Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> VH Cổ Điển Nước Ngoài >> PIE ĐỆ NHẤT

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 137623 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

PIE ĐỆ NHẤT
Aleksey Nikolaievich Tolstoy

Chương 81

Sau tuần hội giả trang, khi tiếng chuông tuần chay vang rền trên đô thành Moskva yên tĩnh trong ánh bình minh êm dịu, cùng một lúc mọi người bàn tán về chiến tranh ở khắp các chợ, các xoloboda và trong hết thảy các thị trấn. Dường như chỉ trong vòng một đêm có ké đã nói với mọi người: "Dẫu sao thì thế nào cũng sẽ có chiến tranh, cũng có chuyện gì đó xảy ra. Nếu xứ Krym lọt vào tay ta thì ta có thể buôn bán với toàn thế giới… Biển cả mênh mông, ở đấy bọn hành khất không phải giấu tiền vào trong miệng đâu".

Nông dân khá giả và đám quý tộc nông thôn nghèo đưa nhiều đoàn xe chở lúa mì đi từ vùng lân cận Voronez, Kursk, Belgorod đến, kể chuyện rằng ở thảo nguyên dân chúng nóng lòng chờ đợi chiến tranh với bọn Tarta… "Thảo nguyên của ta ăn mãi xuống phía Nam và ra phía Đông hàng ngàn dặm. Thảo nguyên y như một cô gái khỏe mạnh, chỉ việc rũ quần lót lên là có ngay lúa mì mọc cao tới cổ… quân Tarta ngăn không cho chúng ta làm thế… Chúng bắt đi mất biết bao nhiêu dân ta đem giam cầm ở Krym, ái chà chà! Ở thảo nguyên mới tự do làm sao! Không phải như ở Moskva của các người đâu".

Các cuộc bàn tán về chiến tranh ở Kukui sôi nổi hơn đâu hết. Nhiều người không tán thành: "Ta cần chi đến Hắc Hải. Ta có mang gỗ làm nhà, hắc ín và dầu hải cẩu sang bán ở đất Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Vơnidơ đâu? Phải chiếm lấy các biển phía Bắc". Nhưng binh lính, nhất là đám thanh niên, lại hăng hái muốn đánh nhau. Mùa thu qua, hai đạo quân đến gần Kozukhovo: tại đây họ đã đánh nhau chẳng phải như những năm trước, mà là theo đúng quy tắc quân sự. Về các trung đoàn của Lơfo và Butyrski, các trung đoàn giúp vui Preobrazenski và Xemionovski trước đây, nay được mệnh danh là các trung đoàn Ngự vệ, người ngoại quốc nói rằng chẳng thua kém gì quân Thuỵ Điển và quân pháp. Nhưng người ta chỉ vênh vang được về chiến dịch Kozukhovo oanh liệt trong các bữa tiệc, khi nâng cốc chúc tụng, giữa tiếng trống đồng và các loạt đại bác. Bọn võ quan đeo tóc giả đen như lông quạ, thắt lưng lụa rù chấm đất, gót giầy mang đinh thúc ngựa to tướng, đã nhiều lần nghe có người nói sau lưng: "Nầy các chiến binh Kozukhovo! Các anh chỉ dũng cảm với bom giấy thôi. Thử đi mà nếm ít đạn của quân Tarta xem nào?".

Chỉ có đám đại thần thân cận với ngai vàng là ngần ngại - Romodanovski, Artamon Golovin, Apraxin, Gorden, Viniux, Alekxandr Melsikov: việc nầy có vẻ bấp bênh… "Nhỡ thua thì sao? Lúc ấy thì chẳng mống nào thoát được: dân chúng phẫn khích lên sẽ quét sạch hết bọn mình mất… Nhưng nếu ta không khởi sự chiến tranh thì lại càng ngu. Dân họ đã xì xào rằng người ngoại quốc mê hoặc các đức vua, họ bảo bọn chúng đã thay tâm đổi tính Sa hoàng của ta rồi nên Người mới sinh ra ăn chơi xa phí ghê gớm, làm khổ dân nhưng chiến công thì lại chẳng có được mảy may".

