Bốn giờ chiều ngày 26.10.1969, cha, mẹ, bà tôi rời khỏi chiêu đãi sở Tân Giang, do Uỷ ban Cách mạng tỉnh Giang Tây sắp xếp, ba người tới chỗ ở mới của mình ở Giang Tây.
Ba người trong gia đình tôi cùng những người khác ngồi trên một chiếc xe ô-tô con đi trước, đi sau là một chiếc ô-tô tải chở đồ lề Chiếc xe chạy như bay, xuyên ngang qua thành phố Nam Xương, vượt qua cây cầu Bát Nhất. Từ trong cửa sổ ô-tô nhìn ra, dòng Cán Giang mênh mang cuồn cuộn, dưới ánh sáng mặt trời lấp loáng những tia sáng trắng như bạc, thao thiết chảy xuôi về hướng đông. Nước sông chảy xiết, ngày đêm không ngừng không nghỉ, đối với cây cầu lớn bắc ngang sông, đối với ruộng vườn đất bãi đôi bờ, dòng sông luôn luôn là kẻ đến và cũng luôn luôn là người đi, nước sông không bao giờ dừng gót, và cùng chẳng bao giờ có một sự quyến tuyến nào. Nhìn dòng nước này, nhìn con sông này, dòng nước của sự sống, xôn xao chảy tới, rồi lại thao thao trôi đi, bạn ác cảm thấy như nó đang trôi chảy trong chính lòng mình, khiến con người ta không bao giờ quên được nó.
Vượt qua Cán Giang, đi về phía Tây chừng mười dặm sẽ tới Vọng Thành Cương của huyện Tân Kiến nằm ở ngoại ô thành phố Nam Xương, xe ngoặt vào một con đường sỏi, ở cuối con đường sỏi ấy có một cổng lớn, không có người nhưng cổng vẫn bỏ ngỏ. Đó nguyên là trường bộ binh Nam Xương thuộc quân khu Phúc Châu. Qua cổng trường là một con đường đất to, thảng tắp, hai bên là hai hàng ngô đồng cao lo, trồng sát nhau, cành lá rậm rạp, giao nhau dày đặc, đi quanh ngôi nhà tầng vốn là văn phòng của trường bộ binh bị cây cối che khuất, rồi theo một con đường hơi dốc màu đỏ chèn đá dăm nhỏ nhỏ, đi lên một ngọn đồi nhỏ, bao quanh bằng những hàng cây nhựa ruồi (Hexpedunculosa-N.D) cao lớn, xanh ngắt, tạo thành một hàng rào che nhà trường, đứng ngoài có thể trông thấy một ngôi nhà gác nhỏ xây gạch đỏ và chiếc mái nhà màu xám.
Đến rồi, đến “nhà” rồi. Nơi đó hoàn toàn xa lạ, nhưng khi nhìn lên đã khiến người ta cảm thấy đó là “ngôi nhà” thân thiết của mình. Hai cánh cửa gỗ rộng mở, xe tiến thẳng vào sân. Đây là một khu sân vườn hình tròn, ở giữa là một ngôi nhà nhỏ hai tầng, trước nhà có bốn cây nguyệt quế. Bước vào tầng một là một gian phòng trống không, bên phải có một cửa, trong đó là phòng ăn và một gian bếp. Bước lên chiếc cầu thang gỗ kêu cót két lên tăng lên, đó là chỗ ngủ, có hai phòng ngủ và vệ sinh. về phía nam có một ban công dài, đứng ở đó nhìn ra là ngút ngàn một màu xanh. Từ ban công có lối đi sang phần bên kia tầng kia, và cũng được bố cục y như bên này, nhưng cha mẹ tôi không được sử dụng nên cũng chẳng sang xem làm gì.
Với điều kiện như thế cũng đã là khá lắm, một nơi ở yên tĩnh, cảm giác đầu tiên là hài lòng.
