Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Hồi Ký, Tuỳ Bút >> Cha tôi Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 40693 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Cha tôi Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa
Mao Mao

52. Đập tan hoàn toàn lũ bốn tên

Đối với dã tâm đoạt quyền của lũ bốn tên cùng đường bọn, đặc biệt là đối với những hành động ngang ngược, trắng trợn của Giang Thanh, Hoa Quốc Phong và những người lãnh đạo ở trung ương đều đã nhìn thấy hai năm rõ mười. Họ đã thấy rõ ràng trong đầu trong dạ rằng, sau khi Mao Trạch Đông ra đi, họ sẽ phải có một trận giao đấu sống mái với lũ bốn tên.
Một số các cán bộ lão thành cũng biết rằng, sau khi Mao Trạch Đông chết, đảng và nhà nước sẽ phải giáp mặt với một cuộc đấu tranh vừa nguy hiểm vừa khắc nghiệt. Đã nhìn rõ được tình thế ấy, những nhà cách mạng tiền bối, lão thành như Trần Vân, Đặng Dĩnh Siêu, Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vinh Trăn, Vương Chấn v.v. đều thấy rất âu lo. Tuy các ông đang phải sống trong nghịch cảnh, nhưng vẫn tìm ra được những kênh liên lạc để thông tin cho nhau, và từng người tìm cách gặp cho được Diệp Kiếm Anh.
Diệp Kiếm Anh, nguyên soái của nước Cộng hoà, thân chinh bách chiến từ thời kỳ khởi nghĩa Nam Xương “Bát nhất” (1-8)(1), là một trong những người đã xây dựng nên quân Giải phóng Nhân dân Trung quốc.
Sau khi Lâm Bưu bị ngã đài, Mao Trạch Đông đã tin tưởng giao lại quyền điều khiển công tác thường nhật của Quân uỷ trung ương cho ông. Với tài ba mưu lược của mình, hàng loạt những cán bộ đức cao vọng trọng của quân đội đã trở về được các đơn vị lãnh đạo cũ. nên lại đặt được quân đội nằm dưới sự lãnh đạo của đảng. Sự cống hiến trọng đại đó đã đưa được đất nước đang trong cơn nguy khốn trở lại ổn định, mà tác dụng của nó là vô cùng to lớn. Sau khi Đặng Tiểu Bình được phục hồi công tác, chính ông đã đặc cử Đặng Tiểu Bình vào chức vụ phó chủ tịch Quân uỷ trung ương, sau đó ông lại mạnh mẽ ủng hộ Đặng Tiểu Bình trong công cuộc chỉnh đốn toàn diện. Sau khi Đặng Tiểu Bình lại bị thêm một lần phê phán nữa, Diệp Kiếm Anh cũng bị tuyên bố là “lâm bệnh”, đình chỉ việc điều khiển công tác thường nhật ở Quân uỷ trung ương. Khi đó, bề ngoài Diệp Kiếm Anh tuy đã bị mời “ngồi chơi xơi nước”, nhưng Trần Tích Liên, người thay thế Diệp Kiếm Anh điều khiển công tác của Quân uỷ trung ương lại vô cùng tôn trọng ông. Đại quyền trong quân đội trên thực tế vẫn do Diệp Kiếm Anh điều khiển. Hơn nữa Diệp Kiếm Anh vẫn còn là phó chủ tịch trung ương đảng cộng sản Trung quốc, là uỷ viên Ban thường vụ trung ương Đảng, phó chủ tịch Hội đồng quân sự trung ương, và bộ trưởng Bộ Quốc phòng, vẫn tham gia các hội nghị của Ban thường vụ Bộ Chính trị, và hội nghị của Bộ Chính trị. Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, vị thế và tác dụng của Diệp Kiếm Anh, nhất cử nhất động của Diệp Kiếm Anh đều có liên quan quan trọng tới đại sự.