Vua Piotr lặng thinh. Có ai nhắc đến chuyện chiến tranh thì nhà vua trả lời mập mờ: "Được rồi, được rồi. Đã nô giỡn ở Kozukhovo thì rồi sẽ đi chơi nhau với quân Tarta…" Chỉ có Lơfo và Melsikov biết là vua Piotr cố giấu nỗi lo sợ của mình, nỗi lo sợ nhà vua đã trải qua trong cái đêm đáng ghi nhớ nhà vua phải chạy trốn vào tu viện Ba Ngôi. Nhưng hai người cũng biết được rằng rồi ra nhà vua sẽ chủ chiến.

Hai tu sĩ mặt đen từ Giesusalem mang tới một bức thư của Đoxifei, vị giáo trưởng Giesusalem. Giáo trưởng than phiền rằng sứ thần Pháp có đến Andrinov, y biếu quan tể tướng, bảy mươi ngàn đồng louis vàng (1) và đút lót mười ngàn đồng louis vàng cho phiên vương Krym lúc đó cũng có mặt ở Andrinov và yêu cầu người Thổ Nhĩ Kỳ nhường lại Đất Thánh cho nước Pháp… "Thế là quân Thổ Nhĩ Kỳ đã cướp mất Mộ Thánh của chúng tôi là những tín đồ chính giáo, đem cho người Pháp; chúng chỉ để lại cho chúng tôi có hai mươi bốn ngọn dạ đăng. Quân Pháp cướp của chúng tôi mất nữa quả đồi Gongota, toàn bộ nhà thờ Betlem, Động Thánh; chúng tàn phá tất cả các tượng thánh san phẳng điện thờ, nơi chúng tôi phân phối ánh sáng Thánh và chúng gây nhiều tổn thất cho Giesusalem hơn cả quân Ba Tư và quân A Rập. Nếu bệ hạ phụng thiên mệnh làm quân vương xứ Moskovi lại bỏ mặc Thánh đường thì thiên hạ sẽ dị nghị về bệ hạ thế nào? Vậy bệ hạ không nên giảng hoà với quân Thổ Nhĩ Kỳ chúng phải trả lại cho tín đồ chính giáo toàn bộ Đất Thánh trước đã. Và nếu như quân Thổ Nhĩ Kỳ không chịu, bệ hạ nên khởi chiến. Thời cơ nay thuận lợi, ba đạo quân lớn của Quốc vương Thổ Nhĩ Kỳ đang mắc đánh nhau bên Hungary với Hoàng đế Áo. Trước hết bệ hạ hãy chiếm lấy Ukraina, rồi Moldavi và Valasi, bệ hạ nên chiếm cả Giesusalem, và đến khi đó hãy giảng hoà. Trước đây bệ hạ đã cầu được Chúa khiến cho quân Thổ Nhĩ Kỳ và quân Tarta mắc vào chuyện can qua với quân Đức, hiện nay thời cơ cũng thuận lợi mà bệ hạ lại không lợi dụng! Bệ hạ thứ xem bọn Hồi giáo nhạo báng bệ hạ như thế nào: chúng bảo bọn Tarta chỉ có một nhúm thế mà lại khoe rằng đã buộc bệ hạ phải chịu cống nạp; bọn Tarta là thần dân của quốc vương Thổ Nhĩ Kỳ, vậy ra chính bệ hạ cũng là thần dân của vua Thổ Nhĩ Kỳ".

Bức thư làm triều đình Moskva bực tức. Viện Duma quý tộc nhóm họp. Vua Piotr bận triều phục, khoác hoàng bào ngự trên ngai, lặng lẽ và rầu rĩ. Các đại thần trút nỗi lòng vào các bài diễn văn hoa mỹ; họ nhắc nhở đến các biên niên sử cổ xưa, than khóc về nỗi Thánh đường bị xúc phạm. Chiều tối đã nhuốm lam các khuôn cửa sổ, ánh sáng các ngọn đèn chong đêm thắp trong một góc phòng, phản chiếu lên các bộ mặt, - các đại thần lần lượt đứng lên theo tước vị và chức vụ hất đôi tay áo nặng nề về phía sau rồi nói, nói mãi, vung vẩy mấy ngón tay trắng tuốt, - toàn những vầng trán kiêu hãnh, đẫm mồ hôi, những cặp mắt nghiêm nghị, những bộ râu gọn ghẽ; các bài diễn văn rỗng tuếch quay như chiếc chong chóng của con nít rồi đọng lại một cách khó chịu trong đầu óc vua Piotr. Cho tới khi đó chưa ai nói thẳng vào vấn đề chiến tranh; các quan đại thần chỉ nói loanh quanh và liếc nhìn Viniux, viên lục sự của viện Duma có hai thơ lại giúp việc đang ghi các bài diễn văn. Họ sợ không dám nói ra hai chữ "chiến tranh" làm xáo lộn cuộc đời bình thản của họ.

