Ngày 5.3.1968, Chu Ân Lai, Trần Bá Đạt, Khang Sinh, Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên, Dương Thành Vũ (quyền Tổng tham mưu trưởng quân Giai phóng), Tạ Phú Trị, Diệp Quần (vợ Lâm Bưu. tổ trưởng tổ Cách mạng văn hoá trong toàn quân, chủ nhiệm văn phòng Lâm Bưu. thành viên tổ công tác Quân uỷ trung ương), Ngô Pháp Hiến (phó Tổng tham mưu trưởng quân Giải phóng kiêm tư lệnh không quân), Uông Đông Hưng... tất cả mười người, viết và gửi Mao Trạch Đông, Lâm Bưu một bản báo cáo, nói rằng: Có rất nhiều tài liệu tố cáo, vạch tội Đặng Tiểu Bình, không có nơi cất giữ, và đề nghị cho lập một tổ nhỏ nằm trong “Tổ chuyên án Hạ Long”, với nhiệm vụ thu thập những tài liệu có liên quan tới “vấn đề” Đặng Tiểu Bình. Mao Trạch Đông son phê: “Có thể”. Lâm Bưu duyệt lại cũng tỏ ra tán thành. Điều này có thể nói rằng: Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình đã chính thức được thành lập.
“Tổ chuyên án Lưu Thiếu Kỳ” đã sớm được thành lập từ trước đây một năm, đến nay Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình mới được thành lập chứng tỏ rằng, trong tình thế mới, Mao Trạch Đông đồng ý việc tăng cường, đi sâu thẩm tra Đặng Tiểu Bình hơn nữa.
Ngày 16.5.1968, Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình họp tại hội trường lớn. Những ông kễnh của Cách mạng văn hoá phụ trách công tác chuyên án là Khang Sinh, Lâm Bưu cùng phe cánh thân thiết là Hoàng Vĩnh Thắng (Hoàng Vĩnh Thắng: Tổng tham mưu trưởng quân Giải phóng) đều có mặt trong cuộc họp. Người nói chủ yếu ở đây là Khang Sinh. Ông ta nói:
- Vấn đề Đặng Tiểu Bình không thể trực tiếp thẩm vấn được, nên phải thẩm tra bên trong, điều tra bên ngoài để tìm chứng cớ. Ông ta còn nói: chuyện quá khứ của Đặng Tiểu Bình cho đến nay vẫn còn chưa làm rõ như việc trốn chạy khỏi quân đoàn Hồng quân số 7 khi lâm trận, vấn đề tiêu cực trong việc chống Vương Minh hồi chỉnh huấn ở Diên An, rồi quan hệ với Bành Đức Hoài, rồi thực hiện đường lối của Vương Minh ở Thái Hàng Sơn, và năm 1962, ở Mat-xcơ-va đã cổ vũ cho chuyện “tam hoà nhất thiểu” (Đoàn kết ba phái, cô lập một phái. Ba phái ở đây bao gồm: 1. Cộng sản; 2. Quốc dân đảng (Tôn Văn tức Tôn Trung Sơn); 3, Nhóm quân phiệt miền Bắc (Trương Học Lương), còn một phái kia là Nhật Bản. Ở đây có thể nói một cách thông thường là “Đoàn kết ba phái, chống Nhật” - N.D). Nói tóm lại về quá khứ đã đi theo đường lối của Vương Minh, về tổ chức đã lôi kéo bè cánh, thu nạp bọn đầu hàng phản bội, về quân sự đã cướp quân phản đảng.
Bài nói của Khang Sinh, được coi như đã định xong cương lĩnh, chính sách. Sau đó, ông ta mở rộng Tổ chuyên án bằng một lực lượng hùng hậu lên tới chín người. Nhưng cũng thật lạ kỳ, vì Đặng Tiểu Bình là tên đầu sỏ số hai trong đảng “theo tư bản”, nhưng Tổ chuyên án về ông, lại đặt nằm gọn trong Tổ chuyên án Hạ Long. Trong Cách mạng văn hoá, những loại chuyện không sao giải thích được kiểu đó, nhiều vô kể.
