Vào tháng 4.1969, Đảng cộng sản Trung quốc triệu tập họp đại hội đại biểu toàn quốc khoá chín. Trong đại hội lần này có hai “thành quả” lớn. Thứ nhất là thông qua sửa chữa điều lệ đảng để khảng định đường lối cực tả của phong trào “Đại cách mạng văn hoá. Thứ hai là thông qua việc thay đổi nhân sự để xác định địa vị chính trị của một tốp lớn nhân vật có thể lực lượng Đại cách mạng văn hoá đặc biệt là xác định chính thức Lâm Bưu là người kế cận của Mao Trạch Đông.
Mao Trạch Đông nhận định rằng, trên cơ sở triệu tập một “đại hội đoàn kết”, một “đại hội thắng lợi” như thế, thì nhiệm vụ lịch sử vĩ đại của Cách mạng văn hoá đã thành công tốt đẹp, huy hoàng. Ông ta không ngờ rằng, từ đó về sau lại nảy sinh ra rất nhiều sự kiện không ai ngờ tới. Lại càng không ngờ rằng, Lâm Bưu có âm mưu đảo chính, cuối cùng đã tự diệt vong. Cách “đại hội 9” chỉ có bốn năm ngắn ngủi, trong số 21 uỷ viên Bộ Chính trị do đại hội lần thứ nhất của khoá 9 chọn ra, đã có tới 7 người trở thành thành viên đầu não và cốt cán của tập đoàn phản cách mạng Lâm Bưu. Bộ Chính trị lúc này chỉ còn lại mười ba người, giảm đến một phần ba định mức, khó có thể tiến hành công tác bình thường được. Đồng thời, việc Lâm Bưu tự diệt đã làm cho chiếc ghế của người kế cận bị bỏ trống, khiến cho người ta không khỏi hoài nghi “đại hội 9” cũng như tính chính xác của đường lối Cách mạng văn hoá. Trước tình hình đó, Mao Trạch Đông cho rằng, bắt buộc phải triệu tập đại hội đại biểu toàn đảng trước thời hạn, để giải quyết cái “di chứng” nổi danh của Lâm Bưu.
Để chuẩn bị cho việc triệu tập “đại hội 10”, ngày 20 đến ngày 31.5.1973, trung ương Đảng cộng sản Trung quốc đã tiến hành hội nghị công tác tại Bắc Kinh. Hội nghị quyết định triệu tập sớm đại hội đại biểu khoá 10 toàn quốc của đảng, đồng thời đưa ra quyết định chọn ba đại biểu mới cho “đại hội 10”, ba người này tham gia hội nghị của Bộ chính trị và tham gia công tác của Bộ Chính trị, đó là Hoa Quốc Phong(1) được điều từ tỉnh Hồ Nam về, Vương Hồng Văn(2) được điều từ Thượng Hải lên, và Ngô Đức, lúc đó đang là bí thư thứ nhất thành uỷ Bắc Kinh.
Quyết định giao cho Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên khởi thảo báo cáo chính tri và những văn kiện trọng yếu cho đại hội 10. Giao cho Vương Hồng Văn phụ trách, chủ trì công việc sửa đổi điều lệ đảng. Trong hội nghị này còn có một thành quả tích cực là, theo ý kiến của Mao Trạch Đông, tuyên bố giải phóng cho Đàm Chấn Lâm, Lý Tỉnh Tuyền, Ô Lan Phu v.v... một danh sách gồm 13 vị cán bộ lão thành.
Đặng Tiểu Bình tham gia hội nghị này với danh nghĩa là phó thủ tướng. Trong thời gian họp hội nghị, Chu Ân Lai đã trịnh trọng nói với những người có mặt tại hội nghị về văn kiện của trung ương khôi phục chức vụ cho Đặng Tiểu Bình, là văn kiện mang tính biểu tượng rất lớn, đối với điều đó, tuyệt đại đa số đồng chí đều rất tán thành.
Sau ba tháng gấp rút chuẩn bị, đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá 10 của Đảng cộng sản Trung quốc đã bắt đầu họp từ ngày 24 đến ngày 28.8.1973.