Ngộ bỗng nhiên cái cảnh loạn lạc tàn phá lại tái diễn thì ra? Họ chờ Sa hoàng phán bảo và rõ ràng là họ sẽ quyết một bề theo ý nhà vua.

Nhưng chính vua Piotr cũng sợ phải riêng mình cáng đáng trách nhiệm định đoạt cái việc trọng đại đó. Nhà vua hãy còn trẻ và bị kinh sợ từ thuở nhỏ. Nhà vua chờ hoài, cặp mắt chớp chớp. Cuối cùng các đại thần thân cận nhất của nhà vua mới lên tiếng, nhưng lần nầy họ nói khác: họ đi thẳng vào vấn đề. Tikhol Xtresnev tuyên bố:

- Cố nhiên hoàng thượng sẽ quyết định. Nhưng quần thần chúng ta phải hy sinh tính mạng cho Mộ Thánh bị xúc phạm, và thanh danh của quân vương chúng ta… Chúng đã nhạo báng ta ở Giesusalem, còn gì nhục nhả hơn nữa? Không thưa chư vị đại thần, phải quyết định trưng binh…

Lev Kirilovich, đầu óc vốn chậm chạp, bắt đầu kể lể từ cái thời xa xưa khi cứ hành lễ nước Nga ra đời dưới triều đại Sa hoàng Vladimir; nhưng thấy vua Piotr cau mặt, ông ta liền dang hai tay:

- Vậy thưa chư vị đại thần, ta không có gì phải lo ngại cả… Vaxili Golixyn đã thất trận ở Krym. Nhưng thử hỏi quân của ông ta đã đánh giặc bằng gì? Bằng gậy. Ngày nay, nhờ ơn Chúa, khí giới ta không thiếu… Đây nầy, ví dụ như ở xưởng của tôi ở Tula, những khẩu pháo tôi đúc cũng tốt chẳng kém gì phái của quân Thổ Nhĩ Kỳ… Còn súng hoả mai và súng lục của tôi lại tốt hơn… Xin bệ hạ cứ ban lệnh là đến tháng năm, thần xin giao đủ một trăm ngàn rúp mũi giáo và gươm… Không, ta không thể lùi được, ta phải đánh…

Romodanovski dặng hắng rồi tuyên bố:

- Nếu ta chỉ có một mình thì có lẽ ta cũng phải đắn đo. Nhưng cả châu Âu nhìn vào ta… Ta không thể dậm chân tại chỗ được, vì như vậy sẽ mất hết… Nay chẳng còn là thời Goxtomysl nữa, một thời kỳ ác liệt đã tới. Việc cần làm trước tiên là đánh bại quân Tarta…

Dưới vòm trần đỏ, không khí im phăng khắc. Vua Piotr cắn móng tay. Boris Alekseevich Golixyn bước vào, mày râu nhẵn nhụi, nhưng lại phục sức theo kiểu Nga, tươi cười trao cho vua Piotr một cuộn giấy da thuộc.

Đó là một lá đơn thỉnh nguyện của phường buôn Moskva; họ đề nghị bảo vệ đồi Gongola và Mộ Thánh, quét sạch các con dường phương Nam, đuổi quân Tarta đi và nếu có thể được thì dựng lên nhiều thành phố trên bờ Hắc Hài. Viniux nâng đôi mục kính lên trán, cất cao giọng khúc triết đọc lá đơn, Vua Piotr đứng dậy, chiếc mũ Monamakh chạm tới long đình:

- Vậy thế triều thần quyết định thế nào?

Cặp mắt nhà vua gườm gườm, cái miệng chum chúm như tĩ già. Các đình thần đứng dậy cúi lạy:

-    Tâu đại đế xin, phụng mệnh thánh ý, hoàng thượng hãy ban lệnh trưng binh…       

                     

Chú thích:

(1) Tiền Pháp thời ấy
 

<< Chương 80 | Chương 82 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 470

Return to top