Ngày 5.12.1972, cha tôi lại lên đường đi về phía tỉnh Giang Tây.
Chuyến đi về phương nam kỳ này khác hẳn chuyến đi dân trước Những nơi cha tôi đến chuyến trước đều là những nơi đến lần thứ nhất, đặc biệt là Tỉnh Cương sơn, nơi thánh địa đã từ lâu ông mong mỏi được đặt chân đến thăm viếng, nhưng vẫn chưa có dịp nào. Còn những nơi đến trong chuyến này, lại là nơi đất cũ, khu Xô-viết trung ương mà ông rất quen thuộc. Ở nơi đó, ông đã từng làm việc, từng chiến đấu, đã từng gửi gắm cuộc sống của mình, đặc biệt là về chính trị, nơi ông đã bước vào khúc gập ghềnh đâu tiên. Ở đó, ông đã bị đường lối của Vương Minh phê phán là “đường lối hữu khuynh sai lầm”, đó cũng chính là điều bút phê của Mao Trạch Đông “đầu sỏ phái Mao”.
Bốn mươi năm trước, ông đã bị phê phán vì “đầu sỏ phái Mao” này. Bốn mươi năm sau, ở một mức độ cao hơn, cũng chính lại vì cái “đầu sỏ phái Mao” này mà được tái xuất hiện. Lẽ nào đây lại là sự trùng lặp của lịch sử, lẽ nào lại là sự sắp xếp khắc nghiệt của số phận? Cha tôi không phải là một con người tin vào tướng số. Lịch sử xưa nay, vốn không dễ dãi mà lặp đi lặp lại ngay cả khi lặp lại, tuy có giống nhưng lại quyết nhiên không giống.
Ban công tác trung ương chỉ thị, cách thức đãi ngộ và tiếp đón có thể nâng lên mức cao hơn, cho nên lần đi này, tỉnh điều động những hai chiếc ô-tô. Chiếc xe Volga, có một đội bảo vệ do tỉnh cắt đặt và vợ chồng Đặng Tiểu Bình, một chiếc xe Jeep cho cán sự Hoàng Văn Hoa ngồi. Hai chiếc nối đuôi nhau thẳng đường về phương nam. Buổi trưa dừng lại ở Cát An, ăn cơm xong lại đi tiếp tới tận tối, mới đến Cán Châu.
Cán Châu là một thành phố lớn nhất ở vùng nam Giang Tân này (Cán Nam). Cha mẹ tôi được sự nhiệt tình tiếp đãi của cán bộ đảng và quân khu địa phương. Ngày 6, rời đi Cán Châu, đi Hưng Quốc.
Lãnh đạo phân quân khu và địa phương cũng rất thịnh tình sắp xếp và tiếp đãi họ để cho cha mẹ tôi vào ở phòng số 2 của chiêu đãi sở Hưng Quốc, trước đây xây dựng vốn là để chuẩn bị đón tiếp Mao Trạch Đông. Những đồng chí ở Hưng Quốc mời cơm vợ chồng Đặng Tiểu Bình, và đưa ra những món ăn đặc sản nổi tiếng của địa phương. Cha mẹ tôi vô cùng cảm động. Cha tôi nói với các đồng chí ở Hưng Quốc: “Được đến Hưng Quốc là nguyện vọng nhiều năm nay của tôi, vậy mà rất tiếc rằng chưa có được dịp nào”. Cha mẹ tôi được các đồng chí địa phương đưa đi thăm vùng đất cách mạng cũ. Khi đến nơi một địa chỉ cách mạng cũ là cung Văn Xương, người cha chu đáo của tôi đã phát hiện ra một sai lầm. Ông thấy trong lời giới thiệu dòng chí Tăng Sơn, nguyên chủ tịch chính phủ Xô-viết tỉnh Giang Tây bị viết làm thành Tăng San, ông bèn nói: “Chữ Sơn của đồng chí Tăng Sơn là sơn núi, chữ không phải san là san hô. Đồng chí Tăng Sơn là một người có khí phách nổi tiếng, đừng có viết nhầm. Các đồng chí ở đây cho biết, Hưng Quốc là một vùng đất nghèo túng, nguồn nước ở đây bị chảy lãng phí mất rất nhiều, đời sống nông dân vô cùng khó khăn, vấn đề nông thôn còn rất nặng nề, cha tôi nghe mà chẳng nói gì, nhưng sự suy tư đã lộ rõ trên nét mặt. Bữa trưa, các đòng chí ở Hưng Quốc lại chiêu đãi cha mẹ tôi những món ăn đặc biệt của địa phương. Cha tôi nói: “Được ăn các món ăn của Hưng Quốc làm tôi nhớ lại ngày xưa, nhân dân Hưng Quốc đã tiếp đãi Hồng Quân với tình nồng ý hậu. Khi đó nhân dân Hưng Quốc cực kỳ tốt với Hồng Quân, đem hết những của ngon vật lạ trong nhà ra chiêu đãi Hông Quân. Những đồng chí nào đã đi qua vùng đất này đều có những ấn tượng khó quên. Vào thời Xô-viết, nhân khẩu của Hưng Quốc các đồng chí là hai mươi ba vạn. Tôi vẫn nhớ là người trong huyện Hưng Quốc của các đồng chí tòng quân rất đông, tham gia chiến đấu cũng rất nhiều, và cũng không ít người trở thành tướng soái”.