Ba người nhà tôi, được thêm sự giúp đỡ của những người đi cùng, dỡ hành lý xuống khỏi xe, sau đó bê xách từng thứ lên gác, tuổi tác của ba người nhà tôi đó, cộng lại cũng đã lên một trăm tám mươi, nhưng “hứng khởi” vì có “nhà mới” nên mọi người đã quên cả tuổi tác lẫn sức khoẻ, đều vén tay áo, chạy lên chạy xuống, khuân vác đồ đạc Và rồi trời ập tối lúc nào không biết, trong nhà đèn bật sáng, trong đêm đen tĩnh mịch, khu vườn trường đầy vẻ hoang vu, nay đã có ánh sáng đèn le lói, tuy không sáng lắm, hắt ra, nhưng đã khiến nó mang tý chút sinh khí, một chút hân hoan, bới đi được sự trống trải lịch mịch.
Tổ chuyên án cùng những người ở Giang Tây đưa cha mẹ tôi tới đây, đã có thể coi như hoàn thành nhiệm vụ, nên đã sớm ra về, chỉ còn hai người lưu lại, một người tên là Hoàng Văn Hoa, cán sự của tỉnh đội do Uỷ ban Cách mạng tỉnh Giang Tây cử đến, và một chiến sĩ trẻ họ Hạ. Anh cán sự được cử đến để làm công việc “giám sát” Đặng Tiểu Bình cùng gia đình trong mọi công việc, từ sinh hoạt hàng ngày tới việc đi lao động trong xí nghiệp. Công việc của anh ta nói tóm lại, là vừa có nhiệm vụ giám sát, vừa có nhiệm vụ bảo vệ gia đình Đặng Tiểu Bình, đồng thời cũng là để báo cáo tình hình gia đình Đặng Tiểu Bình lên cấp trên, và phản ảnh chuyển giao lên cấp trên những thư từ và yêu cầu của Đặng Tiểu Bình. Trong phòng họ ở có đặt một máy điện thoại, có thể gọi bất cứ lúc nào tới ban bảo vệ của Uỷ ban Cách mạng tỉnh. Anh chiến sĩ trẻ Tiểu Hạ làm công việc tạp vụ, như ra ngoài mua rau cỏ, đồng thời “kiêm chức” cần vụ như giặt quần áo, quét dọn nhà cửa, cho cấp lãnh đạo của mình, tức là cho anh cán sự kia. Hai người ở dưới tầng một ở nửa bên kia ngôi nhà, họ trở thành hai thành viên khác cùng cư trú trong ngôi nhà tầng, suốt những ngày cha mẹ tôi ở Giang Tây.
Hành lý đồ lề đã dọn dẹp xong, giường chiếu cũng đã trải xong, coi như xong được việc đầu tiên. Khi ấy cũng vào độ mười giờ đêm rồi, tất cả mọi người đều đã mệt nhoài, vậy mà chẳng ai nghĩ đến chuyên cơm nước. Hoàng Văn Hoa và Tiểu Hạ tới nhà ăn của một đoàn pháo binh đóng trong trường, hỏi mua được mười mấy chiếc. bánh màn thầu (bánh mỳ hấp - N.D), rồi lại nấu một bát canh trứng thật to, ai nấy ngồi vào ăn.
Mấy miếng bánh mỳ hấp đạm bạc được coi như bữa tiệc mừng tân gia. Sau đó, cha mẹ và bà tôi tắt đèn ở phòng dưới, leo lên gác, đi nghỉ vì đã quá mệt mỏi.
Đêm trường vắng vẻ, vạn vật im lìm. Ba người cao tuổi ngủ trong tấm chăn đệm giá lạnh ẩm ướt, qua được đêm đầu tiên trên bước đường phiêu bạt của mình.
Khi gia đình Đặng Tiểu Bình, trong nơi trú ngụ ở Giang Tây của mình, đang thu dọn đồ đạc, để bắt đầu một cuộc sống mới, thì nhân viên Tổ chuyên án có nhiệm vụ áp giải Đặng Tiểu Bình quay trở về Bắc Kinh báo cáo với cấp trên như sau: “Ngày 22, áp giải Đặng Tiểu Bình, Trác Lâm và Hạ Bá Can đi Giang Tây, hôm nay (ngày 28) đã trở về. Đặng Tiểu Bình đã được an trí tại phía tây bắc, cách thành phố Nam Xương 13 cây số trong một trường học c bộ binh cũ, hiện nay, trường cải tạo cán bộ 7-5, đoàn pháo binh thuộc quân... X... X và trường bộ binh vẫn cử người trực giữ ở đấy. Bây giờ, Uỷ ban Cách mạng tỉnh cử tới đó một tiểu đội pháo gồm 12 người làm nhiệm vụ bảo vệ, họ ở trên gác của một căn nhà nhỏ, bên dưới có một cán sự và một chiến sĩ làm nhiệm vụ canh gác, hàng ngày lao động, vẫn giữ tên cũ là Đặng Tiểu Bình”.
