Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Hồi Ký, Tuỳ Bút >> Cha tôi Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 40694 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Cha tôi Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa
Mao Mao

47. Phê phán Đặng Tiểu Bình

47. Phê phán Đặng Tiểu Bình, phản kích làn gió hữu khuynh lấn át
Ngày 15.1.1976, Đặng Tiểu Bình đọc điếu văn trong lễ truy điệu Chu Ân Lai, đó cũng là lần cuối cùng Đặng Tiểu Bình xuất hiện trên sóng truyền hình trước khi bị hạ bệ lần thứ hai. Bởi vì từ đó về sau phong trào phê phán Đặng Tiểu Bình, phản kích “làn gió hữu khuynh lật án”, quy mô hơn, đã bắt đầu.
Sau hai lần kiểm thảo Đặng Tiểu Bình vào ngày 20.12,1975 và ngày 3.1.1976, Mao Trạch Đông chỉ thị cho Bộ Chính trị phải tiến hành thảo luận về các cuộc kiểm thảo đó. Vì bận vào việc lang lễ Chu Ân Lai, nên hội nghị thảo luận phải đẩy lùi về sau. Khi việc tang của Chu Ân Lai vừa xong, ngọn lửa “phê phán Đặng Tiểu Bình” lại bắt đầu bùng cháy. Ngày 20.1.1976, Bộ Chính trị trung ương triệu tập họp hội nghị, để Đặng Tiểu Bình thêm một lần nữa phát biểu ý kiến kiểm thảo và hội nghị tiến hành thảo luận.
Kể từ khi Đặng Tiểu Bình được khôi phục công tác đến nay, đã định sẵn quyết tâm là không sợ bị đánh đổ lấn thứ hai. Ông biết rằng, Mao Trạch Đông bắt “tiếp tục thảo luận”, tức là có ý duy trì tiếp cuộc phê phán này, hơn nữa nó sẽ càng ngày càng gay go quyết liệt. Với cuộc phê phán này Đặng Tiểu Bình đã chuẩn bị tinh thần đầy đủ về mọi phương diện. Mới đầu Mao Trạch Đông sai Mao Viễn Tân tới thuyết phục ông, nhưng ông không thoả hiệp. Hôm nay, ông phải đối diện với một nguy cơ là bị hạ bệ, ông vẫn không chịu thoả hiệp.
Đúng như Đang Tiểu Bình đã dự liệu trước, ở hội nghị Bộ Chính trị, lũ bốn tên đã công kích ông vô cùng mãnh liệt. Vì trong hai lá như gửi Mao Trạch Đông ông đều đòi được gặp trực diện Mao Trạch Đông để tường thuật lại mọi việc, nên lũ bốn tên truy vấn ông: tại sao lại đòi gặp Mao Chủ tịch. Ông đã trả lời đúng vào sự chất vấn cũng như sự gây khó dễ của lũ bốn tên, ông bình tĩnh điềm nhiên nói, ông muốn trực tiếp tường thuật, báo cáo với Chủ tịch về những nhận thức đối với sai lầm của mình, đồng thời còn muốn đề xuất thêm những vấn đề công việc của mình. Ông nói: “Tôi thấy rằng sự đòi hỏi như thế là bình thường, bây giờ vẫn mong mỏi được như thế!” Ông thẳng khán không hè giấu giếm nói rằng, không nói tới đấu tranh giai cấp vẫn là căn bệnh cũ của ông, - nói một cách khác, tức là ông vẫn nhất quán về tư tưởng - ông còn nói một cách bộc trực, ông phạm “sai lầm” tức là “lập trường sai về căn bản”, công việc cụ thể cũng sẽ “sai theo”, ông đã lợi dụng cơ hội này để nói thẳng lập trường của mình ra. Ông lại trả lời đúng vào câu hỏi mà lũ bốn tên đã từng hỏi ông rằng: sự kiểm thảo của ông trong bản “tự luận” phải chăng là đã chịu nhận nợ, ông nói: “Thêm một lần nữa, tôi nhìn nhận rằng bản “Tự thuật của tôi” vẫn là toàn bộ nội dung mà tôi kiểm điểm”. Nhân đó ông cũng tó rõ cho Bộ Chính trị biết rằng: tôi là người không thích hợp để đám nhiệm, phụ trách những công việc quan trọng”. Trên thực tế, đây là một đề nghị chính thức với Bộ Chính trị bãi chức mình. Đặng Tiểu Bình biết rõ ràng, kiểm thảo ông đã kiểm đi kiểm lại nhiều lần rồi dù bây giờ có kiểm nữa, cũng sẽ chẳng có nhận thức mới” nào. Với cung cách kiểm thảo của ông rõ ràng là không làm cho Mao Trạch Đông hài lòng, lũ bốn tên lại càng không chịu ngừng chiến, việc đánh đổ ông thêm một lần nữa chỉ còn là vấn đề thời gian. Một khi đã biết rằng, chẳng còn cách nào duy trì tiếp tục công tác được nữa, ông điềm nhiên, tự động nêu ra vấn đề bãi chức.
