Vào giữa năm 1975, bệnh tật của Chu Ân Lai lại càng thêm nặng.
Lúc 8 giờ tối 5.6.1975, Đặng Tiểu Bình tổ chức một cuộc họp, để các đồng chí trung ương nghe tình hình bệnh trạng và điều trị cho Chu Ân Lai do tổ bác sĩ điều trị thông báo.
Vào trung tuần tháng 6.1975, tổng thống Philippin, Mác-cốt đến thăm Trung Hoa, hội đàm với Mác-cốt là Đặng Tiểu Bình. Ngày 7.6 Chu Ân Lai hội kiến với Mác-cốt: Chu Ân Lai nói với khách rằng: “Bây giờ các cuộc hội đàm, các bữa tiệc mời khách đều do phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình đảm nhiệm, để dành cho tôi có được một số thời gian nghỉ ngơi. Xin ngài thứ lỗi cho, tôi đang đau yếu nặng”. Thế là Chu Ân Lai đã dấn thêm một bước nữa giới thiệu Đặng Tlẽu Bình, với bạn bè thế giới, ông muốn tạo cho Đặng Tiểu Bình một hoàn cảnh công tác thuận lợi hơn.
Ngày 9.6.1975, tại nghĩa trang cách mạng Bát Bảo sơn tiến hành nghi lễ đặt xương tro của Hạ Long. Nguyên soái Hạ Long bị Lâm Bưu và Giang Thanh hãm hại trong Cách mạng văn hoá, phải chịu đựng mọi sự đối xử tồi tệ cả về linh hồn lẫn thể xác. Tháng 6.1969, vì phẫn nộ mà chết cô đơn lặng lẽ trong nhà giam. Tháng 12.1973, trong một cuộc hội nghị, khi nhắc tới Hạ Long Mao Trạch Đông đã nói sau khi tỉnh ngộ ra được: “Tôi thấy đã làm sai với đồng chí Hạ Long rồi. Tôi xin chịu trách nhiệm”. “Cần phải lật lại vụ án này”. Năm 1974, trong một lần nói chuyện với Đặng Tiểu Bình, Mao Trạch Đông nhắc tới việc minh oan cho Hạ Long. Lập tức Đặng Tiểu Bình truyền đạt chỉ thị đó với Bộ Chính trị trong một cuộc họp. Ngày 29.9.1974, trung ương Đảng cộng sản Trung quốc ra quyết định phục hồi danh dự cho nguyên soái Hạ Long. Sau năm năm ngậm hờn mà chết, vụ án oan của nguyên soái Hạ Long cuối cùng đã được chiêu tuyết. Qua đời đã được sáu năm, cuối cùng xương cốt của vị khai quốc công thần này mới được mai táng. Những lão đồng chí của Hạ Long như Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình đều có mặt, họ dâng vòng hoa để tưởng niệm tới người chiến hữu đã chết oan. Chu Ân Lai bệnh tật cũng có mặt, Vừa bước chân tới, ông đã khóc thảm thiết gọi tên Hạ Long phu nhân là Tiết Minh với dòng lệ nóng hổi ròng ròng, ông nói bằng giọng run rẩy: “Tiết Minh ơi! Tôi không bảo vệ được anh ấy!”. Sau khi Hạ Long mất, Tiết Minh bị tập đoàn Lâm Bưu bí mật áp giải đi giam giữ ở vùng núi Quý Châu, và cũng lại do Chu Ân Lai trăm kế ngàn phương mới kéo được bà về. Tiết Minh cũng sụt sùi giàn giụa nước mắt nói với Chu Ân Lai: “Cảm ơn thủ tướng đã quan tâm tới cả gia đình nhà tôi”. Con gái Hạ Long là Hiểu Minh thì nói: “Bác Chu, bác phải bảo trọng thân mình”. Chu Ân Lai chậm rãi nói với họ: “Tôi cũng chẳng còn được bao lâu nữa đâu”. Bất chợt, những tiếng khóc bi thương của những người có mặt cùng ào lên bởi không sao nén nổi nữa, những tiếng khóc thảm thê cùng một lúc vang lên. Những tiếng khóc này chính là sự bộc lộ mọi nỗi bi thương đã chứa chất trong trái tim mỗi người suốt chín năm nay trong phong trào Cách mạng văn hoá, chính là những lời phản đối quyết liệt nhất, bi thương nhất đối với tội ác tày trời của bọn Cách mạng văn hoá Lâm Bưu và Giang Thanh, và cũng là những lời tố cáo mạnh mẽ nhất đối với những sai lầm cực tả. Trong lễ truy điệu, Chu Ân Lai đã thay mặt Trung ương, trịnh trọng đọc điếu văn. Lật án, lật án, bắt buộc phải lật án. Nếu không lật lại án cũ, anh linh của những người dưới suối vàng làm sao yên ổn được! Nếu không lật lại án cũ, dân đen trăm họ trên đại địa Thần Châu làm sao được thong dong.