Hội nghị có ba nghị trình:
- Thứ nhất, Chu Ân Lai đại diện cho ban chấp hành trung ương đọc báo cáo chính trị.
- Thứ hai: Vương Hồng Văn, đại diện cho ban chấp hành trung ương đọc báo cáo về sửa đổi điều lệ đảng.
- Thứ ba: bầu ban chấp hành trung ương khoá 10. Đại hội thông qua báo cáo chính trị khoá 10 do Trương Xuân Kiều khởi thảo và do Mao Trạch Đông thẩm duyệt.
Báo cáo lại vẫn sai lầm dẫm vào vết xe đổ của “đại hội 9”, thêm một lần nữa, khẳng định sai lầm “tả khuynh” lấy Mao Trạch Đông làm đại diện mà không cho phép ai được nghi ngờ. Hội nghị thông qua điều lệ đảng. So với điều lệ Đảng của đại hội 9 thì ngoài việc sổ toẹt nội dung Lâm Bưu làm người kế cận, cơ bản vẫn là kế thừa nội dung điều lệ đảng của “đại hội 9”. Đại hội bầu ra ban chấp hành khoá 10. So với đại hội 9 thì đường lối tổ chức của đại hội 10 cũng chẳng có gì thay đổi nhiều, mà lại có thêm nhiều hơn những nhân vật cơ hội, và phải tạo phản theo đuổi Cách mạng văn hoá ở trung ương vào ban chấp hành trung ương. Có điều đáng mừng duy nhất là có một số cán bộ cũ đã bị đánh đổ trong phong trào Cách mạng văn hoá nay đã được chọn vào ban chấp hành. Trong đó có Đặng Tiểu Bình, Vương Giá Tường, Ô Lan Phu, Lý Tỉnh Tuyền, Đàm Chấn Lâm, Liêu Thừa Chí, Lý Bảo Hoa, Tan Cơ Vĩ, Dương Dũng, Vương Tranh v.v...
Ngày 30.8, đại hội lần thứ nhất của khoá 10 được triệu tập Đại hội đã bầu ra cư cấu của trung ương.
Chủ tịch đảng: Mao Trạch Đông.
Phó chủ tịch đảng: Chu Ân Lai, Vương Hồng Văn, Khang Sinh, Diệp Kiếm Anh, Lý Đức Sinh.
Uỷ viên Bộ Chính trị trung ương: Mao Trạch Đông, Vương Hồng Văn, Vi Quốc Thanh, Diệp Kiếm Anh, Lưu Bá Thừa, Giang Thanh, Chu Đức, Hứa Thế Hữu, Hoa Quốc Phong, Kỷ Đăng Khuê, Ngô Đức, Uông Đông Hưng, Trần Vĩnh Quý, Trần Tích Liên, Lý Tiên Niệm, Lý Đức Sinh, Trương Xuân Kiều, Chu Ân Lai, Khang Sinh, Diêu Văn Nguyên, Đổng Tất Vũ.
Uỷ viên dự khuyết Bộ chính trị trung ương: Ngô Quế Hiền, Tô Chấn Hoa, Nghê Chí Phúc, Trại Phúc Đỉnh, Ngải Tắc Tư.
Ban thường vụ Bộ Chính trị trung ương: Mao Trạch Đông, Vương Hồng Văn, Diệp Kiếm Anh, Chu Đức, Lý Đức Sinh, Trương Xuân Kiều, Chu Ân Lai, Khang Sinh, Đổng Tất Vũ.
Phân tích danh sách trên, tuy trong ban chấp hành trung ương, uỷ viên Bộ Chính trị trung ương, ban thường vụ Bộ Chính trị tuy có tăng thêm một số lượng nhất định những đồng chí cũ, nhưng thế lực của Cách mạng văn hoá trung ương do Giang Thanh cầm đầu lại được tăng cường mạnh mẽ. Trong đó có kẻ cầm đầu phái tạo phản ở Thượng Hải là Vương Hồng Văn, và nhà âm mưu Khang Sinh lại trở thành phó chủ tịch đảng. Còn cái túi mưu trí chủ chốt của Cách mạng văn hoá trung ương là Trương Xuân Kiều lại trở thành uỷ viên ban thường vụ Bộ Chính trị. Trong toàn bộ cơ cấu của trung ương, đã hình thành hai mặt trận lớn, mà một bên là các đồng chí lão thành lấy Chu Ân Lai làm đại biểu, và một bên là thế lực Cách mạng văn hoá lấy Giang Thanh làm đại biểu.