Những người ở Hững Quốc, thấy vợ chồng Đặng Tiểu Bình mang theo hai chiếc hòm, bên trong, ngoài một số quần áo thay đổi ra, chỉ toàn là sách, trong đó có những cuốn dầy cộm chưa từng thấy bao giờ. Mẹ tôi giải thích với mọi người: “Chúng tôi đều rất thích đọc sách, những sách báo đều là bảo bối của Đặng Tiểu Bình”.
Ngày 7.12.1972, cha mẹ tôi rời Hưng Quốc. Khi sắp lên đường, cha tôi vô cùng cảm kích nói: “Thế là thoả nguyện ước mong”. Trưa ngày hôm đó, cha tôi tới Vu Đô,
Với Vu Đô, cha tôi cũng chả còn lạ gì. Năm 1931, ông cùng vợ là Kim Duy Anh từ trung ương Thượng Hải tới khu Xô-viết trung ương Giang Tây. Cha tôi nhậm chức bí thư huyện uỷ Thụy Kim, còn bà Kim Duy Anh nhậm chức bí thư huyện uỷ Vu Đô. Sau này khi cha tôi nhậm chức bí thư trung tâm Hội Xương (có người đọc là Cối Xương- ND), cũng vẫn thường đến Vu Đô. Chẳng bao lâu sau, ông bị Vương Minh phe “tả khuynh” cơ hội chủ nghĩa phê phán. Bà Kim Duy Anh đã từ bỏ ông sau cuộc vây tiễu quân Quốc Dân đảng lần thứ năm thất bại, bắt đầu từ nơi này, Hồng Quân vượt sông Vu Đô, bước vào con đường hai vạn năm ngàn dặm trường chinh. Chớp mắt một cái, đã bốn mươi năm trôi qua rồi, Vu Đô hôm nay đã phát triển thành một huyện thành có tới mười mấy vạn nhân khẩu. Thời gian qua đi vùn vụt, ngày tháng thoi đưa, trời đã đổi thay, đất đã đổi thay, người cũng đổi thay, chỉ có dòng sông Vu Đô vẫn như xưa, thao thiết chảy, trôi theo hướng Bắc. Cảnh sắc bốn mươi năm về trước vẫn như hiển hiện trước mắt bây giờ. Cha tôi mấy lần nhắc tới người vợ trước của mình. Ông hỏi các đồng chí ở Vu Đô: “Hồi còn là khu Xô-viết, bí thư huyện uỷ của các đồng chí là một nữ đồng chí, có nhớ không?” Ông còn nói: “Khi tôi rời Vu Đô bắt đầu cuộc trường chinh, tôi có một chiếc chăn bông nặng bốn cân (hai ki-lô-gram) bật ở Vu Đô, tôi mang theo cho đến hết chặng đường trường chinh ấy”. Khi đi thăm quan nhà bảo tàng kỷ niệm cách mạng, ông cảm thấy trong lời giới thiệu có phần tô vẽ, cha tôi chỉ nói một câu: “Cần phải chân thực, cho phù hợp với nguyên mạo lịch sử”. Trong bữa tối, nhìn thấy một ang chạch om khoai sọ, cha tôi nói với những người xung quanh: “Trước đây ở khu Xô-viết ăn cơm gạo đỏ, rau xanh, canh khoai sọ, đôi khi các chiến sĩ Hồng Quân moi móc ở đầu bờ, ruộng trũng được con tép, con chạch, ninh một chảo canh khoai, cũng gọi là “tế ông thần khẩu”. Tôi có một ấn tượng rất sâu sắc với món chạch om khoai này, nay được ăn lại, nên thú vị khác thường”.
