36. Cuộc đấu tranh về “tổ chức nội các”trong Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khoá bốnĐể hoàn thành những điều đã được xác định trong đại hội 9, và phương châm tiếp tục kế thừa của đại hội 10, Mao Trạch Đông quyết triệu tập đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá bốn sắp tới. Triệu tập đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc là bước đi quan trọng sau khi Mao Trạch Đông triệu tập đại hội đại biểu toàn quốc của đảng. Đại hội đại biểu của đảng là hoàn thành việc sắp xếp lại tổ chức cơ cấu của đảng. Còn đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc là do hiến pháp quy định, để hoàn thành việc sắp xếp nhân sự và tổ chức của cơ cấu quốc gia. Mao Trạch Đông có ý định qua hai sự sắp xếp lớn này là để thắng lợi hoàn thành sứ mệnh “vinh quang” của Cách mạng văn hoá. Mao Trạch Đông đề xuất: “Cuộc Đại cách mạng văn hoá của giai cấp vô sản đã được tám năm. Bây giờ ổn định là tốt nhất. Toàn đảng toàn quân phải đoàn kết”. Điều suy nghĩ tính toán của Mao Trạch Đông lúc này là bảo vệ thành quả của Cách mạng văn hoá, cần phải sắp xếp lại nhân sự của đảng, của chính quyền và quân đội, cũng như cần sự ổn định, đoàn kết. Dù sao ông ta cũng đã tám mươi rồi, tự biết tình trạng bản thân mình như nhật nguyệt sớm chiều, mỗi ngày mỗi khác. Có lúc ông ta đã nói với người xung quanh rằng:
Tuổi tám tư, tuổi bảy ba
Diêm Vương không hẹn, tự đi tìm.
Đối và việc hậu sự của mìtlh, dù ông ta không muốn nghĩ tới cũng vẫn cứ phải nghĩ tới.
Triệu tập đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, cần phải tiến hành sắp xếp nhân sự của cơ cấu quốc gia, đối với bè lũ Giang Thanh mà nói, đây chính là giờ phút then chốt nhất. Trong đảng, bọn họ đã vơ được chức quan cao, Vương Hồng Văn đã làm phó chủ tịch đảng, Trương Xuân Kiều làm uỷ viên thường vụ, Giang Thanh là Diêu Văn Nguyên đều đã được vào Bộ Chính trị. Nhưng ỷ vào cái thế công thần Cách mạng văn hoá, dã tâm tham vọng của chúng còn dầy, còn cần phải tiếm đoạt thêm quyền lực ở chính quyền, quân đội quốc gia. Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc được triệu tập, trong con mắt họ, chính là một cơ hội lớn, tốt nhất để bọn chúng thêm một bước phân phối lại quyền lực, và cướp đoạt được những quyền lực lớn hơn. Rồi đến một ngày, khi Mao Trạch Đông không còn nữa, thiên hạ này sẽ là của họ.
Giang Thanh và bè lũ gấp gáp tham gia vào “tổ chức nội các”.
Tối ngày 6.10.1974, Giang Thanh tìm tới Chu Ân Lai để nói chuyện, đưa ra ý kiến về việc sắp xếp nhân sự trong đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá bốn, cùng với dự kiến về tổng tham mưu trưởng quân Giải phóng.
Bè lũ Giang Thanh một mặt gấp gáp thò tay vào nội các, một mặt muốn đạt được mục đích là đoạt được quyền chức trong đại hội đại biểu nhân dân, cần phải đánh đổ Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Đến lúc này, bọn chúng không thể chờ đợi lâu thêm hơn được nữa.
Bè lũ Giang Thanh mượn cớ “Sự kiện tầu Phong Khánh” để gây khó khăn cho Quốc vụ viện mà đứng đầu là Chu Ân Lai, đồng thời gây rối Bộ Chính trị.
Thực ra, cái gọi là “Sự kiện tầu Phong Khánh” chẳng phải là chuyện to tát gì. Sự việc bắt đầu là thế này: “Tầu Phong Khánh” sau chuyến viễn dương thắng lợi trở về, có thể coi đây là một thành công của Trung quốc trong việc tự đóng mới tàu viễn dương, đó vốn là một chuyện vui mừng. Nhưng khốn nỗi lực lượng chuyên chở viễn dương đang còn rất thiếu, nên Quốc vụ viện và Bộ Giao thông đã có quyết định cho mua một số tầu của nước ngoài cho đủ dùng. Giang Thanh và bè cánh liền túm lấy sự kiện này, lu loa lên rằng Bộ Giao thông “bán nước”, đồng thời cũng làm ầm ĩ lên rằng, “đứng đằng sau Bộ Giao thông là người của trung ương”. Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn vu cáo Bộ Giao những là tôn sùng nước ngoài, là tư tưởng “chuyên chính của giai cấp tư sản mại bản”, đồng thời lôi chính uỷ Lý quốc Đường, cùng một số người khác, đã không đồng ý phê phán Bộ Giao thông và Quốc vụ viện ra đàn áp, phê phán, biến nó thành sự kiện phản động chính trị.