Thành lập Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình, nhưng bản thân Đặng Tiểu Bình lại không hề biết.
Ngày 21.5.1968, ông viết thư cho Uông Đông Hưng đề nghị được gặp Chủ tịch, nếu như không gặp được Chủ tịch thì mong được gặp Uông Đông Hưng. Uông Đông Hưng đem việc đó báo cáo lại với Mao Trạch Đông, Mao Trạch Đông chỉ thị: Đem đọc thư của Đặng Tiểu Bình trong cuộc hội ý của Ban Cách mạng văn hoá trung ương, rồi bàn bạc một chút, tranh thủ ý kiến mọi người xem xem có nên gặp nói chuyện với Đặng Tiểu Bình không. Mao Trạch Đông lại tranh thủ ý kiến “mọi người”, song Lâm Bưu và “mọi người” trong Ban Cách mạng văn hoá trung ương về căn bản là không thể nói chuyện với Đặng Tiểu Bình được. Yêu cầu của Đặng Tiểu Bình bị cự tuyệt. Nhưng, trong tình thế Đặng Tiểu Bình đã bị đánh đổ hoàn toàn, mà Mao Trạch Đông vẫn để “mọi người” bàn bạc về lá thư của Đặng Tiểu Bình, chứng tỏ rằng Mao Trạch Đông vẫn chưa quên Đặng Tiểu Bình, vẫn còn chú ý tới Đặng Tiểu Bình ở một mức độ nào đó. Đối với Lâm Bưu, Giang Thanh v.v... mà nói, điều đó không phải là không có chuyện gì.
Đúng vậy, cho đến khi đó, Mao Trạch Đông vẫn có ý cùng phê phán Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình nhưng có phân biệt đối xử, đó là sự sắp xếp có ý thức sau khi đã suy nghĩ rất chín. Nhưng sự sắp xếp này của Mao Trạch Đông lại khiến cho Lâm Bưu, Trần Bá Đạt, Giang Thanh v.v., cùng những ông kễnh khác ở Ban cách mạng văn hoá chẳng vừa lòng chút nào, thậm chí còn đầy thắc thỏm trong lòng.
Lâm Bưu cùng cả đám người ngựa của Ban cách mạng văn hoá cùng xuất trận, họ ra lệnh cho Tổ chuyên án phải tăng cường, đẩy mạnh việc truy tìm chứng cứ, cần phải đóng đinh chốt chặt “vấn đề” Đặng Tiểu Bình.
Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình liền phèng phèng chiêng trống rầm rộ ra quân. Bọn họ tìm tòi, thu thập chứng cứ về Đặng Tiểu Bình ở khắp nơi với “nhiệt tình công tác” tối đa, đồng thời đề nghị Ban tổ chức trung ương cho xem hồ sơ của Đặng Tiểu Bình. Sau khi đọc kỹ hồ sơ, họ đều cảm thấy rằng, nếu chỉ căn cứ vào hồ sơ tìm tòi được thì khó có thể định tội được, nhưng trung ương lại không cho phép thẩm vấn trực tiếp làm sao đây” Thế là họ nghĩ ngay ra được một điều, họ bắt Đặng Tiểu Bình viết về lịch sử quá khứ của mình, bản tự truyện đó theo yêu cầu của Tổ chuyên án phải viết bắt đầu từ khi lên tám tuổi, và phải bảo đảm đạt được: thứ nhất, tường tận, tỷ mỷ. Thứ hai: nội dung chính xác. Thứ ba: viết thật rõ về những nhân chứng trong quá khứ và cả địa chỉ cư trú hiện nay của họ. Thứ tư: viết đến đâu giao nộp đến đấy. Thứ năm: hạn cuối cùng là đầu tháng năm phải xong. Quyết định này sau khi được Hoàng Vĩnh Thắng duyệt xong, sẽ do chủ nhiệm Văn phòng trung ương Uông Đông Hưng chuyển giao cho Đặng Tiểu Bình.
