Ngày 22.2.1973, đoàn tâu từ từ vào ga Bắc Kinh, đừng lại ở sân ke số 1, chiếc ô-tô của Văn phòng trung ương đảng đỗ theo thứ tự thành hàng ở sân ke ấy. Tôi và Hạ Bình ra đón tàu. Ngay từ xa tôi đã nhìn thấy đoàn tầu chậm chạp vào ga, càng ngày càng gần, càng ngày càng gần hơn, chúng tôi vui sướng vô chừng. Khi đoàn tàu đã đừng hẳn lại ở sân ga, từ trên toa xe, cha tôi là người đầu tiên bước xuống, ông mỉm cười với những người đến đón, và lần lượt bắt tay từng người một. Sau đó, là cả gia đình lớn của chúng tôi, người nọ tiếp người kia xuống tầu, già già. trẻ trẻ, bồng con bế cái, ồn ào, nhốn nháo rất lâu, cả nhà mới yên lại được, lên ô-tô.
Ô tô ra khỏi sân ga Bắc Kinh, đi vào phố Trường An. Qua cửa sổ ô-tô chúng tôi nhìn thấy Thiên An Môn, lại nhìn thấy cả cửa Tân Hoa của Trung Nam Hải, lá cờ đỏ tươi thắm bay phấp phới trên cột cờ trong gió lạnh, khiến ai nhìn thấy cũng phải sinh lòng ngưỡng mộ. Về lại Bắc Kinh, đây không phải là mộng mị nữa, mà là một sự thực hiển nhiên. Đoàn xe đi về hướng ngoại ô phía tây thành phố Bắc Kinh đến một nơi có tên là thôn Hoa Viên, gần với miếu Thần Ngựa (Mã Thần), đi thẳng vào một sân rộng. Giữa sân có một đường xe chạy theo hướng nam bắc, hai bên có ba ngôi nhà hai tầng màu xám. Những ngôi nhà ở đây còn mới tinh khôi, nghe nói là nó được xây dựng cho một số các nhà “lãnh đạo” mới trong Cách mạng văn hoá. Chúng tôi được bố trí vào trong ngôi nhà cuối cùng ở phía đông. Vào bên trong mới biết ngôi nhà lầu ấy được ngăn cách chia đôi, mỗi bên có thể để một gia đình tới ở. Nhà mới xây dựng, rộng rãi đàng hoàng, chúng tôi nhìn qua đã thấy vừa ý vô cùng. So với căn gác nhỏ ở Giang Tây, ngôi nhà này rõ ràng là rất sang trọng, rất tây.
Vừa tới nơi là mọi người xúm vào mang vác hành lý, thu xếp nhà cửa, lại một lần bận tơi bời.
Buổi tối, chủ nhiệm Văn phòng trung ương Uông Đông Hưng tới, thăm cha tôi. Cha tôi ngỏ lời cảm ơn vì mấy năm nay đã quan tâm đến mình. Uông Đông Hưng nói: “Tôi làm theo ý kiến của Mao Chủ tịch”.
Đặng Tiểu Bình đã trở lại Bắc Kinh, tin đó truyền đi rất nhanh. Một số những đồng chí cũ, lục tục tiếp nhau đến thôn Hoa Viên thăm vợ chồng Đặng Tiểu Bình. Mọi người gặp mặt lại nói chuyện ngày xưa lại là những lời thăm hỏi, mà nhiều nhất vẫn là cánh ngộ của mình trong Cách mạng văn hoá, gay gắt nặng lời với những hành động tàn bạo của tập đoàn Lâm Bưu. Kể từ ngày bùng nổ phong trào Cách mạng văn hoá tới nay cũng chỉ mới có hơn sáu năm, nhưng những sự việc mà mọi người phải chịu đựng lại quá nhiều, đến nỗi không dám ngoảnh đầu nhìn lại. Mới chỉ có mấy năm chẳng gặp nhau, vậy mà cứ có cảm giác như từ thế giới bên kia trở về.