Dù sao cũng đã được trở lại nơi đất cũ, được gặp lại những cảnh sắc tình người quen thuộc, trong lòng bỗng bồi hồi xúc động. Cho nên trong chiêu đãi sở, đêm đã khuya lắm, mà cha tôi vẫn bồi hồi trằn trọc không sao ngủ được. Những người cùng đi nhắc ông nên ngủ sớm. Ông đáp: “Ngàn dặm xa xôi, đến thăm vùng đất cũ một tin thật chẳng dễ gì. Bốn mươi năm rồi, nay mới lại được trở lại. Xem ra, trong cuộc đời tôi đây, có lẽ chỉ còn một lần này”. Đôi lời tâm tư, để tỏ tình quyến luyến...
Sau khi từ biệt Vu Đô, ngày 8.12.1972 cha tôi tới Hội Xương. Hội Xương đối với cha tôi có thể nói là có một ý nghĩa khác hẳn. Năm 1932, cha tôi nhậm chức bí thư trung tâm Hội Xương, và được gọi là “cửa ngõ phía nam” của khu Xô-viết trung ương (Nam đại môn), ở đây đã thu được những thành tích to lớn trong công tác quần chúng, cũng như những cuộc đấu tranh trực diện với địch. Cũng chính nơi này, cha tôi vì chuyện phản đối đường lối “tả khuynh” mạo hiểm chủ nghĩa của Vương Minh, ông đã bị chụp chiếc mũ tội lỗi, là nhân vật đại diện cho “đường lối hữu khuynh, rồi cùng bị phê phán cả loạt cùng với Mao Trạch Đàm, em trai ruột của Mao Trạch Đông, và Tạ Duy Tuấn, cùng Cổ Bách v.v... dẫn tới việc bị cách chức, nổi chìm lần thứ nhất trong vòng xoáy chính trị của đời mình. Khi đó ông còn chưa tới ba mươi tuổi. Đối với ông mà nói, ở Hội Xương, ông đã có những hồi ức quang vinh, lại có cả sự từng trải bi tráng. Ở địa chỉ cũ của chính phủ Xô-viết năm đó, cha tôi đã nhìn thấy một cây đa, bóng mát um tùm, ông cảm khái nói: “Tất cả đều đã đổi thay, duy chỉ còn lại mỗi một cây đa cổ thụ này. Ngày xưa, tôi vẫn thường hay ngồi dưới gốc cây đọc sách, đọc báo”. Trong lời nói của ông đã hàm xúc vô vàn tình lưu tuyến. Khi đến Chu Điền tham quan mỏ muối, ông nhớ lại: “Vào thời kỳ Xô-viết cái khổ của sự thiếu muối, chúng tôi đã nếm đủ. Ông còn nói đến chuyện nấu muối của thời kỳ Xô-viết đó. Đến Hội Xương lần này, lại gặp đúng lúc huyện triệu tập hội nghị bàn về giao lưu vật tư ông dứt khoát đòi đến dự. Ông hồ hởi bước vào hội trường, và lập tức hỏi ngay tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản, cùng tình hình thu nhập của nông dân. Hai giờ chiều ngày 8 cha tôi rời khỏi Hội Xương. Trên đường ghé vào thăm nơi ở cũ của Mao Trạch Đông, cha tôi nói: “Mao Chủ tịch hồi đó cũng bị chèn ép, cũng bị đả kích!”
