Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Hồi Ký, Tuỳ Bút >> Cha tôi Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 40689 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Cha tôi Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa
Mao Mao

21. Sóng gió ở hội nghị Lư sơn

Cha tôi sống trôi nổi lênh đênh ở nơi xa Bắc Kinh thăm thảm, chẳng còn nghe biết được chuyện gì trên đời, đối với những cuộc tranh chấp quyền lực ở trung tâm chính trị, lại càng chẳng biết mô tê gì.
Thời gian trôi, chớp mắt đã tới mùa hè năm 1970, phong trào “Đại cách mạng văn hóa” cũng đã tròn trặn bốn năm. Theo kế hoạch của Mao Trạch Đông, năm nay sẽ chính thức là “mùa thu hoạch” của phong trào “Đại cách mạng”. Ông ta định triệu tập đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, để sửa đổi hiến pháp, và dùng phương cách đó để đóng đinh “thành quả” của “cách mạng văn hóa” lại. Nhưng sự phát triển của chính trị lại chuyển hướng ngoài dự liệu của mọi người, hơn nữa cuộc đấu tranh này lại như một con dao găm sắc nhọn, chọc thêm một nhát vào cái môi trường chính trị vốn đã bị cuộc đại loạn làm cho ngập tràn những chướng khí u ám, cho nó rách toang thêm ra.
Ngọn nguồn của sự việc là do Mao Trạch Đông đề xuất triệu tập đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ tư, để sửa đổi hiến pháp, thay đổi cơ cấu lãnh đạo quốc gia, không để chức vụ chủ tịch nước nữa.
Phân tích dụng ý này của Mao Trạch Đông, được biết là sau khi chính ông ta đã tổng kết “bài học” của mình, đã chọn lấy một biện pháp ăn chắc là phòng ngừa “đại quân bị rơi vãi” một lần nữa. Còn Lâm Bưu lại đề xuất cần đặt một chức vụ chủ tịch, và kiến nghị là Mao Trạch Đông phải nắm lay chức vụ này. Mao Trạch Đông chỉ thoáng nghe cũng đã biết ngay rằng, ông ta đưa ra kiến nghị đó, trên thực tế là chính ông ta muốn giữ chức chủ tịch nước. ấy thế mà Mao Trạch Đông đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại rằng, Mao Trạch Đông không làm chủ tịch nước. Ông ta nói: “Tôi không muốn nhận lại chức này, điều đó không thỏa đáng”. Mao Trạch Đông còn dẫn chuyện cổ ra nói làm ẩn dụ rằng: Xưa Tôn Quyền() khuyên Tào Tháo() lên ngôi vua. Tào Tháo bảo Tôn Quyền là muốn đặt mình lên lò nướng.
- Tôi khuyên các đồng chí dừng bắt tôi làm Tào Tháo, và các đồng chí cũng chớ có làm Tôn Quyền.
Sau khi Mao Trạch Đông đã nói đi nói lại một cách rõ ràng minh bạch như vậy rồi, Lâm Bưu và cánh vế của ông ta vẫn khăng khăng ngoan cố đòi nhất định phải có chủ tịch nước. Bắt đầu từ mùa xuân, do vấn đề này, mà Mao Trạch Đông và Lâm Bưu càng ngày càng ngãng nhau ra hết sức rõ rệt. Trên bề nổi, chỉ có một vấn đề là có đặt chức vụ chủ tịch nhà nước hay không thôi, nhưng ẩn nấp đằng sau vấn đề này lại là rất nhiều tâm tư và mâu thuẫn.
Rất nhiều người khi đó đều cảm thấy khó hiểu, Mao Trạch Đông đã có quyền tối cao tối thượng trong tay, làm sao Lâm Bưu lại không hiểu được ý tưởng của Mao Trạch Đông, làm sao lại dám hành động ngược với ý nguyện của Mao Trạch Đông? Lâm Bưu đã được điều lệ đảng quy định, xác nhận là người kế cận, làm sao còn phí sức đi tranh chấp làm chủ tịch nhà nước? Thực ra, phải nói toạc ra thế này mới rõ.