Cha tôi luôn thương nhớ về những lão chiến hữu, cùng những người trong gia đình họ. Về Bắc Kinh chưa được bao lâu mà đã nhờ mẹ tôi để thăm Lâm Nguyệt Cầm, phu nhân của nguyên soái La Vinh Hằng. Cha tôi và nguyên soái La Vinh Hằng vốn là bạn cố tri, mẹ tôi và bà của Lâm Nguyệt Cầm cũng là bạn thân. Nguyên soái qua đời vào những năm 60, trong Cách mạng văn hoá, bà Lâm Nguyệt Cầm đã bị tập đoàn Lâm Bưu vu cáo là phần tử đầu sỏ trong “tập đoàn quả phụ” và đã bị hành hạ. May mà đến lúc ấy cũng đã tai qua nạn khỏi, được gặp lại cả gia đình họ yên ổn, cha mẹ tôi cũng cảm thấy yên lòng. Cha mẹ tôi đi thăm vợ chồng Thái Sướng và Lý Phú Xuân. Lý Phú Xuân và Thái Sướng từ những năm 20 đã cùng với cha tôi vừa học vừa làm tại Pháp rồi cùng gia nhập Đảng cộng sản, cùng làm công tác cách mạng, cha tôi xưa nay vẫn coi họ là bậc anh bậc chị, tình cảm rất thân thiết. Mấy năm không gặp, cả anh cả chị đều đã già mất rồi. Trong Cách mạng văn hoá, Lý Phú Xuân bị vu cáo là “dòng nước ngược tháng hai” nên bị phê phán, đã nhiều năm bị sống cách ly, nên bây giờ bệnh tật đầy người. Mắt chị Thái Sướng gần như hỏng hoàn toàn, may mà thân thể vẫn còn khoẻ khoắn. Mọi người đều đã phải trải qua bao nỗi tân toan, nay còn gặp lai được nhau cũng là một điều đáng mừng.
Cha tôi còn đặc biệt vào viện 301, thăm Trương Tây, phu nhân của nguyên soái Trần Nghị. Từ những năm chiến tranh cho đến những năm kiến thiết đất nước, quan hệ của cha tôi và Trần Nghị vô cùng mật thiết, trước Cách mạng văn hoá vẫn sống chung với nhau ở cùng một nơi, là hàng xóm, nhà sau nhà trước. Trong Cách mạng văn hoá, vì Trần Nghị đấu tranh với thế lực tạo phản ở trung ương của tập đoàn Lâm Bưu, nên bị vu là “dòng nước ngược tháng hai”, ông bị phê phán và bị đối xử quá tồi tệ, cho nên đến năm 1972, đã qua đời vì bệnh ung thư. Bà Trương Tây vì chuyện đó sinh buồn phiền, rồi cũng lại bị ung thư nốt. Trong bệnh viện, bà Trương Tây xanh rớt, tiều tuỵ, nhưng tính nết vẫn thẳng băng như xưa. Nghe bà phẫn nộ tố cáo tội ác của tập đoàn Lâm Bưu, nghe bà nói lại những cảnh ngộ khốn khổ trong Cách mạng văn hoá mà như thấy giọng nói nụ cười của Trần Nghị vẫn hiển hiện trước mắt mình, khiến ai cũng phải bồi hồi thương cảm. San San, người con gái duy nhất của Trần Nghị lúc đó vẫn ngày đêm trực bên giường bệnh của mẹ. Cha tôi nhìn người con gái vừa mất cha, nay lại sắp mất mẹ mà lòng đau như cắt. Ông nói với bà Trương Tây: “Tôi đã từng bên cạnh San San từ nhỏ cho đến lớn, bắt đầu từ ngày hôm nay, tôi xin nhận san San làm con mình”. Đây là điều duy nhất ông có thể làm được đối với người lão chiến hữu...
Khi gia đình chúng tôi trở lại Bắc Kinh để bắt đầu cuộc sống mới, thì ở Trung Nam Hải, thủ tướng Chu Ân Lai cũng phát hiện ra bệnh ung thư trong người.