Cho nên khi các đồng chí lão thành cách quãng âu lo cho đất nước, họ đều nghĩ tới ông và đi tìm Diệp Kiếm Anh để bàn bạc. Trần Vân lên Tây Sơn tìm Diệp Kiếm Anh nói chuyện thâu đêm, Vương Chấn tìm Diệp Kiếm Anh nói chuyện thâu đêm, nhiều vị tướng lĩnh quân đội cao cấp trong quân đội tìm Diệp Kiếm Anh nói chuyện thâu đêm. Diệp Kiếm Anh hoàn toàn nắm bắt được mức độ nguy hiểm trước mắt, ông cũng lại hoàn toàn biết rằng, nếu không có một cuộc giao đấu sinh tử với lũ bốn tên, về không thể có được thắng lợi cuối cùng. Trách nhiệm nặng nề của lịch sử đã rơi vào con người Diệp Kiếm Anh, “trời trao trách nhiệm vào tay”, Diệp Kiếm Anh thấy không thể trốn tránh trách nhiệm được. Ông tìm Hoa Quốc Phong bàn bạc, ông đi thẳng vào đề, nói với Hoa Quốc Phong: “Hiện nay bọn họ càn rỡ muốn cướp đoạt quyền hành không cần chờ đợi một hai gì nữa. Chủ tịch không còn, nên ông phải đứng ra đấu tranh với họ thôi”. Nguyên soái Diệp Kiếm Anh nói hết những điều gan ruột của mình để thức tỉnh trong lòng của Hoa Quốc Phong. Hoa Quốc Phong suy tính. Ông biết rằng, tình hình đã rơi vào thế vô cùng cấp bách, bắt buộc ông phải tính. Lũ bốn tên đã hai lần đại náo ở hội nghị của Bộ Chính trị. Xem thế cũng thấy dã tâm của bọn đó lộ rõ ra rồi, chẳng cần phải nghi ngờ gì nữa. Trong khi trò chuyện bàn bạc với Diệp Kiếm Anh, Hoa Quốc Phong chẳng có một thái độ nào ngay tức khắc, nhưng trong lòng Hoa Quốc Phong đã quyết định phải có một cuộc đấu tranh với lũ bốn tên, nhưng dù sao mình cũng chỉ mới nhậm chức được ít lâu, không thể có kinh nghiệm chính trị và niềm tin tất thắng như Diệp Kiếm Anh được, ông vẫn cần phải suy tính.
Thái độ của Hoa Quốc Phong đương nhiên là vô cùng quan trọng, nhưng muốn chiến thắng được lũ bốn tên, còn còn phải có tác dụng của một người mà nhất cử nhất động đâu có quan hệ đến toàn cục. Người đó chính là uỷ viên Ban thường vụ trung ương Đảng, chủ nhiệm Văn phòng trung ương Đảng: Uông Đông Hưng. Uông Đông Hưng là người lính Hồng quân già, đã từng trải qua cả cuộc trường chinh, nắm trong tay Cục bảo vệ trung ương, ông trung thành với Mao Trạch Đông, oán hận những hành vi tội ác của lũ bốn tên. Diệp Kiếm Anh đích thân tới Trung Nam Hải tìm Uông Đông Hưng khẩn thiết bàn bạc. Ngay trong cuộc trao đổi, Uông Đông Hưng đã bày tỏ thái độ của mình: “Tôi nghe theo lời của Thủ tướng Hoa Quốc Phong và Phó chủ tịch Diệp Kiếm Anh”, đồng thời còn đề nghị với Diệp Kiếm Anh rằng: “Sự việc là to, nhưng phạm vi lại không nên to, cần phải tuyệt đối giữ bí mật”.
Ngày 21.9.1976, Hoa Quốc Phong tìm Lý Tiên Niệm trao đổi, bày tỏ rất rõ thái độ của mình: “Xem ra, một cuộc đấu tranh giữa ta và bọn họ là không thể tránh khỏi”. Hoa Quốc Phong đề nghị Lý Tiên Niệm tới chỗ Diệp Kiếm Anh, chuyển giúp lời của ông tới chỗ nguyên soái, đề nghị ông tìm biện pháp để giải quyết.
Hoa Quốc Phong đã chính thức có thái độ, bây giờ đến lượt Diệp Kiếm Anh phái dốc toàn bộ sức lực ra suy tính, quyết định vấn đề dùng phương thức nào. Dùng phương thức hợp pháp ư? Không kịp nữa rồi. Dùng vũ lực giải quyết ư? Cũng chẳng hay ho gì. Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh, Uông Đông Hưng, sau khi bàn bạc, cuối cùng quyết định dùng phương thức: “Cơ mưu bắt sống”.
