Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Hồi Ký, Tuỳ Bút >> Cha tôi Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 40687 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Cha tôi Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa
Mao Mao

11. Tai hoạ từ ngang trời giáng xuống

Vào một ngày cuối tháng tám, đó là một ngày mà chúng tôi phái khắc cốt ghi xương
Chị hai Đặng Nam từ trường đại học Bắc Kinh gọi điện thoại về cho tôi nói: “Anh nhảy lầu rồi. Trường học định tống anh ấy về nhà”. Nói đến đây, chị thút thít khóc không nói được nữa. Chị báo chị sẽ về nhà ngay để bàn bạc với tôi. Sau khi nghe điện thoại, cả nhà tôi như bị sét đánh ngang tai, bồn chồn lo lắng đến cực độ, đứng ngồi không yên, nhưng tất cả vẫn còn chưa rõ ràng ra làm sao, chỉ đành nơm nớp đợi chị hai về. Sau khi về tới nhà, chị Đặng Nam cho chúng tôi biết, vì anh không chịu nổi sự ngược đãi, không cam lòng bị làm nhục, nhân bọn tạo phản không chú ý khi áp giải anh đi, anh đã nhảy lầu để tỏ rõ sự phản kháng cuối cùng. Trước khi nhảy lầu anh biết trong một phong thư: “Tôi thật không hiểu nổi Cách mạng văn hoá, đặc biệt là đối với vấn đề của cha tôi, tôi lại càng không hiểu nổi, tôi thực sự không còn con đường nào mà đi...”. Sau khi Phác Phương nhảy lầu bị thương, bọn tạo phản trường đại học Bắc Kinh cũng hoảng hồn. Chúng đưa anh vào một bệnh viện. Khi người bác sĩ nghe nói đó là con của “tên số hai đi theo tư bản” đã từ chối không nhận. Sau đó liên tiếp đưa tới mấy bệnh viện khác, cũng chẳng nơi nào chịu nhận.
Thật đúng là những năm tháng đen tối, không còn chút nhân đạo nào, sinh mạng còn người mà rẻ như cỏ rác. Cuối cùng, nghe nói chính Nhiếp Nguyên Tử cũng hoảng, nên đã ép bọn cùng phái với mụ ở viện Bắc Y số 3, phải nhận cho xong chuyện. Bệnh viện Bắc Y số 3 tuy nhận người bệnh thật đấy, nhưng chỉ cho Phác Phương nằm ở hành lang, và ngay đến cả phòng cấp cứu cũng không cho vào. Sau một đêm, thấy bệnh tình khá nguy kịch, cũng phải chọc tuỷ sống, nhưng phải có chữ ký của người nhà bệnh nhân. Bọn tạo phản đến chỗ giam giữ Đặng Nam, cho Đặng Nam biết mọi tình hình. Nghe tin Phác Phương nhảy lầu bị gãy cột sống. Đặng Nam vô cùng hoang mang mù mịt. Chị đi theo bọn tạo phản tới bệnh viện n. Chị được gặp anh mình trong phòng cấp cứu.
Một con người vốn khoẻ mạnh hừng hực lên như thế, bây giờ nằm thẳng cẳng ở đây với cái cột sống bị gãy, đang sốt cao, tính mạng có cơ bị lâm nguy. Đầu óc chị Đặng Nam lúc này trở nên trống rỗng, nước mát chảy ròng ròng cầm lấy cây bút nặng nề, ký tên mình. Bọn tạo phản không thèm nói thêm một câu, lập tức lôi chị đi ngay.
