva biết tin chiến thắng, ai cũng thở phào: "Thôi thế là chúng ta đã giật được một miếng của xứ Krym rồi, thế cũng vẻ vang chán?"

Cũng vào mùa xuân ấy, hai vạn quân tinh nhuệ nhất trong quân đội - trung đoàn Preobrazenski, Xemionovski, và trung đoàn của Lơfo, quân xtreletz, lính chiến và các đại đội thư ký - không hề có tuyên bố gì trước được bí mật đưa lên các thuyền buồm lớn nhỏ, thuyền chèo tay, trước cầu Vxekhvistski trên sông Moskva, rồi trong tiếng nhạc và tiếng đại bác nổ, cả đoàn thuyền dài hàng mấy dặm xuôi về phía sông Oka, rồi từ đó vượt qua sông Volga, tiến thẳng về phía Xarixyn.

Tướng Gorden dần đầu một đạo quân mười hai ngàn người vượt thảo nguyên tiến về Chekask. Cả hai đạo quân đều tiến đến Azop, một pháo đài Thổ Nhĩ Kỳ trên bờ biển cùng tên. Tại đây quân Thổ Nhĩ Kỳ chiếm giữ những con đường buôn bán đi phương Đông và dẫn tới các thảo nguyên màu mỡ miền Kuban và Terek. Hội đồng quân sự - gồm Lơfo, Gorden, Artamon Golovin và vua Piotr - đã quyết định mở một cuộc hành quân nghi binh về phía Azop. Để cho công việc khỏi bị tiết lộ và để khỏi có vẻ quá coi trọng quân (1) Thổ Nhĩ Kỳ có lệnh truyền trong quân đội phải gọi vua Piotr là pháo thủ Piotr Alekseyev… (Vả lại nhỡ có thất bại thì cũng đỡ nhục nhã hơn). Hội đồng đã suy nghĩ rất lâu xem nên giao quyền coi giữ Moskva cho ai?

Dân chúng không yên. Nhiều bọn trộm cướp làng vảng ngay dưới chân tường đô thành, cỏ mọc lan tràn trên đường sá đến nỗi việc đi lại trở nên nguy hiểm. Sofia, kẻ thù nguy hại ấy đang ở tu viện Novodevichi, mụ đang nằm yên thực. Song được bao lâu?

Chỉ có một người duy nhất có thể tin cậy được không chút do dự, người duy nhất trung thành mà không có tà tâm, người duy nhất có làm cho dân chúng sợ, đó là Fedor Yurievich Romodanovski, vị vương hầu - chấp chính của những chiến dịch vui đùa và của Đại hội đồng tiêu khiển. Người ta giao Moskva cho ông ta. Và để bọn quý tộc đại thần không thể ngầm chế giễu quá khứ của ông ta, Romodanovski được chính thức và long trọng phong là vương hầu - chấp chính và hoàng thượng. Bọn đại thần nhắc lại trường hợp giống như vậy xảy ra một trăm năm về trước, khi hoàng đế Ivan bỏ đi đến xloboda Alekxandrovskaia, đã tôn một gã nữa người nửa ngợm, nửa hề là tên vương hầu người Tarta, Ximron Berbulatovich, làm "Sa hoàng của tất cả các nước Nga". Họ gợi lên việc xưa đó và nhẫn nhục cam chịu. Còn đối với dân chúng thì người cầm đầu là một vương hầu - chấp chính hay một con quỷ dữ, cái đó chẳng hệ trọng gì cho lắm; họ chỉ biết Romodanovski là một người khắc nghiệt và chém giết không hề ghê tay.

Pháo thủ Piotr Alekseyev dẫn đầu đoàn quân trên chiếc thuyền lớn nhiều tay chèo của Lơfo. Dọc đường họ gặp lắm nỗi vất vả. Sà lan, thuyền buồm lớn, xuồng do phường thương nhân đóng ngấm nước khắp chỗ rồi chìm nghỉm. Vào những đêm xuân mù sương đoàn thuyền lang thang trên những con nước dang lên, rồi mắc cạn vào bãi cát. Đến Nizni Novgorod phải thay thuyền và chuyển sang thuyền bè của sông Volga, Vua Piotr viết thư cho Romodanovski: "Myn Herr Koning (1), vì ơn đức tối cao của hoàng thượng, chúng thần phải nhỏ đến giọt máu cuối cùng, chính vì lẽ đó chúng thần đã được phái đi chinh chiến… Thần xin tâu với hoàng thượng biết là Chúa đã ban sức khỏe cho bầy tôi tớ của hoàng thượng, các tướng Artamon Mikhailovich và Franx Yakovlevich cùng toàn quân… Và chúng thần có ý định ngày mai tiếp tục lên đường. Sở dĩ chúng thần đã chậm trễ là vì một số thuyền bè sau ba ngày đường đã rất khó khăn mới tới được bến… Thuyền bè của bọn thương nhân đóng xấu tệ hại, có những chiếc chật vật lắm mới tới nơi được. Còn như quân sĩ thì cho đến hôm nay chỉ có một số nhỏ đã chết… Bấy nhiêu điều xin trình hoàng thượng… Kẻ nô lệ vĩnh viễn của hoàng thượng chí tôn: Bôm Bor Dir (2) Pete".

Đoàn quân không dừng lại Kazan, nước lên vỗ sóng vào tường thành trắng xoá. Họ đi ngang qua cả thành phố Simbirsk nằm trên bờ sông cao, và cả thành phố Samara có luỹ bằng đất bao quanh bên trên đóng cọc rào để tự vệ chống lại bọn du mục. Vượt quá Saratov, bờ sông cỏ mọc rậm rạp đã biến vào một ảo ảnh chói chang ánh nắng, con sông xanh lam lờ đờ chảy; không khí nóng như thiêu như đốt từ thảo nguyên bốc lên như từ một miệng lò.

Suốt mấy ngày trời, vua Piotr, Lơfo, Alexaska và đại vương trùm đạo, - Ông ta được đem đi theo để chủ toạ những cuộc hội họp náo nhiệt và chè chén - ngồi hút thuốc trên bệ cao đằng lái của chiếc thuyền lớn chèo tay. Nhìn đoàn thuyền trải dài ra hàng bao nhiêu dặm, với những mái chèo khua nước loang loáng ánh nắng, người ta tưởng chừng như trò chơi quân sự vẫn tiếp diễn. Pháo đài Azop là cái gì? Và làm thế nào để chiếm được nó? Chưa ai hiểu rõ ràng ra sao cả: đến nơi rồi sẽ hay. Vị đại vương trùm đạo say bí tỉ và xúc động trong lòng vừa lấy móng tay bóc lớp da tróc trên cái mũi tím bầm vừa nói:

- Thế là lầm sự rồi đấy, con ạ… Ta dạy bệ hạ chữ số lâu chưa nhỉ? Thế mà giờ đây chúng ta đã ra đi chinh chiến. Chà, chú mầy ơi…

Lơfo ngắm nhìn vẻ đẹp huy hoàng và hùng tráng của con sông mênh mông vô tận.

- Vua nước Pháp thì có nghĩa lý gì? Hoàng đế nước áo thì thấm vào đâu? - hắn nói. - Chao ôi, Pete, giá bệ hạ có thêm được ít tiền nữa… Cần phải mộ thêm nhiều kỹ sư ở châu Âu, nhiều võ quan, nhiều kẻ thông minh… Đất nước nầy rộng lớn, hoang dã và vắng vẻ biết chừng nào!…

Đến Xarixyn, đoàn thuyền dừng lại. Tai hoạ bắt đầu từ đây. Người ta nhận thấy chỉ có năm trăm con ngựa. Binh lính chèo thuyền đã rã cánh tay nay lại phải nai lưng ra kéo đại bác, khí tài. Bánh mì, kê, dầu đều thiếu. Quân đội, đói khát và mệt lử, đi qua thảo nguyên mất ba ngày mới tới được thành phố Pansino trên sông Đông, nơi tập trung những kho lương chính. Binh lính kiệt sức quỵ xuống rất nhiều. Người ta tưởng sẽ được nghỉ ngơi ở Pansino. Nhưng từ thành phố đó, viên đại thần Tikhol Xtresnev, giữ trách nhiệm tiếp tế cho toàn quân gửi tới một bức thư như sau:.

"Kính thưa ngài pháo thủ… Những tên tiếp kẻ cắp đã khiến chúng thần vô cùng đau lòng. Những tên thương nhân Voronin, Usakov và Gorezin đã cam kết giao cho chúng ta mười lăm nghìn thùng rượu mật ong, bốn mươi lăm nghìn thùng dấm và từng ấy thùng vodka, hai vạn con cá chiên ướp muối và cũng từng ấy cá mè, cá xandr(3), cá măng, một vạn pud giăm-bông, năm nghìn pud bơ và mỡ, tám nghìn pud muối… chúng đã nhận ba mươi ba nghìn rúp. Chúng đã ăn cắp một nửa số tiền đó. Không có lấy một lạng muối nào. Cá thì thối không tài nào nhập kho được. Lúa mì mốc meo hết. Chỉ có một thứ hàng tốt là lúa mạch và cỏ khô của thương nhân Brovkin bán… Vụ ăn cắp nầy sẽ làm chúa công kính mến buồn phiền và quân lính phải chịu đói… Bây giờ chỉ có đức Chúa trời mới có thể giúp cho chiến dịch của chúa công khỏi bị chậm trễ…".

Vua Piotr và Lơfo để quân đội lại, phi ngựa đến Pansino. Cái làng nhỏ nầy nằm trên một hòn đảo nhỏ ở giữa sông Đông, chung quanh có càng xe bò bao vây tua tủa trông như một khu rừng cháy trụi. Những con bò sừng dài nằm la liệt khắp nơi, đàn ngựa chân bị buộc đang ăn cỏ. Nhưng tịnh không có lấy một bóng người: vào giờ nầy, sau bữa ăn trưa, ai ai cũng ngủ: lính gác, lính tuần tra, người đánh xe bò, quân lính.