Sau khi Đặng Tiểu Bình nói xong, lũ bốn tên thấy thái độ của ông vẫn cứng rắn như thế, liền bắt đầu luân phiên luận tội và phê phán ông. Đặng Tiểu Bình là người nổi tiếng điếc lòi điếc tói, nên đối với tạp âm khó nghe đó, ông chẳng nghe thấy gì hết, vả lại ông cũng chẳng thèm nghe. Ông chẳng nói năng gì thêm nữa, chỉ thỉnh thoảng nhấc cốc trà của mình lên nhấp miệng. Uống nhiều nước, ông liền rời bỏ cái hội trường đầy mây đen chướng khí đó để vào nhà xí. Lũ bốn tên lại ra uy, chí trích Đặng Tiểu Bình cứ mượn cớ đi vào nhà xí, không chịu nghe phê phán.
Ngay tối hôm hội nghị đó kết thúc, chẳng quản đêm đã quá khuya, ông vẫn cầm bút viết cho Mao Trạch Đông. Trong thư ông viết: “Thưa Chủ tịch: Ngày 20.12.1975 và ngày 3.1.1976, tôi đã kiểm thảo hai lần, theo chỉ thị của Chủ tịch, Bộ Chính trị đã đưa ra thảo luận. Ở hội nghị, trước khi bước vào thảo luận, nhiều đồng chí buộc tôi phải nói xem muốn gặp Chủ tịch để nói những cái gì. Cho nên trong hội nghị vào tối nay - ngày 20.1.1976 - tôi có nói đôi câu ngắn ngủi. Nay xin được trình lên Chủ tịch đọc duyệt”. Đặng Tiểu Bình đã gửi kèm thư ấy biên bản bài nói của ông.
Trong thư ông tiếp tục viết: “Tôi đã hai lần xin gặp Chủ tịch, ngoài việc trình bày những sai lầm của mình để xin Chủ tịch chỉ giáo ra, thực tình, tôi còn muốn nói đến cả vấn đề công tác nữa. Trong khi phê phán có nhắc tới vấn đề công tác của tôi có thật thoả đáng không, khiến tôi vô cùng phân vân. Nếu nhắc tới, tôi e rằng tôi sẽ không chịu đựng nổi, còn như không đề cập tới, tôi lại e như có sự tham quyền cố vị. Sau nhiều lần suy nghĩ tôi cho rằng, được trực tiếp gặp mặt để nói về vấn đề này có lẽ hay hơn. Nếu không đề cập tới, có thể sẽ ảnh hưởng tới công tác của trung ương, tăng thêm cho tôi sự lầm lẫn. Vì thế, tôi xin đề ra trước với Chủ tịch, giải trừ cho tôi trách nhiệm phụ trách, chủ trì công tác thường nhậm của trung ương. Rất mong được Chủ tịch phê chuẩn. Tôi là người không thích hợp để phụ trách những công việc quan trọng. Nếu tự mình không đặt vấn đề này ra, tôi thật ngượng trong lòng. Về bản thân tôi, luôn luôn nghe theo, phục tùng mọi quyết định của Chủ tịch và trung ương”.
Cuối thư, Đặng Tiểu Bình trịnh trọng ký tên mình và ghi ngày tháng: đêm 20 tháng giêng”.