- Thứ nhất: đến lúc đó, Lâm Bưu cho rằng, đúng là trong điều lệ đảng đã xác định Lâm Bưu là người kế cận của Mao Trạch Đông, vấn đề địa vị của mình coi như đã được bảo hiểm, nhưng có lực lượng thì cứ tranh chấp một cái chơi.
- Thứ hai: Chủ tịch nhà nước là một chức vụ tối cao đầy sức hấp dẫn, cái địa vị phó chủ tịch đảng này không thể thay thế được cái địa vị đó. Cánh vế của Lâm Bưu cũng muốn Lâm Bưu xuất hiện trong chức vụ này. Diệp Quần, vợ Lâm Bưu, cũng đã từng nói: “Nếu không lập chức chủ tịch nhà nước, tính sao với Lâm Bưu, nhét vào chỗ nào nào?”
- Thứ ba: cánh vế của Lâm Bưu biết rõ sức khỏe của Lâm Bưu rất kém, sợ ông ta chết trước Mao Trạch Đông. Đặc biệt là Diệp Quần vợ Lâm Bưu, cũng hết sức xúi bẩy, thúc giục Lâm Bưu tiến thêm một bước trên con đường thâu tóm quyền lực.
- Thứ tư: Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc là một cơ hội tốt nhất, trọng yếu nhất để phân phối lại quyền lực. Giữa hai tập đoàn lớn của Lâm Bưu và Giang Thanh ngay từ khi bắt đầu “Cách mạng văn hóa” tới nay, vẫn cứ đoàn kết đấy mà chia rẽ đấy, nhưng càng về sau, chia càng nhiều hơn kết, họ thường hay cãi vã, tranh quyền đoạt lợi lẫn với nhau. Trong đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc kỳ này, nếu như Lâm Bưu xác lập được vị trí chủ tịch nhà nước, sẽ trở thành một lực lượng mạnh mẽ của Lâm Bưu giao đấu tay đôi với tập đoàn của Giang Thanh.
Mấy điểm trên đây là điều vô cùng quan trọng đối với Lâm Bưu cùng bè cánh, đấy là cơ hội ngàn năm có một, không thể dễ dàng để mất. Chính vì vậy, mà Lâm Bưu cùng bè cánh đã dám đơn độc tiến hành việc xác lập chức vụ chủ tịch nhà nước, vi phạm ý chỉ của Mao Trạch Đông.
Ngày 23.8.1970, đại hội trung ương Đảng lần thứ hai của khóa 9 họp ở Lư Sơn.
Lư Sơn, một nơi danh thắng du lịch với phong cảnh tuyệt vời, đồng thời cũng là một mảnh đất lắm chuyện, đã nẩy ra rất nhiều những sự kiện chính trị trọng đại. Chính ở nơi đây, Lâm Bưu đã từng điên cuồng phụ họa để chỉnh đốn đấu đá rất nhiều người. Song ông ta lại không biết rằng, Lư sơn cũng lại chính là mảnh đất dữ đối với bản thân ông ta.
Vừa tới Lư Sơn, mâu thuẫn đã nổ tung ra.
Bắt đầu, Lâm Bưu đã quẳng ra một bài nói chuyện, ám chỉ phải xác lập chức vụ chủ tịch nhà nước. Bè cánh của Lâm Bưu cũng phân tán đi khắp nơi chiêng trống rùm beng, tuyên truyền chủ trương đó của chúng. Tiếp đó là việc Giang Thanh cùng một số người khác xuất hiện, kéo đến tận chỗ ở của Mao Trạch Đông, “phản ảnh” những hoạt động không bình thường của tập đoàn Lâm Bưu. Cuối cùng, đích thân Mao Trạch Đông phải triệu tập thường vụ Bộ Chính trị họp mở rộng. Trong hội nghị đã nghiêm khắc phê bình Lâm Bưu và cánh vế, thế là âm mưu đó tắt ngấm, thất bại..
Ngày 6.9.1970, đại hội toàn trung ương lần thứ hai khóa chín với những phong vân biến đổi, cuối cùng cũng bế mạc. Mao Trạch Đông trong diễn văn bế mạc, đã dùng tới những ngôn từ làm cả đại hội phải chói tai nheo mắt, những ngôn từ đặc biệt sắc sảo vốn có của ông ta, nhưng vẫn không làm mất đi sự nghiêm khắc, phê phán cái trò hề của Lâm Bưu cùng phê cánh.