Tiếng vó ngựa của các kỵ sĩ từ sông Đông đến dội lên đơn độc. Nghe tiếng gọi giận dữ của vua Piotr, một cái đầu bù xù hiện ra sau một dãy hàng rào giữa những thân cây đay. Vừa gãi, gã nông dân vừa đưa khách đến nhà viên đại thần ở… Vua Piotr mở mạnh cửa; đàn ruồi bị khuấy động bay lên vù vù. Trên hai tấm ghế dài kê sát nhau, chăn trùm kín đầu, Xtresnev đang ngủ. Vua Piotr giật tung chăn, túm lấy mớ tóc lưa thưa của viên đại thần đang sợ khiếp vía - cơn thịnh nộ làm nhà vua không nói được - nhà vua nhổ vào mặt hắn, đẩy hắn ngã chúi xuống nền đất nện và lấy ủng đá mãi vào mạng sườn mềm nhũn của lão già.

Miệng thở hồng hộc, vua Piotr ngồi xuống cạnh bàn ra lệnh mở cửa sổ. Mắt nhà vua trợn người lên. Trên khuôn mặt gầy hốc đi, những nét thịnh nộ hằn lên dưới làn da sạm nắng.

- Mi báo cáo đi. Đứng lên! - Vua Piotr thét vào mặt Xtresnev. - Ngồi xuống? Mi đã treo cổ bọn thương nhân tiếp lương chưa? Chưa à? Tại sao?

- Tâu bệ hạ! Thưa ngài pháo thủ… - Tikhol Xtresnev không dám ho, không dám cúi chào - Trước hết cần phải bắt bọn thương nhân nộp cho ta các thứ chúng đang nợ, theo các bản kê khai, vì nếu chúng chết đi thì ta sẽ chẳng lấy được gì cả.

- Không phải thế… Đồ ngu! Thế tại sao Ivan Brovkin lại không ăn cắp? Người của ta không ăn cắp còn tất cả bọn khác đều ăn cắp cả hử? Hãy trao hết đơn đặt hàng cho Brovkin… Cho cùm tên Usakov và tên Voronin lại và giải chúng nó về Moskva cho Romodanovski…

- Đúng, gut(4), - Lơfo nói.

- Còn việc gì nữa? Thuyền chưa sẵn sàng có phải không?

- Thưa ngài pháo thủ, thuyền bè đã sẵn sàng cả rồi ạ. Những chiếc thuyền cuối cùng vừa đến Voronez ngày hôm nay.

- Ta ra sông…

Xtresnev chân đi giầy da dê thuộc, mình mặc áo choàng không có dây lưng, lập cập chạy theo Sa hoàng đang bước những bước dài như đi trên cà kheo. Trên khúc sông Đông loang loáng ánh nắng, vô số thuyền bè đậu thành nhiều hàng: thuyền, xuồng, thuyền buồm Cô-dắc hẹp lòng, thuyền chèo tay nhọn mũi chỉ có mái chèo đặt ở đằng trước với một cánh buồm thẳng tắp và một buồng tàu phía sau… Tất cả chỗ thuyền bè đó đã được đưa thẩng từ xưởng đóng thuyền đến. Dòng nước đung đưa đoàn thuyền. Nhiều chiếc ngập tới nửa. Cờ xí rũ xuống. Ván thuyền để mộc nứt nẻ dưới ánh mặt trời gay gắt, sườn thuyền quét hắc in bóng láng.

Lơfo đứng dạng đôi chân đi ủng da màu vàng nhìn đoàn thuyền qua ống nhòm:

- Schr gut. Thuyền bè đủ đấy.

Vua Piotr nhắc lại, cụt lủn:

- Gut.

Bàn tay rám nắng của nhà vua run run. Rồi cũng như mọi lần, Lơfo lại nói to lên ý nghĩa của vua:

- Cuộc chiến tranh chính bắt đầu từ đây.

- Tikhol Nikitievich, đừng giận ta nhé, - vua Piotr hôn vào bộ râu của Xtresnev, khiến lão nấc lên. - Phải cho quân đội xuống thuyền ngay không chậm trễ. Ngay tức khắc… Chúng ta phải tiến thẳng một mạch chiếm lấy Azop.

Ngày thứ sáu, vào lúc bình minh, trong ngôi nhà của Xtresnev đầy khói thuốc lá, một bức thư được thảo ra gửi cho vương hầu - chấp chính:

- Myn Herr Koning… Đức cha của hoàng thượng, đức ông chí thánh Anikita, tổng giáo chủ Orexburg và tất cả vùng Yauza và giáo trưởng của toàn khu Kukui, cũng như bọn bầy tôi của hoàng thượng, các tướng Artamon Mikhailovich và Franx Yakovlevich cùng bạn bè của họ đều mạnh khỏe cả, và ngày hôm nay rời Pansino lên đường vẫn mạnh khỏe… Chúng thần Mars(5). Và chúng thần uống rượu bia còn nhiều hơn nữa.". Bức thư mang những chữ ký hầu như không đọc được: "Frantsiska Lơfo. Alexaska Melsikov. Fetka Troekurov… Petruska Alekseyev… Artamoska Golovin… Varionoi Madamkin… ".

Thuyền đi suốt một tuần, đi ngang qua các thị trấn Cô-dắc kiên cố nằm trên các hòn đảo giữa sông Đông:

- Goluboi, Timoveiski, Txymblianski, Razdory, Manyts…

Trên hữu ngạn cao xuất hiện những mái nhà, hàng rào và tường thành bằng gỗ sồi của thành Chekask. Đoàn thuyền thả neo ở đấy ba ngày đợi các thuyền đến chậm.

Khi đoàn thuyền đã đến đủ, người ta lại dong buồm chạy thẳng đến Azop. Đêm êm ả, sâu thẳm, toả mùi nước mưa và cây cỏ. Châu chấu kêu ra rả. Chim ăn đêm kêu lên những tiếng lạ kỳ. Trên chiếc thuyền chèo tay đi đầu của Lơfo không một ai ngủ, mọi người không hút thuốc cũng không chuyện cười đùa. Các mái chèo giơ lên rồi chậm rãi hạ xuống khuấy lên một tiếng nước động.

Lần đầu tiên, vua Piotr cảm thấy trên khắp da thịt mình mối lo sợ nguy hiểm. Sát đấy, trên bờ, những bóng đen, những hình dáng lờ mờ đang động đậy. Nhà vua chăm chú nhìn vào bóng tối và nghe thấy cây lá rì rào. Từ phía đó, trong khoảng sâu thẳm của đêm tối, tiếng bật dây cung của một cánh cung Tarta có thể bất chợt vang lên bất cứ lúc nào. Vua Piotr thấy sởn tóc gáy.

Xa tít về phía Nam, ánh một cơn giông lóe lên trên bầu trời đầy mây. Nhưng không nghe thấy tiếng sấm.

- Ngày mai, - Lơfo nói, - Chúng ta sẽ nghe thấy tiếng đại bác của tướng Gorden.

Tang tảng sáng, bầu trời tan mây lại trong vắt. Một người hoa tiêu Cô-dắc điều khiển chiếc thuyền chèo tay qua sông Koixoga, tất cả đoàn thuyền theo sau.

Sông Đông đã ở lại phía sau, bên phải. Mặt trời lên, chiếu nắng gay gắt; nước sông dường như dày thêm, hai bên bờ lùi ra xa, sương mù tan đi trên các cánh đồng trũng. Phía trước, bên kia bãi cát, dãi sông Đông loang loáng lại xuất hiện. Trên các ngọn đồi, người ta trông thấy các lều vải, xe, ngựa. Cờ xí bay phấp phới.

Đó là doanh trại chính của tướng Gorden, bến cảng Mitisy, cách Azop mười lăm dặm.

Vua Piotr tự tay châm ngòi khẩu đại bác đặt phía mũi thuyền, - viên đạn nẩy nẩy trên mặt sông như một quả bóng. Tiếng súng và tiếng đại bác nổi lên ầm ầm khắp đoàn thuyền. Vua Piotr hét lên, giọng trầm và đứt quãng: "Chèo đi, chèo đi…" Mái chèo cong oằn lại, quân lính cúi gập đầu xuống chèo. Đạo quân đổ bộ lên bến Mitisy. Quân lính mệt rã rời nằm lăn ra cát ngủ, các hạ sĩ quan dùng gậy đánh bắt họ dậy. Chẳng bao lâu lều dựng lên trắng xoá, trên sông phảng phất mùi khói lửa trại. Dẫn đầu ba trăm quân Cô-dắc, vua Piotr, Lơfo và Golovin phi nước đại vượt qua các ngọn đồi để đến doanh trại của Gorden đóng ở giữa đường đi đến Azop. Từ xa cũng nhìn thấy cái lều sặc sỡ của viên tướng dựng trên một ngôi mộ cỏ. Trên quãng đường họ đi, lăn lóc những ngựa bị tên bắn chết, xe bị gãy. Một tên Tarta nhỏ bé, mình trần đến thắt lưng, gáy đầy máu đã khô, nằm úp sấp, mặt lấp trong bụi ngải cứu. Con ngựa của Vua Piotr chững lại không chịu đi, nhìn né sang một bên.

- Hễ các đoàn xe vận tải của ta rời khỏi Mitisy, - những người lính Cô-dắc giải thích, - là bọn Tarta lại bắn tên ra như mưa, khúc đường nầy là nguy hiểm nhất. Kia kìa… - họ giơ roi chỉ - các ngài có trông thấy những bóng người sau các ngọn đồi kia không? Chúng nó đấy! Cẩn thận, chúng bắn tên bây giờ!