Ngày hôm sau, cũng tức là ngày 21.1.1976, Mao Trạch Đông nghe Mao Viễn Tân báo cáo mọi tình hình ở hội nghị Bộ Chính trị ngày 20.1.1976, nói: “(Đặng Tiểu Bình), vẫn là vấn đề (mâu thuẫn) nội bộ nhân dân, dẫn dắt chỉ đạo tốt, có thể sẽ không đi tới chỗ đối kháng, giống như Lưu Thiếu Kỳ, giống như Lâm Bưu Mao Trạch Đông còn nói: giữa Đặng Tiểu Bình với Lưu Thiếu Kỳ và Lâm Bưu vẫn có những chỗ khác biệt. Đặng Tiểu Bình tự nguyện phê bình, còn Lưu Thiếu Kỳ và Lâm Bưu lại không có một chút tự nguyện nào”. Mao Viễn Tân báo cáo rằng: Đặng Tiểu Bình đề nghị trực tiếp gặp Chủ tịch, để trực tiếp báo cáo những sai lầm của mình, trực tiếp nghe lời răn dạy, và còn muốn nói đến vấn đề công tác nữa. Mao Trạch Đông nói: “Vấn đề công tác của Đặng Tiểu Bình để bàn sau. Theo ý tôi, công tác có thể giảm bớt, nhưng không thoát ly công tác, tức là không nên đánh một đòn chết tươi, Mao Viễn Tân dò hỏi Mao Trạch Đông: “Vẫn là ngăn ngừa răn đe, trị bệnh cứu người” Mao Trạch Đông khẳng định đáp: “Đúng”. Sự việc đã lên tới mức đó, quả là ít thấy, Đặng Tiểu Bình không tiếp tục duy trì điều khiển công tác của trung ương. Vậy thì ai sẽ là người thay thế Đặng Tiểu Bình để điều khiển công tác thường ngày này? Mao Viễn Tân hỏi lại Mao Trạch Đông: Vậy có ba vị phó thủ tướng là Hoa Quốc Phong, Kỷ Đăng Khuê, Trần Tích Liên, đề nghị cho biết nên lấy người nào làm chính để đảm nhiệm công việc của Quốc vụ viện, và công tác cụ thể của ba người này. Mao Trạch Đông phê: “Hoa Quốc Phong là người dẫn đầu chính, mặc dù ông ấy đã tự nhận rằng mình là người có trình độ chính trị không cao. Đặng Tiểu Bình chuyên trách công việc ngoại vụ”
Mao Trạch Đông phê bình Đặng Tiểu Bình, dương nhiên rằng lũ bốn tên vui mừng múa tay trong bị. Nhưng nghe lại cuộc nói chuyện này của Mao Trạch Đông, họ lại cảm thấy không sao hiểu nổi. Tại sao đến tận lúc bấy giờ, Mao Trạch Đông vẫn nói rằng vấn đề Đặng Tiểu Bình vẫn chỉ là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, vẫn còn nói không nên đánh một đòn chết tươi, lại vẫn để Đặng Tiểu Bình “chuyên trách ngoại vụ”, Mao Trạch Đông vẫn còn nể nang” Đặng Tiểu Bình như vậy, thì căn cốt là do cái gì đây. Cứ theo như luật lệ của Cách mạng văn hoá, một người như Đặng Tiểu Bình, rõ ràng mười mươi là muốn lật cái án” Cách mạng văn hoá, thì sớm đã bị hạ bệ lật đổ rồi. Nhưng xem ra Đặng Tiểu Bình không vì thế mà bị Mao Trạch Đông đánh đổ. Thái dộ của Mao Trạch Đông thực tình đã làm cho người ta không sao lần mò ra được. Còn một việc nữa cũng khiến lũ bốn tên vô cùng tức tối, khó chịu, bởi trong thâm tâm chúng, sau khi đã đánh đổ Đặng Tiểu Bình đi rồi, phải giao trả công việc điều khiển công tác thường ngày của trung ương