Trong việc thay đổi nhân sự kỳ này, sáng giá nhất phải nói tới Vương Hồng Văn. Vương Hồng Văn vốn là cán sự bảo vệ trong một xí nghiệp ở Thượng Hải, bỗng nhanh chóng trở thành kẻ cầm đầu “tổng công ty” phái tạo phản lớn nhất Thượng Hải, đã từng một tay tạo ra “Sự kiện Thượng Sài” với cuộc võ đấu đại quy mô ở Thượng Hải, đánh chết và làm bị thương vô số người, vì thế mà rất nổi danh. Sau đó, Vương Hồng Văn như một kẻ phất to, rùng mình biến hoá, trở thành người lãnh dạo của Uỷ ban Cách mạng của thành phố Thượng Hải.
Sau sự kiện Lâm Bưu, vấn đề người kế cận của đảng bỗng thay đổi đột ngột. Tâm tình của Mao Trạch Đông lúc này rất rối ren. Người kế cận, chọn cũng không được, mà không chọn cũng không xong. Suy đi tính lại mãi, Mao Trạch Đông đã chọn ra được một biện pháp chiết trung, bằng cách chọn một người trẻ tuổi nhất đưa vào hàng ngũ lãnh đạo, nhưng không chỉ định rõ người kế cận nữa. Như vậy có thể vừa sử dụng vừa quan sát. Mao Trạch Đông đã chọn Vương Hồng Văn. Mao Trạch Đông cho rằng, Vương Hồng Văn đã từng làm nông, làm công và làm binh, lại được đào tạo ra trong Cách mạng văn hoá, có thể kế thừa và kiên trì đường lối Cách mạng văn hoá. Việc kế thừa và kiên trì đường lối “Cách mạng văn hóa” này, đối với Mao Trạch Đông vô cùng quan trọng.
Về sau này, Mao Trạch Đông đã từng nói, trong cả cuộc đời ông ta, có làm được hai việc, một là đánh thắng Tưởng Giới Thạch và quân Nhật Bản xâm lược, chiếm Bắc Kinh, còn việc thứ hai là phát động phong trào Đại cách mạng văn hoá. Đối với Mao Trạch Đông mà nói: Cách mạng văn hoá là không thể phủ nhận được, vấn đề lớn này dùng để danh giá công tích lịch sử có liên quan đến cả cuộc đời ông ta. Tuyển chọn người kế cận, điệu kiện đầu tiên phải là trung thành với ông ta và với đường lối “cách mạng” này của ông ta. Với suy nghĩ như thế của Mao Trạch Đông, Vương Hồng Văn một kẻ vô tài vô đức, một kẻ mới phất lên từ phong trào tạo phản, đã nhảy vọt vào tầng lớp lãnh đạo cao nhất của đảng, với chức phó chủ tịch Đảng cộng sản Trung quốc. chỉ đứng dưới Chu Ân Lai.
Để phò trợ cho ông “Trạng nguyên tân khoa” này, Mao Trạch Đông đặc biệt sắp xếp cho Vương Hồng Văn thay mặt ban chấp hành trung ương đọc báo cáo về sửa đổi điều lệ đảng. Do đó mà nhân vật tạo phản mới phất lên này, trong phút chốc bỗng đường mây rộng mở, khỉ lên làm người.
Thực lực nghiêng ngửa của Vương Hồng Văn làm cho thế lực tập đoàn Giang Thanh tăng cường thực lực lên rất lớn. Đến đây trong nội bộ đảng đã hình thành một tất cả tập đoàn đoàn “bốn tên” bao gồm Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên.
Sau “đại hội 10”, Diệp Kiếm Anh đề nghị với Mao Trạch Đông để Đặng Tiểu Bình kiêm chức trong quân uỷ và tham gia vào công việc của Bộ Chính trị.