Nhận được chỉ lệnh viết tự truyện, cha tôi vẫn chẳng hay biết gì, mà vẫn cứ tưởng rằng, đó là do Trung ương yêu cầu. Ông không hề từ chối, thành thực cầm lấy bút, phục xuống bàn, bắt đầu viết ngay. Sau nửa năm bị giam cầm, trong nỗi cô đơn đau đáu, ông đã trấn tĩnh lại, nên đối với vấn đề Cách mạng văn hoá đã đánh đổ hạ bệ ông, đối với những vấn đề chưa kịp suy nghĩ thấu đáo, chín chán giữa cơn hỗn loạn ngất trời, chắc chắn ông phải đánh giá suy tư nhiều.
Từ năm 18 tuổi tức là từ năm 1922 cho đến nay đã 45 năm hoàn toàn đi theo cách mạng. Trước giải phóng, quân địch thì hiểm độc, việc quân lại gấp gáp, sau giải phóng, trên vai gánh vác chức vụ nặng nề, bận rộn với trăm công nghìn việc, chẳng còn thì giờ đâu mà nghĩ lại chuyện lớn chuyện nhỏ xưa cũ mà mình trải qua, nên lại càng khó có thể nói đến việc đánh giá, tổng kết. Nay người ta bắt ông viết tự truyện - dù người ta xuất phát từ mục đích gì, suy nghĩ xong, ông sẽ tự nguyện viết. Trong không gian tĩnh lặng, ông lựa chọn, suy nghĩ kỹ lại để đánh giá và tổng kết cuộc đời mình.
Bắt đầu từ ngày 20.6.1968 đến ngày 5.7.1968, trong vòng 15 ngày cha tôi viết tự truyện của mình: Tự thuật của tôi. Trong bản “Tự thuật” dài hai vạn sáu nghìn, năm trăm chữ, cha tôi đã nhớ lại ngày ra đời của ông, gia đình ông, ngày ông dạy học ở trường tư thục, và người cha mà có đến mấy chục năm ông chưa nghĩ tới, ông nhớ lại ngày từ Trùng Khánh sang Pháp vừa làm vừa học lớp dự bị, cùng những việc từ Tứ Xuyên xuất dương sang Pháp học hành, ông nhớ lại đời sống khổ cực vừa đi làm thuê, vừa theo học ở Pháp, ông nhớ lại những ngày bắt đầu tham gia cách mạng, cùng cuộc sống cách mạng và những đồng chí ở Pháp của mình, ông nhớ lại những hoạt động cách mạng bí mật vô cùng hào hùng ở Thượng Hải, nhớ lại ngày xây dựng quân đoàn Hồng quân số 7 và số 8 cùng với những cuộc chiến đấu, thất bại và trưởng thành của nó. Ông nhớ lại chẳng đường gập ghềnh của khu Xô-viết trung ương ở Giang Tây cùng lịch trình trường chinh của nó, nhớ lại chiến trường trong cuộc chiến tranh Kháng Nhật và những chiến hữu ở sư đoàn 129, ông nhớ lại chiến dịch Đại Biệt sơn, chiến dịch Hoài Hải, chiến dịch vượt sông và giải phóng vùng Giang Nam, ông nhớ lại những nỗ lực trong 17 năm xây dựng nước Trung quốc mới, và công việc 10 năm của một Tổng bí thư đảng...