Phương án cụ thể như sau: sẽ triệu tập họp hội nghị Ban thường vụ Bộ Chính trị với lý do là học tập cuốn 5 của “Mao Trạch Đông tuyển tập”, kéo Diêu Văn Nguyên tham gia, trong hội nghị sẽ lập tức bắt ba tên Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên, riêng Giang Thanh, xử lý theo cách khác. Thời gian hành động được định vào ngày 6.10. Đây là cuộc chiến đấu một sống một chết, một còn một mất. Để đảm bảo bí mật, nâng cao cảnh giác, tránh con mắt nhòm ngó của Vương Hồng Văn, trước khi hành động, Diệp Kiếm Anh sẽ tuỳ thời tuỳ lúc thay đổi chỗ ở, khiến lũ bốn tên không sao mò ra hành tung của ông được. Đồng thời nguyên soái Diệp Kiếm Anh sẽ có những bố trí thích ứng với quân đội.
Ngày 6.10.1976 đó đã đến. Thời gian hội nghị quyết định sẽ bắt đầu từ 8 giờ tối. Nguyên soái Diệp Kiếm Anh và Hoa Quốc Phong sẽ tới Hoài Nhân Đường trước một giờ đồng hồ. Uông Đông Hưng sẽ làm công tác bố trí cụ thể cùng với nhân viên cảnh vệ chờ sẵn ở đại sảnh. Trong phòng hội nghị, nguyên soái Diệp Kiếm Anh và Hoa Quốc Phong ngồi trầm lặng trên ghế bành chờ đợi. Kim đồng hồ vẫn tích tắc, tích tắc đều đặn, thời gian cứ nhích dân từng phút một, từng giây một. Đã sắp 8 giờ. Người đầu tiên của lũ bốn tên tới hội trường là Vương Hồng Văn. Sau khi đặt chân vào Hoài Nhân Đường, thấy tình hình có biến, Vương Hồng Văn liền giở các kiểu mà hắn vẫn thường dùng trong võ đấu từ hồi còn ở Thượng Hải, tay đấm chân đá, quyết liệt chống lại. Nhưng một chút võ nghệ còm đó liệu có ích gì, nên chỉ một lát sau Vương Hồng Văn đã bị nhân viên cảnh vệ khống chế. Sau khi Vương Hồng Văn bị đưa vào phòng họp, hắn nhìn thấy Diệp Kiếm Anh và Hoa Quốc Phong đã ngồi sẵn ở đó, hắn lao tới như một con đã thú. Những nhân viên cảnh vệ thấy tình hình như vậy đã đẩy hắn ngã bổ chửng ra trên mặt đất. Sau khi Vương Hồng Văn nghe Hoa Quốc Phong đọc quyết định, hắn lồng lộn kêu gào: “Ta không ngờ lại nhanh đến vậy”.