Khóa 10 đã họp xong, tập đoàn Lâm Bưu cũng đã bị xử lý hoàn tất, điều lệ đảng cũng đã sửa đổi, nhân sự cũng đã xếp đặt đâu vào đấy, vậy mà trong lòng Mao Trạch Đông vẫn cứ áy náy không yên.
Sự kiện Lâm Bưu quả là một chuỳ nặng nện vào ông ta. Cũng có thể nói rằng, sự kiện Lâm Bưu đã làm nảy sinh ra quá nhiều vấn đề.
Trước hết là vấn đề người kế cận, tuy đã đề bạt Vương Hồng Văn rồi, nhưng vẫn chưa chính thức chụp cho hắn được cái mũ danh nghĩa kế cận. Tuy đã khôi phục công tác cho Đặng Tiểu Bình, nhưng đối với những cán bộ bị hạ bệ trong “Cách mạng vãn hoá” ấy cuối cùng thì sử dụng đến mức độ này vẫn đòi hỏi phải xem xét quan sát thật sít sao. Còn một vấn đề tối ư quan trọng nữa là vấn đề đánh giá Đại cách mạng văn hoá ra làm sao. Lâm Bưu ngã đài dã đưa vấn đề này tăng lên đến mức độ vô cùng trọng yếu.
Muốn tiếp tục đường lối Cách mạng văn hoá, Cần phải tiếp tục đấu tranh, tiếp tục phê phán, cần tiếp tục phê phán cái được gọi là tư tưởng “hữu khuynh” vì nó không phù hợp với tư tưởng sai lầm “tả khuynh” của Mao Trạch Đông. Trước và sau đại hội 10”, cùng lúc với việc phê phán Lâm Bưu, Mao Trạch Đông lại đề xuất ra việc phê phán học thuyết nho gia của cụ Khổng Phu tử từ hai nghìn năm trước, rồi từ đó phát triển lên thành một phong trào mới mang tính toàn quốc là “phê phán Lâm Bưu, phê phán Khổng Tứ”. Bọn Cách mạng văn hoá trung ương liền mượn gói bẻ măng. căn cứ vào đó, dấy lên một trận cuồng phong sóng cả. Tháng mười, Giang Thanh phát động phong trào giáo dục ở trung Đại học Thanh Hoa, trường đại học Bắc Kinh, một phung trào được gọi là “phản kích bọn hữu khuynh ngóc dậy”. Ngọn gió xuân uốn nắn những cách làm cực tả, giải phóng các cán bộ cũ vừa đi qua, thì ngọn gió thu phê phán, đầy tính chết chóc, đã lại xộc tới.
Sau khi cha tôi trở lại Quốc vụ viện, lập tức lao vào công việc thường ngày, và bắt đầu giải quyết những công tác ngoại vụ và tiếp khách nước ngoài.
Ngày 29.9.1973, công cuộc bang giao giữa Trung quốc và Nhật Bản được tròn một năm. Đại sứ Nhật Bản, Okawa Hisiro tổ chức lễ kỷ niệm ở đại sứ quán Nhật Bản. Đặng Tiểu Bình vừa được phục hồi không lâu đã tới dự lễ với danh nghĩa phó thủ tướng. Việc Đặng Tiểu Bình có mặt, đã gây sự chú ý cũng như hứng khởi cho tất cả mọi người. Khi đó một quan chức của Bộ ngoại giao Nhật Bản là Kunihiro Tokugen cũng tham gia lễ kỷ niệm này. Ông vốn cho rằng trải qua những cuộc thăng trầm của vụ hạ bệ, dung nhan của Đặng Tiểu Bình hẳn phải “mệt” lắm. Nhưng lụi chẳng ngờ rằng nhan sắc ông vẫn tốt, thậm chí còn rắn rỏi khỏe mạnh. Đặng Tiểu Bình còn ghi lưu niệm vào sổ vàng. Đại sứ Okawa được chứng kiến cái giờ phút lịch sử ấy, cho đến tận bây giờ vẫn còn ghi nhớ rõ.
Tháng mười, cha tôi đi thị sát công tác ở Vũ Cương. Cha tôi rất quan tâm đến công trình máy cán thép 1,7 mét mới đưa vào sử dụng mà đích thân thủ tướng Chu Ân Lai cũng rất quan tâm. Thấy được những thiết bị kỹ thuật tiên tiến và nhiệt tình rất cao của công nhân, ông phấn khởi nói: “Tốt! Lại một chiến dịch Hoài Hải nữa đây, tương lai sẽ có 10 triệu tấn thép”.
