Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Hồi Ký, Tuỳ Bút >> Cha tôi Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 40679 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Cha tôi Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa
Mao Mao

17. Lao động

Sau khi đã sắp xếp ổn thoả nơi ăn chốn ở, cha mẹ tôi bắt đầu tới xí nghiệp sửa chữa chế tạo máy kéo của huyện Tân Kiến tham gia lao động.
Xí nghiệp sửa chữa chế tạo máy kéo của huyện Tân Kiến, cách trường học độ một cây số, đó là một xí nghiệp nhỏ chuyên sửa chữa các loại máy nông nghiệp, toàn xí nghiệp chỉ có chừng non tám chục người. Người của Bắc Kinh và người của tỉnh sau khi đến xem xét xí nghiệp này, tỉnh đã thông báo cho La Bằng là chủ nhiệm ban Cách mạng xí nghiệp kiêm bí thư chi bộ rằng vợ chồng Đặng Tiểu Bình sẽ tới lao động cưỡng bức ở xí nghiệp này. Tỉnh còn giao trách nhiệm cho xí nghiệp phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho vợ chồng Đặng Tiểu Bình, cấm cả mọi hành động bao vây đấu tố, có việc gì phải trực tiếp báo cáo với Uỷ ban Cách mạng tỉnh và ban bảo vệ. Còn như cách xưng hô, thì không được gọi là đồng chí, cũng không được gọi cả tên, mà chỉ gọi là lão Đặng (ông Đặng).
La Bằng, hồi chiến tranh chống Nhật, đã từng là một cán bộ dưới quyền của Đặng Tiểu Bình ở quân khu Ký, Lỗ, Dự (tên tục của ba tỉnh Hà Bắc, Sơn Đông, Hà Nam), đã từng nhiều lần nghe Đặng Tiểu Bình là chính uỷ lúc bấy giờ, báo cáo ở núi Thái Hằng, cho nên khi nhắc lại tên Đặng Tiểu Bình, La Bằng cũng chẳng lấy gì làm lạ lẫm cả.
Sau giải phóng, La Bằng đã từng là cán bộ cấp cục của B Công an ở Bắc Kinh. Năm 1959, bị mắc sai lầm trong việc chống hữu khuynh, nên bị hạ phóng xuống Giang Tây, sau Cách mạng văn hoá bị đi chuyển loanh quanh, rồi cuối cùng về cái xí nghiệp cấp huyện bé nhỏ này. Nay nghe Đặng Tiểu Bình đến xí nghiệp của ông để lao động cưỡng bức, đối với ông không chỉ là điều chưa bao giờ nghĩ tới mà còn lấy làm hết sức kinh ngạc. Mặc dù hiện nay Đặng Tiểu Bình là “tên đầu sỏ thứ hai đi theo đường lối tư bản”, nhưng là cán bộ cấp dưới cũ nên La Bằng vẫn có cảm tình với Đặng Tiểu Bình. Sau khi nhận được chỉ thị, La Bằng liền triệu tập họp chi bộ của xí nghiệp, bố trí công việc trong xí nghiệp, còn thu xếp một gian phòng nho nhỏ, dành riêng cho vợ chồng Đặng Tiểu Bình nghỉ ngơi.
Sáng ngày 9.11.1969, cha mẹ tôi dậy sớm, ăn lót dạ qua loa, rồi cùng đi đến xí nghiệp lao động. Sau khi cha mẹ tôi đến Giang Tây, người ta đã nhờ cán sự Hoàng Văn Hoa chuẩn bị cho hai ông bà mỗi người một bộ quần áo Tôn Trung Sơn bằng ka ki màu xanh công nhân, mẹ tôi còn làm thêm dây nẹp khoá khiến dôi ống tay áo thắt mở ra được để thuận tiện trong khi lao động. Hôm nay cha mẹ tôi mặc bộ quần áo công nhân mới của mình chân đi đôi giày quân dụng màu có úa, bước ra khơi sân qua cánh cửa con nằm lọt vào trong lòng cánh cửa lớn bằng gỗ màu xám, đi lên con đường đất đỏ quạch. Nghe tiếng những hòn sỏi lạo xạo dưới chân, nhìn ngập mắt những màu xanh ngan ngát xung quanh, trong lòng ông bà thực vui.