Tối 17.10.1974, Giang Thanh và bè cánh có âm mưu làm bùng việc này lên trong hội nghị Bộ Chính trị, nêu “Sự kiện tâu Phong Khánh” thành vấn đề “sùng bái nước ngoài” và “bán nước”, ép buộc các chính viên của Bộ Chính trị phải có ý kiến ngay lại chỗ. Giang Thanh điên cuồng quấy phá Bộ Chính trị, đòi phải túm cổ kẻ đứng đằng sau “giai cấp tư sản mại bản”. Mụ khiêu khích hỏi Đặng Tiểu Bình: “Thái độ của ông đối với vấn đề này như thế nào?”. Đối với sự tấn công đột ngột đó, Đặng Tiểu Bình bình thản trả lời: “Tôi đã quyết rồi”. Đồng thời tỏ ý là sẽ xem lại tài liệu này. Giang Thanh thấy Đặng Tiểu Bình dám chống đối như vậy, liền liền thêm một bước nữa hỏi và buộc phải bày tỏ thái độ đối với việc phê phán “triết học sùng ngoại” ra làm sao. Đặng Tiểu Bình không nén nổi giận nữa, ông nghiêm giọng nói với Giang Thanh: “Bộ Chính trị họp để thảo luận các vấn đề đều cần phải bình đẳng, không thể dùng thái độ như thế để đối xử với kẻ khác”. Đặng Tiểu Bình nói tiếp: “Một Bộ Chính trị như thế liệu còn có thể làm việc được nữa không? Bà buộc người ta phải viết ra giấy tán thành ý kiến của bà sao?” Giang Thanh lộng hành ngang ngược đã quen, vậy mà hôm nay trước mặt tất cả các thành viên Bộ Chính trị, Đặng Tiểu Bình dám nói vỗ mặt mụ như thế, khiến mụ sững người, tiếp đó mụ lại càng lu loa hơn, ầm ĩ hơn. Thấy Giang Thanh đanh đá, lưu manh như vậy, Đặng Tiểu Bình liền đứng dậy, giận dữ nghiêm khác nói: “Vấn đề còn chưa nắm bắt được rõ ràng đã vội chụp cho người ta cái mũ to như thế, thì cuộc họp này làm sao mà tiếp tục được nữa!”. Nói xong, ông lập tức bỏ hội nghị, đi ra khỏi hội trường. Sau khi Đặng Tiểu Bình đã bỏ đi, Trương Xuân Kiều lẩm bẩm nói: “Thế là Đặng Tiểu Bình chạy mất rồi!”
Giang Thanh vốn dĩ muốn làm náo động ở hội nghị Bộ Chính trị, nhưng không ngờ lại vấp phải cái đầu đinh to, cứng, nhọn. Nên ngay tối hôm đó, Giang Thanh triệu tập Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn đến phòng số 17 trên gác Điếu Ngư Đài để khẩn cấp bàn tính những âm mưu bí mật. Giang Thanh nói, Đặng Tiểu Bình dám cãi lộn như vậy là do lão ta ghét Cách mạng văn hoá, chống đối lại Cách mạng văn hoá. Trương Xuân Kiều nói, Đặng Tiểu Bình sở dĩ phải bỏ chạy như vậy có thể là có liên quan tới việc sắp xếp tổ chức và đề xuất tổng tham mưu trưởng trong đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, việc này coi như đã bùng nổ rồi. Vương Hồng Văn nói: Đặng Tiểu Bình hoàn toàn bất mãn với Đại cách mạng văn hoá, nên trong lòng căm tức, không ủng hộ những sự việc mới xuất hiện. Diêu Văn Nguyên lại ghi vào nhật ký như sau: “Tình hình đấu tranh có đột biến rồi. Khi hội nghị tối hôm qua kết thúc, Đặng Tiểu Bình đứng lên nhục mạ đồng chí Giang Thanh”, “Đã xuất hiện không khí của hội nghị Lư Sơn”. Cả bọn ngồi nghiên cứu bàn bạc đến tận nửa đêm, cuối cùng quyết định nắm chắc lấy “sự kiện” này, chọn lời, chọn ý thật chu đáo, rồi cho Vương Hồng Văn đi Trường Sa để báo cáo với Mao Trạch Đông. Ngày hôm sau, tức là ngày 18.10, Vương Hồng Văn mang danh nghĩa là Bộ Chính trị, lẻn bay về Trường Sa, ton hót với Mao Trạch Đông tội trạng của Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Hắn nói: “Hiện nay đã sực nức mùi hội nghị Lư Sơn rồi”. Hắn trình tấu một cách giật gân rằng: “Xuống Hồ Nam lần này, tôi không nói cho bất cứ người nào ở Bộ Chính trị biết, và cũng không báo cho thủ tướng biết. Bốn người chúng tôi (Vương Hồng Văn n, Trương Xuân Kiều, Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên) đã họp một đêm, bàn bạc xong, cho tôi đi báo cáo. Tôi mạo hiểm tới đây”. Hắn vu cáo rằng: ở hội nghị Bộ Chính trị, chính vì sự kiện này, mà đồng chí Giang Thanh và Đặng Tiểu Bình đã cãi nhau, cãi nhau to lắm ạ”. Hắn còn nói: Sở dĩ Đặng Tiểu Bình làm ầm ĩ lên như vậy chính là được ấp ủ bắt nguồn từ việc chọn lựa người làm tổng tham mưu trưởng”. Hắn còn cố tình, cố ý vu cáo rằng: “Thủ tướng tuy đang chữa bệnh, nằm lỳ trong bệnh viện, nhưng mọi hoạt động lại rất tích cực. Suốt ngày đêm, người kéo tới chuyện trò, bàn bạc, cứ rầm rập không ngớt, những người luôn luôn tới gặp thủ tướng là Đặng Tiểu Bình, Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm v.v...”