Sau khi dự lễ đặt xương tro hài cốt cho Hạ Long xong, lòng dạ Chu Ân Lai lại càng bối rối. Ông cần phải đem cái sợi sống mỏng manh cuối cùng ra giúp Đặng Tiểu Bình tiến hành cuộc chỉnh đốn đầy gian nan mà cũng đầy quả cảm này. Ngày 15.6, Chu Ân Lai có cuộc gặp gỡ với Đặng Tiểu Bình. Cũng trong thời gian này, trước sau ông cũng đã có nhiều cuộc trao đổi với Lý Tiên Niệm, Hoa Quốc Phong, Kỷ Đăng Khuê v.v... để nắm bắt tình hình. Ngày 27.6.1975, ngày 4.7.1975 và ngày 16.7.1975, là những ngày Chu Ân Lai gặp Đặng Tiểu Bình để trao đổi. Chu Ân Lai biết rằng, đấu tranh là ác liệt làn khốc, là đầy những đá ngầm bãi cạn. Ngày 1.7.1975, sau khi chụp ảnh chung với những người làm việc bên ông xong, ông nói: “Đây là lần cuối cùng tôi chụp ảnh chung với các đồng chí, mong sao sau này các đồng chí đừng chỉ vào ảnh mà xỉa xói dằn mặt tôi”. Chu Ân Lai biết rằng lũ bốn tên hận ông đến thâm gan tím ruột, ông còn sống lúc nào bọn họ sẽ bới móc ông lúc ấy. Ngay cả ở sau lưng ông, bọn họ cũng chẳng chịu cam tâm nín miệng, và vẫn liên tục điêu toa vu vạ, và áp đặt lên ông các loại tội danh. Đối với cuộc đời, thế sự, ông đã nhìn thấu đáy. Đối với lũ bốn tên ông cũng không hề có một ảo tưởng nào. Đối với cuộc đấu tranh trong tương lai, lòng ông trĩu nặng lo âu.
Không ngoài dự đoán của Chu Ân Lai, những lời phê bình của Mao Trạch Đông với lũ bốn tên đúng chỉ là gió thoảng ngoài tai, Giang Thanh và đồng bọn lại thổi bùng lên một cuộc tấn công Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Ngày 12.7.1975 với sự bố trí của lũ bốn tên, báo Văn hối ở Thượng Hải cùng một lúc đã cho in liền hai bài báo, lấy việc tể tướng Triều Cao định thoán đoạt ngôi báu từ thời từ xa xôi hơn hai nghìn năm trước làm nội dung phê phán nho gia, mà ẩn ý là nói Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình, vu cáo Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình là đại diện cho thế lực “khôi phục ngai vàng”, kêu gào mở ra cuộc đấu tranh với thế lực của phái nho gia “khôi phục ngai vàng” này. Ngày 13.7.1975, “báo Quang Minh” cho in bài, lớn tiếng chống “chủ nghĩa kinh nghiệm” mà mũi giáo đã chĩa thẳng về phía Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Ngày 14.7.1975, “báo Giải phóng” ở Thượng Hải và một số báo chí khác đăng những bài phê phán, ám chỉ vào đích thân Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có cả một cao trào phê phán, ám chỉ Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, với mùi vị thuốc súng nồng nặc. Tháng tám Vương Hồng Văn đã nhiều lần triệu tập hội nghị họp ở Thượng Hải, tung hoả mù: “Phải cảnh giác với chủ nghĩa xét lại thượng đài”, “cần chuẩn bị đánh du kích”, “đánh trong ngõ hẻm”, và đích thân đi kiểm tra, thị sát trang bị của dân quân, huấn tuyện dân quân. Trong lòng trong dạ lũ bốn tên, cuộc đấu tranh kỳ này quyết liệt, nếu cả không chết, lưới sẽ phải rách. Nếu “văn đấu” mà không ăn thua gì, thì phải “võ đấu”. Nhân vật Vương Hồng Văn dựng nghiệp bằng Cách mạng văn hoá này, chẳng qua cũng mới là chỉ huy những trận võ đấu mang tính bè phái, vậy mà hoang tưởng đến độ định soái lĩnh dân quân “đánh trận”, quả đúng là một cuồng vọng thảm hại.
Trong cuộc chiến giữa hai phe đối địch, trận tuyến đã chia ra phân minh như thế mà sự nguy hiểm vẫn luôn luôn rình rập, và hậu quả tử sinh vẫn còn chưa sao đoán trước được, Đặng Tiểu Bình vẫn bình thản như không. Ông không những đã không có những ảo tưởng phi thực tế, và cũng chẳng hề có một sự thoả hiệp nào. Anh cứ việc đi mà chửi bới, còn tôi làm việc tôi, không có bất kỳ một động tĩnh nào. Lòng ông sáng như tuyết, chỉ có một điều là phải gấp gáp lên thôi, cần phải nắm chắc lấy thời gian, bằng mọi sự cố gắng, nỗ lực của mình. Cơ hội ấy, nó rất có thể biến đi trong nháy mắt.
Từ ngày 20.6 đến ngày 4.8.1975, trung ương và tỉnh uỷ Chiết Giang, hội họp bàn bạc việc chỉnh đốn ở tỉnh Chiết Giang. Trong thời gian ấy, Đặng Tiểu Bình đã nhiều lần nghe báo cáo để nắm bắt tình hình ở Chiết Giang và công tác chỉnh đốn, đồng thời còn cử người đi điều tra nghiên cứu và hỗ trợ, giúp đỡ xử lý vấn đề Chiết Giang. Với sự giúp đỡ và bàn bạc của đích thân Đặng Tiểu Bình, tỉnh uỷ Chiết Giang trước hết xử lý về mặt tổ chức đối với những kẻ cầm đầu các bè phái, rồi trên cơ sở đó nắm chặt việc phục hồi sản xuất, thúc đẩy sự ổn định đoàn kết trong toàn tỉnh.