ới sự dày vò mất hết tính người, với sự ngược đãi, và thẩm vấn, quyết tâm tìm đến cái chết đã sớm nảy nở trong lòng anh. Sự nghi hoặc cũng như những lo lắng đều đã qua đi. Với anh chỉ còn có lý trí. Anh không hề do dự, không hề sợ hãi, anh bình tĩnh lựa chọn và quyết định. Một sinh viên giỏi năm thứ tư của khoa vật lý kỹ thuật của một trường đại học, một bí thư chi đoàn lúc này cũng giữ nghiêm kỷ luật, một đảng viên dự bị của đảng cộng sản Trung quốc mới hai mươi bốn tuổi đầu, đã từng có bao niềm tin, ước nguyện, đã từng đeo duỗi bao lý tưởng, vậy mà giờ đây chỉ còn dư lại một quyết tâm kiên định, một quyết tâm không gì lay chuyển nổi. Anh bình tĩnh, lạnh lùng đi theo hướng đã chọn của mình. Sau khi nhảy lầu, anh đã hoàn toàn bị hôn mê. Anh nhớ lại rằng, cũng có lúc anh tỉnh lại, anh cảm thấy như nằm trên một bãi băng lạnh ngắt, nhưng chỉ trong chớp mắt anh lại hôn mê đi. Lần sau tỉnh lại, anh thấy mình đã nằm trong bệnh viện. Nhìn những ánh mắt lạnh lùng của những người xung quanh, nhìn thấy chai nước truyền lủng láng trên đầu, tất cả mọi thứ đều mờ mờ ảo ảo, mông lung không rõ nét. Cứ như vậy, trong phòng cấp cứu bệnh viện Bắc Y số 3, Phác Phương khi tỉnh, khi mê, bị sốt cao ba ngày ba đêm liền. Không biết đâu là sự cố ý an bài của tạo hoá, hay chạy cũng chẳng thoát được số phận, sự ngoan cường của sinh mệnh cuối cùng đã vượt qua được thần chết. Tính mạng của Phác Phương đã giữ được. Sống và chết là câu chuyện vĩnh hằng nơi trần thế. Sống và chết là một cuộc ác chiến, và càng lại là một keo vật tay đôi. Cầu sống cũng không được, chọn chết cũng không xong, con người bị hãm vào cảnh đó, lòng càng tan nát. Những khi tỉnh táo, Phác Phương chỉ trân trân nhìn lên trần nhà, trong lòng tê dại, chẳng đau thương gì, chẳng suy nghĩ gì, và cũng chẳng ân hận gì. Những tiếng gào thét của bọn tạo phản, những lời hỏi han của thầy thuốc, tất cả đều như gió thoảng bên tai, nghe mà chẳng thấy gì.
Khi Phác Phương vừa nhảy lầu xong, đốt sống ngực số 11, số 12, và đốt sống lưng số 1 bị chèn gãy, chân không cử động gì được, nhưng từ phần bụng trở lên vẫn còn cảm giác. Cứ theo như liệu trình học mà nói, thì trong tình hình như thế là phải mổ ngay lậptức, để làm sạch, và giảm sức chèn ép của vết thương, nếu không máu tụ trong cột sống sẽ bị chảy ngược lên, sau khi máu đông lại sẽ làm tăng thêm tình trạng liệt nửa người. Nếu như ngay lúc bấy giờ, có được một tý chút lòng nhân đạo, nếu như phẫu thuật kịp thời, Phác Phương sẽ chẳng đến nông nỗi ấy. Nhưng trong những năm tháng đó dưới cái bầu không khí chính trị kiểu đó, những người như Phác Phương là “con cái băng đen phản cách mạng”, với tội “phản cách mạng”, đã “tự cắt bỏ mọi liên hệ với nhân dân”, đưa vào bệnh viện, được để cho chết đã là một sự “khoan hồng” rồi, chứ chẳng cần một sự chữa trị nào. Cứ như vậy, tình trạng liệt nửa người của Phác Phương ngày một nặng thêm, bởi đốt sống thứ 11 diễn biến xấu lan sang đến đốt sống ngực số 7. Như thế có nghĩa là từ ngực đổ xuống đều đã mất cảm giác, chức năng đại tiểu tiện thất thường, khó tránh khỏi nâng vị trí liệt lên cao hơn.
Khoảng chừng hơn mười ngày, xem ra lính mạng khó có bề cứu chữa nổi, bọn tạo phản lại báo cho Đặng Nam biết, thời cơ nguy kịch đã qua, bọn chúng không quản nữa, cần phải mang Phác Phương về nhà. Đặng Nam nghe trường học bỏ mặc, trả Phác Phương về nhà, vừa thương tâm vừa lo lắng, lập tức kiên quyết phản đối: “Không được đưa về nhà? Tôi phải về nhà để bàn tính với mọi người trong nhà đã”. Được bọn tạo phản đồng ý, Đặng Nam vội đáp ô-tô buýt về nhà.