Các kỵ sĩ thúc ngựa phi về ngôi mộ cổ. Tướng Gorden mình mặc áo giáp sắt, đội mũ cắm lông chim, đứng trước lều, ống kính viễn vọng nằm tỳ bên hông, khuôn mặt nhăn nheo trông khắc khổ nghiêm trang.

Tiếng kèn đồng vang lên, súng đại bác nổ. Đứng trên đỉnh ngôi mộ cổ, có thể nhìn thấy, như trong lòng bàn tay, cái vịnh dưới ánh nắng chiều, những nóc nhà thờ cao vút và những bức tường màu vàng xám của thành Azop; những đống đổ nát của cái xloboda bị quân Thổ Nhĩ Kỳ đốt vào ngày quân Nga đến; trên những ngọn đồi màu nâu trước pháo đài người ta trông thấy những đường gãy gập của các chiến hào và những đồn hình ngũ giác. Xa xa, trong vịnh Azop yên lặng, có những chiến thuyền cao đậu, buồm đã hạ, trên thuyền đặt nhiều đại bác.

Gorden chỉ vào chúng:

- Tuần trước quân Thổ Nhĩ Kỳ đưa một nghìn năm trăm tên vệ binh từ Kaffa vào bằng đường biển. Hôm nay đám thuyền đó lại đưa thêm quân đến. Hôm qua quân ta có bắt được một tên tù binh, không hiểu nó nói có thật không nhưng nó bảo số quân trong thành lả sáu nghìn người và có một đội kỵ binh Tarta trong thảo nguyên. Chúng chẳng thiếu gì cả. Biển nằm trong tay chúng. Không thể nào chiếm được thành bằng cách bao vây chúng đói đâu.

- Chúng ta sẽ xung phong đánh chiếm chứ? - Lơfo vừa giơ chiếc bao tay lên vừa nói.

Golovin phụ hoạ theo:

- Chúng ta sẽ ào ạt xông lên chiếm lấy thành. Khó gì chuyện ấy…

Vua Piotr say sưa nhìn mặt biển Azop mênh mông, những bức tường thành, những hình trăng lưỡi liềm sáng loáng trên các ngôi nhà thờ Hồi giáo, thuyền bè và ánh sáng lộng lẫy của buổi chiều tà. Nhà vua có cảm giác những hình ảnh thân yêu của thời thơ ấu nay đã sống dậy; mảnh đất bí ẩn thực sự là kia rồi!

- Thế nào, còn ông, Piotr Ivannovich? Sao ông không nói gì? Liệu chúng ta có chiếm được Azop không?

- Phải chiếm lấy, - Gorden mím chặt những nếp nhăn quanh miệng lại, trả lời.

Một tấm bản đồ được lấy từ trong lều ra rồi trải lên một cái trống. Các tướng lĩnh cúi xuống nhìn. Vua Piotr lấy móng tay vạch vòng quanh các vị trí dàn quân:

- Gorden ở giữa, cách thành khoảng năm trăm bước, Lơfo ở cánh trái và Golovin ở cánh phải. Ở đây ta sẽ đặt khẩu đội pháo tấn công, ở kia những khẩu súng cối… chỗ nầy là nơi chúng ta bắt đầu đào hào để áp tới gần thành… Ta định thế có được không, Piotr Ivannovich?

- Phải đánh tan chúng… Chúng ta sẽ tung quân Cô-dắc tấn công chúng…

- Vâng, có thể đánh tan chúng được… Nhưng thần thấy đem lương thực từ cảng Mitisy đến sẽ chật vật đấy. Còn như cử một đơn vị lớn đi hộ tống từng đoàn xe một thì khó lắm…

- Các tướng lĩnh hãy nghe đây, sao ta lại không đưa lương thực đến bằng thuyền nhỉ?

Các tướng lĩnh lại cúi các bộ tóc giả xuống tấm bản đồ.

- Bằng thuyền lại càng khó hơn. - Gorden nói. - Sông Đông có dây xích chắn ngang. Ở cửa sông có hai cái tháp và một hoả lực pháo mạnh.

- Phải chiếm hai cái tháp đó! Các tướng quân thấy thế nào?

- Hai cái tháp, hừ khó quái gì! - Golovin vừa cười vừa nói. Và hắn nháy cặp mắt đẹp và đần độn nhìn những lỗ châu mai của cái tháp tròn sừng sững ở phía Tây, bên kia dãy đồi.

Gorden nghĩ một lát rồi trả lời:

- Có thể chiếm được các tháp ấy, tại sao lại không?

- Vua thì, Piotr Ivanovich, cầu chúa hãy phù hộ cho chúng ta, - vua Piotr cầm má Gorden kéo lại và hôn ông ta, - Ngày mai người sẽ dời vị trí tiến lại gần thành. Còn chúng ta sẽ tiến với toàn quân không chậm trễ. Ta sẽ bắn đại bác hai ngày rồi sẽ xung phong lên.

Từ phía chiến thuyền Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng kèn đồng khẽ vắng lại: đó là tiếng kèn thu quân. Bóng hoàng hôn trùm lên vịnh. Đỉnh các ngôi nhà thờ Hồi giáo vẫn rực sáng nhưng rồi cũng tắt dần. Trong không khí chỉ còn nghe thấy tiếng châu chấu bay lách tách khô khan. Vua Piotr bước vào lều, bên trong hai cây nến chiếu sáng một bàn ăn thịnh soạn. Mọi người ngồi lên trên những cái trống. Một món thịt cừu bốc khói nghi ngút được đưa ra. Vua Piotr hăm hở vọc cả hai bàn tay vào đĩa. Lơfo đã cởi bộ áo giáp ra cho thoải mái, rót rượu vang Hungary vào những chiếc cốc bằng thiếc.

Khi Golovin mặt đỏ tía tai hét lên: "Xin chúc mừng sức khỏe của ngài đệ nhất pháo thủ!" thì tiếng hò reo bắt đầu từ căn lều vải tràn xuống khắp hàng quân thưa thớt, trong đêm tối: "Vạn tuế! Vạn tuế!" Đại bác gầm vang khiến ngọn lửa của các cây nến lay động, chập chờn. "Được lắm!" vua Piotr nói. Lơfo cười và rót rượu đầy các cốc:

- Pete ạ, thế nầy mới là sống vui thú.

- Trong doanh trại của ngài có đám con gái phục vụ rượu, nước không thế, thưa tướng quân? - Golovin vừa hỏi vừa cởi bộ áo giáp. Lơfo và vua Piotr phá lên cười:

- Chà, gì chứ cái đó thì Varionoi Madamkim thạo lắm.

- Cho một kỵ binh đi mời Varionoi lại đây…

Sáng hôm sau, Gorden đã được bổ sung thêm hai trung đoàn xtreletz, tiến đến Azop. Các xotnia(6) Cô-dắc đi tiên phong phi nước kiệu lên ngọn đồi màu nâu ở trước pháo đài: lên tới đỉnh, họ ghìm ngay ngựa lại. Nhiều tên lính Cô-dắc phi nước đại quay trở về phía bộ binh đang tiến lên theo hàng bốn, chúng la hét ầm ĩ: "Quân Tarta? hãy tránh ra! Đưa đại bác lại!".

Ở bên trái ngọn đồi, kỵ binh Tarta đang dàn ra theo hình móng ngựa. Chúng đông dễ có đến mười nghìn người. Chúng phi ngựa mỗi lúc một nhanh làm bụi bốc lên mỗi lúc một dầy đặc. Tên bay tới tấp. Hàng ngũ các xotnia Cô-dắc rối loạn. Nhiều kỵ binh Cô-dắc cúi rạp mình trên lưng ngựa bỏ chạy. Mặc cho các viên đại tá ra lệnh vung chuỳ lên: toàn bộ kỵ binh Cô-dắc, gươm vẫn nằm trong vỏ, ào ào phi xuống chân đồi như một dòng thác. Nhưng quân Tarta đã đánh bọc sườn quân Nga ở phía tay phải, những con ngựa bé nhỏ lông lá xồm xoàm của chúng phi như bay, bụng sát đất, những lưỡi kiếm cong múa tít trên đầu. Tiếng kêu hét ầm ĩ.

Bụi cuốn lên mù trời. Một bộ phận kỵ binh Cô-dắc quay lại để chiến đấu bằng gươm. Quân đôi bên hỗn chiến. Bộ binh xốc tới, xếp thành hình vuông. Quân xtreletz dùng thùng kéo đại bác lên. Vành móng ngựa của kỵ binh Tarta sắp khép lại. Súng đại bác nổ loạn xạ. Ngọn đồi biến mất sau các làn khói. Một con ngựa lồng lên phi thục mạng. Một tên Tarta ngã lăn xuống đất. Một viên đạn trái phá rít lên. Từng loạt súng đại bác nổ vang. Quân sĩ hốt hoảng vừa bắn vừa la hét. Các sĩ quan cuống cuồng. Tiếng đại bác tấn công nổ rầm rầm, át cả tiếng ồn ào ấy. Không còn hiểu sự thể ra sao nữa: ai thắng thế? Đột nhiên có chuyện gì đó xảy ra, không khí bỗng dễ thở hẳn. Gió cuốn khói đi không thấy quân Tarta lẫn quân Thổ Nhĩ Kỳ đâu nữa. Chỉ còn những con ngựa bị ngã đang vùng vẫy và vô số thi thể, cái thì đã nằm im, cái thì dang quằn quại, nằm la liệt trên mặt đất màu nâu. Phía trước, tướng Gorden cưỡi con ngựa ô đứng trên đồi. Lưng áo giáp của ông ta sáng loáng, ống kính viễn vọng tỳ vào bên hông. Cái đầu nhỏ lé tóc bạc của ông nhô ra khỏi bộ áo giáp trông như một hòn bi: một viên đạn đã bắn rơi mất mũ của ông. Ông từ từ giơ gươm lên và cưỡi ngựa đi bước một xuống chân đồi về phía Azop. Tiếng hô vang lan đi khắp hàng quân:

- Tiến lên, tiến lên! Dũng cảm lên!