Ngày 4.7.1975, Đặng Tiểu Bình nói chuyện với học viên lớp thư viện khoá bốn của trung ương về chủ đề “Tăng cường sự lãnh đạo của đảng, chỉnh đốn tác phong của đảng”. Trong khi nói chuyện, Đặng Tiểu Bình chỉ rõ: “Hiện nay, lãnh đạo của khá nhiều địa phương vẫn chưa xây dựng lại được, sự lãnh đạo của đảng bị suy yếu. Các cấp, cấp nào cũng có vấn đề này. Ông nói, giải quyết vấn đề này, then chốt của nó là phải xây dựng cấp lãnh đạo tỉnh tăng cường sự lãnh đạo của đảng. Đặng Tiểu Bình gay gắt, nghiêm khác phê phán tính bè phái. Ông nói: “Nếu như nói hồi đầu Cách mạng văn hoá có hai phái hình thành một cách tự nhiên, bây giờ vẫn còn có hai phái, nhưng tính chất của nó đã khác đi rồi. Đồng chí Mao Trạch Đông nói, cần phải ổn định đoàn kết. Nhưng ta cứ để chò một thiểu số người nằm ở đó mà quậy phá, thử hỏi liệu có ổn định đoàn kết được không?”. Ông nhấn mạnh thêm: “Cần phải lấy ba chỉ thị của Mao Chủ tịch làm cương lĩnh. Ông nói: “Muốn làm tốt việc ổn định đoàn kết, làm tốt việc phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của đảng, phải phát huy cho được cái truyền thống tác phong ưu việt của đảng viên, và cũng rất cần phải kiên trì. Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng”
Đồng thời với việc chỉnh đốn nối tiếp nhau trong các lĩnh vực đường sắt, công nghiệp gang thép, quân đội, giáo dục, văn hoá, và xây dựng đảng, xây dựng phong cách đảng, trung tuần tháng bẩy, Đặng Tiểu Bình đã cử Hồ Diệu Bang(1), Lý Xương Lý Xương: Đã từng là phó bí thư đảng uỷ Học viện khoa học và là phó viện trưởng đến Học viện khoa học, để triển khai công tác chỉnh đốn về mặt khoa học kỹ thuật. Khi gặp gỡ với các thành viên của tổ công tác cắm ở Học viện khoa học này, Đặng Tiểu Bình nêu rõ: “Then chốt của việc chỉnh đốn chính là ê kíp lãnh đạo, thông qua việc chỉnh đốn phải xây dựng cho được một ê kíp lãnh đạo có sức mạnh với chữ “dám đương đầu”. Với tiền đề làm tốt việc ổn định đoàn kết, cần kiên quyết đấu tranh với tính bè phái, mới phát triển được nền kinh tế xã hội chủ nghĩa xã hội và nghiệp vụ của các ngành”.
Ông chỉ thị cho tổ công tác. Khi tới Học viện khoa học, thứ nhất, phải nắm vững tình hình, rồi báo cáo với Quốc vụ viện, thứ hai, cần phải làm được một danh sách tổ hạt nhân của đảng tại Học viện khoa học rồi báo cáu về trung ương đảng. Còn bản thân ông, ông tự nhận làm tổng cục trưởng tổng cục Hậu cần để chi viện cho giới khoa học. Đồng thời với những lời căn dặn đó, Đặng Tiểu Bình còn đặc biệt quan tâm tới những chính sách sửa sai thiết thực, bố trí những công tác chuyên môn đúng với tài năng của những nhà khoa học nổi tiếng và ông cũng không quên hỏi han về đời sống cùng công việc của họ. Với sự quan tâm đó, những nhà khoa học nổi tiếng như Hoàng Côn(2), Uông Đức Chiêu(3), Ngô Trọng Hoa(4), Đàm Cảo Hành(5), Dương Nhạc(6), Đường Hiếu Uy(7) v.v... đều được hưởng chính sách sửa sai thiết thực, và đều đã có những cống hiến trong công tác bằng ngành nghề chuyên môn của mình.
Khi việc chỉnh đốn toàn diện đã đại được một độ sâu nhất định, Đặng Tiểu Bình quyết định khởi thảo một số văn kiện để khẳng định những thành quả của chỉnh đốn lại.
Văn kiện thứ nhất do Uỷ ban kế hoạch nhà nước khởi thảo với tiêu đề là: “Về một số vấn đề tăng tốc sự phát triển công nghiệp”. Đặng Tiểu Bình rất coi trọng văn kiện này. Những thành quả rõ rệt của việc chỉnh đốn tiến hành trong một số lãnh vực công nghiệp đã thu hoạch được, và bằng vào cơ sở đó nắm chắc thời cơ, đẩy mạnh thêm một bước việc chỉnh đốn là có thể làm cho cả một ngành công nghiệp khôi phục được trật tự, phát triển sản xuất, đồng thời lại còn thúc đẩy luôn được sự phát triển mạnh mẽ của cả một nền kinh tế quốc dân. Ngày 18.8, khi thảo luận về văn kiện này ở Quốc vụ viện, Đặng Tiểu Bình đã có bài nói chuyện quan trọng. Về văn kiện này, ông nêu rõ:
- Thứ nhất là phải xác định cho rõ tư tưởng lấy nông nghiệp làm cơ sở, và phục vụ nông nghiệp. Công nghiệp phải chi viện cho nông nghiệp, thúc đẩy hiện đại hoá nông nghiệp, là nhiệm vụ trọng đại của công nghiệp.