Tên thứ hai tới đó là Trương Xuân Kiều. Khi hắn bước chân vào hội trường, nhân viên cảnh vệ túc trực tại đó không cho người bảo vệ mà hắn mang theo vào trong hội trường, lúc đó Trương Xuân Kiều mới phát hiện ra sự bất thường. Hắn căn vặn: “Thế là thế nào?”. Trương Xuân Kiều bước vào đến hội trường, đã thấy Hoa Quốc Phong tuyên bố nghiêm túc với hắn: “Trương Xuân Kiều, anh hãy nghe đây, anh cùng với bè lũ Giang Thanh, Vương Hồng Văn v.v... phản đảng, phản xã hội chủ nghĩa, phạm vào những tội lỗi không sao tha thứ được”. Sau đó Hoa Quốc Phong trịnh trọng tuyên bố, hắn bị “cách ly để điều tra”, thi hành ngay lập tức. Nghe tới đó, cái uy phong thường ngày của vị quân sư, và cái “túi khôn” của Trương Xuân Kiều đã biện ngay mất tăm mất dạng, chỉ còn lại đôi chân run cầm cập, sau đó liền bị nhân viên cảnh vệ dẫn đi. Khệnh khạng đến muộn là Diêu Văn Nguyên, giải quyết một kẻ “thư sinh nho nhã” như hắn, quả thật là “dùng dao mổ trâu để giết gà”. Hắn ngồi trong phòng nghỉ, chỉ có một mình cục phó Cục Cảnh về trung ương đọc cho hắn nghe quyết định. Nghe xong, tên “côn đồ văn chương” và tên “thầy đề kiện cáo” lập tức ngã lăn đùng ra mặt đất, cuối cùng phải có người dìu hắn mới lê nổi bước chân. Kẻ cần được giải quyết đơn lẻ là Giang Thanh. Trong gian phòng ngủ số 201 ở Trung Nam Hải, mụ đang mặc chiếc áo ngủ bằng đoạn, vừa ngồi xem những băng hình nhập từ nước ngoài vào, vừa đọc “văn kiện”. Tổ hành động của Cục Cảnh vệ trung ương đã đột nhập vào nhà, mà mụ vẫn còn không hiểu chuyện gì, nên mụ hách dịch quát hỏi những người mới tới: “Chúng mày đến đây làm gì hả?” Khi họ tuyên bố cho mụ biết quyết định, Giang Thanh mới tá hoả lên, lập bập hỏi: “Tại sao? Tại sao?”, những người mới đến đáp: “Bà cứ đi rồi sẽ biết!”, lúc ấy Giang Thanh mới hiểu ra mọi chuyện. Mụ đòi đi toa lét. Mụ ở lại trong phòng vệ sinh có tới mười lăm phút đồng hồ, cuối cùng cũng đành chịu để hai nữ cảnh vệ “hộ tống”, và lảo đảo bước đi. Người cần phải giải quyết cuối cùng trong lần hành động này là Mao Viễn Tân. Mao Viễn Tân là nhân vật trung kiên tham gia vào việc cướp quyền của lũ bốn tên. Người được giao nhiệm vụ đi giải quyết hắn là Lý Liên Khánh, người vệ sĩ già của Mao Trạch Đông. Nơi ở tạm thời của Mao Viễn Tân, nằm ở phía sau đi Niên đường, trong Trung Nam Hải, Lý Liên Khánh đọc cho hắn nghe quyết định của trung ương. Tên “liên lạc viên” đầu sai nhưng lại mang đầy vẻ “thái tử”, này bị tịch thu một khẩu súng ngắn, và bị dẫn đi mà không hề có một chúi phản kháng nào.
Cuộc Đại cách mạng văn hoá được chính thức phát động vào tháng 5.1966, cho đến tháng 10.1976, sau 10 năm tập đoàn Giang Thanh tuỳ tiện ngỗ ngược hoành hành, đã kết thúc trong một giờ đồng hồ, đã được giải quyết triệt để, thu dọn sạch sẽ, không tốn một viên đạn. Sau hành động đó, Hoa Quốc Phong và Diệp Kiếm Anh cử quân đội đến tiếp quản Đài phái thanh Nhân dân vốn đã bị lũ bốn tên khống chế từ lâu, đồng thời cũng tiếp quản luôn Tân Hoa xã cùng với một số đơn vị báo chí tân văn, cũng ngay lập tức triệu tập hội nghị khẩn cấp, bao gồm các uỷ viên Bộ Chính trị có mặt tại Bắc Kinh tới họp tại nơi ở của Diệp Kiếm Anh tại Tây Sơn Mười giờ đêm 6.10.1976, Hoa Quốc Phong cùng với Diệp Kiếm Anh nắm tay nhau, tươi cười bước ra gặp mặt những người dự hội nghị. Hoa Quốc Phong nghiêm trang nhắc lại quá trình đập tan lũ bốn tên. Hội trường bỗng sôi động hẳn lên, tiếng nói đã bị những tiếng vỗ tay không ngừng át đi mất. Trong bầu không khí phấn khởi tưng bừng, cuộc họp kéo dài đến tận sáng bạch. Hội nghị khẩn cấp của Bộ Chính trị ra quyết định: Hoa Quốc Phong nhận chức chủ tịch Đảng cộng sản Trung quốc, chủ tịch Quân uỷ trung ương, và quyết định ra thông báo về việc đập tan lũ bốn tên, bắt đầu từ ngày 7.10, trong phạm vi toàn quốc, nơi nơi trên dưới đều mở hội nghị “nhắc nhở”.