Đơn vị của tướng Gorden cố thủ sau các dãy chướng ngại vật cự mã, ngay sát pháo đài. Từ trên tường thành, quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn đại bác xuống doanh trại gieo rắc ri khiếp đảm khắp nơi. Khi một viên đạn trái phá bắn ra rồi rít lên, xoáy tròn lông lốc thì các đại tá, sĩ quan, dapife, triều thần, đều nằm sấp cả xuống đất, lấy lai tay áo che kín đầu: Các viên đạn trái phá đó - không còn là những hũ đựng đầy bột đậu phơi khô của các chiến dịch du hí ngày trứơc - nổ rầm rầm, cày tung lên từng cục đất đến nỗi các binh sĩ, mặt tái mét, chỉ còn biết làm dấu thánh giá, không làm được gì khác nữa. Riêng có Gorden, vẻ mặt nghiêm nghị và bình tĩnh, đi lại trong doanh trại không hề quay đầu lại khi có tiếng rít quái ác của đạn đại bác.

Ông quát bảo quân lính, cấm họ không được cúi rạp người chào các quả cầu Thổ Nhĩ Kỳ.

- Ai cúi chào, ta sẽ trừng phạt… Hèn nhát là xấu… Schande, Schande(7)? Thật nhục nhã! Thế mà cũng gọi là lính Nga đấy!

Như ông tiên đoán, việc tiếp tế lương thực rất gay go nhất là nước uống. Quân Tarta mở những cuộc đột kích dữ dội, tiêu diệt những đoàn xe từ cảng Mitisy đến. Không thể nào đánh bại được bọn Tarta, chúng có những con tuấn mã chạy nhanh như gió, - chúng không chịu giao chiến chỉ bắn tên vào quân Nga rồi biến mất trong thảo nguyên. Cuối cùng, người ta cũng xây dựng xong doanh trại; quân lính trú ẩn trong những chiến hào sâu để tránh đạn đại bác. Mãi đến ngày thứ tư, quân của Lơfo và Golovin mới đến được vị trí, trống dong cờ mở đi đầu.

Vua Piotr nghiêm trang dẫn đầu một trung đoàn pháo thủ. Trong hàng ngũ lính trơn của đơn vị nầy có Melsikov, Aliosa Brovkin, Volkov, người Hà Lan Jakov Hanxen, một pháo thủ thành thạo vừa được tuyển mộ.

Đi trước vua Piotr là một gã hộ pháp, mũi như mũi gấu, môi dày, vừa đánh chũm choẹ vừa nhảy nhót; đó là một tay bạn rượu mới của Sa hoàng, một người đánh chũm choẹ biệt hiệu là Varionoi Madamkin, một gã trác táng nghiện rượu chưa từng thấy bao giờ.

Vua Piotr dẫn đầu một phân đội pháo thủ tới doanh trại của Gorden (quân của Lơfo ở bên cánh trái, quân của Golovin ở bên cánh phải, đang gấp rút đào hảo đắp luỹ cố thủ). Quân lính xây đồn chung quanh có xếp những sọt và những bị đất cách trại năm trăm bước về phía pháo đài. Qua các lỗ châu mai trên tường thành người ta trông thấy những chiếc mũ fez (8) và những cặp mắt hau háu của các xạ thủ Thổ Nhĩ Kỳ. Vua Piotr vịn vào vai Alexaska nhảy lên miệng hào. Gorden vội vàng kéo nhà vua lại.

- Achtung (9)! Cẩn thận!

Nòng dài của một khẩu súng ở lỗ châu mai trên tường thành nhả khói, ống nhòm của vua Piotr bật tung ra khỏi tay, nhà vua nhảy xuống hào cúi mình. Mọi người chạy lại. Vua Piotr gượng gạo mỉm cười để lộ hai hàm răng.

- Gớm thật! Quân chó chết! - Nhà vua gắng gượng thốt lên. - Đưa cho ta ngòi đạn…

Các pháo thủ kéo lại một khẩu súng cối ngắn bằng đồng, họng súng chổng lên trời. Vua Piotr khéo léo nhồi thuốc nổ vào súng (mắt đảo nhìn mọi người chung quanh), tung tung trong lòng bàn tay một viên đạn trái phá nặng chừng hai mươi livrơ (10), sửa lại ngòi nổ rồi đút viên đạn vào trong nòng súng. Nhà vua ngồi xổm xuống ngắm:

- Cầu Chúa phù hộ! Đây là phát đầu tiên… Hãy lui cả lại!

Khẩu súng cối khạc ra một đám lửa. Quả trái phá vọt lên và rơi xuống chân tường thành. Quân Thổ Nhĩ Kỳ thò đầu qua các lỗ châu mai, hét lên những lời thoá mạ. Vua Piotr đỏ mặt tía tai. Quân lính lại kéo tới một khẩu súng cối thứ hai…

Dưới các tường thành cao của pháo đài Azop, mọi người đều hổ thẹn không dám nhắc lại những câu nói huyênh hoang mới đây và lời hứa hẹn sẽ chỉ một trận xung phong là chiếm được thành. Đội quân bao vây vừa bố trí các khẩu đội pháo và đồn luỹ vừa bắn đại bác trong mười lăm ngày. Nhiều đám cháy nổ ra trong thành phố. Một tháp canh sụp đổ. Nhân dịp đó, người ta mừng rỡ làm om xòm trong hầm của Sa hoàng Piotr.

Nhưng rồi hai mươi chiến thuyền theo đường biển đem viện binh đến cho quân Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng dập tắt các đám cháy. Ban đêm, vệ binh Thổ Nhĩ Kỳ, dắt dao găm mũi cong bò như rắn đến tận hào luỹ quân Nga và cắt cổ lính canh. Và những bức tường thành vẫn đứng trơ trơ không sao hạ nổi. Gay go nhất là việc tiếp tế lương thực. Trong một cuộc họp, các tướng lĩnh quyết định kêu gọi quân cảm từ: họ hứa thưởng mười rúp mỗi người cho những ai chiếm được các tháp. Khoảng chừng hai trăm lính Cô-dắc vùng sông Đông xung phong đi.

Một trung đoàn được cử đi theo họ. Ban đêm quân Cô-dắc luồn đến tháp canh bên tả ngạn con sông và cố phá cửa. Họ thất bại. Họ bèn dùng đòn bẩy phá được một lỗ hổng rồi xông vào trong tháp. Trong đó có khoảng chừng ba mươi tên còn lại. Họ chiếm được mười lăm khẩu đại bác. Họ dùng súng đó để bắn vào tháp canh thứ hai bên hữu ngạn sông Đông khiến quân Thổ Nhĩ Kỳ phải bỏ tháp chạy. Đó là một sự việc lớn: đường sông Đông đã thông. Trong các doanh trại, người ta tổ chức những buổi lễ cầu nguyện và đại vương trùm đạo thân từ Mitisy đến dự tiệc mừng.

Nhưng bỗng một tai hoạ lớn xảy ra. Ban ngày, trời nóng như thiêu như đốt. Đến buổi trưa, lính tráng uể oải đi lang thang tìm bóng mát. Họ không còn chút phẫn nộ nào trong lòng, họ không hề mảy may muốn chiến đấu. Họ được phát súp bắp cải nấu cá xấy đựng trong cà mèn và một cốc vodka một đầu người. Ánh mặt trời gay gắt nóng như nung như nấu không tài nào chịu nổi; châu chấu rít lên ken két, ruồi nhặng quấy nhiễu mọi người, mùi phân súc vật thối um.

Trong không khí nóng bức đó, tường và tháp của thành Azop dường như nghiêng ngả chập chờn. Theo một tục lệ lâu đời sau bữa ăn trưa, mọi người ngủ trong các doanh trại. Toàn thể quân Nga ngủ và ngáy khò khò, từ viên đại tướng cho chí người lính nấu bếp. Lính canh thì ngủ gà ngủ gật.

Vào cái giờ buồn ngủ đó, tên pháo thủ người Hà Lan Jakov Hanxen bỗng biến mất. Vua Piotr là người đầu tiên phát hiện ra việc đó, vào khoảng một giờ trưa, khi nhà vua bước ra khỏi lều vừa ngáp dài vừa nhấp nháy mắt trước ánh sáng chói loà. Ngày hôm đó, quân Nga định phá một cái tháp nhà thờ Hồi giáo bằng ba viên đạn trái phá. Hanxen đã đánh cuộc là hắn sẽ phá được. Piotr hét lên:

- Hay là quỷ tha ma bắt nó đi rồi!

Người ta khám xét khắp doanh trại. Một tên lính nói là nó thấy một người mặc áo nẹp đỏ, đeo túi đựng quần áo bỏ chạy về phía pháo đài. Vua Piotr nổi giận đấm vào hàm tên lính. Song quả nhiên người ta không thấy quần áo của tên Hanxen trong hầm. Hắn đã chạy sang bên quân Thổ Nhĩ Kỳ rồi chăng? Có lệnh truyền cho tất cả các trung đoàn sáng ngày hôm sau phải nguyền rủa tên Hà Lan khốn kiếp. Tướng Gorden lo lắng trước sự phản bội đó, đòi hỏi phải họp hội nghị và tuyên bố rằng trong các doanh trại của Golovin và Lơfo công việc chuẩn bị phòng thủ hết sức lơ là và tắc trách, không có những đường giao thông hào nối liền các trại và nếu quân Thổ Nhĩ Kỳ mà xông ra thì một tai hoạ lớn sẽ xảy đến.

- Chiến tranh không phải là một trò đùa, thưa chư vị tướng quân. Chúng ta chịu trách nhiệm về sinh mạng của quân lính. Vậy mà ở đây, ai ai cũng có vẻ như chơi đùa ấy.