Bà, Đặng Nam và tôi ngồi trong gian nhà tối tăm thiếu ánh sáng ở Phương Hồ Trai, nước mắt chảy ròng ròng. Đặng Nam và tôi bàn với nhau, Phác Phương là do phe tạo phản Bắc Đại bức hại, nay họ không thể đẩy trách nhiệm chăm sóc lên đầu chúng tôi được và cũng không thể để một bệnh nhân chưa qua thời kỳ nguy cấp đã phải về nhà. Nếu như đưa về nhà, nhà chỉ có mấy người, toàn trẻ nhỏ với bà nội đã già nua, làm sao mà trông được, còn thuốc men bệnh tật biết tính làm sao? Không thể thế được, tôi phải đi tìm người có trách nhiệm, đi tìm Văn phòng trung ương đảng!
Tôi và chị Đặng Nam đến cửa Tây của Trung Nam Hải, nói rằng chúng tôi cần gặp lãnh đạo của Văn phòng trung ương, chẳng ai thèm ngó tới chúng tôi. Chúng tôi lại nói, chúng tôi con gặp cái ông nhân viên công tác mà thường ngày vẫn giao sinh hoạt phí cho chúng tôi, họ cũng mặc, không tìm. Họ mặc xác mình, biết làm sao bây giờ? Chúng tôi tìm đến một máy điện thoại công cộng, cứ lần lượt quay quay, gọi gọi, quay gọi tới khắp nơi. Có người bảo việc đó không thuộc quyền của họ, có người bảo cứ đến đại học Bắc Kinh mà hỏi, có người dập máy, chẳng thèm đáp lấy một lời. Cuối cùng nhờ vào trí nhớ của mình, tôi nhớ được số điện thoại của Ban bảo vệ Văn phòng trung ương đảng. Ở đây cũng lại giống như nhiều nơi khác, họ bảo đó không phải việc của họ. Chúng tôi cuống lên, nói nặng lời trong điện thoại: “Các người đã gây nên chuyện như thế, mấy đứa trẻ như chúng tôi làm sao mà trông nom săn sóc được?”
Bố mẹ tôi vẫn còn đang ở trong Trung Nam Hải đó, nếu các người đưa về, thì đưa vào đó cho cha mẹ tôi. Nếu các người cứ nhất định đưa người bệnh về nhà, chúng tôi sẽ khênh ra phố, khênh tới Trung Nam Hải, chúng tôi sẽ nói với tất cả mọi người rằng: đây là con trai Đặng Tiểu tình, bọn họ hành hạ thành như thế đấy, xin mọi người hãy xem xem. Các người dám đưa người về nhà, chúng tôi cũng dám làm như vậy đấy!”
Đặt điện thoại xuống, nhưng thực tình chúng tôi vẫn bối rối băn khoăn lắm, bối rối băn khoăn đến run hết cả chân tay. Đứng bên ngoài Trung Nam Hải ngước nhìn lên bức tường cao vút, lở lói, loang tổ, sao mà hai chị em tôi cảm thấy đơn độc đến thế, bất lực đến thế. Lúc ấy thật là gọi giời, giời chẳng đáp, gọi đất đất chẳng thưa. Trên cái thế gian mênh mang này có ai có lúc cứu giúp được chúng tôi đây?
Như thế chúng tôi mới hiểu được ra một cái nhẽ rằng, trong lúc đó, trong lúc chúng tôi gặp khó khăn hoạn nạn đó. chẳng ai có thể cứu giúp anh, và cũng chẳng có ai thèm cứu giúp anh, chỉ có cách là tự mình dựa vào mình. Tôi bàn với chị tôi, dù muốn ra sao thì ra, cũng nhất quyết không để cho đại học Bắc Kinh đưa trả người nhà mình về nhà. Lần này dù có phải đánh nhau, cũng phải liều mạng với chúng nó? Chúng tôi giữ một thái độ kiên định dứt khoát không thoả hiệp, và cuối cùng đã thu được kết quả. Chúng tôi cũng chẳng biết ai là người đưa ra quyết định, bọn tạo phản đại học Bắc Kinh đành từ bỏ phương án trả người về nhà, và chuyển Phác Phương về bệnh viện của đại học Bắc Kinh.