Chiều 8.12.1972, đoàn cha tôi tới Thuỵ Kim. Vừa tới nơi, những đồng chí ở địa phương đã nói với cha tôi: “Chúng tôi hoan nghênh đồng chí vì đồng chí là bí thư huyện uỷ cũ của chúng tôi”. Một câu nói bình thường đến mức không thể bình thường hơn đã làm ẩm lòng cha tôi biết bao nhiêu. Bốn mươi năm trước, cha tôi từ trung ương ở Thượng Hải đến khu Xô-viết Giang Tây, và làm bí thư huyện uỷ ở Thuỵ Kim. Đây là bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Trung quốc ở huyện Thuỵ Kim này. Với Thuỵ Kim, cha tôi vốn có sẵn một mối tình nồng hậu. Những địa chỉ cách mạng cũ, vẫn chẳng khác gì so với bốn chục năm xưa, khiến người ta cảm thấy vô cùng thân thiết.
Ngày 9.12.1972, cha tôi đi thăm lại địa chỉ cũ của chính phủ lâm thời Xô-viết cũ ở đập nước Sa Châu của Thuỵ Kim, đi thêm một cây số nữa, thì đến nơi ở cũ của Quận uỷ trung ương. Ở nơi này, đường đi lối lại cha tồi rất thuộc, nên chẳng cần người hướng dẫn, ông vẫn nhận ra được tất cả. Chính ông đã chủ động dẫn mọi người leo qua một ngọn núi nhỏ, đến nơi ở của Bộ chính trị Quân uỷ trung ương ngày xưa. Đến đây cha tôi giới thiệu với dân địa phương, sống trong một thôn nhỏ, nằm giữa rừng trúc rằng, hồi đó, đây là nơi làm việc của Vương Giá Tường, chủ nhiệm Tồng cục chính trị, và phó chủ nhiệm là Hạ Xương, còn ông làm tổng biên tập báo “Sao Đỏ”, biên tập và in ấn cũng ở luôn tại đó. Sau khi tham quan, ông còn gặp gỡ những dân làng đang phơi khoai lang khô ở đó, đồng thời còn trò chuyện, thăm hỏi họ.
Ngày 9.12.1972, cha tôi còn đi thăm nhà máy công cụ, nhà máy dây điện, và nhà máy đường Hồng Đô ở Thuỵ Kim. Ở nhà máy đường, sau khi nghe giới thiệu tình hình xong, ông xuống thăm các phân xưởng. Những người trong nhà máy hỏi ông, có hai con đường, tại sao đường tắt lại không. đi? Cha tôi nói: “Cũng chẳng làm sao, tại sao đường tắt gần lại không đi, người ta lại đi đường xa. Con đường cách mạng của Trung quốc nó khúc khuỷu, gập ghềnh lắm, nó không thẳng mà đi được”. Đi trên đường có người muốn dìu ông, ông nói: “Khỏi phải dìu, tôi còn có thể làm việc được hai chục năm nữa”. Mẹ tôi cười nói: “Làm sao mà làm được hai chục năm?” Cha tôi đáp tỉnh bơ: “Tôi mới sáu mươi chín tuổi, làm gì chẳng đương nổi hai chục năm, hai chục năm chẳng thành vấn đề gì”
Cha tôi nói, ông còn có thể làm việc được hai mươi năm nữa, chẳng phải do ông tiện miệng mà nói, mà là những lời chắc nịch, thốt tự đáy lòng. Tuy ông đã gần bảy mươi, nhưng cha tôi tự cảm thấy mình vẫn còn rất khoẻ, tự thấy tinh thần mình còn minh mẫn, tự thấy còn có thể làm việc được còn có thể phát huy được tác dụng. Khi đảng và nhà nước đang lâm vào những giờ phút cực kỳ khó khăn, ông tin tưởng, ông còn có thể đem toàn bộ nhiệt huyết và cả sinh mệnh mình ra để tiền đáp công ơn của đảng, của nhà nước, của nhân dân.
Trở lại nơi cố cư Thuỵ Kim, cha tôi xúc cảnh sinh tinh, hứng khởi ngập tràn, nên đã bỏ hẳn sự trầm mặc xưa nay, biến thành người hay nói. Ở phân xưởng cồn của nhà máy đường, cha tôi hỏi mọi người: “Cồn dùng để làm gì?” Khi mọi người nói về những việc phải dùng tới cồn, ông chen vào châm chọc rất vui: “Còn một việc mà các đồng chí không biết. Cồn còn dùng để chạy ô-tô. Khi chúng tôi ở Diên An, ô-tô toàn chạy bằng cồn”. Thấy những người trong nhà máy đóng gói đường theo phương pháp thủ công, cha tôi hỏi tại sao không đóng gói bằng máy. Những người đi theo đáp: “Trong nhà máy, công nhân đông, nếu không làm thủ công, sẽ có nhiều người không có việc làm”. Cha tôi nói rất nghiêm túc với những người đó: “Không thể nhìn nhận vấn đề theo cách đó được. Nếu nhiều người, thì một bộ phận học tập, một bộ phận làm việc. Công việc trong nhà máy sắp xếp cho tốt, sức khoẻ của công nhân mới được đảm bảo, và được nâng cao, trình độ hiện đại hoá trong nhà mây mới nâng cao lên được”.
Từ nhà máy đi ra, cha tôi cùng mọi người đi xem phố phường: Người địa phương có người nhận ra ông khiến ông rất vui. Khi vào tham quan một cửa hàng, cha tôi lại nhớ lại chuyện ngày xưa, ngày ấy, nông dân Thuỵ Kim rất thích đứng ở những quán bên đường uống rượu. Buổi tối khi cán bộ địa phương báo cáo tình hình, ông im lặng lắng nghe, cuối cùng ông nói: “Cần phải nói thế này, bây giờ đã hơn hẳn ngày xưa rồi, sau giải phóng chúng ta đã làm được rất nhiều việc, thu được cũng nhiều thành tích. Nhưng nếu đem so sánh với các nước phương tây, chúng ta còn thụt lùi cách họ bốn mươi năm. Chúng ta cần phải cố gắng lắm mới được”. Tình trạng lạc hậu về sản xuất nông nghiệp ở vùng chiến khu cũ Cán Giang đã để lại trong lòng cha tôi những ấn tượng đặc biệt sâu sắc: ông biết một cách chắc chắn rằng, trong phạm vi toàn quốc, những vùng dân cư nông thôn còn chưa thoát khỏi cảnh đói nghèo, lạc hậu, không chỉ có một vùng nam Giang Tây này. Còn cần phải cố gắng, còn cần phải cố gắng hết sức mình. Nếu không sẽ có lỗi với nhân dân vùng chiến khu cũ, và cũng là có lỗi với nhân dân quần chúng cả nước.
Loanh quanh ở vùng Thuỵ Kim ba ngày, cha tôi cũng phải rời Thuỵ Kim, không phải trong lòng không lưu luyến. Trước khi đi, cha tôi nói với cán bộ của Thuỵ Kim: “Thuỵ Kim đối với cách mạng Trung quốc đã có những cống hiến to lớn, nên lập một nhà bảo tàng cách mạng.
Ngày 10 đoàn của cha tôi tới Ninh Đô. Ông đi thăm công xã Hàng Bí, ông đã hỏi han tỷ mỷ về nhân khẩu, diện tích canh tác, thu nhập của nông dân. mức độ cơ khí hoá và điện chiếu sáng của địa phương. Trong chuyến đi về vùng phía nam Giang Tây lần này, vấn đề cha tôi quan tâm nhất, đó là tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân, Nếu nói, lần trước, về Tỉnh Cương sơn, ông còn rất giữ gìn, thận trọng, thì lần này về vùng phía nam Giang Tây, ông đã ra sức tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề ông biết rằng, vấn đề của ông, về cơ bản, coi như đã được giải quyết, việc ông xuất hiện trở lại trên chính trường chỉ là chuyện nay mai. Khi xuất hiện trở lại, bất kể làm công tác gì đều rất cần nắm vững tình hình. Ông biết rằng, nếu như còn muốn có tác dụng trong những ngày tháng sau này nhất định trong đầu ông phải có được một cái gì.