. Hắn còn bịa đặt, vu cáo: những con người này, sở dĩ đi lại dồn dập như vậy, là có liên quan dện việc sắp xếp nhân sự trong đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá bốn này”. Lại nhân cơ hội diện kiến Mao Trạch Đông, Vương Hồng Văn cố tình tâng bốc Trương Xuân Kiều là một con người đày năng lực, Diêu Văn Nguyên chịu khó nghiên cứu, đọc sách, còn đối với Giang Thanh, thật hết lời bợ đỡ, với hàm ý rất lộ liễu, thuyết phục Mao Trạch Đông đưa Giang Thanh và một số người khác nào “Tổ chức nội các”. Sau này, trong một lần thẩm vấn, Vương Hồng Văn đã tự cung khai về lần đi khiếu kiện đó: “Mục đích của chuyện đi ấy là làm thối Đặng Tiểu Bình trước mặt Mao Trạch Đông, khiến ông không được làm việc nữa, tất nhiên là không thể để Đặng Tiểu Bình làm phó thủ tướng thứ nhất”.
Mao Trạch Đông vốn là con người có trí tuệ chính trị rất nhạy bén. Ông ta nghe bản cáo trạng dài dằng dặc của Vương Hồng Văn mà trong lòng đoán biết hết mọi chuyện. Khi nghe xong, Mao Trạch Đông nói với Vương Hồng Văn, có ý kiến gì nên trực diện nói với nhau, còn nói như thế này là không hay, cần phải đoàn kết với đồng chí Đặng Tiểu Bình. Chính trị của đồng chí Đặng Tiểu Bình là rất mạnh, lại còn biết cả đánh trận nữa. Mao Trạch Đông còn nói với Vương Hồng Văn: “Ông về di, cần phải tìm Thủ tướng và Diệp Kiếm Anh bàn luận thật nhiều với các ông ấy, không nên quan tâm tụ ngũ với Giang Thanh, ông phải cảnh giác với bà ấy”.
Bè lũ Giang Thanh vốn vẫn cứ tưởng rằng, Vương Hồng Văn đã được Mao Trạch Đông đưa lần địa vị cao như thế, đương nhiên đầy hy vọng được coi là người kế cận. Nên Vương Hồng Văn đi tố cáo, dứt khoát là ăn chắc. Nhưng chẳng ngờ, Mao Trạch Đông lại xổ ra một thôi một hồi những lời ngăn chặn. Cho nên chuyến đi Trường Sa ấy coi như hóng bét, không những chẳng ăn thua gì, lại làm cho Mao Trạch Đông phải suy nghĩ thầm. Đó là việc sắp xếp nhân sự ở đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc sẽ chẳng êm ả xuôi chiều gì, mà sẽ có chuyện choảng nhau.
Kết quả của việc Vương Hồng Văn đi Trường Sa kiện cáo vào ngày 18, những người ngồi chờ ở Bắc Kinh còn chưa biết, họ đã vội vã mượn gió bé măng theo kiểu liền hô hậu ủng. Cả ngày và tối 18, Giang Thanh đã hai lần cho gọi Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh đến Điếu Ngư Đài là nơi ở của mụ, bàn bạc thông báo về sự kiện tầu Phong Khánh
Vì sức khoẻ suy kém, nên trong thời gian rất dài vừa qua, Mau Trạch Đông rất hạn chế việc gặp gỡ với mọi người. Ngay cả đến Giang Thanh muốn gặp Mao Trạch Đông cũng phải có thỉnh thị trước, hơn nữa cũng đã có nhiều lần đề nghị cho gặp, nhưng đều bị cự tuyệt. Vì Giang Thanh không được gặp Mao Trạch Đông nên tìm cách lợi dụng Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh. Vương Hải Dung là thân thích của Mao Trạch Đông, đang làm thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Đường Văn Sinh là con gái một nhà ngoại giao rất nổi tiếng là Đường Minh Chiếu, vì từ nhỏ cho đến lớn đều sống ở nước ngoài, nên có trình độ phiên dịch khá cao. Hai người này thường hay phiên dịch chu Mao Trạch Đông mỗi khi ông ta tiếp khách nước ngoài, và được Mao Trạch Đông rất quý trọng. Giang Thanh thấy mình không được đến gặp Mao Trạch Đông nên muốn dùng Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh làm “cái loa” cho mình, mỗi khi phiên dịch cho khách nước ngoài, gặp Mao Trạch Đông, để nói xấu Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình.