Sáu năm trời sống trong phong trào Cách mạng văn hoá, cho đến giờ này Chu Ân Lai vẫn chiến đấu không ngừng. Một mặt, ông phải duy trì điều khiển mọi công tác của cả đảng, chính quyền, quân sự, nên suốt ngày lặn lội không một phút nghỉ ngơi, mặt khác lại phải không ngừng đấu tranh với thế lực Cách mạng văn hoá ở trung ương. Trong Cách mạng văn hoá, đại bộ phận cán bộ bị hạ bệ, mọi công việc lớn bé, rắc rối, phức tạp đều chỉ trông vào có một bàn tay ông chống đỡ. Đất nước không thể không có ông, Mao Trạch Đông cũng không thể không có ông. Nhưng vào đúng lúc này, bệnh tình ông lại nặng thêm, đại tiện ra máu, không thể không mổ, Thủ tướng cần phải tiến hành phẫu thuật, sau đó cần phải dưỡng bệnh, nhưng còn nhà nước, tính sao, công tác, tính sao! Trong lòng Chu Ân Lai cũng rối như tơ vò, ông gấp gáp làm công tác giải phóng hàng loạt cán bộ, một lần ông đã đưa ra một danh sách hơn ba trăm người với Ban tổ chức trung ương, ông gấp gáp để đưa chiến hữu Đặng Tiểu Bình của ông trở về làm việc. Ông biết rằng, sự xuất hiện trở lại của Đặng Tiểu Bình sẽ có một tác dụng cực kỳ to lớn đồng thời lại có thể hoàn toàn thay thế ông làm việc. Đến nay, Đặng Tiểu Bình đã trở lại kinh đô, ông phải nghĩ cách, phải để Đặng Tiểu Bình ra làm việc với thủ tục chính thức nhanh nhất.
Hạ tuần tháng hai đến đầu tháng 3.1973, mặc dù đau ốm, nhưng Chu Ân Lai vẫn phải ôm bệnh chủ trì luôn mấy cuộc họp của Bộ Chính trị, chuyên bàn về vấn đề Đặng Tiểu Bình. Chu Ân Lai đặt vấn đề phục hồi sinh hoạt đảng cho Đặng Tiểu Bình, phục hồi chức vụ phó thủ tướng Quốc vụ viện, và cần phải để Đặng Tiểu Bình trở lại làm việc. Giang Thanh, Trương Xuân Kiều cùng những ông kễnh của Cách mạng văn hoá trung ương quyết không tán thành và tìm mọi cách ngăn trở, phá từ trong phá ra. Hội nghị Bộ Chính trị tràn ngập những mâu thuẫn đối địch. Nhưng việc xuất hiện trở lại của Đặng Tiểu Bình lần này, lại do chính Mao Trạch Đông quyết định, bè lũ Giang Thanh tuy đầy lòng ấm ức nhưng cũng đành chịu bó tay. Ngày 9.3, Chu Ân Lai viết báo cáo gửi Mao Trạch Đông, báo cáo rõ tình hình mấy cuộc hội nghị của Bộ Chính trị trung ương về việc phục hồi sinh hoạt đảng và chức vụ phó thủ tướng Quốc vụ viện cho Đặng Tiểu Bình, đồng thời còn đề xuất: Bộ Chính trị cho rằng trung ương phải đưa ra quyết định cuối cùng, thông báo tới các cấp uỷ của huyện, để giúp cho các cấp uỷ đó có những lời giải thích chính thức với quần chúng trong cũng như ngoài đảng. Chu Ân Lai còn báo cáo với Mao Trạch Đông rằng, Đặng Tiểu Bình đã về ở Bắc Kinh. Sau đó, Mao Trạch Đông phê trả lời: “Đồng ý”. Sau khi được Mao Trạch Đông phê chuẩn, Chu Ân Lai lập tức báo cho Uông Đông Hưng, đưa những văn kiện phục chức cùng những văn kiện phụ của trung ương trao tận tay Đặng Tiểu Bình, đồng thời ông còn đưa ra những ý kiến riêng của mình có liên quan đến nội dung của văn kiện...
Ngày 10.3.1973, trung ương Đảng cộng sản Trung quốc công bố trước toàn đảng: “Quyết định khôi phục sinh hoạt trong tổ chức đảng và chức vụ phó thủ tướng Quốc vụ viện đối với đồng chí Đặng Tiểu Bình”.
Thực hiện việc phục chức cho Đặng Tiểu Bình xong, Chu Ân Lai mới thở phào nhẹ nhõm: Vào ngày Mao Trạch Đông phê chuẩn việc đó chính là ngày 10.3.1973, ông chính thức đề nghị với Bộ Chính trị trung ương cho ông nghỉ chữa bệnh hai tuần, đồng thời đề xuất với trung ương giao công việc hàng ngày cho Diệp Kiếm Anh điều khiển.