Ra khỏi trường học, ông bà bước lên đường cái quan, phóng tầm mắt nhìn ra xa là cánh đồng, là những ruộng rạ sau mùa gặt hái, những ngọn lúa chau, tháp bé, vươn mình đứng thẳng trên mặt bùn đất ẩm ướt, đợi ngày cày lật. Trời biếc, mây trắng, cây xanh, đồng ruộng, cảnh vật xung quanh, cái gì cũng tươi tắn, cái gì cũng thân thiết đáng yêu. Kể từ khi Cách mạng văn hoá bùng nổ tới nay, đây là lần đâu tiên ông bà ló mặt ra ngoài, lần đầu tiên được đi lao động, “đi làm”. Đi tiếp xúc với thế gian. Sau ba năm cấm cố, cái cảm giác đó không dễ mà có được, không dễ mà nảy sinh. Đi bộ chừng 4o phút là đến xí nghiệp. Trong phòng làm việc nhỏ bé, La Bằng giới thiệu sơ lược với ông bà tình hình của xí nghiệp, sau đó xuống phân xưởng, người phụ trách phân xưởng họ Đào tên là Đoan Tấn. Giống như các xí nghiệp khác lúc bấy giờ, công nhân ở đây cũng chia thành đại đội, trung đội như trong quân ngũ, chủ nhiệm phân xưởng tức là trung đội trưởng. Trung đội trưởng Đào Đoan Tấn là người đôn hậu thẳng thắn, hiền lành mà tế nhị, Đặng Tiểu Bình làm việc trong phân xưởng của ông, ông rất hoan nghênh hoan nghênh một cách thực lòng, thực bụng. Trung đội trưởng Đào Đoan Tấn là một công nhân, là một người công nhân hết sức bình thường trong một xí nghiệp nho nhỏ của huyện. Là công nhân, có nghĩa là làm việc, đã làm việc nghĩa là phải làm cho giỏi. Ông cũng giống như tất cả các công nhân trong xí nghiệp này, làm cách mạng, tham gia các phong trào là một việc, còn làm việc, công tác, nuôi dưỡng gia đình lại là một việc khác, mà lại là một việc vô cùng quan trọng nữa kia. Trong những năm tháng Cách mạng văn hoá như những cơn giông bão trải ra khắp toàn quốc, nhưng trong xí nghiệp lại không có tổ chức Hồng vệ binh cũng là chuyện hiếm có trên đời. Tuy cũng có xây dựng phong trào, cũng gào thét cách mạng nhưng trong cả xí nghiệp vẫn gió yên biển lặng, không một lớp sóng dội vẫn nghiễm nhiên một góc trời nhỏ bé riêng tư. Trung đội trưởng Đào Đoàn Tấn chẳng nghĩ xa nghĩ gần gì, mặc xác cái “chuyện đi theo tư bản”, một khi đã đến đáy làm việc, thì chẳng còn khác gì anh em công nhân nữa. Cách nghĩ ngợi của công nhân trong xí nghiệp cũng chẳng khác gì ông trung đội trưởng ấy, Lão Đặng tuổi tác đã cao, cứ để một chiếc ghế ở bên cạnh, mệt ngồi xuống đó mà nghỉ. Lão Trác sức khoẻ cũng kém rồi, thôi thì làm được bao nhiêu thì làm. Thu xếp cho Lão Đặng làm gì bây giờ đây? Ông trung đội trưởng quý hoá ấy nghĩ vậy. Lúc mới đâu ông định đề Đặng Tiểu Bình làm những công việc nhẹ nhàng, nên giao cho việc lấy xăng rửa phụ tùng. Nhưng Đặng Tiểu Bình tuổi đã cao, tay đã run, không cầm vững nổi các đồ vật, mà cúi xuống ngẩng lên cũng rất khó khăn, không rửa phụ tùng được, trung đội trưởng Đào Đoan Tấn lại để ông làm việc nhẹ khác là can bản vẽ, nhưng già nua, mắt hoa, chẳng nhìn rõ cái gì hết. Cuối cùng, nên để chính Đặng Tiểu Bình đề xuất xem muốn làm một việc gì đó có dùng tới thể lực. Trung đội trưởng