- Thứ hai, cần phải nhập khẩu những thiết bị khoa học kỹ thuật mới. Cần phải tranh thủ xuất khẩu nhiều hàng hoá hơn để đổi lấy những thiết bị khoa học kỹ thuật cao, tinh xảo, mũi nhọn, tăng cường tăng tốc cải tạo khoa học kỹ thuật công nghiệp, để nâng cao năng suất lao động.
- Thứ ba: cần phải tăng cường việc nghiên cứu khoa học của xí nghiệp.
- Thứ tư: cần phải chỉnh đốn trật tự quản lý xí nghiệp:
- Thứ năm: cần phải nắm vững chất lượng sản phẩm.
- Thứ sáu: phải khôi phục và kiện toàn mọi chế độ quy tắc nội quy.
- Thứ bẩy: cần nắm vững nguyên tắc phân phối theo sức lao động, bởi đó là vấn đề rất lớn từ đầu tới cuối của cả công cuộc kiến thiết xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
Uỷ ban kế hoạch nhà nước căn cứ vào tinh thần của bài nói chuyện này, sửa chữa lại văn kiện đó, về sau văn kiện này được gọi là “Hai mươi điều về công nghiệp”. Nội dung chủ yếu của văn kiện này là: một, học tập lý luận phải thúc đẩy ổn định đoàn kết, thúc đẩy sản xuất phát triển, không được đem việc làm tốt sản xuất ra mà phê phán là “Duy sản xuất luận” và “Chỉ coi trọng nghiệp vụ. Hai, việc đầu tiên chỉnh đốn xí nghiệp là phải chỉnh đốn cho tốt ê kíp lãnh đạo trong khoảng thời gian trên dưới một năm, phái chỉnh đốn cho xong ê kíp lãnh đạo mới của tất cả các xí nghiệp, sẽ thay thế cho ê kíp lãnh đạo nhu nhược, lười biếng, phân tán, đoạt lại những quyền lực mà bọn người xấu đã đoạt được, xây dựng thành lập một ê kíp lãnh đạo nòng cốt, không trì trệ, có sức mạnh kiên cường chứ không phải lỏng lẻo và nhu nhược có thể đánh những trận ác chiến chứ không phải những ê kíp chỉ khẽ kéo đã đổ. Ba, chỉnh đốn quản lý xí nghiệp, phải nghiêm chỉnh tôn thủ chấp hành chế độ. Tất cả các xí nghiệp đều phải xây dựng chế độ quản lý sản xuất, lấy quy định trách nhiệm theo cương vị công tác làm hạt nhân. Cần tăng cường tính kỷ luật của tổ chức để đấu tranh với tất cả những hiện tượng vi phạm chính sách, chế độ, kế hoạch và kỷ luật. Không hoàn thành kế hoạch nhà nước, cần truy cứu trách nhiệm lãnh đạo. Bốn, cần thực hiện chính sách sửa sai của đảng, những từ ngữ thất thiệt và những chiếc “mũ sai lầm” cưỡng chế, chụp lên đầu cán bộ, nhân viên kỹ thuật, công nhân, phải bãi bỏ cho hết. Cần phải tin tưởng vào cán bộ công nhân, khoa học kỹ thuật, phải tích cực phát huy tài năng cùng tác dụng của họ, thấy không cần thiết phải đổi nghề, thì nên có sự điều chỉnh thích đáng. Năm, đối với hành vi “cách mạng” được đề xướng của những người “tạo phản” và Cách mạng văn hoá, cần phải tiến hành phân tích cho thật cụ thể. Nếu đúng, thì duy trì, ủng hộ, nếu sai thì phê phán, nếu phản động, phải đình chỉ. Tất cả những người lấy danh nghĩa “tạo phản” chìa tay ra với đảng, xin vào đảng, xin làm quan, nhất luật không cho, cần kiên quyết đấu tranh với tính bè phái, phải quyết liệt đối đầu, một tấc không nhường. Sáu, giữ vững nguyên tắc, phân phối theo sức lao động. Không phân biệt lao động nặng hay nhẹ, năng lực yếu hay mạnh, cống hiến nhiều hay ít mà phân phối đều như nhau, sẽ không có lợi cho phát triển sản xuất. Cần quan tâm đến đời sống của công nhân viên chức. Bảy, cần phải thực lòng học tập những cái gì là tiên tiến của nước ngoài. Tất cả những quốc gia lạc hậu về công nghiệp trên thế giới, đều sử dụng biện pháp dựa vào kỹ thuật tiên tiến nhất, nước ta cũng phải làm như thế. Cần phải duy trì phương châm kết hợp giữa học tập người ta và sáng tạo của mình, học tập tất cả những gì gọi là tiên tiến của nước ngoài, cô kế hoạch, có trọng điểm du nhập kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài, biến thành của mình, để tăng mạnh tốc độ phát triển nền kinh tế quốc dân. Tám, muốn thực hiện được hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa, cần phải có rất nhiều nhân tài, cán bộ công nhân, nhân viên kỹ thuật đều phải đi theo con đường vừa hồng vừa chuyên.