Giang Thanh khuếch đại lên với Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh việc mụ cãi lộn với Đặng Tiểu Bình ở hội nghị Bộ Chính trị, rồi sau đó Đặng Tiểu Bình bỏ hội nghị đi mất, khiến cho hội nghị không tiếp tục được nữa. Giang Thanh còn vu cáo nói, các đồng chí lãnh đạo ở Quốc vụ viện thường hay mượn cớ bàn công việc nhưng thực là để xâu chuỗi theo kiểu bè phái, cho nên thủ tướng nằm bệnh viện mà vẫn rất bận rộn chứ đâu phải là nằm dưỡng bệnh. Mụ còn nói, Đặng Tiểu Bình cùng với thủ tướng và nguyên soái Diệp Kiệm Anh luôn luôn là một cánh vế với nhau, thủ tướng là người giật dây ở hậu đài. Sau khi “Phê phán Lâm Bưu, Khổng Tử”, Trương Xuân Kiều nói với Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh rằng: vấn đề chi thu tài chính quốc gia và mậu dịch đối ngoại sở dĩ chênh lệch nhau, là vì những người lãnh đạo ở Quốc vụ viện có tinh thần “sùng ngoại” nên mới như thế, và nâng thái độ của Đặng Tiểu Bình trước vấn đề “tầu Phong Khánh” y như “dòng nước ngược tháng hai”. Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên muốn Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh đem những chuyện đó “báo cáo” với Mao Trạch Đông. Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh bị gọi đến nói cho biết những chuyện đó, hai người cảm thấy đây là một vấn đề lớn, cho nên, cho rằng trước hết phải hội ý hội báo với Chu Ân Lai trước. Ngày hôm nay, tức là ngày 19.10.1974, hai bà đã vào bệnh viện báo cáo mọi chuyện với Chu Ân Lai.
Trong ngày 19.10.1974, Chu Ân Lai đã lần lượt cho mời Hoa Quốc Phong, Kỷ Đăng Khuê, Lý Tiên Niệm và Đặng Tiểu Bình tới nói chuyện, và ông đã nắm được mọi tình hình về vấn đề “tầu Phong Khánh”. Chu Ân Lai nói với Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh rằng, tình hình ở hội nghị Bộ Chính trị ông đã có được biết rồi, theo sự tìm hiểu của ông, sự việc nó không đúng như Giang Thanh và một số người khác nói lại, mà vấn đề là ở chỗ Giang Thanh và tất cả bốn người đã lập kế hoạch, gây sự, bắt bẻ, lật Đặng Tiểu Bình trước. Họ đã nhiều lần làm kiểu đó với đồng chí Đặng Tiểu Bình rồi, mà đồng chí Đặng Tiểu Bình vẫn nín nhịn. Nghe những lời thủ tướng nói Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh cũng có được sự chuẩn bị sẵn trong lòng. Ngày 20.10.1974, Mao Trạch Đông tiếp thủ tướng Đan Mạch Paul Harttin ở Trường Sa. Vì quan hệ công tác nên Đặng Tiểu Bình đã đưa khách đi Trường Sa và cùng tiếp khách.
Sau khi tiếp khách nước ngoài, Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh đã căn cứ vào ý kiến của Chu Ân Lai trình bày với Mao Trạch Đông trước sau mọi chuyện đầy đủ. Nghe hai người trình bày xong. Mao Trạch Đông rất bực bội, nói rằng: “Văn đề tầu Phong Khánh vốn là một chuyện nhỏ, hơn nữa đồng chí Tiên Niệm và một số đồng chí khác đã giải quyết rồi, làm sao Giang Thanh vẫn cứ làm ầm ĩ lên vậy”. Mao Trạch Đông chỉ thị cho Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh sau khi trở về tới Bắc Kinh, nói lại với Chu Ân Lai và Vương Hồng Văn như sau: “Thủ tướng vẫn còn là thủ tướng, công tác trù bị và sắp xếp nhân sự cho đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc phải do Chu Ân Lai và Vương Hồng Văn, hai người cùng quản”. Mao Trạch Đông còn tỏ thái độ tán dương việc Đặng Tiểu Bình đã đối đầu gay gắt với Giang Thanh. Mao Trạch Đông đã chỉ thị cho Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh nói lại với Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên rằng, họ đừng có theo đuôi Giang Thanh mà ăn nói lung tung.