cho Vương Hồng Văn, và Trương Xuân Kiều chủ trì công tác của Quốc vụ viện mới là hợp lẽ, là phải, chẳng ngờ Mao Trạch Đông lại chỉ định Hoa Quốc Phong dẫn đầu chính”. Điều đó hoàn toàn nằm ngoài dự kiến của bọn họ, ngay đến như Giang Thanh, một con người nhìn người bằng nửa con mắt, xưa nay cũng chưa bao giờ thèm để ý tới Hoa Quốc Phong. Lũ bốn tên cho rằng, họ đã buôn buôn bán bán đến khổ sở, mới có được chút “quả thực”, vậy mà đột nhiên bị Hoa Quốc Phong nhẹ nhàng, gọn ghẽ, nẫng tay trên. Quyết định đó của Mao Trạch Đông đã làm cho lũ bốn tên quá ư thất vọng. Mục đích của lũ bốn tên thế là còn lâu mới đạt tới được, bọn họ quyết tâm không chịu giải binh. Bọn họ nhận định rằng, Mao Trạch Đông chết đi, giang sơn này, thiên hạ này, phải là của họ. Để thực hiện được mục đích đánh đổ Đặng Tiểu Bình, ngày 24.1, Vương Hồng Văn viết một lá thư tho Mao Trạch Đông tố cáo Đặng Tiểu Bình. Vương Hòng Văn đệ trình lên Mao Trạch Đông một tài liệu tố cáo, do con tốt biên của hắn ở Thượng Hải là Mã Thần Thuỷ viết ra. Trong tài liệu này nói rằng, vào ngày 12.6.1975, trong một lần nói chuyện với Mã Thiên Thuỷ, Đặng Tiểu Bình đã cảnh cáo là không nên tham gia vào đội ngũ của lũ bốn tên, và có nhắc tới tên Trương Xuân Kiều. Vương Hồng Văn nham hiểm vạch tội rằng: “Tôi cảm thấy, trong cuộc nói chuyện này, đồng chí Tiểu Bình từ mặt chính trị đến mặt tổ chức đều mắc sai lầm, không có gì là quang minh chính đại mà là khiêu khích, làm phản”.
Ngày 31.1.1976, trung ương quyết định họp hội nghị nhắc nhở việc “phê phán Đặng Tiểu Bình”, “phản kích làn gió hữu khuynh lật án”. Vương Hồng Văn đã tư mình viết một bài nói dài dằng đạc, nhưng lại lấy danh nghĩa là người chủ trì diều khiển công tác của trung ương viết ra.
Ngày 1.2.1976, Giang Thanh, Trương Xuân Kiều đích thân bố trí cho Vu Hội Vịnh, kẻ chân tay thân tín ở Bộ Văn hoá viết ra một tác phẩm tiến hành đấu tranh với phái đi theo “tư bản”, cần phải hiểu được sự trọng yếu của nhiệm vụ này, mà mục đích của nó là mượn tác phẩm văn nghệ để tấn công vu cáo Đặng Tiểu Bình cùng tất cả những kẻ lớn nhỏ đi theo “tư bản” của các ngành, các bộ trong toàn quốc.
Ngày 2.2.1976, trung ương Đảng cộng sản Trung quốc ra thông báo. Đó chính là “văn kiện số 1” của trung ương Đảng cộng sản Trung quốc năm 1976. Thông báo nói: được sự đề nghị của Mao Chủ tịch lãnh tụ vĩ đại, được sự nhất trí thông qua của Bộ Chính trị, nay cử đồng chí Hoa Quốc Phong làm quyền thủ tướng Quốc vụ viện. Được sự đề nghị của Mao Chủ tịch, lãnh tụ vĩ đại, được Bộ Chính trị nhất trí chẳng qua, trong khi đồng chí Diệp Kiếm Anh đang lâm bệnh, nay cử đồng chí Trần Tích Liên phụ trách điều khiển công tác của Quân uỷ trung ương”.