Với quan điểm bây giờ mà xem xét, những điều được nhấn mạnh trong bài nói của Đặng Tiểu Bình cũng như trong “Hai mươi điều về công nghiệp” của Uỷ ban kế hoạch nhà nước, đều là những đạo lý thẳng đuột, không lắt léo. Nhưng với Đại cách mạng văn hoá, lại là thời đại của những kẻ tạo phản cầm trịch, là sự vô pháp vô thần, phải trái lẫn lộn, tất cả mọi chế độ, nội quy đều bị đập vụn, bóp nát. Trong xí nghiệp công nghiệp và toàn xã hội, phân phối theo lao động, nhập những kỹ thuật tiên tiến, tăng cường nghiên cứu, xây dựng nội quy, chế độ, quản lý nghiêm ngặt, phát huy tính tích cực của công nhân viên chức, của cán bộ và nhân viên kỹ thuật, v.v.., không những không được đề xướng, mà tất cả đều bị phê phán. Do đó bài nói về phát triển công nghiệp của Đặng Tiểu Bình, và trong “Hai mươi điều về công nghiệp” của Uỷ ban kế hoạch nhà nước, từng điểm một đều chính xác nhằm đúng chỗ, đều đánh trúng vào cái huyệt tệ nạn, sai lầm của thời đại. Muốn sửa chữa, chấn chỉnh sự hỗn loạn của Cách mạng văn hoá, muốn khôi phục và phát triển được sản xuất, muốn thực hiện hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa, không phái là việc nói suông dăm ba câu ngoài miệng, hoặc hô hào vài ba câu khẩu hiệu nhẹ nhàng là xong. Chín năm Cách mạng văn hoá tất cả mọi sự đúng sài, phải trái, nhân sinh quan, đạo đức quan, tất cả, tất cả, đều bị bóp méo đến xuệch xoạc đi hết. Không hận thù nó, không nắm vững làm tới, không đập mạnh vào những sai trái cũ, không “có lỗi với người”, dứt khoát không giải quyết được vấn đề.
Để tranh thủ được sự chấp thuận và ủng hộ của quảng đại cán bộ, quần chúng, trung ương quyết định in ấn phát hành rộng rãi văn kiện này để trưng cầu ý kiến của mọi người. Mặc dù văn bản “hai mươi điều về công nghiệp” mà vì nó Đặng Tiểu Bình bí phê phán lần thứ hai này, còn chưa kịp chính thức phát xuống dưới, nhưng lại do niềm khát vọng, mong mỏi sự ổn định đoàn kết, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống, cho nên trong quá trình khởi thảo cũng như trưng cầu ý kiến, văn kiện này đã được cán bộ các cấp lãnh đạo và giới công nghiệp cùng quảng đại quần chúng khắp nơi hoan nghênh, ủng hộ tiếp đón, đồng thời đối với việc chỉnh đốn ngành công nghiệp có một ảnh hưởng rất tích cực.
Văn kiện thứ hai là “Đẻ cương báo cáo” công tác của Học viện khoa học do đảng uỷ của Học viện khoa học viết với tiêu đề: “Mấy vấn đề về công tác khoa học kỹ thuật”. Văn kiện này được viết ra là căn cứ vào chỉ thị nhiều lần của Đặng Tiểu Bình, có sự phối hợp chặt chẽ của Hồ Kiều Mộc phụ trách Phòng nghiên cứu chính trị của Quốc vụ viện, và đích thân Hồ Diệu Bang, người do trung ương cử tới cắm ở Học viện khoa học chủ trì, bắt đầu được khởi thảo luận từ tháng bẩy. Nội dung chủ yếu của “Đề cương” như sau: Một, bộ môn khoa học kỹ thuật nhất định phải có được sự lãnh đạo kiên cường về chính trị lại phải có cả sự lãnh đạo nghiệp vụ thiết thực, cụ thể. Đảng, chính quyền, cán bộ lãnh đạo cần phải cố gắng đi theo hướng vừa hồng vừa chuyên. Hai, khoa học kỹ thuật cũng là sức sản xuất, nghiên cứu khoa học cần đi trước, để thúc đẩy, tôi kéo sản xuất cùng phát triển. Không có khoa học kỹ thuật hiện đại hoá cũng có nghĩa là không có khả năng hiện đại hoá công nghiệp, nông nghiệp và quốc phòng. Ba, cần phải bổ sung đầy đủ và tăng cường đội ngũ chuyên nghiệp, cần phải đi trước xây dựng một loạt những cơ cấu nghiên cứu khoa học kỹ thuật mới. Thực tiễn của khoa học kỹ thuật cũng là một loại thực tiễn của xã hội, những cuộc đấu tranh trong xã hội không thể thay thế cho nó được. Không thể không có phản biệt, khi yêu cầu bất cứ công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật nào cũng đều phải lấy “công xưởng và nông thôn làm đất gốc”, nó hoàn toàn không thích hợp với cái khẩu hiệu chung chung là mở toang cửa để nghiên cứu khoa học kỹ thuật”. Bốn, tự lực cánh sinh, nhưng không đóng cửa giữ mình. Trình độ khoa học kỹ thuật của chúng ta so với trình độ của các nước tiên tiến, còn có một khoảng cách khá xa, để tranh thủ thời gian, để gia tăng tốc để tất yếu là phải nhập những kỹ thuật và thiết bị tiên tiến đó. Năm, đồng thời với việc ra sức nghiên cứu ứng dụng, lần phải xem trọng và tăng cường nghiên cứu lý luận, không thể đánh đồng việc nghiên cứu lý luận với “ba thoát ly” v.v... được. Sáu, trên mặt trận khoa học kỹ thuật cần tăng cường mạnh mẽ hoạt động học thuật, mở thật rộng việc giao lưu học thuật khuyến khích và cổ vũ việc tranh biện và thảo luận những ý kiến bất đồng trong học thuật thay đổi không khí nhạt nhẽo và giản đơn do dùng biện pháp hành chính để xử lý vấn đề học thuật, đồng thời đề xuất chính sách sửa sai thiết thực, để có thể huy động được tính tích cực của các nhà trí thức.