Tuy cha tôi đã trở lại Bắc Kinh, nhưng đối với hàng loạt những sự kiện lớn của trung ương có liên quan tới vận mệnh chính trị của ông, thì ông không được biết một tý gì. Nhưng với sự nhạy bén của một người làm chính trị, ông cũng đã dự cảm thấy, ngày ông xuất hiện trở lại cũng chẳng còn xa xôi gì nữa, song ông lại không thể ngờ được rằng, sự việc lại nhanh chóng đến độ ấy.
Trước ngày ông được Mao Trạch Đông phê chuẩn xuất hiện trở lại làm việc một ngày, tức là ngày 9.3.1973, ông vẫn còn viết thư cho Uông Đông Hưng về việc của con cái, nói rằng con gái lớn của ông là Đặng Lâm đã tìm được người yêu ở sở nghiên cứu luyện kim Bắc Kinh (tức là viện nghiên cứu kim loại màu), đề nghị Uông Đông Hưng giúp đỡ trong việc điều động Đặng Lâm về công tác tại Bắc Kinh. Ngày hôm sau, Uông Đông Hưng nhận được thư và cũng đã phê chuẩn ngay.
Sau khi trung ương thông báo việc trở lại cương vị công tác của ông được công bố, Uông Đông Hưng đã báo việc này cho Đặng Tiểu Bình biết, và đưa các văn kiện có liên quan tới Đặng Tiểu Bình đúng như lời dặn dò của Chu Ân Lai. Sự việc tiến triển nhanh chóng ngoài dự kiến như vậy làm cho mọi người đều rất phấn khởi. Ít hôm sau, được sự uỷ thác của Chu Ân Lai, phu nhân của ông là bà Đặng Dĩnh Siêu đến thôn Hoa Viên để thăm vợ chồng Đặng Tiểu Bình. Đặng Dĩnh Siêu và cha tôi đồng tuế, những bà hơn cha tôi mấy tháng tuổi, nên cha tôi vẫn gọi bà bằng chị cả, nhưng ý nghĩa của chữ “bà chị cả” này lại khác với những chữ “bà chị cả” chung chung khác. Cha tôi nhớ rõ ràng rằng vào cuối những năm 20 và đầu những năm 30, khi hoạt động bí mật ở Thượng Hải, thì Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu cùng ở một chỗ với cha tôi. Họ cùng hoạt động cho cách mạng, họ cùng làm việc cho cơ quan trung ương đảng bất chấp mọi sự nguy hiểm tới tính mạng mình. Họ cùng sinh hoạt trong một tổ đảng, và cùng ở một nhà, người tầng trên người tầng dưới với nhau. Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu cùng đích thân chứng kiến mối tình đầu của Đặng Tiểu Bình lúc đó mới hai mươi bốn tuổi, rồi lại đích thân tổ chức lễ thành hôn cho ông với Trương Tích Viên. Họ cũng đã từng chứng kiến cặp vợ chồng cách mạng trẻ tuổi này sống và làm việc rất hạnh phúc, rồi cũng lại được chứng kiến sự đau đớn xé lòng của Đặng Tiểu Bình trước cái chết vì khó đẻ của Trương Tích Viên. Có lúc họ đã gọi Đặng Tiểu Bình là chú em bé bỏng. Chu Ân Lại xứng đáng với vai trò huynh trưởng bậc trên, còn Đặng Dĩnh Siêu lại xứng đáng là bà chị cùng họ. Sinh tử tương tri với nhau mấy chục năm, đột nhiên mất bảy năm trời xa cách. Lần này đến thăm bà chị cả, những tưởng là sẽ mừng rỡ hân hoan, nào ngờ, chị cả lại theo lời Chu Ân Lai dặn dò, báo cho vợ chồng Đặng Tiểu Bình tình trạng bệnh tình rất nguy cấp của Chu Ân Lai. Đến lúc này, cha tôi mới biết Chu Ân Lai ngã bệnh, và lại rơi vào bệnh ung thư ác tính, sự rỡ ràng khi gặp mặt bỗng đổ vỡ tan tành.