Môi của Lơfo tái nhợt đi vì tức giận. Golovin phật ý gườm gườm nhìn Gorden như một con bò mộng. Nhưng tướng Gorden vẫn khăng khăng đòi phải hoàn thành ngay chiến tuyến phòng thủ:

- Trong chiến tranh, trước hết là phải biết sợ địch, thưa chư vị tướng quân.

- Chúng ta phải sợ chúng à?

- Chúng ta sẽ diệt chúng như diệt ruồi ấy!

- Ồ thưa các tướng quân, không đâu. Azop không phải là một con ruồi.

Các tướng lĩnh thoá mạ tướng Gorden, cho ông ta là đồ hèn, đồ chó. Nếu không có vua Piotr thì họ đã giật phăng bộ tóc giả của ông đi rồi. Ngay ngày hôm đó, vào giờ cả quân đội đang say sưa giấc nồng sau bữa ăn trưa, quân Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa pháo đài và lặng lẽ, không một tiếng động nhằm đúng các đường hào đang dở dang ở điểm tiếp giáp giữa các doanh trại, mà xông tới. Đến một nửa số quân xtreletz đang ngủ bị đâm chết. Số còn lại vứt cả súng ống giáo mác dâm đầu bỏ chạy về phía vị trí đặt mười sáu khẩu đại bác, vị trí nầy cũng chỉ có cộng sự bảo vệ qua loa. Không kịp bắn đại bác nữa. Quân Thổ Nhĩ Kỳ tay cầm gươm yatagan(11) đã đuổi kịp quân xtreletz, trèo vào đồn; chúng hò hét xông vào đội pháo thủ đang đứng sát cánh nhau, trong số đó con trai tướng Gorden, đại tá Yakov, đang vung một cái chổi thông nòng súng.

Trong các doanh trại thật là một cảnh tượng nhốn nháo hỗn loạn, súng nổ loạn xạ. Vua Piotr đứng trên nóc hầm của mình, hai bàn tay nắm chặt lại, khóc nấc lên vì xúc động. Hét lên ư? Ra lệnh ư? Vô ích. Mắt nhắm mắt mở quân lính chạy tán loạn như điên. Nhà vua trông thấy Gorden vượt qua luỹ doanh trại vung hai khẩu súng ngắn, lập cập chạy lại phía đồn của pháo binh để cứu con. Theo sau ông ta, một đám lính mặc áo nẹp màu lục, đỏ, xanh ùa chạy, hỗn độn. Trên luỹ doanh trại của Lơfo, một đám đông dầy đặc phất cao lá cờ cũng đang chạy lại cứu viện. Cả cánh đồng đầy những quân lính. Khói thuốc súng phủ kín đồn bị địch chiếm.

Quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn để yểm hộ cuộc rút tui: chúng mang theo các khẩu đại bác và chạy nhanh xuống sườn dốc dẫn đến pháo đài. Chúng ngã lăn ra dưới chân luỹ, rồi vùng vẫy, nổ súng, những chiếc quần đỏ rộng thùng thình của chúng xuất hiện đây đó. Quân Nga rải rác trên cánh đồng, giờ đây đã họp lại thành một hàng không đều, tiến nhanh đuổi theo quân Thổ Nhĩ Kỳ về phía pháo đài. Từ hầm trú ẩn, chỗ vua Piotr đứng quan sát, cảnh đó diễn ra như một trò chơi… Quân ta đã thắng thế. Quân Thổ Nhĩ Kỳ bị quân Nga bám theo sau lăn xuống đường hào chạy quanh pháo đài.

- Đem ngựa lại đây! - Vua Piotr kêu to, - Xung phong? Kèn đâu, hãy thổi hiệu lệnh xung phong!

Nhà vua dậm chân. Nhưng chẳng ai nghe cả.

Alexaska Mensikov, mắt đỏ ngầu, phi ngựa qua. Hắn lấy bản lưỡi kiếm đánh ngựa và nhảy vọt qua hào. Miệng há to, hắn thét: "Hura…" Tiếng trống dồn dập. Đột nhiên có chuyện gì đó xảy ra. Quân Thổ Nhĩ Kỳ đã chạy tới chân tường thành. Cống pháo đài mở.

Một toán vệ binh Thổ Nhĩ Kỳ xông ra và một người cưỡi ngựa trắng, y phục toàn màu đỏ, đầu chít một cái khăn to, dang hai tay giơ lên trời… Giữa tiếng súng nổ, vang lên một tiếng thét ghê rợn đến nỗi vua Piotr rùng mình… Quân Nga bỏ chạy, quân Thổ Nhĩ Kỳ cưỡi ngựa và chạy bộ đuổi theo sau… Quân lính cứ ngã xuống, ngã xuống. Vua Piotr ôm chặt lấy thái dương… Nhà vua lại trông thấy Alexaska; hắn đang phi ngựa về phía người quần bận áo đỏ, chít khăn và thế là đánh nhau… từng đám khói thuốc súng bay mù mịt. Đạn trái phá nổ tung. Những con ngựa lồng lên. Quân lính hiện ra, chạy lại mặt mầy méo xệch đi vì sợ. Họ lăn qua các bờ luỹ, lăn xuống các chiến hào. Họ đã thua, họ đã bị đánh bại.

Trong trận đó, quân Nga mất đến năm trăm người, một đại tá, mười sĩ quan và toàn bộ một khẩu đại pháo. Suốt mấy ngày sau, vua Piotr không nhìn về phía pháo đài, nơi quân Thổ Nhĩ Kỳ đang nhăn răng ra cười. Alexaska huênh hoang trước mặt mọi người về thanh kiếm đẫm máu của mình. Hắn là một anh hùng…

Không khí chán nản lan tràn trong các doanh trại.

Chà, thật là một giấc ngủ trưa mới ngon lành làm sao chứ? Lơfo và Golovin chẳng còn dám ra mắt vua Piotr nữa. Bây giờ trong doanh trại của họ chỉ còn nhìn thấy đất bị xẻng hất bay tung tóe mà thôi.

Thất bại đó làm vua Piotr kinh ngạc sững sờ. Nhà vua lầm lì trầm lặng; mấy ngày đó dường như làm cho nhà vua chín chắn thêm. Một ý nghĩa đã đóng đinh trong đầu nhà vua: Phải chiếm cho kỳ được Azop!

Oanh liệt hay không oanh liệt cũng phải chiếm cho kỳ được. Nếu cần nhà vua sẽ bắt tất cả nước Nga bò lê bò càng, nhưng phải chiếm lấy Azop? Tối đến, ngồi trước hầm, nhà vua hút thuốc dưới ánh sao và hỏi Gorden về chiến tranh, về vũ vận, về các tướng lĩnh vinh quanh thời xưa. Gorden nói:

- May mắn chỉ đến với người chỉ huy nào biết đánh giặc với nồi cháo bột và cái xẻng, người chỉ huy nào gan lì và thận trọng… Nếu người lính tin tưởng vào người chỉ huy và nếu họ được ăn uống no đủ, họ sẽ chiến đấu dũng cảm.

Vua Piotr không còn chơi cái trò bắn đại bác vào pháo đài nữa. Suốt ngày nhà vua ở nơi đang đào hào tiến về phía địch: quân Nga tiến dần từng bước một tới pháo đài. Cởi bộ áo nẹp và mớ tóc giả, nhà vua đào đất đan sọt và ăn uống tại chỗ với quân lính.

Về phía sông, pháo đài Azop nằm ở lưng chừng dốc. Gordon khuyên nên xây công sự chiến đấu có đại bác trên một hòn đảo đối diện với pháo đài. Yakov Dolgoruki, tính tình hung hăng, ương bướng, xung phong đảm nhiệm công việc nguy hiểm ấy. Hắn sẵn sàng mất đầu cũng được miễn là hắn có thể nổi bật lên trong cuộc chiến tranh. Đêm đêm, hắn dẫn đầu hai trung đoàn chiếm đóng hòn dảo và thiết lập công sự.

Sáng hôm sau, quân Thổ Nhĩ Kỳ thấy rõ mối nguy cơ, bắt đầu chuyển một đội quân khá lớn, có kỵ binh Tarta yểm hộ, sang bên hữu ngạn sông Đông để từ đó đánh bật quân Nga ra khỏi đảo. Gorden yêu cầu hai tướng đến cứu viện. Bản thân ông cũng lập tức xuất phát với các đại bác và kỵ binh và đóng vị trí sau chướng ngại vật cự mà mé dưới đảo, phía hạ lưu.

Quân Thổ Nhĩ Kỳ sợ hãi dừng lại. Và tất cả đều thủ thế nguyên như vậy. Gorden bên tả ngạn, Dolgoruki thấp thỏm lo âu ở trên đảo và quân Thổ Nhĩ Kỳ cũng bối rối, đóng ở hữu ngạn. Lơfo và Golovin chần chừ rồi quyết định không rời doanh trại: cả hai người đã chán ngấy Gorden lắm rồi: "Mặc hắn tự lo liệu xoay sở lấy một mình!"

Đứng trên đồn, vua Piotr nhìn sự chuyển vận của các đội quân và cũng như mọi người, nhà vua chẳng hiểu gì về tình hình đang diễn ra. Nhà vua e ngại không dám can thiệp vào công việc… Bỗng nhiên, kỵ binh Tarta nhảy xuống sông bơi, bọn vệ binh Thổ Nhĩ Kỳ túm lấy đuôi ngựa. Quân Tarta biến mất vào thảo nguyên và quân Thổ Nhĩ Kỳ rút về pháo đài. Gorden trương cờ cử nhạc trở về. Quân Nga đã thắng trận mà không phải đánh chác gì hết.

Từ hòn đảo, đạn trái phá giội tới tấp vào thành Azop, đứng ở hòn đảo nhìn thấy rõ thành như ở trong lòng bàn tay: đạn đại bác phá sập nhà cửa, nhóm lên những đám cháy. Người ta trông thấy dân chúng chạy trốn về phía các tường thành để tìm cách thoát thân.