Trong cuộc họp của trung ương kỳ này một số kiện tướng của tập đoàn Lâm Bưu ăn phê bình, và bị buộc phải kiểm điểm. Thảm nhất là Trần Bá Đạt “nửa đường đứt gánh”. Trước đó không lâu, hắn vừa mới đổi cửa môn đình nhập bọn với Lâm Bưu, đang định nhân kỳ đại hội này mà xuất đầu lộ diện to ve tỏ vẻ, thì lại rơi tõm vào chỗ bị phê phán và kiểm tra.
Trong cái hội nghị dập dồn mây mưa này, khiến cho nhiều người không ngờ rằng khi kết thúc lại có kết quả như thế. Trong hội nghị, tuy Mao Trạch Đông không chỉ rõ tên Lâm Bưu, nhưng Lâm Bưu đã sắc bén nhìn rõ ngay ra điều đó, dó là một cuộc đấu mới, cuộc giao đấu này chỉ vừa mới bắt đầu. Đó là cuộc giao đấu song phương, một bên là Mao Trạch Đông, và một bên là Lâm Bưu, người mà ông ta vừa tuyển chọn làm người tiếp ban của mình.
Sau hội nghị đồng thời với việc vạch tội và phê phán Trần Bá Đạt, Mao Trạch Đông cũng tìm mọi biện pháp để hạn chế và làm suy yếu mọi thế lực của Lâm Bưu, và đã nhiều lần điểm danh phê bình một cách cay nghiệt những thành viên chủ yếu của tập đoàn Lâm Bưu, và cũng gián tiếp phê bình thêm Lâm Bưu.
Trong cuộc giao đấu có liên quan tới mấy phía này, tập đoàn Lâm Bưu có thể nói là không trộm được gà còn mất thêm của nhà “nắm thóc”, đã bị hao binh tổn tướng, nguyên khí bị thương tổn. Mấy kiện tướng dưới cờ lần lượt bị vạch mặt chỉ tên, bị buộc phải kiểm điểm, hoặc bị hạ bệ. Qua trận giao chiến ấy, thế lực tập đoàn Lâm Bưu không những bị giảm sút rất nhiều, mà đã bắt đầu cảm thấy rằng, cuộc giao đấu trong tương lai sẽ vô cùng ác liệt, nguy hiểm.
Đối với Mao Trạch Đông mà nói, những điều được công bố ở hội nghị Lư Sơn, tuyệt đối không phải là một “sai lầm” chính trị đơn giản, mà là một sự bộc lộ trọn vẹn hết sức chân thực dã tâm của lập đoàn Lâm Bưu. Mao Trạch Đông cảm thấy bực bội, cảm thấy thất vọng, và càng thấy vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi lẽ Lâm Bưu đã được chính ông chọn làm người kế cận, là đối trọng chính trị quan trọng dùng để bảo đảm cho đường lối cách mạng của ông ta được tiếp tục tiến hành, đồng thời cũng lại là một tiêu chí vô cùng trọng yếu trong việc cân đong đo đếm những thành tích trong “Cách mạng văn hóa” do đích thân ông ta phát động. Lâm Bưu đã tối mắt vì quyền lực mà đòi đối chọi ngang hàng với ông la, điều này có thể nói rằng Mao Trạch Đông có nghìn lần tưởng tượng cũng không tưởng tượng ra nổi. Sự việc đã phát triển theo chiều hướng ngang trái như vậy, nên không thể không khiến cho Mao Trạch Đông, một ông già đã qua tuổi bẩy mươi sáu cảm thấy bị đánh mạnh vào tinh thần. Trong trận giao đấu này, người thu hoạch được nhiều bổng lộc nhất là Giang Thanh và đồng bọn.