Mười giờ tối ngày 28.3.1973, thủ tướng Chu Ân Lai, phó thủ tướng Lý Tiên Niệm và Giang Thanh hẹn gặp Đặng Tiểu Bình là lần đầu tiên bàn về công tác sau khi Đặng Tiểu Bình được phục hồi, và cũng là lần đầu tiên sau gần bảy năm xa cách mới gặp lại Chu Ân Lai. Từ hôm đó về sau, số lần gặp gỡ giữa hai người đã tăng lên rất nhiều, thật nhiều. Trong những năm tháng về sau, hai ông còn gắn bó kéo sơn với nhau để cùng vượt qua cơn phong ba bão tố trùng trùng trên vũ đài chính trị. Ngày 29.3.1973, Mao Trạch Đông triệu tập họp Bộ Chính trị trong thư viện nổi tiếng nơi ông ta ở. Trước cuộc họp, Chu Ân Lai hẹn Đặng Tiểu Bình đến chỗ ở của Mao Trạch Đông. Sau khi gặp Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình tham dự luôn cuộc họp của Bộ Chính trị ở đó. Tại hội nghị, đích thân Mao Trạch Đông đề xuất, Bộ Chính trị quyết định ngay tại chỗ Đặng Tiểu Bình chính thức tham gia tổ công tác nghiệp vụ của Quốc vụ viện đồng thời với danh nghĩa một phó thủ tướng Quốc vụ viện, tham gia hoạt động đối ngoại, cùng những vấn đề chính sách quan trọng. Sau hội nghị đó, Đặng Tiểu Bình chính thức tham gia thảo luận trong hội nghị Bộ Chính trị ấy. Sau hội nghị đó, Đặng Tiểu Bình chính thức khôi phục và làm công việc của một phó thủ tướng Quốc vụ viện.
Vào những năm 50, khi thiết lập tuyến một, tuyến hai ở trung ương, đặt Đặng Tiểu Bình vào vị trí số một trong những người kế cận cụ thể, đó chính là quyết định của Mao Trạch Đông. Khi bắt đầu Cách mạng văn hoá đánh đổ, hạ bệ Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, cũng chính là quyết định của Mao Trạch Đông. Đánh đổ Đặng Tiểu Bình nhưng không khai trừ ra khỏi đảng, chính là quyết định của Mao Trạch Đông. Để Đặng Tiểu Bình xuất hiện trở lại, sử dụng lại cũng chính là quyết định của Mao Trạch Đông. Gặp lại Đặng Tiểu Bình lần này, Mao Trạch Đông thấy vui. Thực ra, đối với Đặng Tiểu Bình, Mao Trạch Đông, trước sau, ít nhiều, cũng có một tán thưởng, hoặc nói cách khác là: có lưu ý. Sau khi đưa ra quyết định cho Đặng Tiểu Bình xuất hiện trở lại, ban đầu, trong khi sử dụng Đặng Tiểu Bình, Mao Trạch Đông vẫn liên tục quan sát, theo dõi. Đồng thời có thể nói rằng, với Đặng Tiểu Bình, trong lòng Mao Trạch Đông vẫn gửi gắm một kỳ vọng rất lớn. Những sự thực sau đó có thể thấy được rằng, sau khi Đặng Tiểu Bình được phục hồi, Mao Trạch Đông đã ký thác cho ông nhiều việc lớn và ra sức ủng hộ. Cũng từ đó về sau, có rất nhiều khách nước ngoài tới Trung quốc, tất cả đều đo Đặng Tiểu Bình thay mặt đón tiếp. Trong vòng ba năm sau đó, bất kể là bàn công tác hay đi cùng khách ngoại quốc Đặng Tiểu Bình đã nhiều lần ra vào phòng thư viện của Mao Trạch Đông, cho đến khi lại bị hạ bệ lần nữa...
Năm giờ chiều ngày 9.4.1973, vợ chồng Đặng Tiểu Bình đi Ngọc Tuyền sơn ở ngoại ô phía tây thành phố Bắc Kinh để thăm Chu Ân Lai và phu nhân của ông là Đặng Dĩnh Siêu đang cùng chữa bệnh tại đó.