Một năm trước đây, “văn kiện số 1” của trung ương năm 1975 cử Đặng Tiểu Bình làm phó chủ tịch quân uỷ trung ương Đảng cộng sản Trung quốc, và làm tổng tham mưu trưởng quân Giải phóng Nhân dân Trung quốc. Chỉ cách nhau trong vòng một năm, lại vẫn là “văn kiện số 1” nhưng đã thay đổi đến lệch đất nghiêng trời. Căn cứ vào cái “văn kiện số 1” này, không những chỉ có Đặng Tiểu Bình thôi không chủ trì điều khiển công tác của trung ương và Quốc vụ viện nữa, mà cả đến Diệp Kiếm Anh cũng bị chụp cho cái mũ “lâm bình”, phải thôi phụ trách công tác của Quân uỷ trung ương. Sự thay đổi nhân sự ấy, đâu phải là chuyện nhỏ. Lần thay đổi nhân sự này đâu phải chỉ một mình Đặng Tiểu Bình, mà còn dắt dây sang một nhân vật quan trọng, rất có khả năng sẽ lật lại bản án Cách mạng văn hoá - Diệp Kiếm Anh - cũng bị thải hồi. Rõ ràng rằng, sự biến động nhân sự lần này là một hành động trọng đại của Mao Trạch Đông đã hạ quyết tâm, cố kiết bảo vệ thành quả của Cách mạng văn hoá. Nhưng trong cái gì khắc quá bất bình thường đó, Mao Trạch Đông vẫn còn giữ được một sự tỉnh táo vô cùng trọng yếu: ông ta không giao những đại quyền của đảng, của chính quyền, của quân đội cho lũ bốn tên.
Với quyết định đó của Mao Trạch Đông lũ bốn tên vô cùng tức tối bựt bội. Bởi vì Trương Xuân Kiều đối với lần thay đổi nhân sự này, vốn mang một kỳ vọng rất cao, nhưng “văn kiện số 1” này đã làm ông ta thất vọng, ông ta tức tối giận dữ tới mức không còn kiên trì nhẫn nại trong lòng được nữa, không còn giữ kín trong đầu được nữa nên đã bục ra một tác phẩm, để tuôn những điều bất mãn ra:
Lại thêm văn kiện số 1 ra dời.
Năm ngoái đã ra số 1 rồi.
Thật càng đắc trí, càng ngang ngược.
Leo lên nhanh, leo quá bước,
Rồi ra, đổ sụp cũng nhanh thôi..
Trương Xuân Kiều muốn nói, Đặng Tiểu Bình leo lên nhanh, đổ sụp cũng nhanh. Đồng thời cũng lại nguyền rủa Hoa Quốc Phong leo lên nhanh, sụp đổ cũng nhanh. Mối hận trong lòng bè lũ Trương Xuân Kiều không chỉ còn đơn lẻ với Đặng Tiểu Bình và Diệp Kiếm Anh v.v.., bát đầu từ hôm đó, Hoa Quốc Phong cũng được gom vào đấy. Nơi đáy sâu trong lòng bọn họ, họ còn hận một người không đáng tin cậy nhất, đó là Mao Trạch Đông.
Sau khi “văn kiện số 1” được phát xuống dưới, Đặng Tiểu Bình không còn điều khiển công tác hàng ngày của trung ương nữa, việc chuyên trách ngoại vụ cũng chỉ là chuyện bóng chim tăm cá vậy thôi. Trong đảng, trong chính quyền và trong quân đội, mọi chức vụ của ông còn chưa bị bãi miễn, song trên thực tế ông chẳng còn làm được công việc gì. Hội nghị Bộ Chính trị, gọi thì tới, không gọi, không đi. Hàng ngày ở nhà, ông vui chơi với con cháu, xem ra còn thú vị, thoải mái hơn nhiều khi phải nghe những miệng lưỡi ngạo ngược của lũ bốn tên.
Đến tháng 2.1976, tình hình sức khoẻ của Mao Trạch Đông đã có những thay đổi cực lớn. Cuối tháng hai, tổng thống Mỹ Nichxơn đi thăm Trung quốc, sau kỳ hội kiến với Mao Trạch Đông đã viết: tình hình bệnh tật của Mao đã quá nghiêm trọng, tiếng nói của ông ta giống như một xâu những đơn âm, lẫn lộn không rõ ràng. Nhưng tư tưởng của ông ta vẫn rất mẫn tiệp và mạch lạc. Ông ta hiểu rõ những điều tôi nói, nhưng khi phải trả lời, thì lại nói không ra chữ. Nếu như ông thấy phiên dịch có vẻ như không hiểu ý tứ của mình, ông ta cháng nề hà gì, cấm ngay một tờ giấy viết những câu ông ta định nói ra. Ông ta đang phải đằm mình trong nỗi thống khổ đó, Tình thực chính trị đang nằm trong giờ khác cực kỳ nguy cấp, tiền đồ và vận mệnh của đất nước Trung quốc vẫn do Mao Trạch Đông, một con người mà thân thể đã quá ư suy nhược, và có thể chết đội ngột vào bất cứ lúc nào, nắm giữ, quyết định. Tình trạng đó, đối với Trung quốc mà nói, thậm chí ngay cả với Mao Trạch Đông mà nói, đều là một loại bất hạnh.