Trước đại hội, hai tập đoàn lớn là Lâm Bưu và Giang Thanh đã ra sức tranh đoạt quyền lợi, nên đã không ngừng đấu đá nhau một cách công khai. Trong hội nghị, tập đoàn Giang Thanh đã tố cáo tập đoàn Lâm Bưu, và được coi như “lập chiến công”. Sau hội nghị, đồng thời với việc quyền lực của tập đoàn Lâm Bưu bị suy yếu, giảm dần, thì thế lực của tập đoàn Giang Thanh lại nhân đó mà phát triển lên, mạnh lên. Địa vị của Lâm Bưu có chuyện, Lâm Bưu lo lắng, Giang Thanh thích thú, Mao Trạch Đông u uất.
Điều đó không phải nói theo sách, cũng chẳng phải là diễn giải, mà đó là sự thực trên chính trường Trung quốc trong thời kỳ động loạn.
Đại hội xong. khi rời Lư Sơn, Mao Trạch Đông nói: “Sự kiện Lư Sơn này, vẫn còn chưa xong, vẫn còn chưa giải quyết”.
Thế là Mao Trạch Đông đã quyết tâm giải quyết vấn đề Lâm Bưu. Một mặt Mao Trạch Đông, đối với những ban ngành và địa phương do Lâm Bưu và bè cánh điều khiển thì dùng các biện pháp “ném đá, moi nền, đào chân tường” để làm cho các thế lực đó teo dần đi, mặt khác từ tháng tám đến tháng 9.1970, Mao Trạch Đông đi tuần du khắp nơi, luôn luôn có các cuộc nói chuyện, chỉ rõ tính nghiêm trọng của cuộc đấu tranh. Tập đoàn Lâm Bưu tội ác quá nhiều, không ai không biết, đã như cá nằm trong chậu, chỉ còn chờ bắt. Lâm Bưu hoảng hôn, những kẻ khác trong tập đoàn đó cũng lo sốt vó. Con trai của Lâm Bưu là Lâm Lập Quả âm mưu ám sát Mao Trạch Đông không thành, sự việc bị bại lộ, Lâm Bưu cuối cùng đã bước lên con đường không có lối trở về.
Ngày 13.9.1971. Lâm Bưu đã cùng với vợ là Diệp Quần, con là Lâm Lập Quả, bàng hoàng chạy trốn cướp một chiếc máy bay ở sân bay Sơn Hải Quan, bay theo hướng bắc, định chạy trốn sang Liên xô. Tục ngữ có câu: “Làm điều bất nhân tự nhân gánh lấy”. Chẳng biết thần sai quỷ khiến ra sao, chiếc máy bay không bay được tới đích, nên đã bị rơi ở bên trong biên giới của Nội Mông Cổ. Những gò đống của sa mạc hoang vu là nơi vùi xác của một kẻ tội đồ, độc ác không thể nào dung thứ được: Lâm Bưu.
Cần phải ghi nhớ rằng, trong “Cách mạng văn hóa”, trên con đường thăng quan tiến chức của hắn, đã có không biết bao nhiêu con người bị hắn vu cáo, không biết bao nhiêu người bị hắn hãm hại, không biết bao nhiêu người bị bắt, bị giam giữ, bị đánh đập, bị những cực hình dày vò, bị bức hại đến thành tàn tật, bị bức hại đến chết. Chính cái “Văn phòng hai” ban chuyên án trung ương do tập đoàn Lâm Bưu quản lý đã nổi danh như cồn chính là do những sự tàn khốc nhất, bạo nghiệt nhất này. Tội ác mà Lâm Bưu và bọn tốt hỉn của hắn phạm phải có đến chẻ hết tre cũng không sao ghi đủ. Cái tên tội phạm nghìn đời ấy, với cái chết rơi, chết rụng, không có nơi vùi xác ấy, quả đúng là trời xanh có mắt vậy!
Chú thích:
(1) Tôn Quyền tức Ngô Đại Đế, thời Tam Quốc là người sáng lập ra nước Ngô.
(2) Tào Tháo: một chính trị gia, quân sự gia thời Tam Quốc. Hán Hiến đế đã từng phong làm Thừa tướng. Khi con Tào Tháo là Tào Phi xưng đế, được truy tôn là Ngụy Vũ đế

<< 20. Biến số trong bất biến | 22. Những ngày bình lặng không yên ổn >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 279

Return to top