Tháng 4.1969, đại hội đại biểu toàn quốc khoá 9 của Đảng cộng sản Trung quốc khai mạc tại Bắc Kinh dưới sự chủ trì trực tiếp của Mao Trạch Đông.
Đối với Mao Trạch Đông mà nói, đại hội đại biểu của đảng lần này là một bước vô cùng trọng yếu để duy trì và giữ vững đường lối cách mạng phòng xét lại và chống xét lại.
Đại thành quả của đại hội này là:
Tại hội nghị, về mặt chính trị, khẳng định thêm một lần nữa lý luận đấu tranh giai cấp của Mao Trạch Đông, chính thức quy định đấu tranh giai cấp là đường lối cơ bản trong giai đoạn lịch sử xã hội chủ nghĩa, (đồng thời cũng lấy cái đó để khẳng định thêm một lần nữa tính “tất yếu” và tính kịp thời” mở rộng Đại cách mạng văn hoá.
Đại hội thông qua việc sửa chữa điều lệ đảng, chính thức xác định bằng văn bản việc Lâm Bưu là người bạn chiến đấu thân thiết và người kế cận của Mao Trạch Đông.
Đại hội bầu chọn ban chấp hành trung ương khoá mới, đưa hàng loạt những kiện tướng Cách mạng văn hoá và những kẻ to đầu của phái tạo phản vào ban chấp hành trung ương, để bảo đảm về mặt tổ chức cho việc thi hành đường lối. phương châm và lý luận của “cánh tả”
Sau đại hội là họp ngay hội nghị toàn thể trung ương lần thứ nhất khoá 9. Trong hội nghị này đã bầu chọn cơ cấu trung ương của đảng. Mao Trạch Đông là chủ tịch Ban chấp hành trung ương, Lâm Bưu là phó chủ tịch, tướng tiên phong của Cách mạng văn hoá là Giang Thanh, Trương Xuân Kiệu. Diêu Văn Nguyên, Trần Bá Đạt, Khang Sinh, Tạ Phú Trị cùng đồng bọn sinh tử của Lâm Bưu là Hoàng Vĩnh Thắng, Lý Tác Bằng, Khưu Hội Tác, Ngô Pháp Hiến, Diệp Quần v.v..., những cốt cán, thân tín của hai tập đoàn lớn là Lâm Bưu và Giang Thanh chiếm già nửa số ghế của Bộ chính trị, như vậy là họ nắm lại quyền trong cơ cấu lãnh đạo trung ương một cách danh chính ngôn thuận.
Trong khi đó, chắc chắn Mao Trạch Đông nhận định rằng: phong trào “cách mạng” to lớn mà ông ta phát động đã làm thảng thốt kinh động cả trong nước lẫn ngoài nước về mặt chính trị, và về mặt tổ chức đã có được một mức độ đảm bảo nhất định. Địa vị vĩ đại trong lịch sử của Cách mạng văn hoá cũng đã có thể nói rằng: được xác lập về cơ bản. Trước đó, trong đại hội lần thứ 12, ông ta đã từng nói rằng: “Đến mùa hè sang năm cũng đã tương đối rồi”.
Có thực sự là “tương đối” không?”
Thực ra, cũng còn “tương đối” xa, mà trên thực tế là quá xa kia. Ngay từ khi Cách mạng văn hoá mới bắt đầu, nó đã tạo ra bao nhiều ngả đường rẽ cũng như không biết bao nhiều trở lực. Lại bởi nó luôn luôn nảy sinh ra những sự kiện mới, như lớp sóng trước chưa tan, lớp sóng sau đã ập tới, lại bởi các đơn vị mang tính bè phái quá nghiêm trọng, nặng nề cùng những cuộc vũ đấu không ngừng không nghỉ, và vượt lên cái đó lại là do mục tiêu sai lầm cùng hành động sai lầm của phong trào Cách mạng văn hoá do Mao Trạch Đông phái động, càng khiến cho rất nhiều mâu thuẫn, rất nhiều vấn đề chẳng chịt móc vào nhau, nó giống như một mớ bòng bong khổng lồ rất nhiều đầu, rất nhiều mối, rút cũng không rút ra được, gỡ cũng không gỡ ra được, làm sao chỉ một lần đại hội mà tháo gỡ cho xong?