Trong doanh trại quân Nga, không khí vui vẻ trở lại. Họ lại bàn chuyện xung phong. Nhưng lần nầy cũng vậy Gorden lại ngăn cản được một dự định dại dột.

Ông khuyên nên thử điều đình xem sao: có thể với những điều kiện thoả đáng, tên pasa(12) Murtozo chỉ huy pháo đài sẽ ra hàng cũng nên. Sau một trận bắn phá dữ đội, trong khi cả thành Azop đang bốc khói nghi ngút, quân Nga phái hai người lính Cô-dắc đem một bức thư đến cho tên pasa. Rồi mọi người quan sát: hai người lính Cô-dắc lại gần tường thành giơ mũ và lá thư lên vẫy. Quân Thổ Nhĩ Kỳ để cho họ vào. Nhưng một lát sau chúng tống cổ họ ra một cách thô bạo.

Chà, thử nghĩ coi? Họ là những đại biểu của Sa hoàng kia mà! Họ đem bức thư trở về, tên Jakov Hanxen đã viết lên bức thư những chữ Nga tục tĩu.

Trong lều của Golovin, tướng Gorden nói mãi rằng theo khoa học quân sự thì trước hết phải đào hào tiến sát vào tường thành, phá một lỗ hổng rồi sau đó mới xung phong được, nhưng vô ích, chẳng ai buồn nghe lời ông ta. Các tướng lĩnh ngồi ở bàn, trước mặt đặt các cốc rượu. Vua Piotr hai tay ôm đầu gãi gáy, nhìn những ngọn nến: nhà vua tưởng đâu như đã nghe tiếng kèn chiến thắng vang lên trên tường thành Azop. Gorden gõ thanh gươm:

- Tướng Condé(13) vĩ đại thường hay

Golovin lè nhè nói:

- Condé, cái gì cũng Condé, hãy xéo đi đâu thì xéo với thằng Condé của ông cho rảnh? Vì ông mà mọi người mất hết thì giờ và danh dự của chúa công đã bị ô nhục.

Lơfo trâng tráo cười vào mặt Gorden. Vua Piotr khăng khăng đòi phải tấn công tức khắc. Cuộc xung phong được định vào ngày mồng 5 tháng tám.

Người ta kêu gọi quân cảm tử. Người ta hứa cho mỗi sĩ quan hai mươi lăm rúp và cho mỗi lính mười rúp nếu ai cướp được một khẩu đại bác. Trong buổi lễ cầu nguyện, các giáo sĩ của các trung đoàn lính hô hào quân lính hy sinh. Trong các trung đoàn lính thường và lính xtreletz không ai tình nguyện. Họ lầm lì quay đi: "Chúng tôi không phải là đồ ngu mà đâm đầu vào một việc như vậy!". Nhưng quân Cô-dắc sông Đông cử các viên chỉ huy đến gặp vua Piotr: hai nghìn năm trãm quân lính Cô-dắc sẵn sàng leo lên tường thành; nếu cần còn có thể lấy thêm nhiều quân hơn nữa với điều kiện: phải để bọn họ cướp phá thành Azop ít ra là trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ.

Vua Piotr cùng các tướng lĩnh ôm hôn các viên chỉ huy Cô-dắc và hứa sẽ giao thành cho họ trong ba ngày.

Người ta bổ sung thêm năm nghìn lính xtreletz và lính thường cho quân Cô-dắc. Đêm trước ngày tấn công, Gorden bước vào hầm của vua Piotr; dưới ánh sáng một mẩu nến đang cháy, nhà vua mút tẩu thuốc, xem xét một tấm bản đồ quân sự.

- Người ta nói chuyện với quân sĩ chưa? Piotr Ivannovich, thôi thì nhờ Trời chứ?

Gorden ngồi xuống, tay cầm cái mũ đặt trên đầu gối; ông già mệt mỏi rã rời. Một bộ râu trắng mọc lan trên dôi gò má hóp của ông. Ông thở một cách khó khăn, để hở bộ răng dài, vàng khè khuyết mất hai chiếc răng cửa. Lòng đầy một nỗi buồn pha lẫn trìu mến, ông nhìn chàng thanh niên tự phụ. Suy cho đến cùng, có lẽ tuổi trẻ cần phải cưỡng bức số mệnh chăng.

- Mùa đông nầy ta sẽ xây dựng một hạm đội lớn ở Voronez, - vua Piotr nói, giương cặp mắt đỏ ngầu nhìn lên. - Ngày mai, Piotr Ivanovich, phải chiếm lấy bằng được Azop. - Nhà vua lấy tẩu chỉ vào cái vịnh nhỏ ở phía Tây cửa sông Đông. - Nhìn đây… Nơi đây ta sẽ lập thêm một pháo đài thứ hai. Trong mùa đông, quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bén mảng vào biển Azop đâu, rồi sang xuân ta sẽ đến đây với một hạm đội hùng mạnh. Hãy coi đây, ở đây, trong eo biển Kesk, ta sẽ xây dựng một pháo đài, thế là biển cả sẽ thuộc về tay ta… Ta đóng thuyền và tiến vào Hắc Hải. - Cái tẩu vung lên chỉ trỏ đây đó trên tấm bản đồ - Ở đó tha hồ rộng rãi. Ta sẽ chiếm Krym bằng đường biển. Vùng Krym thuộc về tay chúng ta. Còn lại các eo biển Bospho và Dardanel. Bằng chiến tranh hay bằng con đường hoà bình, chúng ta sẽ tìm đường tiến ra Địa Trung Hải. Rồi chúng ta sẽ tung lụa là, lúa mì của ta tràn ngập các thị trường… Hãy coi những nước nầy: Vơnidơ, Rome… và nhìn đây, đây là Moskva. Ta sẽ chở hàng hoá bằng đường thuỷ đến tận Xarixyn và ở đó xưa kia ta phải đi đường bộ đến Pasino thì nay ta sẽ cho đào một con kênh đến tận sông Đông. Thế nào? Khi đó chúng ta sẽ là những thương gia thực sự… Piotr Ivanovich nầy, liệu chúng ta có chiếm được Azop không?

Suy nghĩ một lát, Gorden trả lời;

- Thần cũng không biết nữa… Thần đã gặp quân sĩ rồi. Nhiều đứa rất ngốc, chúng tưởng rằng không cần thang cũng xung phong được. Và trên nhiều bộ mặt thần đã thấy vẻ ngại ngùng và sự chán nản: Nhưng thần đã nhắc nhở họ một câu tục ngữ Nga: "Làm trai cho đáng nên trai". Tất cả bọn lính đã tình nguyện đi thì sẽ đi cả thôi. Thần sẽ xử bắn họ hèn nhát. Vả lại mọi việc đã sẵn sàng: thang, sọt đất và thủ pháo. Chúng ta hãy cầu Chúa phù hộ chúng ta.

Vua Piotr không yên tâm. Quá nửa đêm, nhà vua đánh thức Melsikov dậy và hai người phi ngựa đến doanh trại của quân Cô-dắc. Không khí yên lặng như tờ Quân Cô-dắc đang ngủ rất vô tư lự trên xe của họ.

Viên ataman, đầu trọc lốc, nét mặt cương nghị, có cặp mắt linh lợi, đón tiếp khách. Hắn mời vua Piotr ngồi lên một cái yên ngựa trước đống lửa trại còn hắn thì ngồi xếp chân bằng tròn. Lính Cô-dắc xúm lại chung quanh họ. Cá khô sấy và vodka được đưa ra và câu chuyện bắt đầu, mạnh dạn và giễu cợt. Cứ như lời quân Cô-dắc nói thì chúng không sợ gì hết thảy, kể cả Ma vương.

Chúng len vào sát đống lửa, ánh lửa chiếu sáng những bộ râu đen sì và những bộ mặt ngỗ người của chúng.

Chúng nói, vẻ chế giễu:

- Quân Cô-dắc là sức mạnh lớn nhất, là tinh hoa của loài người… Thế mà, ở Moskva, người ta nói gì về chúng thần? Nói rằng chúng thần là quân kẻ cướp không hơn không kém! Moskva cử đến cho chúng thần những tên tổng trấn còn đầu trộm đuôi cướp hơn cả chúng thần nữa… Tâu Sa hoàng, hoàng thượng đến gặp anh em chúng thần là rất tốt. Hãy nhìn chúng thần kỹ vào. Chúng thần có vẻ gì là hạng người xấu không? Toàn chim đại bàng cả đấy, quân Cô-dắc là chim đại bàng cả đấy. Chà! chà… Nên nể nang chúng thần một chút.

Khi màn trời ngả sang màu lục đàng Đông, có những tiếng gọi khẽ bay đi khắp trại. Hàng trăm lính Cô-dắc trèo qua luỹ đất và như những con mèo, mất hút trong cánh đồng tối om về phía tường thành đối diện với dòng sông. Những tên Cô-dắc khác xuống thuyền kéo theo những cuộn thừng có móc sắt và những cái thang nhẹ. Trại Cô-dắc lặng lẽ vợi hết người.

Ánh sao nhạt dần trên bầu trời mênh mông, Gà trống của đoàn xe quân lương cất tiếng gáy. Làn gió ban mai khiến mọi người rùng mình. Về phía Bắc, một ánh sáng vụt lóe lên, một khẩu đại bác nổ: các trung đoàn Butyrski và Tambobski của tướng Gorden xung phong.

Chỉ có quân lính của các trung đoàn Butyrski và Tambobski là leo lên được tường thành. Quân xtreletz theo sau, nghe thấy tiếng vũ khí loảng xoảng của một cuộc chém giết ác liệt; chúng khiếp vía chui vào những vườn anh đào của một làng bị đốt cháy. Quân Cô-dắc tấn công dữ dội ở phía sông nhưng thang ngắn quá. Từ trên tường thành, quân Thổ Nhĩ Kỳ ném đá, đổ nhựa thông sôi bỏng. Quân Cô-dắc tiu nghỉu về trại. Cuộc xung phong đã bị đánh lui.