Ngày mạng 3.3.1976, trung ương Đảng cộng sản Trung quốc sau khi nhờ Mao Viễn Tân thỉnh thị, được Mao Trạch Đông đồng ý, cho Mao Viễn Tân đem chỉnh lý “Chỉ thị quan trọng của Mao Chủ tịch”, rồi coi như một văn kiện của trung ương phát xuống dưới, làm văn kiện chỉ đạo để phê phán Đặng Tiểu Bình, phản kích làn gió hữu khuynh lật án.
Nội dung chủ yếu trong “Chỉ thị quan trọng của Mao Chủ tịch” như sau:
Xã hội chủ nghĩa có đấu tranh giai cấp hay không? Thế nào là “lấy ba chỉ thị làm cương lĩnh”, ổn định đoàn kết, không phải không cần đấu tranh giai cấp, đấu tranh giai cấp mới là cương lĩnh, những cái khác đều chỉ là mục đích. Đại cách mạng văn hoá là cái gì vậy?
Chính là đấu tranh giai cấp đấy. Chính mình làm đại diện của giai cấp tư sản, lại đổ tại nhìn nhận mâu thuẫn giai cấp không rõ ràng, đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa không hiểu thấu, nên ngăn cản, thậm chí chống đối. Đối với Đại cách mạng văn hoá, mang hai loại thái độ, thứ nhất, bất mãn, thứ hai, đòi thanh toán nợ nần. Làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, mà không biết giai cấp tư sản nằm ở đâu. Ở ngay nội bộ đảng cộng sản, lập bè phái cầm quyền trong đảng đi theo đường lối tư sản chủ nghĩa. Phái đi theo tư bản vẫn còn đang đi đó. Đối với Đại cách mạng văn hoá, phải có cái nhìn tổng quát: cơ bản đúng đắn, cũng còn khiếm khuyết. Điều còn nghiên cứu bây giờ là nghiên cứu về mặt khiếm khuyết của nó, chia thành bên ba bên bảy, bảy phân thành tích, ba phân sai lầm, xem ra cách đánh giá này vẫn còn chưa được nhất trí. Đại cách mạng văn hoá có mắc hai sai lầm: 1. Đánh đổ tất cả. 2. Nội chiến toàn diện. Đánh đổ tất cả, trong đó đa phần đánh trúng như tập đoàn Lưu (Thiếu Kỳ), Lâm (Bưu). Một số bộ phận đánh sai như có nhiều đồng chí lão thành, những lđồng chí này cũng có sai lầm, chỉ cần phê bình là đủ. Không có kinh nghiệm chiến tranh đã hơn mười năm rồi nên có nội chiến toàn diện, có súng nổ, nhưng đại đa số tự phát, mà đánh nhau chốc lát, cũng coi như một lần rèn tuyện. Tiểu Bình... con người này không chịu nắm đấu tranh giai cấp, xưa nay chưa ai để ra cương lĩnh kiểu như thế. Lại còn những “mèo trắng, mèo đen”. bất kể chủ nghĩa đế quốc hay chủ nghĩa Mác. Tiểu Bình... vẫn là vấn đề nội bộ nhân dân, hướng dẫn chỉ đạo tốt, có thể sẽ không rơi vào diện đối kháng như Lưu Thiếu Kỳ và Lâm Bưu... Phúc thì nên phê, nhưng không nên đánh một đòn chết tươi.