Ngày 22.10.1974, sau khi Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh trở lại Bắc Kinh, truyền đạt lại với Chu Ân Lai nội dung cuộc nói chuyện với Mao Trạch Đông ở Trường Sa. Chu Ân Lai vô cùng phấn chấn. Theo chỉ thị của Mao Trạch Đông, ông bắt đầu tiến hành công tác trù bị cho đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá bốn. Chu Ân Lai cũng đã biết rất rõ về tình trạng sức khoẻ của mình rồi, ông cũng biết một cách sâu sắc rằng, ông và các chiến hữu của ông đang phải dấn thân vào một cuộc chiến một mất một còn với Giang Thanh cùng bè cánh của mụ, nên không thể kéo dài dù trong phút chốc. Với tình trạng bản thân cực kỳ mệt mỏi, ông vẫn tranh thủ làm việc từng giây từng giờ.
Ngày 25.10.1974, Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh nói chuyện với nhau rất lâu. Ngày 27.10.1974, ông nói chuyện với Lý Tiên Niệm. Ngày 28, với Vương Hồng Văn. Từ ngày 1 đến 3.11.1974, ông mời tất cả những thành viên Bộ Chính trị ở Bắc Kinh, chia thành ba tốp, lần lượt tới làm việc với ông ở bệnh viện, ông truyền đạt lại chỉ thị của Mao Trạch Đông, giải quyết “Sự kiện tấu Phong Khánh”. Ngoài ra, ông còn thu xếp thời gian mời Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh tới nói chuyện. Ngày 6.11.1974, Chu Ân Lai viết thư cho Mao Trạch Đông, báo cáo về tình hình trù bị và tiến triển của đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá bốn. Trong thư ông viết: danh sách đại biểu, dự thảo hiến pháp và báo cáo, báo cáo công tác của chính phủ, nói chung, trong tháng mười một sẽ hoàn tất”, “Danh sách nhân sự, định khoảng hạ tuần tháng mười một, có thể chọn lựa được những ứng viên tương đối vừa ý, tôi tích cực ủng hộ đề nghị của Chủ tịch là để Đặng Tiểu Bình làm phó thủ tướng thứ nhất, và kiêm tổng tham mưu trưởng”. Ngay trong ngày hôm đó, Mao Trạch Đông đã bút phúc vào thư đó của Chu Ân Lai: đồng ý.
Cũng rạng ngày hôm đó, Chu Ân Lai nói chuyện với Vương Hai Dung và Đường Văn Sinh, nhờ hai bà báo cáo lại tình hình bệnh tật và một số vấn đề khác với Mao Trạch Đông đang ở Trường Sa: Ngày 7.11.1974, sau khi Lý Tiên Niệm đưa khách nước ngoài đi Trường Sa gặp Mao Trạch Đông trở về, hai ông đã nói chuyện với nhau rất lâu. Cũng ngay tối hôm đó Chu Ân Lai nói chuyện với Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh cũng vừa từ Trường Sa trở về. Hai bà cho biết Mao Trạch Đông lại thêm một lần nữa phê bình Giang Thanh. Ngày 8.11.1974, Chu Ân Lai nói chuyện với Lý Tiên Niệm và Kỷ Đăng Khuê. Ngày 9.11.1974, nói chuyện với Vương Hồng Văn.
Đặng Tiểu Bình do bận công tác đối ngoại, chuẩn bị đưa tổng thống Yêmen, Lubai đi Trường Sa hội kiến với Mao Trạch Đông. Ngày 10.11.1974, trước khi đi Trường Sa, Đặng Tiểu Bình tới bệnh viện thăm Chu Ân Lai, hai người nói chuyện với nhau. Ngày 12.11.1974, sau khi Mao Trạch Đông tiếp khách nước ngoài xong, Đặng Tiểu Bình trình bày lại với Mao Trạch Đông về việc tranh cãi ở Bộ Chính trị ngày 17.10.1974 ông nói cả việc mình đã tranh cãi với Giang Thanh như thế nào. Mao Trạch Đông nghe xong, tỏ ý tán thành ý kiến và cách làm của Đặng Tiểu Bình. Mao Trạch Đông nói: “Bà ấy thích áp đặt người khác, tôi cũng chẳng hài lòng”. Ông ta lại nói với Đặng Tiểu Bình “Ông đã thành lập một cái công ty gang thép rồi! Hay lắm!”. Đặng Tiểu Bình nói: “Thực tình, tôi không thể kiên nhẫn hơn được nữa, không phải chỉ có một lần”. Mao Trạch Đông nói: “Tôi tán thành ông!”. Đặng Tiểu Bình nói: “Bà ấy đã làm như thế đến bảy tám lần ở Bộ Chính trị rồi”, Mao Trạch Đông nói: “Thích áp đặt lên người khác, tôi cũng chẳng hài lòng”. Mao Trạch Đông lấy tay chỉ vào Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh khi ấy cũng có mặt tại đó: “Hai bà này cũng chẳng hài lòng”. Đặng Tiểu Bình đưa ra một ý kiến có tính khẳng định: “Điều chủ yếu là vì tôi thấy, tình hình ở Bộ Chính trị không bình thường. Cuối cùng tôi đành phải nói chuyện phải trái với bà ấy. Công ty gang thép đối chọi với công ty gang thép”. Mao Trạch Đông nói với vẻ ly tán thành: “Hay lắm”. Đối với công tác của bản thân mình, Đặng Tiểu Bình nói hết sức thành khẩn: “Đối với công tác gần đây của tôi, Chủ tịch đã quyết định rồi, đã nói rồi, nên chẳng cần nhắc lại nữa, nhưng tôi thấy trách nhiệm có phần hơi nặng nề”. Mao Trạch Đông nói với vẻ đầy tin tưởng: “Chẳng còn cách nào khác được, chỉ có mỗi một việc là gánh vác lấy thôi! Ông ta khuyến khích Đặng Tiểu Bình cố gắng hơn, phóng tay làm việc.