Cha mẹ tôi đến ở trường bộ binh không lâu thì Trình Thế Thanh, chủ nhiệm Uỷ ban cách mạng Giang Tây, chính uỷ tỉnh đội, đến thăm ông bà. Khi ngồi với Đặng Tiểu Bình, Trình Thế Thanh không hề lên gân lên cốt ra điều dạy dỗ, mà chỉ nói đến sự “thay đổi như vũ bão” của Giang Tây sau Cách mạng văn hoá, cùng những “thành tích” của Giang Tây. Trình Thế Thanh là nhân vật đỏ trên đường đây của Lâm Bưu, mà đối với “tên đầu sỏ số hai trong toàn quốc đi theo đường lối tư bản” lại có thái độ như vậy, cũng có thể coi là được.
Ai ngờ được rằng, một nhân vật đỏ chót một thời như vậy, mà chỉ một năm sau, chỉ vì bước chân lên “chiếc thuyền giặc” Lâm Bưu mà kết thúc sinh mạng chính trị. Thật đúng là. Đến vô chừng, đi bất chợt vậy. Trong Cách mạng văn hoá đã có không biết bao nhiêu con người như bông hoa đàn sớm nở lối tàn như vậy.
Khi Trình Thế Thanh ra về, người đi cùng với ông ta là Trân Xương Phụng, phó chủ nhiệm Uỷ ban cách mạng Giang Tây, kiêm trưởng ban bảo vệ, thấy có trạm gác ở cổng, liền ra chỉ thị: “Không đặt vọng gác ở cổng, đổi sang chỗ khác”. Về sau, nhóm người canh gác ở vòng ngoài chỉ làm nhiệm vụ canh gác, theo dõi ở những nơi khuất nẻo, kín đáo, không ai trông thấy được. Trân Xương Phụng vốn là cảnh vệ viên của Mao Trạch Đông, cũng là Hồng quân lão thành. Công tác an toàn cho các đồng chí lão thành tới Giang Tây chủ yếu là do một tay ông.
Giang Tây vào tháng mười, nửa như ngày thu, nửa lại chẳng phải ngày thu. Trời chưa lạnh, cây cối vẫn đậm một sắc xanh, những cánh lá ngô đồng to lớn vẫn che kín bầu trời. Ba người, cha mẹ, bà tôi, sau khi vào ở trong căn gác nhỏ của trường bộ binh, đã thích ứng rất nhanh với cuộc sống mới. Tuy khi mới đến sân bay Giang Tây, ngẫu nhiên có người gọi lâm là “đồng chí”. nhưng cuối cùng ông vẫn chỉ là “tên lớn thứ hai trong đảng đi theo tư bản”, nên khi đến Giang Tây vân bị giám sát, bị giam lỏng. Trừ việc sau đó đến xí nghiệp lao động, nói chung đều không được tuỳ tiện đi ra ngoài, ngay mảnh sân nhỏ nơi trú ngụ cũng không được tuỳ ý đi lại. Khi ấy, ngoài hai người quân nhân ở trong nhà, ông bà có cảm giác rằng, hình như bên ngoài cũng có bộ đội đóng chốt. nhưng không biết quân số của họ là bao nhiêu. Cha tôi đã từng bảo đảm với trung ương rằng sẽ không đi lại giao thiệp với bất cứ ai, mà thực ra với sự canh gác nghiêm mật vòng ngoài vòng trong như vậy, có muốn giao thiệp với ai cũng là điều không thể, ngay đến chúng tôi là con cái muốn đến thăm, cũng phải được sự đồng ý trước của Uỷ ban cách mạng tỉnh Giang Tây.
Mặc dù cuộc sống đó là cuộc sống thiếu tự do, nhưng bà và cha mẹ tôi đều rất lấy làm hài lòng. So với việc hoàn toàn bị cấm cố ở Trung Nam Hải, nay được ở trong trường bộ binh này, trong mảnh sân nhỏ này, trung căn gác nhỏ này, bầu không khí đã dễ thở hơn nhiều, đời sống cũng đã được tự nhiên hơn, và họ đã làm quen được với cuộc sống đó rất nhanh.