Việc chính thức truyền đạt tin tức là theo từng cấp, từng cấp, nhưng tin tức lan truyền đi còn nhanh hơn nhiều “Lũ bốn tên đã bị bắt!”, tin vui mừng đặc biệt đó không chân mà chạy rất nhanh. Trong thời tiết thu vàng cực kỳ tươi đẹp này, cả đại địa Thân Châu cùng tưng bừng phấn khởi.
Gia đình chúng tôi ở phố Rộng, vì phải sống trong tình trạng bán phong toả, nên tin tức tương đối bị bịt lối. Trong khi trung ương đang lập kế hoạch đập tan lũ bốn tên, thì cả gia đình tôi vẫn còn đang sống trong tình trạng bôi hồi lo lắng vì âm mưu cướp đoạt quyền lực của lũ bốn tên càng ngày càng lộ rõ như ban ngày. Nếu như lũ bốn tên cướp được chính quyền thật, đó sẽ là một đại hoạ ngút trời của lịch sử Trung quốc. Đến lúc đó tính mệnh của cha tôi và của cả gia đình tôi chẳng còn phải tính toán gì nữa, chẳng phải nói gì nữa, nhưng trên cả đất nước Trung Hoa sẽ có không biết bao nhiêu đầu rơi máu chảy. Ngay cả khi cha tôi bị phê phán, chúng tôi cũng chẳng đến nỗi lo lắng như thế. Sau Sự kiện Thiên An Môn, cha tôi bị đánh đổ thêm một lần nữa, chúng tôi cũng chẳng đến nỗi lo lắng như vậy. Nhưng sau khi Mao Trạch Đông qua đời, mắt nhìn thấy rõ tình thế càng trở nên nguy cấp hơn, sự lo lắng trong lòng cũng mỗi ngày một tăng, một nhiều. Cha tôi càng trầm lặng hơn. Chính trong khi cha tôi không nói năng gì như vậy chúng tôi càng nhìn rõ muôn vàn mối âu sầu phiền muộn đè xuống lòng ông. Mao Trạch Đông qua đời, Bộ Chính trị có một vết nứt khổng lồ, đấu tranh chỉ có thể càng thêm kịch liệt. Hoạ chăng, phúc chăng, trong lòng hoàn toàn không biết được. Mắt nhìn thấy đảng và nhà nước có thể càng ngày càng lún sâu vào tình thế xấu nhất, là một người đề bị “đánh đổ”, cha tôi không được tự do hành động, ông hoàn toàn bất lực. Điếu duy nhất ông có thể làm được là bình tĩnh, im lặng đợi chờ xem sự đi tới của tình hình.
Tin trung ương đập tan được lũ bốn tên nhanh chóng bung ra. Ngày 7.10.1976, tức là ngày thứ hai, sau khi trung ương đập tan lũ bốn tên, một vị lão đồng chí của ông thân sinh Hạ Bình, công tác trong quân đội, lao đến nhà họ Hạ, báo ông chạy ngay đến phố Rộng báo tin cho gia đình nhà tôi. Cha Hạ Bình liền gọi Hạ Bình đang từ nơi công tác, về nhà, bảo anh lập tức về phố Rộng, báo tin cho toàn gia đình tôi biết. Hạ Bình nhảy lên xe đạp phóng như bay về phố Rộng. Vừa bước vào nhà, anh đã nói toang toang: “Lại đây! Lại dây mau!”, cả nhà thấy anh mô hôi mồ kê nhễ nhại, biết ngay rằng có một chuyện gì đó rất to lớn đã xảy ra. Khi đó, trong nhà chúng tôi có giấu thiết bị nghe trộm, cho nên hễ có việc gì quan trọng, đều dùng cách thức chống nghe trộm là nói nhỏ với nhau. Tất cả nhà tôi, cha mẹ, Đặng Lâm lúc đó cũng đang có mặt ở nhà, tôi và Đặng Nam cùng chạy vào trong toa lét, đóng chặt cửa, mớ cho vòi nước chạy phật to. Rồi trong miệng xói à àu, chúng tôi quây quanh lấy Hạ Bình. nghe anh tường thuật lại việc đánh tan lũ bốn tên. Cha tôi tai kém, miệng vòi nước lại chảy quá to, nên nhiều lúc không nghe thấy gì, đành cứ phải hỏi lại: lũ bốn tên bị đập tan rồi ư? Có thật không?”