Đặng Tiểu Bình vừa trở lại Bắc Kinh, Đặng Dĩnh Siêu lập tức tới gặp ông ngay, báo cho ông biết tình hình bệnh tật và sự chữa trị của Chu Ân Lai. Sau đó, Đặng Tiểu Bình tới bệnh viện, thông báo cho Chu Ân Lai biết việc nói chuyện với Mao Trạch Đông như thế nào. Sau đó, Chu Ân Lai nói chuyện với Diệp Kiếm Anh, thông báo những vấn đề và tình hình có liên quan.
Đồng thời với sự gấp rút, căng thẳng làm việc ngày đêm của Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình cùng các đồng chí khác, thì bè lũ Giang Thanh cũng chẳng chịu ngồi yên. Tuy “Sự kiện tầu Phong Khánh” đã bị Mao Trạch Đông phê bình nhiều dân, tuy đã bị Mao Trạch Đông chất vấn, bác bỏ ý đồ tổ chức nội các do mụ chủ trì, tuy Mao Trạch Đông đã khẳng định đưa Đặng Tiểu Bình vào chức vụ quan trọng hơn, nhưng bè cánh và Giang Thanh vẫn không hề biết đến sự hối cải là gì. Bởi bọn đó vẫn còn có Vương Hồng Văn đang được trọng dụng, được Mao Trạch Đông giao trách nhiệm cùng với Chu Ân Lai làm công tác trù bị cho đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá bốn, nên trong những vấn đề then chốt trong việc “tổ chức nội các”, chúng vẫn còn có thể thọc tay vào xoay xở được.
Ngày 12.11.1974, Giang Thanh viết thư cho Mao Trạch Đông, chính thức đề nghị: Tạ Tĩnh Nghi làm phó ban thường vụ đại hội nhân dân toàn quốc, Trì Quần làm bộ trưởng Bộ Giáo dục. Mao Viễn Tân, Trì Quần, Tạ Tĩnh Nghi v.v.., đưa vào Bộ Chính trị, để bồi dưỡng làm người kế cận. Trong thư Giang Thanh làm ra vẻ ta là người sắp xếp tổ chức nội các. Ngay ngày hôm đó, Mao Trạch Đông nhận được thư, và cũng trả lời ngay trong ngày hôm đó, dứt khoát cự tuyệt những lời đề nghị của Giang Thanh: “Chớ nên xuất hiện nhiều. Chớ nên phê văn kiện. Chớ nên nhúng tay vào việc sắp xếp nội các (làm chủ đứng ở hậu đài). Bà gây thù thuốc oán đã nhiều, cần phải đoàn kết với đa số. Nay có lời dặn dò”. Sau khi viết những dòng đó, Mao Trạch Đông còn cảm thấy chưa hết lời, nên viết thêm: “Tái bút, con người, quý là ở chỗ biết mình”.
Ngày 19.11.1974, Giang Thanh dưới danh nghĩa là “kiểm điểm”, viết thư cho Mao Trạch Đông, nói nào là “những sự việc quái gở ấy, nhìn lại mà thấy giật mình”. Rồi lại nói: “Từ đại hội 9 đến nay, về cơ bản là ngồi không, chẳng được phân cho một công tác nào, nên rất bối rối”. Giang Thanh làm điệu bộ, uốn éo, làm nũng, đòi Mao Trạch Đông phải thăng quan tiến chức cho mình. Thấy Giang Thanh vẫn ngoan cố, ngày 20.11.1974, Mao Trạch Đông lại viết thư phê bình Giang Thanh: “Chức vụ của bà là nghiên cứu động thái trong và ngoài nước, như vậy đã là một nhiệm vụ quá lớn rồi. Chuyện này tôi đã nói với bà nhiều lần rồi, không nên nói là không có việc làm. Nay có lời đặn dò”. Giang Thanh đã gác những lời can ngăn của Mao Trạch Đông ra ngoài tai, coi như cơn gió thoảng, nên đã cho gọi Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh tới, yêu cầu họ truyền đạt tới Mao Trạch Đông những ý kiến về việc sắp xếp nhân sự của mình, tức là đặt Vương Hồng Văn vào chức vụ phó ban thường vụ đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, đứng ngay đằng sau Chu Đức và Đổng Tất Vũ.