Mao Trạch Đông cho tung ra “Chỉ thị quan trọng” nhằm giải quyết vấn đề quan trọng nhất, ấy là ông ta cố định lại cuộc Đại cách mạng văn hoá do đích thân ông ta phát động bằng một kết luận chính trị cuối cùng, khiến người sau không ai có thể lật lại vụ án này được nữa. Trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình, ông ta phê bình Đặng Tiểu Bình, phát động phong trào phản kích làn gió hữu khuynh lật án, chính là để ngăn chặn có người lật lại vụ án Cách mạng văn hoá, chính là để bảo vệ Cách mạng văn hoá mà ông ta vẫn coi như “sự kiện lớn thứ hai” trong cuộc đời chính trị của ông ta. Trong lịch trình đời sống đã trải qua hơn tám mươi năm của Mao Trạch Đông, ông ta có vô số những thắng lợi huy hoàng, ông ta đã có vô số những công tích vĩ đại, đáng ca ngợi, mang tính sử thi, song đáng tiếc, điều bất hạnh là trong tuổi vãn niên ông ta càng ngày càng trở nên cố chấp, ngày càng mê muội, ngu ngơ. Ông ta đã gác bỏ vô số những sự nghiệp vĩ đại trong cả cuộc đời mình sang một bên, ngoan cố đem Cách mạng văn hoá, cái sai lầm to lớn nhất này biến thành một trong hai sự kiện đáng kể nhất đáng giá nhất trong cả cuộc mưu sinh chính trị trọn đời mình. Sai lầm này không chỉ là một bi kịch trong cuộc đời của cá nhân Mao Trạch Đông, mà còn là một bi kịch chính trị trong lịch sử hiện đại của Trung quốc.
Ngày 3.3.1976, trung ương Đảng cộng sản Trung quốc ra: thông báo về học tập “Chỉ thị quan trọng của Mao Chủ Tịch”, cho chuyển phát xuống dưới bài nói của Mao Trạch Đông về phê phán Đặng Tiểu Bình, phản kích làn gió hữu khuynh lật án, và yêu cầu tổ chức cho cán bộ cấp huyện, cấp trung đoàn lên học tập. Phong trào “phê phán Đặng Tiểu Bình” chính thức bắt đầu, với một quy mô to lớn.
Thời cơ lũ bốn tên mong chờ từ lâu đã lại. Trong hội nghị nhắc nhở vào tháng hai Trương Xuân Kiều đã nhiều lần công kích Đặng Tiểu Bình là “giai cấp tư bản lũng loạn, giai cấp tư bản mại bản, là đối nội, tiến hành xét lại, đối ngoại, thực hiện đầu hàng”. Ngày 2.3.1976 Giang Thanh tự động triệu tập một hội nghị bao gồm những người lãnh đạo mười hai tỉnh và khu tự trị, đọc một bài diễn văn rất dài, với giọng lưỡi ác độc nhất: “Đặng Tiểu Bình là tổng giám đốc “công ty tin vịt”, là nguyên soái của phản cách mạng, là tên đại Hán gian, là giai cấp tư bản mại bản, là đại biểu của giai cấp mại bản, địa chủ là tư bản, người dại diện cho các nhà tư bản ở Trung quốc, chính là Đặng Tiểu Bình”, ta phải đánh phá lại kẻ địch, đánh phá Đặng Tiểu Bình”. Mụ lộ rõ dã tâm của mình, nói: “Có người viết thư cho Lâm Bưu báo tôi là Võ Tắc Thiên(1), có người lại bảo tôi là Lữ Hậu(2) tôi đâu có được cái vinh hạnh ấy. Lữ Hậu là một vị hoàng đế không vương miện, nhưng thực tế chính quyền nằm trong tay bà ấy”.
Mụ còn nói một cách không biết nhục rằng: “Phỉ báng Lữ Hậu, phỉ báng tôi, thực chất là phỉ báng Chủ tịch đấy”. Giọng lưỡi lem lém, xoen xoét, lăng loàn của Giang Thanh, làm cho Mao Trạch Đông bất bình. Mao Trạch Đông đã phải ra mặt quở trách: “Giang Thanh can thiệp vào quá nhiều việc”.