Nhìn khuôn mặt gầy gò, hốc hác của hai ông bà, cha mẹ tôi trong lòng nói không hết những thương cảm. Rất nhiều năm sau, trong hồi ký của mình, nghĩ tới tình cảnh lúc bấy giờ, ông vẫn còn rất đau xót. Ông nói: “Chúng tôi nhìn Thủ tướng, thấy ông gầy guộc đến không thành thể dạng nào. Chúng tôi chỉ nhìn nhau mà chẳng nói được câu nào. Nhìn nhau mà chẳng nói. Mà biết nói gì? Mấy năm trời, gió gió, mưa mưa, tân toan, cay đắng, ngôn ngữ nào bày tỏ được gặp lại Đặng Tiểu Bình, Chu Ân Lai rất vui. Chu Ân Lai xưa nay vốn là người nghiêm cẩn, đối với công việc thường không bình luận, và lại càng không hùa theo người khác bao giờ. Nhưng trong lần trò chuyện này với người mà ông tin tưởng nhất là Đặng Tiểu Bình, ông đã đem bao điều tích tụ trong lòng vốn không biết nói cùng ai, thổ lộ ra hết. Đầu tiên, Chu Ân Lai không nói gì về bệnh tật của mình, cũng chẳng nói gì về công việc từ nay về sau, mà ông nói với Đặng Tiểu Bình tất cả những điều bao lâu nay vẫn ấp ủ trong lòng. Ông nói: “Trương Xuân Kiều là tên phản bội, nhưng Chủ tịch lại không cho điều tra”. Nói xong ông lại chu đáo đặn Trác Lâm: “Trác Lâm, chớ có nói ra đấy nhé”. Tiếp theo, ông nói bằng giọng hết sức quan trọng với vợ chồng Đặng Tiểu Bình: “Về vấn đề bảo vệ sức khoẻ cho Tiểu Bình, ông bà nên chọn một người trong nhà họ Ngô”. Nhà họ Ngô, chính là chỉ hai anh em chuyên gia y khoa Ngô Giai Bình và Ngô Uý Nhiên. Khi đó Chu Ân Lai phải dặn dò Đặng Tiểu Bình như vậy, là vì trong công việc sắp tới của Đặng Tiểu Bình phải đương đầu với những hoàn cảnh chính trị rất hiểm độc. Lúc đó điều Chu Ân Lai quan tâm chính là vấn đề bảo vệ sức khoẻ cho Đặng Tiểu Bình, và phải được bảo đảm bằng kỹ thuật, cho nên cần tìm được người đáng tin cậy. Một người đang ốm bệnh là Chu Ân Lai lại đi quan tâm đến sức khoẻ của Đặng Tiểu Bình, là vì ông tín nhiệm Đặng Tiểu Bình, ông đem toàn bộ hy vọng của ông gửi gắm, ký thác cho Đặng Tiểu Bình...
Trong bảy năm vừa qua, mảnh đất, khoảng trời này đã có không biết bao nhiêu thay đổi, mỗi con người cũng đã phải trải qua không biết bao nhiêu cuộc tang thương biển diễn, thậl đúng là nói không hết được. Đảng và nhà nước vẫn còn bao nhiêu công việc nằm chờ giải quyết, dăm câu, ba điều cũng chẳng làm sao nói hết nổi. Hai ông trò chuyện rất lâu, nói cho đến khi màn đêm buông xuống. Khi đưa bữa ăn tới, hai ông vẫn còn trò chuyện. Trên núi Ngọc Tuyền, những cánh lá xanh non của rừng cây cũng đã thổi rì rào, những làn sóng lô xô nơi hồ nước trong veo xanh ngắt cũng đã bình lặng lại, cá tôm cũng đã lặn xuống lận đáy sâu, bốn bề yên ắng tĩnh mịch, như cố tình không muốn làm phiền đến cuộc chuyện trò tâm sự quan trọng của những người từ lâu không gặp mặt.
Ngày 12.4.1973, trong phòng làm việc của Đại lễ đường Nhân dân, thủ tướng Chu Ân Lai ôm bệnh cử hành đại tiệc để hoan nghênh, tiếp đón nguyên thủ quốc gia Căm-pu-chia, hoàng thân Nô-rô-đôm Si-ha-núc cùng phu nhân vừa từ khu giải phóng Căm-pu-chia đến Bắc Kinh. Những người tham gia bữa tiệc đã phát hiện một người thấp bé, những lại rất quen mặt đã cùng xuất hiện với các vị lãnh đạo và khách quý. Là Đặng Tiểu Bình ư? Đó chính là “tên số hai lớn nhất trong đảng đi theo đường lối tư bản” đã bị đánh đổ, hạ bệ đó. Những phóng viên nước ngoài tham dự bữa tiệc này rất nhạy bén, khi tiệc còn chưa tan, họ đã vội vã chạy thẳng ra ngoài hội trường, tới toà nhà bưu điện, tung ra toàn thế giới một tin giật gân: “Đặng Tiểu Bình đã xuất hiện trở lại”.