Khi nghe được “ý kiến” của Giang Thanh, Mao Trạch Đông nói ngay với Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh: “Giang Thanh có đã lầm, bà ấy muốn Vương Hồng Văn làm trưởng ban thường vụ đại hội nhân dân toàn quốc, còn bà ấy sẽ đích thân làm chủ tịch đảng”. Mao Trạch Đông cho Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh nói lại với Chu Ân Lai: Ban thường vụ đại hội đại biểu nhân dân thì sau Chu Đức, Đổng Tất Vũ sẽ là Tống Khánh Linh(1). Đặng Tiểu Bình, Trương Xuân Kiều, Lý Tiên Niệm v.v., là phó thủ tướng Quốc vụ viện. Còn những người khác tuỳ Chu Ân Lai sắp xếp. Theo chỉ thị của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, quyết định Đặng Tiểu Bình chủ trì việc khởi thảo “Báo cáo công tác của chính phủ” và sẽ do Chu Ân Lai đọc tại đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá bốn.
Hạ tuần tháng mười một, đã thành lập một tổ viết báo cáo, và bắt tay vào làm việc khởi thảo báo cáo. “Báo cáo công tác của chính phủ” sẽ do Chu Ân Lai đứng đọc tại hội trường, nhưng tình hình sức khoẻ của ông rất kém, nếu viết dài quá, chắc chắn Chu Ân Lai sẽ không chịu đựng nổi. Muốn để cho Chu Ân Lai hoàn thành được trách nhiệm nặng nề đọc báo cáo công tác của chính phủ được thông đồng bén giọt trước mấy nghìn đại biểu dự đại hội, nên Đặng Tiểu Bình đã đề nghị và được Mao Trạch Đông đồng ý, bản báo cáo công tác của chính phủ hạn định trong vòng 5 ngàn chữ. Đại hội khoá bốn lần này, cách đại hội khoá ba lần trước đã mười năm, có biết bao nhiêu công việc và bao nhiêu vấn đề cần phải đưa vào “Báo cáo công tác của chính phủ” nhưng lại hạn chế trong vòng 5 ngàn chữ, biết viết làm sao! Cái khó đó không làm rối trí Đặng Tiểu Bình. Năm ngàn chữ đó, không những phải viết được, mà còn phải viết cho đủ và hay. “Bản báo cáo công tác của chính phủ” phải trở thành một cột mốc quang vinh trong cuộc đời hơn hai mươi năm làm cách mạng và hơn hai mươi năm giữ chức thủ tướng của Chu Ân Lai. Đặng Tiểu Bình đích thân chia làm ba đoạn, mỗi đoạn một nghìn mấy trăm chữ. Nội dung nhắc tới toàn là những nội dung thực tế, những phần phụ, có thể giảm được bao nhiêu, sẽ cố giảm bớt bấy nhiêu. Nhiễu năm sau cha tôi nhớ lại việc này, mà vẫn vô cùng cảm động: “Bài nói của thủ tướng là do chính tôi viết ra, không được vượt quá năm ngàn chữ. Sức khoẻ của thủ tướng kém như thế, viết dài ông đọc không nổi. Hồi đó, tôi vẫn thường hay đến gặp thủ tướng”.
Công tác trù bị đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá bốn, rất căng thẳng và rất vất vả, Chu Ân Lai nằm ở bệnh viện mà không ngừng tìm người này người khác tới bàn bạc và nghiên cứu các vấn đề. Triệu tập họp đại hội đại biểu nhân dân, cần phải làm rất nhiều công việc to lớn để tổ chức hội nghị, có các loại báo cáo cần phải viết, điều quan trọng hơn cả là việc chọn lựa ra ban thường vụ của đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, chọn ra Quốc vụ viện và tất cả các thành viên của cơ cấu tổ chức trực thuộc. Chu Ân Lai đã phải dùng tới nghị lực lớn nhất của mình, chịu đựng sự dày vò của bệnh tật, kiên trì làm việc và đấu tranh trong một hoàn cảnh vô cùng gian nan, đối lên ngọn lửa cuối cùng của cuộc đời mình. Ông đã thực sự quá mệt mỏi rồi. Ngày 25.11.1974, khi gặp gỡ đoàn của tiến sĩ Kitsinggiơ, Chu Ân Lai sau khi nói rõ về bệnh tình của mình, ông nói thầm: “Lần đàm phán này với các ngài, sẽ do phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình và bộ trưởng ngoại giao Kiều Quán Hoa đại diện cho chính phủ, còn tôi, cho tôi có được một cơ hội nghỉ ngơi” Đặng Tiểu Bình nhận lấy trách nhiệm nặng nề của Chu Ân Lai trao cho mà không có người nào khác thay thế được. Ông thay thế Chu Ân Lai, thực hiện một cách trung thành sứ mệnh lịch sử của công tác đối ngoại của chính phủ Trung quốc.