Ở Ninh Đô, tiện đường cha tôi rẽ vào thăm địa chỉ của tỉnh uỷ Giang Tây ngày xưa. Ông nói: “Khi Lý Phú Xuân giữ chức bí thư tỉnh uỷ, tôi là bí thư trung tâm huyện uỷ Hội Xương, và đã từng được chỉ định làm trưởng ban tuyên truyền tỉnh Giang Tây, nhưng còn chưa kịp nhận chức, thì đã bị cách tuột hết mọi chức vụ. Đối với những sự việc cũ, trong những suy nghĩ hồi ức của cha tôi, đều không hề mang sắc thái tình cảm nào. Lịch sử là lịch sử, anh đã không thể thay đổi được thì cũng không nên chìm đắm mãi vào trong đó.
Ngày 12.12.1972, sau khi rời Ninh Đô, buổi chiều cùng ngày tới Quảng Xương. Cha tôi nói với cán bộ ở Quảng Xương: “Bao nhiêu năm vẫn muốn tới đây xem xem như thế nào. Trước kia chỉ được bảo về Quảng Xương chứ chưa được tới Quảng Xương bao giờ. Lần này mới gọi là thoả nguyện”
Hôm sau, trên đường trở về Nam Xương, phải đi qua Nam Phong, nhân lúc nghỉ ngơi chốc lát, cha tôi tranh thủ hỏi tường tận về tình hình sản xuất của vùng quê cam quýt nổi tiếng này. Khi sắp đi tiếp, cha mẹ tôi có mua một ít cam ngọt, mang về làm quà cho con cái.
Buổi trưa đến Phủ Châu. Ở Phủ Châu, cha tôi đi thăm nhà máy dệt, xí nghiệp dược, xí nghiệp máy tiếp điện v.v.. Ở xí nghiệp máy tiếp điện, cha tôi nói với lãnh đạo của xí nghiệp: “Không nên sản xuất mãi hàng quân dụng mà còn phải sản xuất hàng dân dụng nữa”. Trong các nhà máy xí nghiệp cha tôi tới tham quan, ông đi khắp nơi, trên, dưới, trèo cao, xuống thấp, rất hứng khởi. Buổi tối cán bộ địa khu thịnh tình thết đãi, lại có cả rượu Mao Đài. Cha tôi biết ở đây có một cặp vợ chồng, chồng là Vương Hưng, con trai của Vương Nhược Phi và vợ là Trương Cửu Cửu con gái của Trương Đỉnh Thừa, nên đề nghị cán bộ địa phương đi tìm họ. Vương Hưng đi vắng, chỉ có một mình Cửu Cửu tới. Vương Nhược Phi và Trương Đỉnh Thừa đều là lão chiến hữu của cha tôi. Vương Nhược Phi tuy đã hy sinh vì tai nạn máy bay từ năm 1946, những vẫn không tránh khỏi tai nạn của Cách mạng văn hoá. Một người đảng viên Đảng cộng sản anh dũng, kiên trinh, bất khuất trong nhà tù Quốc Dân đảng mà bị vu cáo là “phản bội”. Vợ của Vương Nhược Phi là bà Lý Bồi Chi là chiến hữu cũ của cha tôi, nay cũng bị vu cho là “phản bội” và bị tống vào nhà giam. Cha tôi quan tâm thân thiết hỏi: “Mẹ của Vương Mao Mao (tên sữa của Vương Hưng) thế nào rồi?” Cửu Cửu đáp: “Người ta bảo bà là thuộc loại hai mươi tám người rưỡi”. “Hai mươi tám người rưỡi” là chỉ vào những năm 20, người lãnh đạo Đảng cộng sản Trung quốc bấy giờ là Vương Minh có nói, những đảng viên Đảng cộng sản Trung quốc học tập ở Liên xô chỉ có hai mươi tám người rưỡi được coi là những người “bôn-sê vích” chân chính, về sau, những người này bị gạt sang “đường dây” đường lối tả khuynh” sai lầm của Vương Minh. Cha tôi nói: “Sao lại có thể như vậy được, tôi biết bà lão đâu có học ở trường ấy” Ông lại hỏi Cửu Cửu: “Còn Nhược Phi(1) ra sao?”. Cửu Cửu đáp: “Người ta bảo ông cụ là người của Trần Độc Tú(2)”.