Từ ngày 10 đến 14.10.1973, Thủ tướng Canađa, Troudu, đến thăm Trung quốc, cha tôi với danh nghĩa phó thủ tướng, đưa khách đi thăm viếng Quế Lâm Sau khi tiễn khách ra về, cha tôi quay về Hồ Nam, đến Thiều Sơn thăm cố cư của Mao Trạch Đông...
Mặc dù bị đối xử oan uổng không công bằng trong Cách mạng văn hoá nhưng trong lòng cha tôi đối với Mao Trạch Đông, trước sau vẫn rất kính trọng. Lòng kính trọng này, chẳng phải là sự phục tùng nông cạn, cũng không phải sự sừng bái mù quáng, lại càng không phải kiểu phụ hoạ xu thời phụ thế. Tình cảm của ông đối với Mao Trạch Đông là xuất phát từ đáy lòng, chân thực, nhận thức về Mao Trạch Đông, bao giờ ông cũng có phân tích cùng với sự tỉnh táo. Vào đầu những năm 30, vì quan điểm của cha tôi nhất trí với quan điểm của Mao Trạch Đông, nên đã bị khiển trách sai lầm là kẻ cầm đầu phái Mao, trong những năm chiến tranh cách mạng trường kỳ ông vẫn luôn luôn chiến đấu dưới quyền chỉ huy của Mao Trạch Đông, tin phục một cách thực lòng vào sự sáng suốt và vĩ đại của Mao Trạch Đông. Trong thời kỳ xây dựng đất nước. Cha tôi cũng được Mao Trạch Đông trọng dụng, được giao nhiệm vụ tổng bí thư, và là một trung những người lãnh đạo tuyến một của trung ương đảng. Có thể nói rằng trong những năm theo đuổi làm cách mạng, ông luôn luôn là một cấp dưới trung thành và đắc lực của Mao Trạch Đông. Những chiến sĩ lão thành cách mạng cùng lứa với cha tôi đều theo Mao Trạch Đông, cùng chiến đấu để vượt qua con đường dài dằng dặc mười năm. Đối với khí tiết siêu nhân, gan dạ và mưu lược và vĩ đại của Mao Trạch Đông, họ đều một lòng thán phục. Về sau này, trong nhận thức, cách làm và tư tưởng xây dựng xã hội chủ nghĩa như thế nào, thì cha tôi cùng một số cán bộ cao cấp của đảng bắt đấu có những sự bất đồng ở những mức độ khác nhau, để rồi cuối cùng bị Mao Trạch Đông hãm hại một cách sai lầm, oan uổng. Đối với tư tưởng và biện pháp ngày càng tả khuynh trong những năm cuối đời của Mao Trạch Đông, đặc biệt là việc ông ta phát động Cách mạng văn hoá với sai lầm ngập trời, thì thái độ phản đối của cha tôi rất rõ ràng và kiên định, ông muốn dùng những cố gắng của mình để uốn nắn những sai lầm, lệnh lạc đó, mặc dù không hoàn toàn hài lòng với những sai lầm và biện pháp của Mao Trạch Đông, nhưng sự kính trọng của cha tôi đối với Mao Trạch Đông chưa bao giờ thay đổi. Cần nhớ rằng, sự kính trọng. đó là xuất phát tự đáy lòng. Tình cảm đó không phải một sớm một chiều mà có được. Nó đã được thể nghiệm và tích luỹ qua những năm tháng, đối với cha tôi mà nói Mao Trạch Đông là một vĩ nhân, là lãnh tụ, vừa là người thân thiết nhưng lại là một bậc huynh trưởng bậc trên. Thái độ của cha tôi đối với Mao Trạch Đông có thể tóm lại trong hai chữ: kính trọng. Kính trọng nhưng không lựa ý, nói hùa. Lòng kính trọng này là thực lòng, còn tính khí không lựa ý nói hùa thì không bao giờ thay đổi.