Giở lại những trang “Tự thuật” ấy, có thể cảm thấy một cách rõ ràng sự cẩn thận và chu đáo của cha tôi. Trong hồi ký của ông, mỗi phút giây lịch sử đều như được tái hiện trong đầu óc ông. Ông đã rành mạch lường thuật mỗi dấu chân in của mình, ông thực sự cầu thị, trả lời gãy gọn, khúc chiết mỗi vấn đề mà người khác đề xuất nghi vấn và trách móc mình, khi nói về bản thân mình, ông không bàn về công tích của ông mà chỉ nói qua loa. Đồng thời, giống như những người mắc sai lầmlúc đó, cùng với việc nhớ lại, “nói qua”, “không thể” không thêm một lần kiểm điểm trái với lòng mình. Đồng thời với việc kiểm điểm, với sự nhạy bén về chính trị, cha tôi đã cảm nhận được sự “phân biệt đối xử” cực kỳ tế nhị và thấu đáo của Mao Trạch Đông. Và với sự từng trải về chính trị trong mấy chục năm, ông đã hiểu thấu đáo, phân minh, tính phức tạp cũng như tính tráo trở tồn tại trong sự vật. Trong tình thế nguy cơ về chính trị lúc ấy, ông chỉ yêu cầu có một điều duy nhất: lưu lại trong đảng, cố giữ lấy đầu mối cuối cùng trên chính trường. Ông biết rằng, chắc chắn Mao Trạch Đông sẽ đọc bản “Tự thuật” này, đo đó, ông viết ở nơi cuối cùng: Mong mỏi lớn nhất của tôi là vẫn lưu lại trong đảng, làm một người đáng viên bình thường. Tôi đề nghị, trong thời gian thích hợp nào đấy, sẽ giao cho tôi một công tác nho nhỏ, tham gia vào công việc mà sức lực mình có thể đảm đương được, cho tôi một cơ hội hối lỗi làm lại từ đầu”.
Là một đảng viên lão thành với hơn bốn ngươi tuổi đảng, dù cho trong thời khắc gian nan nhất, ông đều không quên trách nhiệm của bản thân mình. Ông chưa bao giờ vì sự oan khuất nhất thời mà đánh mất lòng lin, chưa bao giờ để mất đi hy vọng, chưa bao giờ vứt bỏ tất cả những cơ hội có thể tranh thủ được.
Đồng thời với việc cha tôi phục xuống bàn, lựa chọn, viết “Tự truyện”, thì Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình cũng chẳng được nhàn hạ gì, họ cũng bắt đầu khởi thảo “Tội trạng” và “báo cáo tổng hợp” về Đặng Tiểu Bình. Lâm Bưu và cả lũ Cách mạng văn hoá trung ương, đối với việc đánh đổ hoàn toàn Đặng Tiểu Bình cũng có thể gọi là: lòng như lửa đốt, “văn phòng Hai” cấp trên của Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình, cũng chính lại là văn phòng số Hai của Tổ chuyên án trung ương do tập đoàn Lâm Bưu khống chế, cơ hồ như cứ cách vài hôm lại điện thoại tới thôi thúc, giục hỏi sự tiến triển của tình hình. Khang Sinh, trùm trưởng trong việc chỉnh đốn mọi người, cũng mở hết hội nghị lớn, lại đến hội nghị nhỏ, chuyên đề nghiên cứu, tính toán án tình.
Trong Cách mạng văn hoá, nếu một người chỉ bị đánh vì sai lầm “theo tư bản” hoặc sai lầm “đường lối”, cũng khó đánh đổ lắm, hoặc có bị đánh đổ cũng “lật án” như chơi. Nhất định còn phái có “vấn đề lịch sử” như phản bội, gián điệp v.v... thì mới gọi là “tội trạng” đã được đóng bằng đinh sắt, có thể sau khi đánh đổ mới đời đời không ngóc đầu dậy được. Nhưng Đặng Tiểu Bình lại chưa hề bị địch bắt, chưa từng rời đảng, lục lọi tứ tung, vẫn chỉ là vấn đề “hiện tại”.