Ngày hôm sau cả các báo chí thế giới cùng Hương Cảng, Đài Loan đã đưa tin rãi về việc Đặng Tiểu Bình trở lại vũ đài chính trị ở Trung quốc. Trong chốc lát, việc Đặng Tiểu Bình xuất hiện trở lại đã trở thành đầu đề “nóng bỏng” cho những người nước ngoài bình luận về Trung quốc. Có một người ngoại quốc đã dùng hình tượng ví von việc Đặng Tiểu Bình xuất hiện trở lại là “con người thấp bé đánh không đổ”.
Trong lầu yến tiệc đó, mọi người đã nhìn thấy Đặng Tiểu Bình, tuy trầm mạc nhưng lại đàng hoàng, đĩnh đạc. Thời thế đã đổi thay, khiến ông càng thêm thâm trầm, càng thêm khoẻ khoắn, người ta không nhìn thấy ở ông một nét mệt mỏi hoặc già nua nào. Cha tôi được phục hồi công tác của một phó thủ tướng Quốc vụ viện. Nhưng Quốc vụ viện giờ đây và Quốc vụ viện trước thời Cách mạng văn hoá đã khác nhau một trời một vực.
Năm 1965, đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa thứ ba, đã bầu ra được những thành viên của Quốc vụ viện bao gồm một đanh sách như sau:
Thủ tướng: Chu Ân Lai
Phó thủ tướng: Lâm Bưu, Trần Vân, Đặng Tiểu Bình, Hạ Long, Trần Nghị, Kha Khánh Thi, Ô Lan Phu, Lý Phú Xuân, Lý Tiên Niệm, Đàm Chấn Lâm, Nhiếp Vinh Trăn, Bạc Nhất Ba, Lục Định Nhất La Thuỵ Khanh, Đào Chú, Tạ Phú Trị.
Tổng thư ký: Chu Vinh Hàm
Tám năm trôi qua, đất trời nghiêng ngửa, một cuộc bể dâu.
Đến năm 1973, cái khung tổ chức thành Quốc vụ viện đã có Đặng Tiểu Bình, Hạ Long, Ô Lan Phu. Đàm Chấn Lâm, Bạc Nhất Ba, Lục Định Nhất, La Thuỵ Khanh, Đào Chú, tất cả có tám người đã bị hạ bệ, đánh đổ. Trần Nghị bị phê phán, qua đời năm 1972, Kha Khánh Thi qua đời vào thời gian trước Cách mạng văn hoá và Tạ Phú Trị vào năm 1972. Lâm Bưu tư huỷ diệt vào năm 1971, Trần Vân, Lý Phú Xuân, Nhiếp Vinh Trăn bị phê phán và thực tế là không làm được công việc gì nữa. Tổng thư ký Chu Vinh Hàm cũng bị quật đổ:
Trước mắt, ở Quốc vụ viện chỉ còn có Thủ tướng Chu Ân Lai và một vị phó thủ tướng là Lý Tiên Niệm làm việc với một đất nước to rộng như thế, với một nền kinh tế suy sụp khó khăn như thế, vừa muốn “nắm cách mạng”, lại vừa muốn “đẩy mạnh sản xuất” khó khăn và cường độ sẽ phải bỏ ra như thế nào, chỉ cần nghĩ cũng đã biết. Công tác của Quốc vụ viện đâu chỉ là công tác kinh tế mà còn ngoại giao, giáo dục, khoa học, văn hoá, bảo vệ đất nước nữa, thật đúng là trăm đầu ngàn mối, làm sao mà nắm bắt cho được.