Ở trong bệnh viện của trường, nhưng Phác Phương vẫn chẳng được chữa chạy gì. Lúc đầu bọn tạo phản cắt cử người canh gác. Một tuần sau chúng cũng thôi, rồi cho gọi Đặng Nam tới, bảo rằng bây giờ chúng chẳng còn nghĩa vụ phải trông nom nữa, để cho bọn người nhà chúng tôi trông nom lẫn nhau. Họ hạ lệnh cho chị phải gọi Phi Phi đến săn sóc anh. Đặng Nam lại bàn với tôi, dứt khoát không để Phi Phi đi. Phi Phi mới vừa tròn mười bảy tuổi, tính nết lại bướng bỉnh xốc nổi, nhỡ chẳng may mà gây chuyện với bọn tạo phản, có thể bị chúng đánh chết. Chúng tôi quyết định, cả hai chị em cùng vào bệnh viện trường, thay nhau chăm sóc anh. Do đó, tôi đến trường đại học Bắc Kinh, cùng với chị hai Đặng Nam trông nom người anh bệnh tật. Khi đó đường tiết niệu của Phác Phương luôn luôn bị viêm, mà đã bị viêm là sốt cao ngay lập tức, khi đã sốt là lên tới trên 40 độ, đôi khi sốt nóng đi kèm sốt rét, run người co giật. Vì anh Phác Phương bị gãy cột sống, không thể đứng dậy được, đến ngồi cũng không xong, nên luôn luôn phải trở mình, nếu không rất dễ bị hoại tử. Những. người bị liệt mà lại thêm hoại tử nữa, rất khó có thể chữa trị được. Hai chị em tôi, một tý kiến thức về điều trị cũng không biết, chỉ biết trông nom cho anh một cách chung chung vậy thôi. Đối với bệnh tình của anh tôi, tuy mắt nhìn thấy đấy, trong lòng lo lắng đấy, nhưng thực tình cũng chẳng còn biết xoay xở ra sao. Trong tình trạng như thế, mà bọn tạo phản vẫn chẳng chịu buông tha cho anh tôi, chị tôi, vẫn cứ luôn tới bên giường bệnh đấu tố, bát phải cung khai, phải tố cáo. Anh tôi nằm thượt trên giường bệnh, đôi mắt mở trừng trừng, mặc cho bọn tạo phản gào thét nhục mạ, không nói một câu. Vào những ngày lễ ngày tết, mọi người đều vui vẻ ăn mừng, nhà ăn của bệnh viện cũng cải thiện cho bệnh nhân bằng một bữa bánh chẻo, duy chỉ mình anh tôi, vì là “con chó con của Đặng Tiểu Bình”, vì là ““phản cách mạng”, nên cái quyền ăn bánh chẻo cũng bị tước đoạt.
Chỉ khi nào đi lấy cơm ở nhà ăn, tôi mới ra khỏi bệnh viện của nhà trường, ra khỏi cái nơi vô cùng ngạt thở đó. Mỗi khi đi ra sân, bất kể trời quang mây tạnh, hay mây đen vần vụ, tôi đều ưỡn thẳng lưng, ngẩng đầu, nhìn bầu trời mênh mông vô hạn. Có lúc rỗi rãi tôi đi ra hồ Vô Danh. Tôi đi theo con đường nhỏ đến bờ hồ, dưới cái bóng xanh xùm xoà, rậm rạp, thả bước trên đám lá rơi đây dặc. Tôi ngồi thật sát mép hồ, nhìn mặt nước gợn sóng lăn tăn, nhìn bóng cây xanh trời biếc, khi ẩn khi hiện, in xuống mặt hồ, để cả tâm hôn mình thấm đẫm vào vùng nước trong xanh, quẳng bỏ tất cả mọi sự phiền muộn ra đằng sau, thảnh thơi hưởng thụ sự tĩnh mịch này.