hỏi Đặng Tiểu Bình, liệu dùng giũa rồi giũa phụ tùng, làm công việc của thợ nguội có được không? Đặng Tiểu Bình lập tức đồng ý. Bàn nguội của phân xưởng được đặt ở một góc, đã đầy đủ dụng cụ của thợ nguội, nhìn qua một cái, Đặng Tiểu Bình thấy thích ngay, cầm ngay lấy chiếc giũa, bắt đầu làm việc. Trung đội trưởng đứng nhìn, thấy ông Đặng Tiểu Bình chẳng phải là một tay thợ mới học việc. Ông đâu có biết rằng, sớm từ bốn mươi năm trước, khi vừa học vừa làm tại Pháp, ông đã từng làm thợ nguội trong hãng ô-tô Renault nổi tiếng, tuy bỏ không làm đã lâu, nhưng cái nghề nguội chẳng hề xa lạ gì. Khi nghe trung đội trưởng Đào Đoan Tấn nức nở khen ngợi, Đặng Tiểu Bình chỉ cười cười. Chính Đặng Tiểu Bình cũng chẳng ngờ được rằng, ngày xưa khi ở Pháp vừa làm công tác cách mạng vừa học cái nghề này kiếm cơm, rồi đến mấy chục năm sau, bỗng nhiên lại đâm ra dùng lại ở một xí nghiệp bé nhỏ nằm trên đất Giang Tây này.
Thật đúng là, cái sự đời khó mà lường trước được.
Còn như công việc của Lão Trác thì sao đây. Rất dễ thu xếp. Sức khoẻ bà kém, có thể cùng với các nữ công nhân làm sạch những cuộn dây. Ở cái tổ điện công ấy, có một nữ thanh niên còn trẻ tên là Trình Hồng Hạnh, rất nhiệt tình mời lão Trác ngồi xuống, vừa nói vừa làm, vừa chỉ dẫn cho bà tháo những cuộn dây ra như thế nào, rồi đem làm sạch nó ra làm sao. Xung quanh toàn là những cô gái trẻ, cười dùa rôm rả, túm tụm lại, âu cũng là một loại hưởng thụ, một niềm hạnh phúc.
Trước khi vợ chồng Đặng Tiểu Bình tới xí nghiệp, theo dặn dò, quy định của cấp trên, bất kể người nào, nếu chưa được phép đều không được tiếp xúc với ông bà. Khi ông bà mới tới làm việc, những người công nhân chỉ biết nhìn ông bà với cặp mắt hiếu kỳ. Cần phải biết rằng, đại bộ phận những công nhân ở đây đều là những người nông dân thực thà, chất phác xuất thân từ nông thôn, có bao giờ được nhìn thấy những nhân vật cỡ bự như vậy. Bất kể là những nhà lãnh đạo trước kia hay những “đại băng đen”, đại đại “đi theo tư bản” bây giờ cũng thế, họ đều chưa từng được gặp mặt bao giờ. Chỉ mấy hôm sau, mọi công nhân đều cũng đã quen đi. Lão Đặng, Lão Trác, cũng giống y như họ vậy, ngày ngày tới đây, ngày ngày cùng tụ họp, cùng làm những việc giống nhau, cho nên chẳng cần bao nhiêu thời gian, mọi người đã quen nhau hết. Xí nghiệp khôi phục lại được sự yên tĩnh ban đầu cũng rất nhanh. Còn đối với vợ chồng Đặng Tiểu Bình mà nói, ngày ngày được hoà hợp với những người công nhân, lánh xa những vòng xoáy chính trị, cũng chẳng còn biểu ngữ, chẳng còn phê phán, chẳng còn khẩu hiệu và cũng chẳng còn cô độc nữa. Với tình trạng ngập trời hỗn loạn, nơi nơi hỗn loạn trong Cách mạng văn hoá, với cái hiểm cảnh của vạch tội phê phán lượn lờ đe doạ trên đầu, mà giữa con người với con người, lại có thể hoà hợp, gắn bó cùng nhau, cùng nhau nói nói cười cười, cùng nhau làm việc, thì quả thật là một đời sống hạnh phúc, chỉ có thể may mà gặp được, chứ không thể cầu xin được.