. Chúng tôi hầu như không dám tin đấy là sự thật. Nghe đến những đoạn ly kỳ gay go, ba đứa con gái chúng tôi vui mừng cứ nhảy cỡn lên! Tim chúng tôi cứ thình thịch đập liền hồi, to đến mức độ chính tai mình còn nghe thấy được, bàng hoàng, xúc động, căng thẳng, và vui điên cuồng, tất cả mọi thứ tình cảm hỷ nộ ai lạc, đều bốc hết lên đầu. Cha tôi vô cùng xúc động, điếu thuốc lá ông kẹp ở tay cứ bân bật rung lên. Cả nhà chúng tôi trong gian phòng vệ sinh ấy, bên cạnh tiếng nước chảy ào ào, chúng tôi hỏi han, chúng tôi nói năng, chúng tôi bàn luận, khe khẽ hoan hô, chửi bới cho bõ tức, hình như chẳng có phương cách nào có thể giúp chúng tôi biểu lộ niềm vui và phấn chấn.
Ngày 10.10.1976, khi tin tức đã được chứng minh thêm lần nữa, cha tôi trịnh trọng chầm lấy ngọn bút, viết thư, gửi tới Uông Đông Hưng nhờ chuyển cho Hoa Quốc Phong và trung ương, biểu thị lòng kiên quyết ủng hộ hành động quả cảm của trung ương đã đánh tan lũ bốn tên trong chốc lát. Cuối thư cha tôi đã dùng những từ ngữ mà cha tôi chưa từng bao viết: “Tôi cũng như nhân dân toàn quốc, đối với sự thắng lợi của cuộc đấu tranh vĩ đại này, tự trong đáy lòng, cảm thấy muôn vàn sung sướng, tôi cũng không thể không hô to lên rằng: Muôn năm, muôn năm, muôn muôn năm!”
Muôn năm! Muôn năm! Muôn năm!
Trung quốc và nhân dân Trung quốc được sống lại. Đó là thắng lợi của đảng. Đó là thắng lợi của nhân dân.
Muôn năm! Muôn năm? Muôn muôn năm!
Ngày 16.10.1976, trung ương Đảng cộng sản Trung quốc chính thức, công khai công bố tin tức về việc đập tan lũ bốn tên. Ngày 21.10.1976, một triệu rưỡi nhân dân quan chúng thành phố Bắc Kinh, không nén giữ nổi sự xúc động, vui mừng tự phát, từ trong nhà đổ xuống, từ cơ quan, từ các trường học, từ các xí nghiệp đổ ra, từ nông thôn kéo vào, lập hợp tại quảng trường Thiên An Môn, và phố Trường An, biến thành một cuộc diễu hành hùng vĩ hiên ngang, khí thế ngút trời, mừng vui cuồn cuộn. Hôm đó chúng tôi cũng tham gia. Dưới cái nắng thu óng ả, chúng tôi đi lẫn vào trong đội ngũ của quần chúng, chúng tôi cười, chúng tôi hát, chúng tôi hô to những khẩu hiệu. Chốc chốc lại chợt “đùng” một tiếng, có ai đó phấn khởi đốt một quả pháo, khiến mọi người lại càng hứng khởi, hò reo vang đội. Tiếng thanh la ấy, tiếng trống ấy, tiếng pháo ấy, tiếng hò reo vang đội ấy, chính là tiếng lòng của quần chúng nhân dân khi giành được tự do, khi giành được giải phóng. Hạ Bình người cao lớn, nên được đơn vị anh giao cho nhiệm vụ đốt pháo. Anh khoác hai chiếc túi dết quân dụng to, trong đựng toàn pháo, mà toàn loại pháo “Nhị Thích Cước” nổ rất giòn. Anh đi trong lòng ngũ, cầm những bánh pháo giơ cao, đốt xả láng, đối pháo suốt một ngày như thế, tuy đã đi găng tay bằng vải bạt dầy cộp, nhưng tay anh vẫn bị sứt sẹo, còn mùi thuốc pháo trên người mấy ngày hôm sau vẫn chưa hết.