Đến Thiều Sơn kỳ này cũng là mong mỏi đã lâu của cha tôi. Ông nói: “Năm 1965 đã định đi, nhưng rồi công kia việc nọ, không đi được. Năm 1966, lại định đi, nhưng cuối cùng vẫn không thành”. Đến lần này, cha tôi chân thành và tỷ mỷ chiêm ngưỡng sự bầy biện sắp xếp nơi cố cư ấy. Khi nhìn thấy di ảnh của Mao Trạch Đàm, em trai Mao Trạch Đông, cha tôi cảm khái nói: “Mao Trạch Đàm là một đồng chí tốt”. Vào những năm 30, cha tôi và Mao Trạch Đàm đã cùng bị khốn khổ vì cùng bị vướng vào đường lối “tả khuynh”, chỉ ít lâu sau, Mao Trạch Đàm đã anh dũng hy sinh ở chiến trường, năm đó mới 19 tuổi. Khi nhìn thấy đi ảnh của Mao Trạch Dân, em trai thứ của Mao Trạch Đông, cha tôi nói: “Tôi có quen biết Mao Trạch Đàm, tôi còn quen cả vợ ông là Tiền Hy Quân. Ông hy sinh năm 1943”. Một gia đình h Mao Trạch Đông, trong cuộc chiến đấu cho cách mạng, đã hy sinh tất cả sáu người thân. Với cách mạng, có thể gọi là cả nhà trung liệt. Tham quan cố cư của Mao Trạch Đông, không ai là không xúc động. Mao Trạch Đông ba chữ ấy, nó không chỉ tượng trưng cho sự thành bại của một cá nhân, mà nó bao hàm cả lịch trình của đảng cộng sản Trung quốc, của sự nghiệp cách mạng Trung quốc và cả sự nghiệp xây dựng đất nước Trung quốc mới. Bất kể nó huy hoàng sán lạn, hay gian nan gập ghềnh
Khi cha tôi mau chóng nắm bắt lại tình hình ở Quốc vụ viện, và vùi đầu vào việc giải quyết những công việc trăm đầu nghìn mối, vào tháng 11.1973 đã xảy ra một việc không sao có thể ngờ tới được.
Muốn biết nguyên nhân của sự việc, cần phải đi ngược thời gian về năm 1971. Mao Trạch Đông đưa ra quyết định khôi phục quan hệ hai nước Trung-Mỹ. Tháng bảy năm đó, Chu Ân Lai bí mật tiếp Kitsinggiơ, cố vấn an ninh nhà nước của tổng thống Mỹ Níchxơn, sau đó đưa ra một bản tin làm chấn động dư luận thế giới, công bố: tổng thống Mỹ Nichxơn sẽ thăm Trung quốc vào năm 1972.
Kể từ năm 1949, từ khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thì Mỹ vẫn viện trợ cho Quốc Dân đảng, Đài Loan và duy trì chính sách ngoại giao chống cộng, nên hai nước Trung-Mỹ vẫn nằm trong trạng thái đối địch.
Tháng 2.1972, tổng thống Mỹ Nichxơn thăm Trung quốc, làm cho quan hệ Trung-Mỹ bị đứt đoạn 20 năm được nối lại. Thành quả về mặt ngoại giao làm rung chuyển cả thế giới này là một thành công huy hoàng về chính sách ngoại giao với tầm nhìn xa có chiến lược quốc tế của Mao Trạch Đông, đồng thời cũng là sự thể hiện hoàn chỉnh nhất về nghệ thuật ngoại giao thuần thục và kinh nghiệm ngoại giao phong phú của Chu Ân Lai. Mao Trạch Đông chỉ huy hoạch định, còn Chu Ân Lai lại thanh thoát thực hiện, hai cái đó phối hợp với nhau hết sức hoàn chỉnh đã dựng nên được một cột mốc vòi vọi trong lịch sử ngoại giao Trung quốc.