Khi mới bắt đầu, cha mẹ tôi từ trường đến xí nghiệp, thường đi theo đường cái quan, như vậy phải đi một quãng đường vòng rất lớn, và phải mất khoảng bốn chục phút đồng hồ, giữa đường còn phải đi ngang qua một bến ô-tô đường dài. Con đường đó vừa mất thời gian lại vừa không an toàn. La Bằng cùng với trung đội trưởng Đào Đoan Tấn và Hoàng Văn Hoa bàn bạc với nhau xem xem còn có con đường khác đi được không. Họ leo lên tường phía sau xí nghiệp, nhìn về phía trường học, giữa hai nơi ấy, nếu đi thẳng, đường sẽ ngắn đi được rất nhiều. Thế là họ bắt tay vào việc, họ cho mở một cái cửa nhỏ ở tường sau, rồi men theo những bãi hoang, bờ đất phía sau xí nghiệp, san san lấp lấp, mở ra một con đường nhỏ. Đi theo con đường nhỏ này chỉ mất hai mươi phút, là đã có thể đi từ trường tới xí nghiệp rồi.
Từ đó về sau, bất kể là trời gió, trời mưa, bất kể là trời nóng hay trời lạnh, trừ những ngày đau ốm, còn tất cả các buổi sáng, mọi người đều có thể nhìn thấy cha mẹ tôi đi trước, cán sự Hoàng Văn Hoa lẽo đẽo đi sau trên con đường nhỏ này, đến xí nghiệp làm việc rất đúng giờ. Trong thời gian ba năm ở Giang Tây, việc tiếp xúc với công nhân, việc bản thân lao động đã trở thành một nội dung sinh hoạt không thể thiếu và cũng có thể nói rằng, nó vô cùng trọng yếu đối với cha mẹ tôi. Sáng sáng cha mẹ tôi đến xí nghiệp lao động, trưa về nhà ăn cơm, nghỉ trưa xong, buổi chiều làm một số công việc trong gia đình. Ngoài thì giờ đi lao động ở xí nghiệp, còn lại cha mẹ tôi đều không được phép ra ngoài, nhân cớ đó, bà và mẹ tôi đòi cán sự Hoàng Văn Hoa và anh chiến sĩ trẻ Tiểu Hạ phải ra ngoài mua giúp họ những đồ dùng nhà bếp như chảo, bát, môi, chậu và những nhu yếu phẩm cho ăn uống như củi gạo, dầu, muối cho tiện việc nấu nướng. Phía sau nhà, vốn có gian nhà kho, ghép bằng gỗ ván dùng để chứa củi, chứa than mới mua về rất tiện. Cha tôi lại tìm một cái đòn kê bằng gỗ thật to, rồi lấy rìu chẻ thành từng thanh nhỏ một. Ông lại đi tìm những chỗ đất rắn, dùng búa đập những hòn than đá to cho nhỏ vụn ra. Cha tôi cùng với mẹ tôi đem củi dùng để nhóm bếp cùng với than xếp vào trong những chiếc sọt tre, cất vào trong nhà chứa củi. Khi mùa đông tới, tất cả chất đốt đã đầy đủ sẵn sàng, đủ để đun nước làm cơm và tắm rửa. Việc giặt giũ cũng có phân công. Mẹ tôi giặt quần áo mặc hàng ngày, khi giặt những cái to như chăn, khăn trải giường, cha tôi sẽ giúp mẹ tôi giũ lại bằng nước sạch, rồi hai người cùng vắt, cùng mang đi phơi. Công việc cũng bận rộn, thời gian một buổi chiều qua đi lúc nào không hay. Nắng quái chiều hôm, hắt những bóng cây đậm đặc vào sân, những con chim nhỏ nháo nhác vỗ cánh trên những ngọn cây cao. Sau bữa cơm đạm bạc buổi chiều, ba người già rửa bát, lau bàn, quét nhà, đem những thức còn dư lại đặt vào trong chạn bát được che kín bằng những mảnh rèm cửa cũ, ú kỹ lò than, tắt đèn... Khi mọi việc xong xuôi mọi người lên gác, cha tôi đọc báo, đọc sách, mẹ và bà tôi khâu khâu vá vá dưới ánh đèn. Cứ đến 8 giờ tối, nghe tin tức thời sự mới nhất của đài phát thanh Nhân dân trung ương. Mười giờ, mọi người giải tán, chuẩn bị đi nằm. Khi cha tôi ngả mình xuống giường rồi, ông vẫn tiếp tục đọc sách chừng một tiếng đồng hồ nữa, sau đó mới tắt đèn. Đã từ nhiều năm nay, sinh hoạt hàng ngày của cha mẹ tôi rất đúng nề nếp, nay ở đây, cái nề nếp ấy vẫn được giữ y như cũ.
Trường bộ binh này đã bị giải thể trong Cách mạng văn hoá, nên vẫn bỏ không, hoang tàn, xơ xác. Cửa rả của ngôi trường không người bị mất mát lung lung, mỗi khi gặp mưa to gió lớn, tiếng va quật của những cánh cửa còn lại cứ thình thình liên tục, không dứt. Khi trời tối sập xuống, đèn chưa bật, bốn xung quanh là cả một vùng tối, đen ngòm. Từ xa nhìn tới, duy chỉ có căn gác nhỏ trên ngọn đồi là có chút ánh đèn nhòa nhạt. Khi ánh đèn cuối cùng đó tắt đi thì cả một khuôn viên rộng lớn của trường học đều chìm sâu vào trong bóng tối âm u. Trăng mọc, những làn ánh sáng trắng như bạc nhẹ nhàng buông xuống. Không tiếng người, không tiếng chim chóc, không tiếng chó gà. Trời và đất lại như thẫm một lớp lịch mịch mơ hồ bao phủ.
Trong việc thu xếp cuộc sống mới của ba người. bà và cha mẹ tôi, nói chung cũng chẳng có chuyện gì, anh cán sự Hoàng Văn Hoa cũng chẳng lai vãng sang bên này làm gì, chỉ có cậu chiến Tiểu Hạ vì thường giúp mua hộ rau cỏ, nên cũng đảo qua đảo lại vài lần trong ngày. Những lúc bình thường vô sự. Hoàng Văn Hoa và Tiểu Hạ vẫn đánh ping pông ở chiếc bàn kê trong gian phòng ngay trước cửa tầng một. Đặng Tiểu Bình đến Giang Tây là để rèn luyện lao động có kiểm soát nên không thể chỉ lao động mà không có kiểm tra.
Ngày 23.11.1969, thừa hành ý chỉ của cấp trên, cán sự Hoàng Văn Hoa lên gác báo cho cha mẹ tôi phải viết một bản thu hoạch về lao động và học tập sau một tháng ở Giang Tây. Nghe xong, cha tôi chỉ nói một câu: “Nếu có việc gì, tự tôi sẽ viết báo cáo lên Mao Chủ tịch và trung ương đảng”. Nói xong, ông im lặng, không thêm một lời nào nữa. Cán sự Hoàng Văn Hoa bị nếm một quả đắng, ngượng ngùng bỏ về.
Vâng, mới chớp mắt một cái, mà đã đến Giang Tây được một tháng rồi, bận bịu với việc sắp xếp đời sống và lao động, bây giờ cũng nên viết cho trung ương một lá thư rồi. Ngày 26.11.1969, cha tôi cầm bút viết thư cho Uông Đông Hưng.