Đập tan lũ bốn tên là một ngày hội lớn của toàn thể nhân dân Trung quốc. Hai mươi chín thành phố, khu, tỉnh liên tục tổ chức những cuộc mít tinh, diễu hành tưng bừng, khí thế. Nhân dân quần chúng trong suốt mười năm trời bị không khí chính trị của Cách mạng văn hoá ép trên đầu trên cổ nặng nề, nay được thảnh thơi thoải mái, tha hồ biểu lộ những tình cảm vui sướng của mình, trong nhiều thành phố những loại thức ăn ngon đều bị mua vét nhẵn nhụi. Tháng mười, mùa thu vàng, chính là thời vụ của béo, cúc vàng, hoạ sĩ nổi danh Hoàng Vĩnh Ngọc múa bút vẽ bức tranh “Bắt cua”, đem đến tặng cho con người có công trạng huy hoàng, thành tích vĩ đại, nguyên soái Diệp Kiếm Anh. Liền đó, việc bắt cua, ăn cua lập tức trở thành một cái mốt thời đại. Phàm những ai mua được cua, đều đi mua thêm rượu, mua cua, ai ai cũng đòi mua cho bằng được “ba ông một bà” (ba của đực một của cái - N.D), để cho thoả những nỗi bực tức trong lòng.
Năm 1976, đúng là một năm mà phong vân biến đổi, trồi cao lụt thấp, buồn vui lớn. Trong vòng một năm ấy, đã nảy sinh bao nhiêu sự kiện kinh hồn bạt vía, rung động can tràng. Tháng giêng, Chu Ân Lai qua đời. Tháng hai, trung ương truyền đạt chỉ thị của Mao Trạch Đông, phát động cuộc phê phán Đặng Tiểu Bình, phản kích “làn gió hữu khuynh lật án”. Tháng ba, toàn quốc dấy lên ngọn triều truy điệu Chu Ân Lai. Tháng lư, tiết Thanh Minh, bùng nổ Sự kiện Thiên An Môn làm chấn động cả trong lẫn ngoài nước, và đã bị đàn áp; trung ương tung ra “hai nghị quyết”, bổ nhiệm Hoa Quốc Phong làm phó chủ tịch trung ương Đảng cộng sản Trung quốc, và thủ tướng Quốc vụ viện, cùng với việc bãi nhiệm tất cả mọi chức vụ trong và ngoài đảng của Đặng Tiểu Bình, tiếp theo đó thổi bùng lên một cuộc phê phán Đặng Tiểu Bình” đại quy mô. Tháng bảy, khai quốc công thần, nguyên soái Chu Đức từ trần. Khu vực Đường Sơn bị một trận động đất lớn, thiệt hại, thảm thê không sao tả xiết. Tháng chín, Mao Trạch Đông, vĩ nhân một đời, ra đi. Lũ bốn tên đẩy mạnh âm mưu hoại đảng, cướp đảng, đoạt quyền. Tháng mười, trung ương quả cảm, anh minh, đập tan lũ bốn tên trong chốc lát. Tháng 10.1976, là tháng mười huy hoàng, một tháng mười hạnh phúc. Năm 1976 là năm luẩn quẩn lòng vòng nhất, là năm tận đận vấp váp nhất trong lịch sử của nước Trung quốc mới, và cũng là năm đáng viết ra những pho sách to, dầy nhất.
Cái năm Rồng Bính Thìn ấy, bây giờ nghĩ lại, vẫn khiến người ta phải nắm tay nhau than thở, năm buồn vui lẫn lộn, không quên được!