Thu dọn đồ đạc xong, đời sống cũng đã đâu vào đấy. Ba ông bà già cũng phân công nhau làm các công việc trong nhà. Cha tôi tuy đã sáu mươi lăm tuổi, nhưng lại là “anh lực điền” duy nhất trong nhà, nên nhận làm những công việc nặng trong nhà như lau nhà, chẻ củi, ghè than. Mẹ tôi trẻ nhất, “bé” nhất, mới chỉ có năm mươi ba, nhưng lại bị bệnh cao huyết áp và tim mạch nặng, nên bà chỉ làm những công việc nhẹ nhàng như quél nhà, lau bàn ghế, giặt giũ khâu vá. Bà tôi tuy đã ngót bảy mươi, nhưng lại là người quen lao động, còn khoẻ mạnh, lại giỏi giang công việc bếp núc, cho nên việc nhóm bếp, nấu cơm và tất cả các việc có liên quan tới nhà bếp đều do một mình bà toàn quyền phụ trách. Ba con người tuổi tác, dựa dẫm vào nhau, chăm sóc lẫn nhau, với dũng khí khắc phục mọi khó khăn. với tinh thần lạc quan trong cảnh quẫn bách, với sức sống kiên cường, với sự gắn bó keo sơn, tương nhân lương ái làm cho cuộc đời tù ngục lênh đênh tràn đầy sức sống. Đến Giang Tây có thể thư từ với con cái, mẹ tôi viết cho mỗi người con một lá thư, cho con cái biết mọi tình hình. Tôi còn nhớ rất rõ, tôi đã nhận được thư mẹ tôi trên cao nguyên hàng thổ Thiểm Bắc, đọc những dòng chữ bay bướm hiếm hoi của mẹ, mà tôi cảm nhận được nỗi nhớ thương, trìu mến lên lỏi trong từng chữ từng hàng, nước mắt tôi cứ lặng lẽ tuôn trào, tôi chỉ muốn được mọc thêm đôi cánh lập tức bay về bên mẹ.
Sau khi đã sắp đặt xong cuộc sống, thì lòng nhớ thương con cái đang tứ tán các phương trời trở thành niệm tâm sự lớn nhất của cha mẹ tôi. Đến khi ấy, tiền lương của cha mẹ tôi vẫn phát đầy đủ, nghe nói cha mẹ tôi chẳng đến nỗi lúng thiếu, nhưng vì thương xót các con nên cha mẹ tôi sống rất dè sẻn. Đặng Lâm, Đặng Nam đã tốt nghiệp đại học, có lương bổng, có thể tự lập được. Phác Phương bị liệt nằm trong bệnh viện chẳng có nguồn thu nhập nào. Cô con gái nhỏ và cậu con trai út đi cắm chốt ở nông thôn, nói chung là cũng đã dựa được vào sức lao động của mình mà duy trì cuộc sống, nhưng lấy tiền đâu ra mà may quần áo, ngay cả đến tiền ăn đường về nhà cũng chẳng đào đâu ra.
Cuộc sống trong căn gác nhỏ của trường bộ binh chừng như vô cùng êm ả, nhưng trong đầu óc cha mẹ tôi có biết bao điều day dứt, dày vò không làm sao tan biến đi được. Cha mẹ tôi bàn với bà, phải sống sao cho thật tiết kiệm, không may thêm quần áo, ăn thật ít thịt, có một thứ xa xỉ duy nhất là thuốc lá của cha tôi. Hút thuốc, đã là thói quen từ nhiều năm nay của cha tôi, đó là thứ đam mê duy nhất của cha tôi trong tịch mịch, hắt hiu. Nhưng khi đó, để chắt bóp, thuốc ông không hút nhiều nữa, một điếu thuốc có khi ông chỉ hút một nửa, còn nửa kia để dành đến lần sau. Cha mẹ tôi dè sẻn, chắt bóp, tiết kiệm từng xu một, cả ba người mà một tháng chỉ chi tiêu hết có sáu mươi đồng bạc, “số tiền thừa” tích lại dành cho con.