Ông viết: “Ngày 22.10.1969, tôi rời Bắc Kinh, cùng ngày tới Nam Xương, ở lại chiêu đãi sở của quân khu bốn ngày, ngày 26 chuyển đến nơi ở mới, chỗ ở rất tốt. Sau khi chuyển nhà, sau mấy ngày sắp xếp đồ lề, mua một ít dụng cụ nấu nướng trong gia đình, ngày 9.11.1969, tôi và Trác Lâm bắt đầu tới xí nghiệp lao động. Hàng ngày, cứ 6 giờ rưỡi sáng, chúng tôi trở dậy, 7 giờ 35 phút bắt đầu đi làm, từ nhà tới xí nghiệp đi bộ mất 20 phút, lao động ở xí nghiệp chừng ba giờ rưỡi đồng hồ, 11 giờ từ xí nghiệp về nhà, sau bữa cơm trưa, ngủ trưa, sau khi trở dậy đọc Mao tuyển (mỗi ngày cố gắng đọc trên một giờ đồng hồ), và đọc báo, đến tối, nghe phát thanh, ngoài ra tôi còn tham gia một số công việc gia đình, thời gian cũng qua đi được rất nhanh. Chúng tôi tự nấu nướng lấy (chủ yếu là bà kế mẫu của tôi làm, tôi và Trác Lâm chỉ giúp những việc lặt vặt. Chúng tôi sống rất thoái mái”.
Cha tôi viết rất tỷ mỷ về đời sống sau khi tới Giang Tây. Trong thư ông viết sống rất thoải mái là viết rất thực lòng. Cuộc sống mới, lao động rèn luyện, tiếp xúc chan hoà với công nhân, lại chẳng có ai dè bỉu quát tháo mình, tóm lại có gì mà chẳng thoải mái. Ông viết tiếp: “Chúng tôi lao động trong một xí nghiệp chế tạo sửa chữa máy kéo của huyện Tân Kiện (huyện ngoại thành của thành phố Nam Xương, cách Nam Xương hơn hai mươi dặm). Xí nghiệp này, vốn chỉ là một trạm sửa chữa máy kéo của huyện. bây giờ mở rộng thành xí nghiệp vừa sửa chữa vừa chế tạo, chỉ xí nghiệp có hơn tám chục người, ngoài lao động ra chúng tôi còn có hai lần tham gia hội nghị chỉnh đảng, và một lần nham gia vào hội nghị cổ vũ 40 ngày nước rút cuối năm. Các đồng chí công nhân viên chức trong xí nghiệp rất nhiệt tình với chúng tôi, rất chiếu cố nữa, công việc lãnh đạo của chúng tôi cũng không nặng nhọc làm, chỉ có bệnh tim mạch của Trác lâm có phần nặng hơn trước, huyết áp tăng tới: 100 và 200, cũng mệt, nhưng vẫn cố gắng đi làm hàng ngày”.
Sau khi đã viết hết mọi việc từ đời sống đến lao động, trong thư cha tôi tỏ ý quyết không phụ lại sự quan tâm của Chủ tịch và của đảng, quyết không làm bất cứ việc gì không có lợi cho đảng và cho tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cố gắng giữ gìn khí tiết của tuổi vãn niên. Cuối cùng, ông viết: “Vì còn phải làm quen với mọi việc, cho nên phải tới một tháng linh bốn ngày, tôi mới viết lá thư thứ nhất này, tới đây, cứ qua một thời gian tôi lại viết báo cáo về ông một lần, xin trình thư này lên Chủ tịch, phó chủ tịch, và trung ương nếu thấy cần thiết”.