Trong tình hình như thế, Quốc vụ viện cho thành lập một tổ lãnh đạo sản xuất, do Dư Thu Lý và Cốc Mục phối hợp với Chu Ân Lai và Lý Tiên Niệm làm công tác quản lý kinh tế. Đây chẳng qua chỉ là kế hoạch bất đắc dĩ chữa cháy tạm thời ứng phó mà thôi. Nhưng chính vì vậy mà hàng ngày Chu Ân Lai lại chìm đắm vào trăm ngàn công việc, đẫn tới tình trạng mệt mỏi quá độ, làm cho bệnh tật càng hiểm nghèo hơn.
Sau khi bùng nổ phong trào Cách mạng văn hoá năm 1966, nền kinh tế quốc dân đang ở mức độ tăng trưởng khá cao, bỗng đột ngột hạ xuống, rồi bước vào quá trình chập chờn, tăng trưởng lại bước đầu.
Cho đến năm 1969, qua sự cố gắng của Quốc vụ viện do Chu Ân Lai lãnh đạo, chật vật lắm mới đưa được những công xưởng bị đóng cửa hoạt động trở lại, xoay chuyển được tình trạng sản xuất suy sụp và cả nền kinh tế bị phá hoại nghiêm trọng, tình hình sản xuất công nghiệp có chuyển biến tốt, thì nền kinh tế cũng nhúc nhắc dần lên. Năm 1970 và năm 1971, do Mao Trạch Đông phân tích tình hình thế giới sai lầm, không thực tế, nhận định rằng chiến tranh thế giới có thể bùng nổ bất cứ lúc nào, trên cơ sở đó, việc chỉ đạo kinh tế, sản xuất lại thêm một lần tăng tốc, mù quáng chạy theo chỉ tiêu cao, tốc độ cao, quy mô xây dựng cơ bản quá lớn, tạo thành “ba đột phá” trong cán bộ công nhân viên chức là tổng số biên chế, tổng mức lương, sức tiêu dùng lương thực, và phát hành tiền tệ. Lại chính là Chu Ân Lai đã phát hiện kịp thời, lại phải ra sức xoay chuyển muôn vàn khó khăn do việc đó đem lại Nên năm 1972, tổng giá trị sản lượng nông nghiệp mới tăng lên được chút đỉnh.
Đặng Tiểu Bình đã trở lại chức vụ phó thủ tướng, nhưng thủ tướng Chu Ân Lai lại lâm bệnh nặng phải nghỉ việc. Công việc của Quốc vụ viện, đặc biệt là công Bắc Kinh tế, lúc này chủ yếu giao cho Đặng Tiểu Bình và Lý Tiên Niệm nắm giữ. Khi đó, bằng mọi nỗ lực của Chu Ân Lai, kinh tế đã bắt đầu được khôi phục, nhưng thực tế là đã bị Cách mạng văn hoá phá hoại quá nặng nề, nặng nề đến mức khó có thể đứng dậy được. Năm 1972, tuy nền kinh tế đã có được những chuyển biến tốt, nhưng tổng số công nhân viên chức, tổng mức lương và số lương thực tiêu thụ, vẫn là “ba đột phá” còn đang tiếp tục phát triển. Những việc cần làm thực sự là còn quá nhiều. Vừa trở lại Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình như bị rơi vào một hoàn cảnh xa lạ. Làm việc ra sao, xử lý các mối quan hệ nhân sự như thế nào, rất cần phải có một quá trình làm quen và phân tích. Sau khi nhậm chức, ông vùi đầu vào công việc nhưng giải quyết công việc ông vẫn còn rất e dè. Chỉ có một việc ông hết sức quan tâm, đó là tình hình bệnh tật và sự chữa trị của thủ tướng Chu Ân Lai. Mà về chuyện này, Chu Ân Lai và phu nhân của ông là Đặng Dĩnh Siêu lại tin tưởng đặc biệt vào Đặng Tiểu Bình.
Được sự uỷ thác của Chu Ân Lai, sáng ngày 9.6 Đặng Dĩnh Siêu đến thôn Hoa Viên để thăm vợ chồng cậu em Đặng Tiểu Bình, đồng thời báo cho họ biết tình hình bệnh tật của ông. Bệnh tình của thủ tướng đã gần như vô phương. Nghe bà chị nói vậy, tất cả mọi người đều hết sức lo ngại. Là một trợ thủ của Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình không thể khoanh tay đứng nhìn, mà phải giúp Chu Ân Lai một tay, để hoạn nạn cùng chia.