Đập tan “lũ bốn người”, đó là một tháng lợi huy hoàng dành được sau một cuộc tranh đấu anh dũng gian khổ tuyệt vời của nhân dân Trung quốc. Lấy việc đập tan “lũ bốn người” làm chuẩn, thì cuộc Đại cách mạng văn hoá kéo dài liên tục tới mười năm trời, đến hồi cáo chung, kết thúc. Mười năm Cách mạng văn hoá là một cuộc đại động loạn, đại tai hại trong phạm vi toàn quốc, được phát động từ trên xuống. Cuộc chém giết tàn bạo của Cách mạng văn hoá đối với nhà nước ta, đối với đảng ta, đã gây ra những tổn thất nặng nề không sao cân đong đo đếm được. Trong thời gian Cách mạng văn hoá, chính trị rối ren, xã hội hỗn loạn, sản xuất bị phá hoại. đời sống nhân dân khó khăn. kinh tế đã đứng bên bờ vực thẳm suy sụp Trong Cách mạng văn hoá, hàng loạt cán bộ lão thành từ trên xuống dưới bị đánh đổ, bị hãm hại, số người trong các giới, các địa phương trên toàn quốc bị vu cáo, bị liên quan vào các loại tội danh, là một con số khó tính toán. Kể từ khi Cách mạng văn hoá bắt đầu vào tháng 10.1966, chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm những người bị xếp vào loại “trâu ma, rắn quỷ”, rồi bị đuổi từ thành phố về nông thôn lên tới hơn 397.000 người. Từ hạ tuần tháng tám đến cuối tháng 9.1966, chỉ trong vòng hơn bốn chục ngày, riêng một thành phố Bắc Kinh đã có hơn 85.000 người bị đuổi về quê cũ, 1.772 người bị đánh chết, hơn 33.000 hộ bị lục soát, khám xét nhà cửa. Trong vòng hơn 4 năm từ năm 1967 đến năm 1971, những cán bộ lãnh đạo cao cấp bị tống giam vào ngục tối ở thành phố Bắc Kinh là trên 500 người, trong đó số bị hành hạ dày vò đến chết là 43 người, bị mang thương tật, tàn phế trên 20 người, những người bị mắc bệnh tâm thần là trên 60. Trong suốt cuộc Cách mạng văn hoá, các mặt chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá. giáo dục v.v... đều bị phá hoại nghiêm trọng, tất cả những tinh thần cao thượng tốt đẹp được vun đắp từ sau khi xây dựng đất nước đều bị vu cáo, dẹp bỏ, phê phán, đều bị phá vỡ nghiêm trọng. Toàn bộ tư tưởng xã hội bị cấm đoán, không khí chính trị bị đè nặng, dưới cuộc “đấu tranh giai cấp” liên tục, không ngừng không nghỉ với danh nghĩa “cách mạng”, người dân bị chà đạp, dày vò méo mó đến thân tàn ma đại. Lịch sử đã chứng minh rằng, cuộc Cách mạng văn hoá nhân tạo được phát động, rồi được thúc đẩy cũng do nhân tạo này, là một cuộc chém giết khủng khiếp trong lịch sử Trung quốc, bất kể là về mặt lý luận, hay về mặt thực tiễn đều là một sai lầm cực đoan từ đầu tới cuối, từ cuối tới đầu. Cuộc Cách mạng văn hoá kéo dài trong thời gian dằng dặc 10 năng, với sai này chồng lên sai khác, với lầm này chồng lên lầm kia, về mặt phản diện, nó đã thức tỉnh được lòng dân Trung quốc, và tự tạo cho nó người đào huyệt. Nhân dân Trung quốc trải qua mười năm khốn đốn tai hoạ, họ đã dùng chính nghĩa của họ, dũng khí của họ, để cuối cùng chiến thắng được lầm lỗi, bắt đầu đi sâu vào, hướng tới con đường quang minh chính đại của chân lý và hy vọng.
Chú thích:
(1) Cuộc khởi nghĩa Nam Xương năm 1927 là sự khởi đầu cho các cuộc vũ trang cách mạng do đảng cộng sản độc lập lãnh đạo. Nên lấy ngày 1-8 (Bát Nhất) làm ngày thành lập Quân đội giải phóng nhân dân Trung quốc

<< 51. Mao Trạch Đông, vĩ nhân một đời, ra đi | 53. Sự phục hồi trong vòng sáng huy hoàng >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 284

Return to top