Tuy ở Giang Tây, nơi cách xa Bắc Kinh hàng ngàn dặm đất, cha tôi vẫn cứ như hồi còn ở Bắc Kinh, dùng hình thức thư từ để giữ vững liên lạc với trung ương và lãnh đạo tuyến một. Cùng với việc viết lá thư này, cha tôi còn viết thêm một lá thư nữa. Trong thư ông viết: “Vì máy bay quá tải, nên chỉ mang theo được có nửa số đồ đạc, một số quần áo và sách vở vẫn chưa mang đi được, số sách vở hầu như đã đến đủ, còn số gửi theo đường xe lửa vẫn chưa nhận được. Nếu có thể, đề nghị các đồng chí có liên quan tra xét giúp mà tốt nhất là gửi tới đây. Còn như có quyết định giữ lại ở Bắc Kinh cũng xin thông báo cho chúng tôi trong thời gian thích hợp”.
Sau khi nhận được thư, Uông Đông Hưng đã chuyển cho Chu Ân Lai, Trần Bá Đạt và Khang Sinh đọc. Về việc hành lý còn chưa tới v.v... giao cho Vương Lương Ân phó chủ nhiệm Văn phòng trung ương, giải quyết. Chỉ ít lâu sau đó, tất cả hành lý và sách vở đều đã được gửi tới Giang Tây.
Nhận được hành lý, cha tôi biết ngay rằng, thư của ông, Uông Đông Hưng đã nhận được. Chứng minh rằng kênh thông tin này vẫn còn thông suốt.
Được sự giúp đỡ của những người khác, cha mẹ tôi đã khuân được chiếc hòm nặng chình chịch lên trên gác. Bật đinh, mở nắp hòm, dỡ những tờ báo đậy trên ra, những cuốn sách cả mới lẫn cũ ngồn ngộn hiện ra trước mắt. Ôi những cuốn sách quý giá biết bao, đây là những cuốn sách được đưa từ Bắc Kinh ngàn dặm xa xôi tới. Có sách đọc, nội dung của cuộc sống, bất chợt tăng lên không ít sắc mầu.
Sách trong gia đình chúng tôi, chẳng thiếu thứ gì. Về lịch sử Trung quốc, có Nhị Thập Tứ Sử, Tư Trị Thông Giám v.v..., về lịch văn học Trung quốc có Hồng Lâu Mộng, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thuỷ Hử, Tây Du Ký, Tam Ngôn(1), Nhị Phách(2), Nho Nhị khắc phách án kinh kỳ, Lâm Ngoại Sử, Tây Sương Ký, Mẫu Đơn Đình, Đào Hoa Phiến và Thi Kinh, Đường Thi, Tống Từ, Nguyên Khúc, cùng các tác phẩm của các nhà văn hiện đại như Lỗ Tấn, Ba Kim, Lão Xá v.v... văn học nước ngoài có Tônstôi, Gôgôn, Sêkhốp, Đôtstôiepki, Ban dắc, Huygô, Rômanh Rôlăng, Đuy ma cha, Môlie, Bécna Sô, Tao, Hêminguây. Cũng còn rất nhiều sách truyện lịch sử, hồi ký, truyện ký, triết học, cùng nhiều thể loại khác của nước ngoài, đương nhiên là còn rất nhiều sách về chủ nghĩa Mác-Lênin.
Cái hòm sách vừa to vừa nặng đó thật đúng là bảo bối của chúng tôi. Trong những năm tháng cô đơn, lạnh lẽo, chỉ có dựa vào sách vở mới giải thoát được nỗi cô tịch ấy, có thể làm giàu thêm cho cuộc sống, có thể bồi đắp tri thức, có thể nung luyện tiết tháo, có thể làm an tịnh tâm linh. Cha mẹ tôi đều ham mê đọc sách, vào những buổi chiều nhàn rỗi, trong những đêm vạn vật đều chìm trong tĩnh lặng, sách đã bầu bạn với cha mẹ tôi để cùng sống qua những năm tháng nhọc nhằn.
Chú thích:
(1) Tam ngôn: chỉ ba bộ sách văn học cổ điển: Cảnh thế thông ngôn, Du thế minh ngôn, Tính thế hàng ngôn
(2) Nhị phách. Sơ khác phách án kinh kỳ

<< 16. Giang Tây, những ngày đầu | 18. Về nhà rồi đây! >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 200

Return to top