Chúng tôi căm ghét bọn tạo phản, chúng tôi chán ngán các phong trào chính trị điên rồ ở xung quanh, chúng tôi không có ý, cũng như không có sức để tranh chấp một cái gì, chúng tôi chỉ muốn tìm kiếm cho tâm hồn một chút an bình, chúng tôi chỉ muốn né tránh, lẩn trốn tất cả. Nhưng trong những ngày tháng rồ dại ấy, làm gì có an bình để mà tìm kiếm, làm gì có nơi nào để mà tránh né với lẩn trốn. Dưới cái vòm trời xanh mênh mang này mà sinh mệnh của con người trở nên nhỏ bé như thế, nhỏ bé đến tội nghiệp như thế. Chúng tôi đã lĩnh đủ mọi nỗi dằn vặt trong tâm hồn, tự nguyện nhận lấy sự xui xẻo của mình, nhưng trong những năm tháng đó, cái số phận bi thảm như chúng tôi, thậm chí còn có những số phận còn bi thảm hơn chúng tôi nữa, thực ra là quá nhiều, nhiều tới mức không sao đo đếm được. Trong cả đất nước này, có rất nhiều người bị những cơn sóng điên cuồng mang danh hiệu “cách mạng” tấn công một cách phũ phàng, đánh đổ, ném vào trong ngục thất, người bị bức hại đến tàn tật, đến thiệt mạng cũng có rất nhiều, người bị bức hại đến tan cửa nát nhà, chết người cũng không phải ít. Đó là những ngày tháng cuồng loạn, không có trật tự, không có công lý, không có nhân đạo, thậm chí không có cả đến nhân tính. Hôm nay sở dĩ chúng tôi ngoảnh lại nhìn chuyện cũ, và viết ra tường tận, cặn kẽ, chỉ nhằm vào một ước nguyện: nguyện sao tất cả những người đã trải qua những ngày tháng đó hãy ghi nhớ đừng quên cái bi kịch nhân gian ấy; nguyện sao tất cả những người đã trải qua những ngày tháng đó hãy hiểu cho rõ cái bi kịch nhân gian ấy; nguyện trời xanh thấu hiểu, để vĩnh viễn đừng cho cái bi kịch nhân gian này tái diễn lần nữa.
Cứ như thế, mùa hè qua đi, mùa thu đã tới. Những ngày mùa thu ở Bắc Kinh, giá rét đã về, trời dần dần trở lạnh. Trung tuần tháng mười, hội nghị trung ương lần thứ 12, khoá VIII được triệu tập, như đã nói ở trên. Đối với hội nghị này, cả nhà tôi đều rất quan tâm. Không phải quan tâm đến việc đặt ra đường lối cách mạng mới gì gì đó, và cũng chẳng hề quan tâm đến những biến đổi nhân sự mới, vấn đề chúng tôi quan tâm chỉ có một, liệu hội nghị lần này có kết luận về chính trị của cha tôi. Có kết luận tức có quyết định cuối cùng. Là tốt, là xấu, điều đó đối với bản thân cha tôi, đối với toàn thể gia đình tôi, có một liên quan cực kỳ quan trọng. Chúng tôi đi dò nghe tin tức ở khắp nơi. Sau khi đã biết được rằng, Mao Trạch Đông vẫn bảo lưu đảng tịch cho cha tôi, tôi lập tức chạy ngay đến viện Mỹ thuật trung ương tìm chị cả. Kể từ tháng sáu, sau khi chị cả tôi bị bắt về học viện, đều bị nhốt ở chuồng gia súc, hoàn toàn không có một chút tự do nào, tin tức cũng mất hẳn.
Khi tôi đến tìm chị, bọn tạo phản cứ nhìn chúng tôi chằm chằm, giám sát bọn tôi, chúng e sợ rằng chúng tôi làm cái chuyện xâu chuỗi “phản cách mạng” đến, tôi chỉ muốn mau mau chóng chóng báo cho chị tôi biết tình hình, nhưng vì bọn canh gác có mặt ở đó, nên chẳng có cách gì mà nói được. Tôi bảo rằng tôi khát, muốn xin tý nước uống, cái tên canh giữ chúng tôi đó bất chợt “rộng lượng hải hà”, đi lấy nước cho tôi. Nhân một thoáng lúc hắn rời bỏ khỏi đó, tôi vội nói nhỏ với chị tôi: “Cha không bị khai trừ ra khỏi đảng”. Tôi nhìn thấy trong mắt chị tôi loé lên một tia sáng vui mừng. Đối với chúng tôi mà nói, chuyện này mang một ý nghĩa cực lớn. Như vậy có nghĩa là, cha tôi chưa hoàn toàn bị đẩy vào đất chết. Thực ra, đối với tiền đồ chính trị của cha tôi chẳng còn mang những ảo tưởng và hy vọng hão huyền nào. Nhưng chúng tôi biết rằng, được lưu đảng đối với cha tôi, một đảng viên cộng sản lão thành, là điều vô cùng trọng yếu. Vẫn đứng trong hàng ngũ đảng, trong mắt một số người, chẳng qua đó chỉ là cái mũi lên chỉ hướng gió chính trị, nhưng trong lòng những người đảng viên trung thành với đảng, lại cao hơn cả sinh mạng, nặng hơn cả sự sống.