Đặng Tiểu Bình vô cùng quan tâm tới việc khởi thảo “Đề cương” này ông đã góp ý kiến rất nhiều và đích thân sửa chữa “Đề cương”. Ngày 26.9.1975, khi nghe Hồ Diệu Bang đại diện cho tổ công tác tại Học viện khoa học báo cáo Đặng Tiểu Bình đã xen vào rất nhiều lần tỏ ý chấp nhận, tán thành. Ông nêu rõ: “Nghiên cứu khoa học là một đại sự, nên cần suy nghĩ bàn bạc cho kỹ”. “Nếu như công tác nghiên cứu khoa học của chúng ta không đi trước, chúng ta sẽ thành người kéo cẳng toàn bộ công cuộc xây dựng của quốc gia”. Ông nói: đội ngũ khoa học kỹ thuật quá yếu kém, không đủ sức theo cho kịp người ta”, Có một số rất ít người phải làm ăn theo kiểu bí mật, cứ như phạm tội vậy. Trần Cảnh Nhuận(8) là người nghiên cứu bí mật. Vậy thì tính là hồng chuyên hay bạch chuyên đây? Chẳng nói làm gì đến chuyện “bạch chuyên” cả, chỉ cần có ích cho nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, thì cũng còn hay hơn nhiều so với những người chỉ tính chuyện bè phái, hoác kéo cẳng người khác”. Ông nói, nhiều nhà khoa học lão thành đã bỏ nghề, đi làm nghề khác. người làm ăn không theo đúng học vấn của mình, có số lượng rất lớn, cần phải phát huy cho được tác dụng của những người này “Để ông ta làm bí thư đảng uỷ, hay để ông ta làm nhân viên tạp vụ đây?”. Ông nêu rõ: “Quy cho đến cùng, về nguồn về gốc, thì lại là vấn đề ê kíp lãnh đạo”. “Những người, thứ nhất là không hiểu nghề, thứ hai là thiếu nhiệt tình, thứ ba là bè phái, tại sao lại cứ vẫn lưu giữ ở lại trong ê kíp lãnh đạo? Trong số những nhân viên nghiên cứu khoa học kỹ thuật có người có học vấn, có kiến thức, sao họ lại không làm giám đốc được?”. Ông nêu rõ: “Vẫn có những người kế tục sự nghiệp, đó chính là vấn đề đặt ra với Bộ Giáo dục. Bậc đại học, cuối cùng có được tác dụng gì? Bồi dưỡng ra người kiểu gì vậy? Có một số người tốt nghiệp đại học mà chỉ có trình độ của bậc trung cấp kỹ thuật, thì lập trường đại học để làm gì?”. Ông đã chỉ đúng vào huyệt hiểm mà nói: “Chúng ta có một nguy cơ, mà có thể nó phát sinh từ ngành giáo dục, tức là kéo lùi toàn bộ trình độ hiện đại hoá của ta lại”. Khi nói về địa vị các thấy giáo, ông chỉ rõ: “Chỉ suốt ngày nghe bới móc nhiếc mắng làm sao mà huy động được tính tích cực của các nhà giáo?”. Ông nhận định rằng, văn kiện này rất quan trọng nó không chỉ có tác dụng quản lý được Học viện khoa học, mà nó có tác dụng với toàn thể giới khoa học kỹ thuật; giới giáo dục, và các ngành khác. Với những chỉ thị chuẩn xác của Đặng Tiểu Bình, “Đề cương báo cáo” đã đánh thẳng vào khu cấm của Cách mạng văn hoá, và chỉ rõ ra rằng: khoa học kỹ thuật cũng là sức sản xuất”.
Do thực chất của “Đề cương báo cáo” này có quan điểm rõ ràng thái độ minh bạch, nó cách nhau một trời một vực với tư tưởrng tả khuynh vốn được thờ phụng xưa nay, nó quá ngược chiều nghịch mắt đối với thế lực của Cách mạng văn hoá, cho nên sau khi đưa trình Mao Trạch Đông, mãi không được ông ta đồng ý cho chuyển phát xuống dưới, nhưng ngay từ khi nó được khởi thảo, nó đã mang một tinh thần mới, đầy thiết thực, khiến mọi người phải nghiêng đầu tròn mắt kinh ngạc, nó có sức cảm hoá, kêu gọi, đầy hấp dẫn, khiến lòng người phấn chấn, nó có được sự hưởng ứng mạnh mẽ nhiệt liệt trong toàn bộ các nhà khoa học, nhà giáo dục và nhà sản xuất, và nó cũng lại như một bó đưốc sáng trong đêm đen thăm thẳm, làm bùng cháy ngọn lửa hy vọng trong lòng người.