Cha tôi nói hết sức chắc chắn: “Không phải”. Ông giải thích theo ghi nhớ của mình: “Nhược Phi tuy có dính dáng liên hệ nhiều với Trần Độc Tú, nhưng chưa hề tham gia hoạt động bè phái của Trần Độc Tú. Ông có quan hệ cực kỳ tốt với Kiều Niên, và Diên Niên”. Hai người con của Trần Độc Tú là Trần Kiều Niên và Trần Diên Niên là hai cán bộ cao cấp của Đảng cộng sản Trung quốc, vô cùng đũng cảm, nhưng chẳng may hai người đã bị Quốc Dân đảng sát hại tiếp nhau vào những năm 20. Lúc ấy cha tôi đâu chỉ bi thương bi phẫn vì một mình Nhược Phi. Khi đó cha tôi đang làm việc tại cơ quan trung ương đảng ở Thượng Hải nên ông biết hết mọi chuyện. Cửu Cửu lại nói: “Họ còn nói, Vương Nhược Phi bị bắt ở Nội Mông Cổ và đã phản bội”. Cha tôi lại thêm một lần khẳng định: “Không phải như vậy. Bạc Nhất Ba được lệnh của trung ương đi đón ông. Ông ở trong ngục rất kiên định mà!”. Những tên tướng lĩnh của Cách mạng văn hoá chuyên hại người, ác độc đến thế là cùng, ngay đến cả liệt sĩ đã chết đi rồi, chúng vẫn không chịu buông tha. Đến như Vương Nhược Phi, một cán bộ cao cấp, đầy tư cách của đảng, đã cống hiến cả đời mình, thậm chí cả sinh mệnh mình cho đảng, cho nhân dân. sau khi qua đời rồi mà vẫn còn bị chúng vu cáo hãm hại. Cha tôi thậm đau thương, tưởng nhớ lại các đồng chí cách mạng đã hy sinh, và cũng phẫn nộ thay những người đã yên nghỉ nơi chín suối.
Trong bữa ăn, mọi người sôi nổi chuyện trò. Lưu Tuấn Tú thấy Cửu Cửu, cũng nhớ lại Nhược Phi, liền nói: “Ai cũng bảo Nhược Phi hay rượu. Có một lần, tôi uống mười sáu cốc, hơn hẳn Nhược Phi đấy nhé”. Cha tôi cười: “Nhược Phi không uống được nhiều, nhưng đúng là một tay hay rượu”. Cha tôi biết Cửu Cửu mới sinh con, nên hỏi Cửu Cửu có khó khăn gì không. Cửu Cửu nói, mùa đông ở Giang Tây quá giá rét, than củi đều phân phối theo định lượng, nên không đủ dùng. Cha tôi nói ngay với các đồng chí lãnh đạo địa khu: “Cấp thêm cho cháu một ít than đi”. Bạn chiến đấu đã qua đời lâu rồi, nay chỉ còn cách đó để giúp đỡ con cái mà thôi...
Chiều ngày 15, cha tôi rời Phủ Châu trở về Nam Xương. Cửu Cửu theo những người ở địa khu Phủ Châu đưa cha tôi đến hết địa phận của địa khu mình. Phía Nam Xương cũng có người đến đón. Cứu Cửu bùi ngùi lưu tuyến chia tay hai vị già nua tuổi tác.
Chú thích:
(1) Vương Nhược Phi: năm 1919 sang Pháp vừa học vừa làm, từng là phó tham mưu trưởng Bát Lộ quân, bí thư trưởng trung ương Đảng cộng sản Trung quốc. Tháng 4.1946, từ Trùng Khánh về Diên An đã hy sinh vì tai nạn máy bay
(2) Trần Độc Tú: một trong những người lập ra Đảng cộng sản Trung quốc và lãnh đạo đảng vào thời kỳ đầu. Vào thời kỳ cuối của cuộc đại cách mạng, đã đi theo đường lối hữu khuynh, đấu hàng chủ nghĩa, khiến cho cách mạng bị tổn thất nặng nề. Sau đã có những hoạt động phản đảng, và bị khai trừ ra khỏi đảng