Sau đại hội toàn thể trung ương lần thứ 12, Đặng Tiểu Bình không bị khai trừ ra khỏi đảng. Cái hung hăng của phái tạo phản trường đại học Bắc Kinh chừng như bị xẹp xuống mất một nửa, và cái hứng thú đối với lũ con Đặng Tiểu Bình cũng chẳng còn lớn lao gì nữa. Việc họ đến bệnh viện, ngày một nhạt dân, và cuối cùng thì bỏ bẵng. Chỉ có đội Tuyên giáo quân đội, và đội Tuyên giáo công nhân thỉnh thoảng đảo qua, nhìn ngó một tý, rồi thôi. Giường bệnh của anh tôi cũng may mà được bọn tạo phản bố trí vào nơi “vắng vẻ”, nên trong lúc vắng người, chúng tôi có thể lén đọc “Hồng Lâu Mộng”, đó cũng lại là một chuyện người thường không sao tưởng tượng nổi.
Phong trào Cách mạng văn hoá vẫn chưa dừng bước, sự phát triển và biến hoá của nó cũng vẫn còn mạnh mẽ, có thể những sự việc ngoài ý muốn nảy sinh ra trong phong trào có quá nhiều, nhiều đến nỗi Mao Trạch Đông không sao nghe hết được. Khi năm 1968 sắp sửa qua hẳn, vào ngày 26.12, trung ương phải ra một “Thông báo về những chính sách cần phải chú ý nắm chắc trong phong trào đấu tranh với địch”. Trong đó chính tay Mao Trạch Đông đã viết thêm một đoạn: Đối với con cái những phần tử phản cách mạng, hoặc con cái những kẻ đi theo đường lối tư bản đến chết vẫn không chịu hối cải, cũng không nên gọi họ là “con cái bọn bằng đen”, mà phải tính cho họ là một bộ phận thuộc về phe đa số, hoặc đa số có thể giáo dục được (gọi tắt là bọn con cái có thể giáo dục được), điều đó chứng tỏ rằng bọn họ và gia đình họ là có được phân biệt”. Sau chỉ thị 26 -12 đó, cái “tước vị” của chúng tôi đã thay đổi, không còn bị gọi là “con cái lũ băng đen nữa”, mà bị gọi là “lũ con cái có thể giáo dục được”. Đó là câu nói có hiệu lực của Mao Trạch Đông, nên bọn tạo phản vốn hung hăng hùng hổ với chúng tôi, dù là tự giác hay không tự giác đều phải co vòi lại. Còn chúng tôi, dù là dưới áp lực cao, chúng tôi cũng được nhẹ nhõm đi nhiều.
Đáng ra ngày tháng phải dịu dần đi như thế, dịu dân rồi yên tĩnh lại Nhưng chẳng ngờ rằng, lại có một phong trào rầm rộ, long trời lở đất, bùng lên, đó là phong trào thanh niên trí thức lên núi, xuống xã. Trong gia đình tôi, chỉ có tôi và Phi Phi học trung học, nằm trong phạm vi “lên núi, xuống xã” đó. Tháng 12.1968, Phi Phi là học sinh trường trung học trực thuộc trường đại học sư phạm trong tốp đầu tiên bị phân phối đi cắm chốt ở Sơn Tây. Phi Phi hoàn toàn tín nhiệm anh mình, nên đã vào tận bệnh viện trường đại học Bắc Kinh hỏi anh: “Trường học bắt em đi xuống xã, giờ biết làm thế nào? Đi hay không đi?” Anh rất thương em bị đưa đi cắm chốt, trong lòng đau xót. Anh suy nghĩ một lát rồi nói: “Đi xuống xã, chưa biết sau này sẽ như thế nào, có thể người khác sẽ quay trở lại được, nhưng em thì chưa chắc, nếu không đi, sẽ trở thành một dấu vết xấu về chính trị, sau này càng khó xoay xở”.
Nghe anh nói vậy, Phi Phi đáp: “Nếu thế, em đi!”