Mặt trời mọc lên, chiếu sáng cả một đống vô số xác người ngổn ngang dưới chân thành. Quân Thổ Nhĩ Kỳ quẳng xác quân Nga từ trên đỉnh tường thành xuống; các xác chết lăn lông lốc xuống hào. Hơn một nghìn năm trăm quân sĩ đã thiệt mạng. Trong các chiến hào, binh lính than thở:

- Hôm qua chúng mình còn cười đùa với thằng Vaniuska thế mà hôm nay quạ đã rỉa xác nó rồi.

- Kiếm chuyện với bọn Thổ Nhĩ Kỳ làm gì kia chứ? Chúng mình chẳng có việc gì ở đấy hết!

- Chúng ta liệu có chiến đấu được không? Rồi chúng nó sẽ thịt hết quân ta

- Rồi ra chỉ có các tướng tá là trở về Moskva thôi

Các tướng lĩnh đã họp với Sa hoàng trong lều của Golovin Gorden lặng lẽ rầu rĩ. Lơfo vẻ mặt buồn bực cố ghìm không ngáp, nhìn lảng ra chỗ khác. Golovin nét mặt mệt mỏi chốc chốc lại cúi gục đầu xuống. Chỉ có Melsikov cùng đến với Sa hoàng với cái vẻ hùng dũng của một vị anh hùng là đứng hai tay chống nạnh. Đầu hắn quấn một tấm băng vải, lưỡi gươm của hắn một lần nữa lại đẫm máu, hắn leo lên tường thành. Thần chết không muốn nhận gã quỷ sứ đó.

Vua Piotr ngồi, vẻ mặt giận dữ, người cứng nhắc. Các tướng lĩnh đều đứng.

- Thế nào? - Nhà vua hỏi - Các ngài sẽ nói gì, các ngài tướng soái? Như thế là chúng ta đã bị nhục nhã hết nước rồi! Thế nào, phải bãi bỏ cuộc bao vây chứ?

Lơfo lén bóp khuỷu tay Gorden, Golovin giơ hai bàn tay ra, tỏ vẻ tuyệt vọng. Mọi người im lặng. Vua Piotr lấy móng tay gõ gõ xuống bàn má giật giật vì một cố tật. Melsikov, cặp mắt xấc xược, bước một bước lại bàn… Hắn giơ tay ra:

- Piotr Alekseevich, xin hoàng thượng cho phép… Theo cấp bậc lẽ ra thần không được nói… Nhưng vì thần leo lên trên tường thành. Cố nhiên thần đã đâm chết một tên Aga(14). Thần xin nói về thói tục của chúng. Phải năm người lính của ta mới chọi được một tên lính Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng hung hăng như điên như dại, thật là khủng khiếp. Đấy, tên Aga đã bị thần xâu vào gươm rồi, ấy thế mà cái thằng chết tiệt ấy vẫn giận dữ rống lên như một con lợn, lấy răng cắn vào lưỡi gươm. Vả lại vũ khí của chúng tốt hơn của ta: chúng có những thanh gươm yatagan sắc như dao cạo. Trong khi mình lấy gươm hay lấy mác đâm chém một thằng thì chúng nó thừa thì giờ chặt đầu mình ba lần rồi. Chừng nào chúng ta chưa phá thủng được tường thành thì chúng ta không thể đánh thắng quân Thổ Nhĩ Kỳ được. Phải phá vỡ tường thành đã. Và thay cho vũ khí dài phải cho quân lính dùng thủ pháo và kiếm Cô-dắc.

Alexaska nhíu lông mày rồi hiên ngang lui vào bóng tối.

- Chàng thanh niên nầy đã giải thích rất rõ ràng cho chúng ta, - tướng Gorden nói, - nhưng chỉ có thể dùng mìn mới phá vỡ được tường thành. Như vậy là phải đào hầm ngầm. Nhưng đó là một việc hết sức nguy hiểm và rất lâu dài.

- Mà chẳng bao lâu chúng ta sẽ không còn bánh mì nữa, - Golovin nói. - Lương thực gần cạn rồi.

Lơfo mơ màng nói:

- Hay là ta hoãn chiến dịch đến sang năm vậy?

Vua Piotr ngả người ra đằng sau, đưa cặp mắt đục ngầu nhìn những người cho tới gần đây vốn là bạn rượu của mình. Mặt nhà vua đỏ bừng bừng:

- Cút cả đi các ngài tướng! - Nhà vua gào lên, - Ta sẽ thân chinh dẫn đầu cuộc xung phong. Đích thân ta đây! Tối nay sẽ bắt đầu việc đào hầm ngầm. Mà phải có bánh mì! Nếu không ta sẽ treo cổ bọn có tội. Chiến tranh bắt đầu từ ngày mai… Alexaska, gọi các kỹ sư đến đây.

Franx Timmerman, đã già đi, da thịt lèo nhèo, cùng Adam Vaide, một người ngoại quốc trẻ tuổi, người xương xương, cao lớn, khuôn mặt cởi mở, thông minh, bước vào lều.

- Các ngài kỹ sư, - vua Piotr lấy bàn tay vuốt thẳng tấm bản đồ và kéo cây nến lại gần. - Phải làm nổ các tường thành vào tháng chín… Các ngài hãy nhìn kỹ đi, suy nghĩ đi! Tôi cho các ngài một tháng để tiến hành công việc đào hầm ngầm.

Nhà vua đứng dậy, châm tẩu vào ngọn nến rồi bước ra khỏi lều để ngắm sao. Alexaska thì thầm điều gì qua vai nhà vua. Các tướng lĩnh vẫn đứng ở trong lều kinh ngạc về hành vi lạ lùng quá đỗi của ngài Bom Bar Dir(15)

Cuộc bao vây tiếp tục. Do trận xung phong của đối phương thất bại, quân Thổ Nhĩ Kỳ càng thêm hăng hái, ngày đêm quấy rối quân bao vây, phá huỷ các công sự, đột kích vào các chiến hào. Kỵ binh Tarta phóng như bay trong những đám bụi mù trời ngay cạnh các doanh trại, chúng cướp phá các đoàn xe tải lương. Một số lớn lính Cô-dắc đã bỏ mạng trong các trận chiến đấu với kỵ binh Tarta. Quân số bên Nga sụt dần. Nay thiếu cái nầy, mai thiếu thứ khác. Những đám mây mang giông tố từ Hắc Hải ùn ùn kéo tới. Dân Moskva chưa từng thấy những cơn giông như thế bao giờ, chớp đánh xuống thành những cột lửa sáng rực, tiếng sấm làm rung chuyển cả mặt đất, những trận mưa như trút nước làm chiến hào và hầm ngầm đầy ắp. Sau các cơn giông, mùa thu ngấm ngầm đến với những ngày lạnh lẽo xám ngắt. Quân đội không có quần áo ấm. Bệnh tật phát ra. Các trung đoàn xtreletz bắt đầu xì xào

Và ngày nào cũng vậy, trên mặt biển ngày nào cũng lạnh lẽo, lại xuất hiện những cánh buồm. Viện binh của quân Thổ Nhĩ Kỳ không ngừng kéo tới.

Lơfo đã nhiều lần tìm cách thuyết phục vua Piotr bãi bỏ cuộc bao vây. Nhưng quyết tâm của nhà vua dường như sắt đá.

Vua Piotr trở nên khắc khổ, nóng nảy. Nhà vua gầy rộc đi đến nỗi chiếc áo nẹp xanh mặc trên người phấp phới như treo trên một cây sào. Nhà vua không cười đùa nữa. Đại vương trùm đạo say mèm mò đến trại đã bị nhà vua lấy cán xẻng đánh.

Ai cũng tưởng không thể nào làm việc được với cường độ mà vua Piotr đòi hỏi. Thế nhưng hoá ra lại có thể làm được như vậy. Vào giữa tháng chín, kỹ sư Adam Vaide báo cáo đã đào tới chân pháo đài và thợ đào đường hầm có nghe thấy tiếng động trong đó: hay là quân Thổ Nhĩ Kỳ đang đào ngược lại để phá chăng?

Nếu vậy thì mọi việc hỏng bét. Vua Piotr cầm một ngọn nến soi đường, chui vào trong hầm ngầm và cũng nghe thấy tiếng động. Mọi người lập tức quyết định không nên chần chừ nữa mà phải làm nổ ngay ít nhất chỗ hầm đặt mìn đó. Quân lính nhồi vào trong hầm tám mươi ba pud thuốc nổ. Các đơn vị được hiệu lệnh chuẩn bị xung phong. Ba tiếng súng đại bác báo hiệu cho thợ và quân lính. Vua Piotr châm lửa vào mồi rồi chạy ra tận phía cuối doanh trại, theo sau là Alexaska và Varionoi Madamkin. Quân Thổ Nhĩ Kỳ bỏ tường thành chạy đi trú ẩn trong các công sự bên trong thành của chúng. Không khí im lặng một cách ghê gớm. Chỉ có tiếng kêu của những con quạ bay sang bên kia sông Đông. Bỗng nhiên dưới chân pháo đài mặt đất lồi lên, một tiếng ầm nặng nề vang dậy; từ chỗ lồi đã vỡ toang, vọt lên trời một cột lửa, khói, đất đá cùng cột kèo bắn tung tóe và một phút sau, tất cả những thứ đó bắt đầu rơi xuống các chiến hào của quân Nga. Một cơn lốc nóng bỏng thổi qua. Từng khúc xà gỗ cháy rực rít lên bay vào tận giữa trại. Cách vua Piotr ba thước, Varionoi Madamkin ngã lăn ra, vỡ tan sọ. Có đến một trăm rưởi lính và quân xtreletz, hai đại tá và một trung tá thiệt mạng hoặc bị thương. Một nỗi kinh hoàng không tả xiết lan tràn trong quân đội. Khi bụi mù đã tan đi, người ta thấy các bức tường thành vẫn nguyên vẹn và ở trên, quân Thổ Nhĩ Kỳ đang cười sằng sặc.