Về sau, nghĩ tới chuyện này, ngay đến cả cha tôi cũng nói một câu cảm khái: “Cái thân tôi quả thật là may, đánh trận không “hề bị thương, hoạt động bí mật không hề bị địch bắt”.
Không có vấn đề quá khứ, cũng phải tìm cho ra vấn đề quá khứ, Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình có nhiệm vụ phải trăm phương ngàn kế, vắt cho cạn kiệt tim óc mà tìm. Ngày 18.6.1968, trong hội nghị báo cáo về “tội trạng” của Đặng Tiểu Bình, Giang Thanh nói: “Hồ sơ của Đặng Tiểu Bình, ta phải phân tích cho chu đáo tỷ mỷ, con người này rất có thể là kẻ phản bội. Tôi vẫn đang phân tích hồ sơ của lão ta, cùng đấu tranh với các đồng chí. Quá khứ và hiện tại của lão phải gom vào làm một”.
Sau hội nghị đó, Khang Sinh gọi tổ trưởng Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình tới, giao hơn mười tập tài liệu do chính ông ta đã cất giữ, cùng với ảnh và “tài liệu khai báo” của những đồng chí cũ ở quân đoàn Hồng quân số 7 thời đó. Tổ chuyên án vùi đầu vào làm việc, có đến một tháng rưỡi trời, xào xáo, thêm dấm thêm ớt, viết ra được bản “Báo cáo tổng hợp” về “tội trạng” của Đặng Tiểu Bình.
Ngày 25.7.1968 toàn thể bọn họ báo cáo với Khang Sinh, Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Diệp Quần, Lý Tác Bằng một cách hết sức tường tận tại đại sảnh phía đông của hội trường lớn. Khang Sinh ra chỉ thị, nói:
- Xem ra tài liệu thì không thiếu, nhưng vấn đề then chốt là vận dụng như thế nào, phấn về quá khứ còn quá yếu.
Ngô Pháp Hiến nói, vấn đề vào đảng của Đặng Tiểu Bình khó có thể đối chứng được bởi người giới thiệu vào đảng đều đã chết.
Sau cuộc họp, Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Lý Tác Bằng và Tổ chuyên án về lầu bốn, khách sạn Kinh Tây, tiếp tục chiến đấu, cẩn thận nghiên cứu, sửa chữa lại từ đầu, cho đến rạng sáng ngày hôm sau, bản “báo cáo tổng hợp” mới gọi là hoàn chỉnh: “Tội trạng chủ yếu của Đặng Tiểu Bình, kẻ cầm quyền khác, lớn nhất trong đảng, đi theo đường lối tư bản chủ nghĩa”. Toàn văn gồm bảy phần bao gồm hơn một vạn năm ngàn chữ.
Tổ chuyên án đưa ngay cái “thành quả” không dễ dàng mà có được đó lên “Văn phòng Hai”. Không đầy 24 giờ sau, bản báo cáo đã được Khang Sinh, Hoàng Vĩnh Thắng, Diệp Quần, Lý Tác Bằng (Tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân kiêm Chính uỷ hải quân), Khưu Hội Tác (phó Tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân kiêm Chính uỷ hải quân), Trương Tú Xuyên (phó Uỷ viên chính trị Hải quân Giải phóng) và một số nơi khác thẩm duyệt, Khang Sinh phê: “Tranh thủ, nhanh chóng trình lên Chủ tịch, phó chủ tịch Lâm Bưu và trung ương cùng các đồng chí ở Ban Cách mạng văn hoá trung ương để xin duyệt. Cho in 52 bản”. Hai ngày sau, văn phòng Khang Sinh gọi điện thoại nhiều lần tới Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình, nói rằng cụ Khang Sinh rất vừa lòng với bản báo cáo.