Tháng 11.1973, tiến sĩ Kitsinggiơ thăm Trung quốc. Chu Ân Lai mở cuộc hội đàm với Kitsinggiơ. Cuộc thảo luận vô cùng gay go, kéo dài đến gần sáng. Sau cuộc hội đàm đó. Chu Ân Lai đi nghỉ một chút, để sáng hôm sau lại bước tiếp vào cuộc hội đàm còn dang dở, đồng thời tiễn Kissinggiơ ra sân bay về nước. Sau khi tiễn khách trở về, Chu Ân Lai đến nơi ở của Mao Trách Đông chuẩn bị báo cáo lại nhưng Mao Trạch Đông vẫn còn đang ngủ. Sau này Mao Trạch Đông cho rằng, Chu Ân Lai không chịu báo cáo ngay với ông ta việc đó, và cho rằng trong cuộc hội đàm đó có sai lầm, nên đùng đùng nổi giận, bảo cần phải triệu tập Bộ chính trị họp ngay để phê bình. Trong tình hình đó, trung ương quyết định triệu tập hội nghị Bộ Chính trị mở rộng để tiến hành phê bình Chu Ân Lai.
Cũng khi đó. Chu Ân Lai vừa bị đại tiện ra rất nhiều máu, nên phải xin nghỉ vào nằm bệnh viện, hơn nữa quá mệt mỏi ôm bệnh chiến đấu với Kitssigiơ suốt cả một đêm ròng. Thực ra thành quả của cuộc hội đàm là rất lớn, khiến ngay cả Mao Trạch Đông cũng vô cùng phấn khởi, nên chẳng còn nghĩ tới cuộc phê phán mà nguyên nhân lại “nằm ngoài ý muốn” kia nữa.
Chu Ân Lai lại không thể ôm bệnh đến chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng đó để nghe mọi người phê phán mình. Trong hội nghị, mọi người không thể không làm theo yêu cầu của Mao Trạch Đông phê bình Chu Ân Lai, và Chu Ân Lai cũng tiến hành tự phê bình. Nhưng Giang Thanh và Trương Xuân Kiều lại nghĩ rằng, thời cơ “lật đổ Chu Ân Lai” đã tới, nên muốn nhân cơ hội này đánh đổ Chu Ân Lai. Họ phê phán Chu Ân Lai bằng những lời lẽ miệt thị, vu khống. Giang Thanh bịa chuyện giật gân nói rằng, đây là “đấu tranh về đường lối lần thứ 11” tiếp tục sự kiện Lâm Bưu, vu cáo Chu Ân Lai tiếm quyền thay chức của Mao Trạch Đông mà “không kịp đợi chờ”. Với bệnh nặng trên người, Chu Ân Lai ngồi nghe những lời vu cáo độc địa, tuy trong lòng ông vô cùng tức giận, nhưng lại giữ thái độ im lặng để đối phó lại. Trong thời gian hội họp, Mao Trạch Đông đã hỏi Vương Hải Dung(3) và Đường Vãn Sinh(4), người đến báo cáo tình hình hội nghị với ông ta: “Đặng Tiểu Bình đã phát biểu gì chưa?”. Mao Trạch Đông cần nắm bắt tình hình và thái độ của Đặng Tiểu Bình.
Đặng Tiểu Bình vừa được phục hồi công tác, ngay đến cả thành viên Bộ Chính trị cũng chưa phải, nên chỉ mang thân phận của một người đến dự. Trong hội nghị, ông im lặng, không nói gì. Sau khi tất cả mọi người đã phát biểu ý kiến của mình, đến một hai ngày cuối cùng, ông mới nói. Việc đầu tiên, ông không thể không làm đúng theo yêu cầu của Mao Trạch Đông đối với tất của những người tham dự là phải phê bình Chu Ân Lai. Sau mấy câu rào đón ban đầu cho đúng thủ tục ấy, ông mới chuyển mũi nhọn trong lời nói của mình, ông nói về việc nên nhìn nhận hình, thế chiến lược quốc tế như thế nào. Ông phân tích tình thế chiến lược quốc tế trước mắt, ông phân tích mối quan hệ chiến lược đan xen rất phức tạp giữa Trung- Mỹ, Trung-xô, Mỹ-xô, rồi ông nói đến việc nên nhìn nhận mối quan hệ quốc tế, cũng như mối quan hệ giữa nước này với nước khác như thế nào, không thể bằng vào một lần đàm phán và một số câu nói nào đó mà phán định được, vấn đề then chốt là nhìn vào tình thế lớn của đại cục. Ông cho rằng căn cứ vào tình hình trước mắt bảo rằng phải có chiến tranh thì tất cả đều chưa chuẩn bị đầy đủ. Đặc biệt là hai bên Mỹ-Xô cũng chưa chuẩn bị đủ. Nhưng nếu nhứ cớ chiến tranh tụâtt, điều đó cũng chẳng có gì đáng sợ, trước đây chỉ có ăn kê với khẩu súng trường cờn đánh bại được quân Nhật xâm lược, bây giờ cũng chỉ lại ăn kê với súng trường cũng sẽ đánh thắng. Đặng Ti ểu Bình đã không nói thì thôi, khi đã nói, sẽ nói thật dài, mà chỉ bàn bạc, luận đàm về góc độ chiến lược quốc tế. Khi ông phát biểu ý kiến, mạch tư tưởng của ông đã vượt rất xa so với ý chỉ của Mao Trạch Đông phê bình Chu Ân Lai.