Ai cũng ngại gặp nhà vua. Vua Piotr tự tay thảo (nét bút nguệch ngoạc, bỏ sót một số chữ và làm mực bắn tung tóe) một mệnh lệnh nói rằng vào cuối tháng lả chậm nhất, quân đội sẽ xung phong bằng cả đường thuỷ lẫn đường bộ. Hai đường hầm ngầm còn nguyên vẹn được tiếp tục hoàn thành. Lệnh truyền cho các đơn vị phải xưng tội và làm lễ chịu phép thánh. Mọi người đều chuẩn bị để hy sinh.

Bây giờ người ta thấy vua Piotr luôn luôn cưỡi một con ngựa nhỏ lông xồm đi vòng quanh trại. Cỏ quất vào đôi chân gầy guộc của nhà vua. Chiếc mũ dạ ba cạnh bạc phếch vì mưa gió đội chụp xuống tận tai. Khi nào cũng có hai kỵ sĩ theo sau: Melsikov với mấy khẩu súng ngắn giắt vào thắt lưng và Aleksey Brovkin mang theo một cái kèn đồng và một khẩu súng trường. Quân lính trốn kỹ cả ở dưới chiến hào: chỉ một lời nói, thậm chí không cần thế, chỉ một vẻ mặt rầu rĩ là ba gã quỷ sứ đó gọi viên hạ sĩ quan đến ngay. Và thế là tra hỏi.

Động một tí là roi vọt. Mấy tên lính xtreletz chỉ có nói với nhau: "người ta mang họ đến đây để nuôi béo quạ Thổ Nhĩ Kỳ bằng thịt người Nga", vua Piotr đã đánh vào mặt chúng và ra lệnh treo cổ chúng vào đôi càng xe chổng người lên trong đoàn xe quân lương.

Vào đêm 24, rạng ngày 25 tháng mười, vua Piotr chuyển vào đảo, nơi đóng quân của Yakov Dolgoruki để đứng ở đó quan sát cuộc chiến đấu. Trong các doanh trại không một ai ngủ. Theo lệnh trên, các giáo sĩ ở các trung đoàn đều ngồi cạnh nhữâg đống lửa trại.

Đâu đâu cũng thấy những bộ ria mép của các hạ sĩ quan động đậy. Vào lúc rạng đông lạnh lẽo, các trung đoàn đi ra cánh đồng. Hai tiếng đồng hồ vang lên. Một ngọn lửa ghê rợn chiếu sáng trong chốc lát các tháp nhà thờ Hồi giáo, các pháo đài, các ngọn đồi, con sông… khuôn mặt của binh lính, mắt trợn trừng vì khiếp sợ

Quân Nga xung phong.

Trung đoàn Butyrski đột nhập vào chỗ tường thành bị phá vỡ và dưới làn mưa thủ pháo của địch, họ chiến đấu trên các chiến luỹ bên trong pháo đài.

Quân lính của hai trung đoàn Preobrazenski và Xemionovski đi thuyền đến, đặt thang và trèo lên thành. Quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn tên và dùng giáo đâm.

Người từ trên thang ngã xuống có tới hàng trăm. Tức giận điên cuồng, họ lại leo lên, chửi rủa đến đứt hơi.

Cuối cùng họ vượt được lên tường thành. Đích thân tên pasa Murtoza, theo sau có bọn vệ binh gào thét như thú dữ, vung gươm xông về phía quân đối phương.

Các trung đoàn khác tiến tới chân tường la thét, nhốn nháo nhưng không có đủ hăng hái để xông vào cõi chết. Họ không leo lên tường thành. Quân xtreletz lần nầy cũng vậy, chỉ tới hào là dừng lại. Gorden bèn ra lệnh lui quân. Chỉ có một nửa số quân trung đoàn Butyrski là sống sót rút khỏi lỗ hổng ở tường thành.

Các đội quân du hý chiến đấu đã hơn một tiếng, đánh lui tên pasa Murtoza, đột nhập vào những con đường hẻm chật chội; từ sau các đống gạch đá bay tới tấp.

Nhưng không có ai đến tiếp viện. Vua Piotr cuống cuồng như điên trên đảo, cứ liên lạc cưỡi ngựa đi ra lệnh tung quân tấn công vào tường thành lần nữa. Lơfo nai nịt trong bộ áo giáp vàng, đội mũ có đính một chòm lông chim, phi ngựa giữa các trung đoàn đã bị xáo lộn, tay vung một lá cờ Thổ Nhĩ Kỳ lấy được của địch. Golovin cầm ngọn giáo gãy đánh đập quân lính một cách tàn nhẫn… Gorden một mình đứng bên chiến luỹ dưới làn mưa tên đạn, giọng khản đặc, kêu gọi xung phong

Quân lính tiến tới bờ hào rồi lại lùi lại. Nhiều người vứt súng, vứt giáo ngồi bệt xuống đất, hai tay ôm lấy mặt; cứ giết chúng tôi ngay tại chỗ cũng được nhưng chúng tôi không đi, chúng tôi không thể nào đi được.

Một lần nữa trống báo hiệu lui quân lại vang lên. Im lặng lại trở lại trong pháo đài và các doanh trại. Từng đàn chim sà xuống những đống xác chết.

Đến đêm thứ ba, quân Nga quyết định bãi bỏ cuộc bao vây. Họ lặng lẽ, không đèn đóm, thắng các khẩu đại bác vào xe ngựa rồi ra đi, men theo tả ngạn sông Đông; đi đầu là các đoàn xe quân lương theo sau là đám tàn quân và đi đoạn hậu là hai trung đoàn của Gorden. Họ để lại ba nghìn lính và quân Cô-dắc đóng trong những ngọn tháp được củng cố mạnh mẽ.

Đến sáng, một trận bão từ biển thổi vào, sông Đông tối sầm lại và dâng nước lên. Họ tìm cách vượt qua sông để sang bờ bên phía Krym; một số lớn người và xe ngựa bị nước cuốn đi mất. Họ lại tiếp tục đi trên bờ phía Nogaisk dưới tầm mắt của bọn Tarta. Gorden luôn luôn phải đánh lui những cuộc đột kích của chúng: quân lính quay súng đại bác lại rồi xếp thành hình vuông và nổ từng loạt súng đánh trả. Trung đoàn của Xvec lạc đường trong đêm tối và bị tiêu diệt toàn bộ, mất cả viên đại tá chỉ huy lẫn cờ xí, dưới lưỡi gươm của quân Tarta. Những người sóng sót thì bị chúng bắt làm tù binh đem đi.

Quá Chekask, quân Tarta không đuổi theo nữa.

Bây giờ quân Nga tiến trong một đồng cỏ hoang vắng, trơ trụi. Họ đã phải ăn đến những chiếc bánh khô cuối cùng. Không có gì để đốt lửa, không có lấy một nơi kín đáo để tránh cái lạnh ban đêm. Mây mùa thu nặng nề trôi. Tầng tầng lớp lớp. Gió bấc nổi lên, mang theo băng giá tới. Đất đóng một lóp băng mỏng. Tuyết rơi xuống dầy đặc, bão táp ập đến. Quân lính đi chân đất, mặc áo nẹp mùa hạ, lang thang là không còn đứng lên nữa. Sáng sáng, nhiều người nằm bất động ngay tại nơi nghỉ quân. Chó sói theo sát quân đội, hú lên trong bão táp.

Ba tuần sau, khi quân Nga tới được Valuiki thì họ đã mất hai phần ba số quân. Vua Piotr cùng những người thân cận đi vượt lên trước, đến xưởng rèn vũ khí của Lev Kirilovich ở Tula. Hai tên tù binh Thổ Nhĩ Kỳ đi theo Sa hoàng và người ta đem theo một lá cờ lấy được của địch.

Dọc đường nhà vua Piotr viết thư cho vị vương hầu - chấp chính.

"Myn Herr Koning… Sau khi không chiếm được Azop, trên đường về, hội đồng các tướng lĩnh đã báo cáo cho thần biết rằng để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh sắp tới phải đóng tàu chiến, thuyền buồm, thuyền chèo tay và các thuyền bè khác. Kể từ ngày hôm nay, chúng thần sẽ hăng hái bắt tay vào việc nầy. Về phần chúng thần thì xin báo để hoàng thượng biết rằng đức cha trị vì đức chí thánh YAnikita, tổng giám mục Prexburg và toàn vùng Yauza và giáo trưởng của toàn khu Kukui cùng đám bầy tôi của hoàng thượng, đội ơn Chúa, vẫn được mạnh khỏe. Piotr"

Thế là chiến dịch Azop lần thứ nhất kết thúc một cách chẳng vinh quang gì.

 

Chú thích:

(1) Tâu đức vua (Tiếng Đức).

(2) Pháo thủ.

(3) Một thứ cá thịt ngon có nhiều ở Trung và Đông Âu có con dài tới một mét.

(4) Tốt (tiếng Đức).

(5) Mars, thần chiến tranh (theo thần thoại Hy Lạp)

(6) Đơn vị quân Cô-dắc gồm một trăm người.

(7) Nhục nhã (tiếng Đức).

(8) Mũ hình cái đầu của người Thổ Nhĩ Kỳ.

(9) Cẩn thận chú ý (tiếng Đức).

(10) 0,450 kilô.

(11) Một thứ gươm ngắn của người Thổ Nhĩ Kỳ.

(12) Tổng đốc Thổ Nhĩ Kỳ.

(13) Một tướng tài của Pháp thế kỷ 17 (1621-1686).

(14) Tướng Thổ Nhĩ Kỳ

(15) Ngài pháo thủ.
 

<< Chương 83 | Chương 85 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 455

Return to top