Tuy nói Khang Sinh tỏ ý “vừa lòng” với bản báo cáo, nhưng Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình vẫn cảm thấy trọng lượng “vấn đề” quá khứ, còn chưa đủ. Bọn họ lại thêm giờ, thêm ca, truy tìm những điểm “tình nghi” và “lọt lưới”, sau khi nghiên cứu vài ba bốn lần, trong lịch sử cách mạng dài tới hơn bốn mươi năm của Đặng Tiểu Bình, nơi duy nhất có thể làm “đột phá khẩu” thì chỉ có việc gọi là “đào ngũ” hồi ở quân đoàn Hồng quân số bảy là dùng được. Phải tiếp tục đào bới vấn đề này, moi ra vấn đề lịch sử quá khứ mới mong định tội, đập chết Đặng Tiểu Bình được.
Ngày 11.9.1968, Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình viết báo cáo cho Hoàng Vĩnh Thắng, Diệp Quân, Lý Tác Bằng, Khưu Hội Tác đề nghị bắt Đặng Tiểu Bình viết “khai báo bổ sung” thêm về hai lần “đào tẩu” khỏi quân đoàn Hồng quân số 7 vào hai năm 1930 và 1931 để trở về Thượng Hải, mới có thể làm rõ được vấn đề quá khứ của Đặng Tiểu Bình. Hoàng Vĩnh Thắng bút phê đề nghị Uông Đông Hưng giúp đỡ, Uông Đông Hưng lại kính chuyển đề nghị Vương Lương Ân, phó chủ nhiệm Văn phòng trung ương lấy danh nghĩa Bộ Chính trị buộc Đặng Tiểu Bình phải viết lại lần nữa.
Sau khi nhận được thông báo của Văn phòng trung ương, Đặng Tiểu Bình lại thêm một lần nữa viết lại rất tường tận, rất thực sự cầu thị, về tình hình có liên quan đến quân đoàn Hồng quân số 7 và hai lần từ quân đoàn Hồng quân số 7 về Thượng Hải báo cáo tình hình với trung ương. Bản viết đó, lại thêm một lần nữa làm cho Tổ chuyên án hẫng hụt và thất vọng, không mò vớt được một cọng rơm nào. Cùng ngày với việc viết bản báo cáo nói trên, Tổ chuyên án còn viết bản báo cáo thứ hai, đưa ra một yêu cầu rất vô lý với Chu Ân Lai, đòi thủ tướng “giúp họ chỉ đạo chút ít”, để tìm cho được chứng cứ chính xác về vấn đề quá khứ của Đặng Tiểu Bình. Trong “Báo cáo” có viết: Về vấn đề vào đảng, Đặng Tiểu Bình khai báo rất mâu thuẫn, thứ nhất là thời gian vào đảng không thống nhất. Thứ hai là viết về những người giới thiệu vào đảng rất mơ hồ, do đó mà ngờ rằng Đặng Tiểu Bình là đảng viên giả lộn sòng vào đảng. Tổ chuyên án còn đòi hỏi Chu Ân Lai thêm một điều nữa là, yêu cầu ông cung cấp cho họ những đầu mối về những điểm “nghi vấn” đó. Theo nhận định của họ, vào hai năm 1930 và 1931, Đặng Tiểu Bình đã từ quân đoàn Hồng quân số 7 hai lần “ra trận bỏ trốn” về Thượng Hải, hoàn toàn không đưa ra đề nghị báo cáo công tác với trung ương, vì còn theo đuổi mục đích khác, và còn từ không bịa ra có mà suy đoán rằng: “Trong tự thuật của Đặng Tiểu Bình có viết, năm 1931 ở Thượng Hải, trung ương có cử ông ta đi Vu Hồ tỉnh An Huy để kiểm tra công tác của tỉnh uỷ, sau khi đến Vu Hồ, vì tỉnh uỷ đã bị phá nên lập lức quay về Thượng Hải. Chúng tôi cảm thấy rằng tỉnh uỷ An Huy bị phá sớm như thế, nên rất đáng nghi rằng, Đặng Tiểu Bình đã đem bán tỉnh uỷ cho địch”.