Thế là Phi Phi quyết định ra đi, thời điểm lên đường cũng đã cận kề rồi. Phi Phi mới 17 tuổi, giờ đi đến một nơi xa thảm như thế, thực tình chúng tôi chẳng yên tâm chút nào. Trước khi lên đường, chúng tôi thu xếp hành trang cho Phi Phi. Hai chiếc va ly lớn đặt cạnh nhau trên mặt đất, một cái bằng vải bạt, một cái bằng gỗ, chúng tôi nhồi nhét vào đó đủ các thứ, chăn bông, áo bông, giầy bông, quần áo, mũ mão, bít tất. Em thích lắp ráp máy vô tuyến điện, nên còn cả búa, đe, cái gì nhét vào được là nhét cho bằng hết. Đặng Nam rất giỏi trong việc sắp xếp đồ đạc, cái gì cũng muốn cho Phi Phi mang theo, chỉ lo khi tới Sơn Tây rồi, cần gì Phi Phi lại không có trong tay. Trước khi lên đường, Phi Phi tới học viện mỹ thuật trung ương thăm chị cả bị nhốt ở chuồng gia súc. Chị cả đau đớn nhìn em trai phải ra đi mà mình chẳng thu xếp được một tý hành lý gì cho em, không được ra ga xe lửa tiễn em, thậm chí còn không biết rằng trong cuộc đời mình trên cõi đời này, có còn gặp được đứa em bé bỏng của mình nữa hay không. Chị khóc, chị chịu đủ nỗi dày vò của cuộc sinh ly tử biệt này.
Ngày lên đường, trên sân ke số 1 của ga xe lửa Bắc Kinh chật ních những học sinh sắp ra đi và những người đưa tiễn. Trong những hàng dài dằng dặc học sinh đi cắm chốt, chỗ nào cũng có thể thấy những cánh tay níu kéo, không muốn buông nhau ra, chỗ nào cũng nghe thấy những lời dặn dò, nhắn nhủ dường như bất tận, không cùng, chỗ nào cũng có thể trông thấy những giọt nước mắt chảy long lanh lên gò má, sự lưu tuyến khôn dời và lòng thương nhớ khôn nguôi tràn đây, chứa chan trong tâm khảm mọi người. Tiếng còi tầu thét lên, rồi những tiếng rầm rầm của chuyến chuyên xa chở đầy những học sinh đi cắm chốt bắt đầu chuyển bánh. Chỉ trong nháy mắt, lên tâu dưới ga, trong loa ngoài toa bật lên những tiếng khóc nức nở, những tiếng gào thét. Tiếng khóc rung trời dậy đất ấy, làm át hẳn tiếng tâu chạy rầm rầm. Tôi và chị hai tôi đi đưa tiễn em. Hai chị em nhìn bóng con tâu ra khỏi sân ke, nhìn bóng con tâu càng ngày càng xa tít tắp, cho tới khi bóng dáng nó biến mất vào nơi xa xôi mù mịt, chúng tôi mới chậm rãi ra về. Hai chị em tôi chẳng ai nói câu gì, và để mặc cho dòng lệ lặng lẽ tràn trên khoé mắt. Anh bị liệt nằm trong bệnh viện, chị bị giam nhốt trong chuồng gia súc, em trai đi tha hương nơi xa, cha mẹ bị cầm giữ biệt vô âm tín, trong cái khoảng trời đất rộng mênh mang này, chúng tôi chưa bao giờ lại cảm thấy cô đơn, thảm thê đến thế.
Em trai tôi đi xa không lâu, đến tháng 1.1969, tôi cũng lại cùng bạn học trong trường trung học nữ trực thuộc trường đại học sư phạm Bắc Kinh đi cắm chốt ở khu Diên An, tỉnh Thiểm Bắc. Trên chuyến xe lửa đi về phía tây đó, tôi đã “Ăn mừng” sinh nhật lần thứ mười chín của tôi.
Trong nhà ở Phương Hồ Trai tại Bắc Kinh của chúng tôi, trừ khi chị cả, chị hai tôi đôi lúc về qua nhà, chỉ còn lại mỗi một bà tôi đã bẩy mươi tuổi già, dựa vào hai chục bạc sinh hoạt phí, gian nan độ nhật.

<< 10. Tháng năm khủng khiếp | 12. Thanh la não bạt diễn trò Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 308

Return to top