Trong khi thay thế Chu Ân Lai chủ trì những công việc thường nhậm của Quốc vụ viện, và chủ trì việc khởi thảo “Báo cáo công tác của chính phủ, cha tôi thường xuyên tới chỗ Chu Ân Lai để bàn bạc về công việc. Ngày 17.12.1974, cha tôi đưa tổng thống nước Cộng hoà Zaia, Môngbáctô, đi gặp Mao Trạch Đông ở tỉnh xa. Tháng mười hai năm đó chúng tôi dọn nhà, từ thôn Hoa Viên ngoại thành vào phố Rộng ở nội thành. Cha tôi được Mao Trạch Đông đưa lên làm lổng tham mưu trưởng quân Giải phóng, do đó việc cung cấp đã được đưa từ cục quản lý hành chính của Quốc vụ viện sang cục quản lý của bộ tổng tham mưu. Vào lúc đó thôn Hoa Viên được coi là nơi xa xôi thuộc vùng ngoại thành, hàng ngày vào nội thành làm việc rất không tiện, cho nên cần phải vào ở trong nội thành, cục quản lý của bộ tổng tham mưu bắt đầu đi tìm nhà cho gia đình tôi. Khi đó mẹ tôi đưa chúng tôi đi xem qua mấy ngôi nhà, nhưng đều chẳng thấy thích thú lắm. Cuối cùng thấy ở ngã tư phố Rộng, góc tây bắc cổ một khu nhà cũ, được xây dựng theo kiểu tứ hợp(2), nhưng gần đây mới được tu sửa lại. Khi sửa xong trước đây, đã có một vị phó tổng tham mưu ở bộ tổng tham mưu đến xem, chê là quá “tồi tàn” nên bỏ, không nhận. Cũng lại đã có một vị phó tổng tham mưu trưởng vừa được giải phóng, đến xem, lại bảo là quá rộng, không dám nhận. Khi chúng tôi đến xem thấy nhà cửa cũng tàng tàng, không mới không cũ, nhiều phòng, rất hợp với gia đình nhà tôi. Đây là những tâm trạng khác nhau vì phải trải qua những cuộc sống không giống nhau trong Cách mạng văn hoá. Tháng mười hai, chúng tôi dọn về nhà mới. Cả nhà lại bận túi bụi bao nhiêu ngày.
Một khu nhà tứ hợp nằm ở giữa phố Rộng. Tất cả những nhà tứ hợp bao giờ ở giữa cũng có một sân chung. Bốn ngôi nhà với cá sân vuông vức, nhưng trống trếnh trống toàng, không có một cái cây một ngọn cỏ nào. Trời nổi gió là bụi bốc lên mù mịt. Cha tôi rất thích trồng cây, trồng hoa, trồng cỏ. Ngôi nhà cũ của chúng tôi ở Trung Nam Hải cụng là ngôi nhà tứ hợp cổ kính. Chúng tôi đã từng trồng ở đó rất nhiều cây cối cùng hoa thảo. Mùa xuân có hoa nghênh xuân, hải đường, hoa anh đào, mùa hè có hoa thái bình, hoa nguyệt quý, hoa ngọc châm, mùa thu có cúc vàng, cúc trắng, mùa đông còn nhưng cây tùng, cây bách. Khi chúng tôi dọn nhà đến phố Rộng đó, tuy là giữa ngày đông tháng giá, cha mẹ tôi đã bàn kế hoạch và ngay cả chúng tôi cũng bàn bạc với nhau, vào đầu mùa xuân sang năm, chúng tôi sẽ lại làm đúng như hồi ở Trung Nam Hải, trồng cây, trồng hoa, trồng cỏ trong sân, ngoài những chỗ dành ra làm đường đi lại, còn lại sẽ xanh hoá hết, mảnh sân nhà chúng tôi sẽ tươi đẹp lên ngay thôi.
Sau khi dọn nhà về phố Rộng, chúng tôi cũng đã từng nghĩ rằng, trong bao nhiêu năm nay cứ dọn đi dọn lại mãi, lần này mới coi là yên ổn được. Cha tôi cũng rất hài lòng, nói: “Có thể dưỡng lão ở đây được rồi”. Nhưng thật chẳng ngờ, trong những năm tháng đầy phong ba về sau này, chúng tôi còn phải dọn nhà, mà phải dọn nhà nhiều lần là khác.
Chú thích: (1) Tống Khánh Linh: vợ goá của nhà cách mạng dân chủ Trung quốc Tôn Trung Sơn. Bà đã từng là phó chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
(2) Nhà tứ hợp: bốn khu nhà xây ở bốn phía một khu đất, quay mặt vào một sân chung ở giữa, khu nhà nọ đi sang khu nhà kia đều phải đi qua khu sân chung này, thường thấy ở Bắc Kinh (N.D)