Thực tiễn của công cuộc chỉnh đốn toàn diện, tức là phải có gan, dám đánh phá vào tận khu cấm của Cách mạng văn hoá và cũng lại rất cần có tư tưởng chỉ đạo thật rõ ràng, chính xác. Với những chỉ thị trực tiếp của Đặng Tiểu Bình, rồi do Lực Quần chủ trì, từ tháng tám, Phòng nghiên cứu chính trị của Quốc vụ viện bắt đầu khởi thảo một văn kiện khác mang tên: “Bàn về cương lĩnh tổng quát các loại công tác của toàn đảng, toàn đất nước”. Đây là văn kiện thứ ba, và gọi là “Cương lĩnh tổng quát”.
“Cương lĩnh tổng quát”, căn cứ vào tinh thần chỉ thị của Mao Trạch Đông về “Học tập lý luận của giai cấp vô sản chuyên chính”,” ổn định đoàn kết vẫn là tốt nhất”, và “Đẩy nền kinh tế quốc dân lên cao” rồi, đề xuất, phải lấy ba chỉ thị đó làm cương lĩnh hoàn thành mục tiêu chiến lược hùng vĩ là thực hiện bốn hiện đại hoá.
“Lấy ba chỉ thị làm cương lĩnh”, trên thực tế chính là thay đổi cách thức duy nhất xưa nay của bọn Cách mạng văn hoá là “Lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh” và đặt hai nhiệm vụ: “ổn định đoàn kết” và “đẩy nền kinh tế quốc dân lên cao” vào “vị trí ngang hàng, đồng đẳng với việc đấu tranh giai cấp”. Trong hoàn cảnh như vậy lúc bấy giờ, giải pháp mang tính chất cương lĩnh này, có thể nói, nó là một cuộc đại dột phá vào Cách mạng văn hoá kéo dài đã chín năm nay. Cương lĩnh tổng quát” nêu rất rõ ràng: “Chúng ta phái tôn thủ sự giáo dục chỉ đạo của Mao Chủ tịch, chúng ta phải lý giải quan hệ đối lập thống nhất chính trị và kinh tế một cách biện chứng, và cũng phải nhận thức được rằng chính trị làm thống soái, song cũng cần phải biết công tác chính trị là để bảo đảm cho công tác kinh tế hoàn thành, và là cơ sở phục vụ kinh tế. Nhưng trong một số đồng chí chúng ta, cho đến nay vẫn dùng siêu hình học để nhìn nhận chính trị và kinh tế. Trong mối quan hệ cách mạng và sản xuất, người ta luôn luôn dem chính trị và kinh tế cắt rời ra khỏi nhau, cũng đem cắt rời cả cách mạng và sản xuất ra khỏi nhau, và cho nói chính trị mà không nói kinh tế, không nói sản xuất, khi chợt nghe thấy nói, cần nắm sản xuất, làm tốt việc xây dựng kinh tế, là đã vội chụp cho người ta cái mũ “duy sản xuất luận”, và bảo người ta là xét lại. Loại quan điểm này, về căn bản là không có chỗ đậu chân”.
“Cương lĩnh tổng quát” cũng nêu rõ: “Trong những năm chiến tranh cách mạng gian khổ, Mao Chủ tịch luôn luôn coi trọng công tác xây dựng kinh tế, vẫn luôn luôn coi trọng tăng cường cơ sở vật chất cho chiến tranh cách mạng. Bây giờ đất nước chúng ta đã trở thành một nước xã hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản chuyên chính, đã có được công cuộc xây dựng hoà bình bằng điều kiện trong nước, song đất nước chúng ta vẫn phải đối diện với sự uy hiếp lật đổ và xâm lược của đế quốc chủ nghĩa và đế quốc xã hội chủ nghĩa, lẽ nào chúng ta lại không nên tranh thủ thời gian, dốc sức, nhanh chóng đưa nền kinh tế quốc dân của chúng ta lên để tăng cường cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội?”
“Cương lĩnh tổng quát” đã dùng lời lẽ theo kiểu “Gậy ông đập lưng ông” tấn công một cách quyết liệt vào lũ bốn tên. Lời văn viết: “Những kẻ thù giai cấp phản chủ nghĩa Mác này, đã kế thừa trò ranh ma của Lâm Bưu, tiếp nhận tất cả những khẩu hiệu của cách mạng, rồi bè quẹo cắt xén đi, nhét đồ dởm của mình vào, làm lẫn lộn trắng đen, đảo điên phải trái, làm cho tư tưởng của một số đồng chí chúng ta, của quần chúng bị nhiễu loạn, làm một số tổ chức đảng, một số địa phương bị hỗn loạn, làm phân liệt đảng, phân liệt giai cấp công nhân, phân liệt đội ngũ quần chúng, bọn chúng dương cao lá cờ chống chủ nghĩa xét lại để xét lại, dương cao ngọn cờ chống ngóc đầu dậy để ngóc đầu dậy. Họ hạ bệ tất cả những cán bộ tốt của đảng và những nhân vật tiên tiến gương mẫu, họ tiếm đoạt quyền lãnh đạo của một số địa phương và một số đơn vị, và họ thực hiện chuyên chính tư bản ở một số địa phương và một số đơn vị này”.