Văn kiện này trước hết là báo cáo với Hoàng Vĩnh Thắng, Diệp Quân, Ngô Pháp Hiến, Lý Tác Bằng, Khang Sinh v.v..., sau khi được các ông kễnh phê duyệt xong, mới gửi tới Chu Ân Lai, làm áp lực buộc Chu Ân Lai phải trả lời. Đối với những yêu cầu vô lý đó, Chu Ân Lai phớt lờ, không thèm để mắt tới. “Báo cáo” đó sau khi gửi tới Chu Ân Lai liền thành đá chìm đáy biển, chẳng thấy tăm hơi tin tức nào.
Bị vấp đầu vào tường ở chỗ Chu Ân Lai, Tổ chuyên án vẫn chẳng chịu cam lòng, vẫn cứ tìm đi lục lại, cuối cùng, sau khi nhặt nhạnh vá víu, cũng đã moi ra được một số “tài liệu tố cáo” từ những lão đồng chí nguyên là quân đoàn Hồng quân số 7, họ vội vã viết thành một bản “chuyên đề tội trạng” dâng lên cấp trên để tâng công.
Trong khi Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình khua chuông gõ mõ tiến hành điều tra “tội trạng” của Đặng Tiểu Bình, thì “Văn phòng 1, Văn phòng 2” của Ban chuyên án trung ương cũng tăng nhanh tốc độ công tác đối với những người mà họ quản lý thuộc loại “băng đen”, “theo tư bản”, và các “tội trạng” khác, họ lấy thêm chứng cớ và sắp xếp thứ hạng tội lỗi. Nguyên nhân việc phải sắp xếp thứ hạng tội trạng cho nhanh chóng là vì, trung ương đã quyết định triệu tập hội nghị toàn thể lần thứ mười hai khoá 8 và đại hội đại biểu toàn quốc khoá 9 của đảng.
Bè cánh của Lâm Bưu là Hoàng Vĩnh Thắng v.v... triệu tập họp văn phòng hai của Ban chuyên án trung ương dưới quyền quản lý của ông ta, chuyên đề nghiên cứu về vấn đề định án cho 15 đối tượng dưới quyền quản lý của họ. Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình tung ra bản “Chuyên đề tội trạng của Đặng Tiểu Bình” và được Hoàng Vĩnh Thắng ngợi khen. Nhưng Ngô Pháp Hiến lại lấy làm chẳng vừa lòng, nói: Vấn đề kết bé kéo cánh thu nạp bọn đâu hàng phản bội, và bao che cho bọn xấu là rất quan trọng, cần phải mau mau chóng chóng mà làm.
Ngày 22 và ngày 24.9.1968, “Văn phòng 1”, “Vãn phòng 2” của Ban chuyên án trung ương, luôn luôn có người hội họp ở đại sảnh phía đông của hội trường lớn, họ họp để nghiên cứu định thứ hạng của những đối tượng chuyên án trọng yếu mà họ quản lý bao gồm 14 người thuộc “Văn phòng 1” và 8 người của “Văn phòng 2”. Trong đó, họ xếp Lưu Thiếu Kỳ vào hạng kẻ cầm quyền lớn nhất trong đảng đi theo đường lối tư bản, và họ vu cáo ông là “phản bội”, “gián điệp”, “giặc cướp”. “Vấn đề” Đặng Tiểu Bình cũng bị nhận định là “ẩn náu tương đối sâu” và được gán cho cái tên là: kẻ cầm quyền khác, lớn nhất trong đảng đi theo đường lối tư bản. Làm việc đến chán chê mê mỏi, tốn hết sức lực của chín trâu hai hổ mà “vấn đề” Đặng Tiểu Bình vẫn chỉ là “hiện tại”. “Vấn đề quá khứ,, của ông thực tế là “ẩn náu” quá sâu thật.