Khi Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh báo cáo lại những lời của Đặng Tiểu Bình với Mao Trạch Đông. MaoTrạch Đông cả mừng mà rằng: “Tôi biết Đặng Tiểu Bình sẽ phát biểu ý kiến mới, không lần phải giục giã Đặng Tiểu Bình cũng sẽ nói. Trong lúc cao hứng, Mao Trạch Đông liền hỏi có ai biết chỗ ở của Đặng Tiểu Bình ở đâu, thì tìm ngay ông ấy cho mình. Tuy lúc đó đêm đã khuya lắm, không kịp đi tìm kiếm Đặng Tiểu Bình nữa, những với sự việc này đã chứng tỏ rằng Mao Trạch Đông đã theo dõi, quan sát rất sát sao. Mà mục đích của cuộc theo dõi quan sát này là muốn giao một trọng trách nặng nề cho Đặng Tiểu Bình.
Ngày 9.12.1973, Mao Trạch Đông tiếp khách nước ngoài, có chuyện trò với Chu Ân Lai, Vương Hồng Văn và một số người khác. Đối với hội nghị phê bình. Chu Ân Lai ông ta tự nói trước: “Cuộc họp ấy tiến hành rất thành cồng, rất tốt. Tiếp đó ông ta phê bình Giang Thanh và những kẻ ăn theo: “Có người nói sai hai câu. Câu thứ nhất bảo rằng đây là đấu tranh về đường lối lần thứ 11 thực ra không nên, nói như thế, mà thực tế cũng không phải như thế. Một câu bảo rằng, thủ tướng không kịp chờ đợi, thủ tướng không phải là không kịp chờ đợi, chính người ấy (chỉ Giang Thanh) mới là người không kịp đợi chờ. Trước đó, ngày 25.11.1973, Mao Trạch Đông đã bút phục vào một lá thư từ bên ngoài gửi lời phê bình Giang Thanh: “Có một số nội dung tốt, cần phải cho phép được phê bình”. Về thực tế, bút phê đó cũng là một lời phê bình Giang Thanh.
Sự kiện phê bình Chư Ân Lai thế là kết thúc. đối với Chu Ân Lai Mao Trạch Đông không rời bỏ ông được mà cũng chẳng bao giờ hài lòng về ông. Thực chất ông ta thấy tư tưởng của.Chu Ân Lai quá hữu không thể tương đồng với ông ta được. Ông ta cần phải phê bình Chu Ân Lai, nhưng sẽ không bao giờ hạ bệ Chu Ân Lai. Việc phê bình của Mao Trạch Đông đối với Giang Thanh và một số người khác khiến cho tập đoàn Giang Thanh bối rối và thất vọng trong việc định lật đổ Chu Ân Lai.
Chú thích: (1) Hoa Quốc Phong: trưởng ban nghiệp vụ Quốc vụ viện
(2) Vương Hồng Văn: bí thư thành uỷ Thượng Hải
(3) Vương Hải Dung: thân thích của Mao Trạch Đông, lúc đó là trợ lý cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, sau làm thứ trưởng Bộ Ngoại giao
(4) Đường Văn Sinh: khi đó là cục phó cục nước Mỹ của Bộ Ngoại giao