“Cương lĩnh tổng quát” cũng lại nêu rõ: “Lê-nin đã từng nói: Thành quả của giáo dục chính trị chỉ có thể dùng việc cải thiện tình trạng kinh tế để đánh giá”. Mao Chủ tịch cũng đã từng nói: “Những chính sách của tất cả chính đảng của Trung quốc cùng tác đụng thực tiễn tốt xấu, lớn nhỏ như thế nào đều được trưng bày ra trước mắt nhân dân Trung quốc, nói cho cùng, là xem nó, đối với sức sản xuất của nhân dân Trung quốc có trợ giúp gì được hay không, và sự trợ giúp đó to nhỏ ra sao, xem nó có trói buộc sức sản xuất hay giải phóng được sức sản xuất”. Muốn phân biệt được chủ nghĩa Mác thật và chủ nghĩa Mác giả, phân biệt đường lối đúng đắn hay đường lối sai lầm, phân biệt cách mạng thật hay cách mạng vờ, phân biệt tiến hành xã hội chủ nghĩa thật hay xã hội chủ nghĩa giá, phân biệt những thành tích mà cán bộ đã làm được là tốt hay xấu, là lớn hay bé, suy cho cùng, chỉ có thể, và chỉ nên lấy những tiêu chuẩn mà Lê-nin và Mao Chủ tịch đã để ra mà cân đong đo đếm”.
“Cương lĩnh tổng quát” đã đâm một nhát chết ngay và cũng không kém phần hài hước nêu rõ: “Sản xuất của một địa phương, một đơn vị rất xấu, mà lại cứ khăng khăng nói rằng, cách mạng làm được rất tốt, thì đó chỉ là những lời ma bùn dối trá. Những loại người đó cho rằng cứ nắm được cách mạng, tất yếu sản xuất phải đi lên, cái cách đặt vấn đề nắm sản xuất mà chẳng phải bỏ ra một chút sức lực nào, thì chỉ có những người chìm đắm trong huyền thoại, ma thuật luyện vàng, mới có thể tin được”.
Nêu như nói: hai văn kiện: “Về một số vấn đề tăng tốc phát triển công nghiệp”, và “Về mấy vấn đề của công tác khoa học kỹ thuật” của học viện khoa học (tức “Đề cương báo cáo”) là từ hai góc độ của hai ngành, phê phán và uốn nắn những sai lầm cực tả, thì “Cương lĩnh tổng quát” về mặt lý luận đã trình bày toàn bộ tư tưởng chỉ đạo cùng phương châm chính sách của nó, đã đưa mũi giáo đấu tranh chỉ thẳng vào lũ bốn tên, và sai lầm cực tả. Kể từ Cách mạng văn hoá tới nay, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên v.v.., những tên ặtafy đề gươm bút, đã lợi dụng cây bút trong tay mình, lợi dụng công cụ tuyên truyền là chúng khống chế được, chế biến ra không biết bao nhiêu tà thuyết, ma luận, lập lờ đánh tận con đen, tung ra những lời phản phúc nhiễu tạp làm rợn tóc gáy, làm tắc nghẽn và giết chết không biết bao nhiêu tiếng nói, vu khống, hãm hại không biết bao nhiêu nhân sĩ chân chính, vô tội. Hôm nay, cũng là trong chín năm Cách mạng văn hoá này, lần đầu tiên có người dám cầm bút lên, công khai, toàn diện giao tranh với chúng. Với sự lãnh đạo trực tiếp của Đặng Tiểu Bình, những người lãnh đạo của các ngành trong Quốc vụ viện như Cốc Mục, Hồ Diệu Bang, Chu Vinh Hàm v.v... cùng với Hồ Kiều Mộc cũng những người khác trong Phòng nghiên cứu chính trị nhằm thẳng vào lũ bốn tên tội ác rề rề mà tấn công toàn diện.
Lấy “Cương lĩnh tổng quát” làm gốc, hàng loạt văn kiện khác tung ra, như vạn mã đồng thanh, rung bờm vang hý, đó là tiếng của chính nghĩa, là tiếng của hy vọng, đó là mũi gươm chính nghĩa xọc thẳng vào thế lực tội ác của lũ bốn tên, là văn bản tuyên chiến của một cuộc chiến không thoả hiệp với bọn chúng.
Chú thích:
(1) Hồ Diệu Bang: Đã từng là bí thư thứ nhất của trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản, bí thư thứ hai cục Tây Bắc của trung ương Đảng cộng sản, bí thư thứ nhất tính uỷ Thiểm Tây
(2) Hoàng Côn: Đã từng là giám đốc Sở nghiên cứu chất bán dẫn thuộc Học viện khoa học Trung quốc.
(3) Uông Đức Chiêu: Đã tùng là giám đốc Sở nghiên cứu Thanh Học của Học viện khoa học Trung quốc.
(4) Ngô Trọng Hoa: Đã từng là phó giám dốc Sở nghiên cứu Lực Học, giám đốc Sở nghiên cứu vật lý Công trình Nhiệt của Học viện khoa học Trung quốc
(5) Đàm Cảo Hành: Đã từng là phó giám đốc Sở nghiên cứu Lực Học của Học viện khoa học Trung quốc
(6) Dương Nhạc: Chuyên viên Sở nghiên cứu Toán học của học viện khoa học Trung quốc
(7) Đường Hiếu Uy: Chuyên viên Sở nghiên cứu Vật lý năng lượng cao của Học viện khoa học Trung quốc
(8) Một nhà toán học nổi tiếng