Nhưng trong lúc đang đắc chí, Giang Thanh đã coi việc phê bình của Mao Trạch Đông như nước đổ lá khoai, lũ bốn tên vẫn ra sức hoạt động, quyết trong một lần này, nhanh chóng đẩy Đặng Tiểu Bình vào đất chết. Lũ bốn tên làm bùng nổ dư luận bằng cách lôi kéo các báo hàng ngày, các tạp chí lớn, những tổ phê phán liên tiếp viết bài, tung ra hàng đống những bài viết: phê phán Đặng Tiểu Bình, phản đối làn gió hữu khuynh lật án. Cả cái đống văn chương này chỉ xoay quanh việc phê phán Đặng Tiểu Bình đã tiến hành chỉnh đốn toàn diện, phê phán việc lấy “ba chỉ thị làm cương lĩnh”, phê phán “duy sản xuất luận”, phê phán “Cơn gió đen” trong giới văn nghệ, phê phán giới giáo dục là “lật án và phục cổ”, phê phán giới khoa học kỹ thuật là “đầu hàng chủ nghĩa”, và yêu cầu tập trung phê phán kẻ cầm đầu chủ nghĩa xét lại đi theo đường lối tư bản không chịu hối cải”. Giang Thanh còn bịa đặt, chế tạo ra một công thức: những cán bộ lão thành tức là phái dân chủ, phái dân chủ tức là “phái tư bản”, để hòng đánh đổ các cán bộ lão thành vừa mới được “giải phóng”.
Trong vòng công kích mới của phong trào phê phán Đặng Tiểu Bình, phản kích “làn gió hữu khuynh lật án” này, cục diện mới của sự ổn định và nền kinh tế nhích dần lên trong chỉnh đốn toàn diện đã bị phá huỷ hoàn toàn, tất cả những chính sách và biện pháp rất chính xác được đề xuất thực hiện trong chỉnh đốn toàn diện hoàn toàn bị thủ tiêu và bị phê phán, những tên đầu sỏ của phái tạo phản cùng những kẻ sống bằng đấu đá bị điều đi nay lại tiếp tục quay trở lại, nên khói lửa đánh đấm lẫn nhau giữa các bè phái lại bùng lên. Rất nhiều địa phương, tình hình xã hội lại rơi vào hỗn loạn, xí nghiệp công nghiệp lại không hoàn thành nghĩa vụ, kế hoạch sản xuất, xưởng máy ngừng việc, thậm chí tiền lương của công nhân cũng không có để cấp phát. Một số mạng lưới giao thông đường sắt lại rơi vào bệnh hoạn mới, giao thông đình đốn, hàng hoá cần vận chuyển bị tích đống lại, tầu bè đến ga trễ giờ. Toàn quốc lại chìm ngập vào một cuộc đại động loạn mới, chìm ngập vào công cuộc phê phán.
Một số những cán bộ lãnh đạo ở trung ương kiên quyết chấp hành cuộc chỉnh đốn toàn diện của Đặng Tiểu Bình đều bị cách chức, bị tiếp tục phê phán trở lại. Vạn Lý, Hồ Diệu Bang, Hồ Kiều Mộc bị bãi quan và bị phê phán. Bộ trưởng Bộ Giáo dục Chu Vinh Hàm bị bắt buộc phải viết kiểm điểm và hàng ngày phải chịu những cuộc phê phán đấu tố tàn bạo. Vào ngày 12.4.1976, trong một đại hội “truy xét” đã bị đấu tố, bức hại đến chết.
Một ánh sáng le lói vừa xuất hiện sau khi tiến hành chỉnh đốn toàn diện, nhưng chỉ trong nháy mắt đã bị những đám mây đen độc hại đầy trời xồng xộc kéo tới che lấp mất. Nhân dân Trung quốc đã từng khốn khổ khốn nạn trong gần mười năm Cách mạng văn hoá, biết đến bao giờ mới thoát ra khỏi được đám mây mù này, lúc nào mới lại được nhìn thấy trời xanh!
Chú thích:
(1) Võ Tắc Thiên, nữ hoàng thời Đường của Trung quốc
(2) Lữ Hậu: Hoàng hậu thời Hán của Trung quốc

<< 46. Cuộc tuẫn nạn bi tráng | 48. Phong trào ngày 5 tháng tư vĩ đại >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 292

Return to top