Mao Trạch Đông cũng đã từng tự hỏi, và tự trả lời rằng: cuộc Đại cách mạng văn hoá phải làm cho tới cùng, song đến bao giờ mới gọi là cuối cùng? Đối với vấn đề này, người khác không trả lời nổi, mà ngay trong trả lời của ông ta cũng đã hiển hiện đầy mâu thuẫn. Ông ta bảo, đến mùa hè năm 1969 đã là tương đối rồi, nhưng rồi lại nói: “Cơ sở của chúng ta chưa được ổn định, cứ theo như quan sát của tôi, không phải là tất cả, cũng không phải tuyệt đại đa số, nhưng tôi e rằng cũng có một con số kha khá lớn trong nhiều xí nghiệp, quyền lãnh đạo không nằm trong tay những người Mác - Lê chân chính và không nằm trong tay quần chúng công nhân”. Ông ta cũng nói: “Cuộc cách mạng này, vẫn còn một số công việc chưa làm xong, nên bây giờ phải tiếp tục làm như đấu tranh, phê bình phê phán, cải cách, cải tiến. Qua một số năm, có lẽ lại phải làm lại “cách mạng”. Ông ta kêu gọi phải đưa việc củng cố nền chuyên chính của giai cấp vô sản thấu triệt đến mỗi công xưởng, mỗi thôn xóm, mỗi trường học. Cứ theo cách nói như thế, Cách mạng văn hoá không những là một điều tất yếu, mà còn phải tiến hành một cách sâu rộng hơn nữa.
Tư tưởng và hiện thực của Mao Trạch “Đông tách rời nhau đến cực độ, ông ta đánh giá tình thế cực kỳ sai lầm, trọng dụng tập đoàn Lâm Bưu, Giang Thanh hết sức vô lối, dẫn tới chung cuộc là phong trào đứt cương, không thể chế ngự được. Trong những năm tháng tiếp theo của phong trào Cách mạng văn hoá, ông ta đã luôn luôn phải đối diện với những cuộc hỗn loạn, hết đợt này đến đợt khác mà trước kia chưa từng dự tính tới, và càng không muốn nhìn thấy nó. Cách mạng văn hoá đến đó đã là ba năm, nhưng chặng đường của nó phải đi qua lại chưa hết một phần ba, điều đó không có bất cứ người nào lường trước được.
Cha tôi biết được tin tức của “đại hội 9” là qua tin tức và báo chí, tuy ông thêm một lần nữa bị xác định là: “Kẻ cầm quyền lớn thứ hai trong đảng đi theo đường lối tư bản”, bị thủ tiêu hết mọi chức vụ trong cũng như ngoài đảng, song vẫn không bị khai trừ ra khỏi đảng. Với kinh nghiệm chính trị hơn bốn mươi năm, ông hiểu biết sâu sắc tính trọng yếu của việc xử lý này, và ông cũng biết chắc rằng có một sự ảo huyền nằm trong đó. Nên nhớ rằng, chỉ cần không bị khai trừ đảng tịch, tức là có lưu lại một mảnh đất sống, và còn lại một đầu đây bấu víu.
Sau đại hội 9, tức là vào ngày 3.5.1969, cha tôi viết cho Uông Đông Hưng một lá thư. Trong thư ông tỏ lòng ủng hộ mọi quyết nghị của đại hội 9, nhờ Uông Đông Hưng trình chuyển điều đó lên Chủ tịch, Phó chủ tịch và Trung ương đảng.
Trong thư, ông có hỏi rằng sau “đại hội 9”, không biết có phải đã là lúc xử lý vấn đề của ông hay chưa, và bầy tỏ rằng sẽ hết sức lắng nghe quyết định của đảng. Ông trình trước với Mao Trạch Đông rằng, ông hoàn toàn tiếp nhận những kết luận chính trị của đảng và những xử lý của tổ chức mà không có ý kiến bảo lưu, đồng thời bảo đảm rằng vĩnh viễn không bao giờ lật án. Cuối thư đề xuất, muốn diện kiến Uông Đông Hưng để nói về những cảm thụ của mình.
Đúng như lòng mong mỏi của ông, lá thư đó được chuyển tới tay Mao Trạch Đông. Mao Trạch Đông đọc xong, bèn phê chuyển cho Lâm Bưu và các uỷ viên Bộ Chính trị có mặt tại Bắc Kinh đọc. Thái độ biểu hiện đó của Đặng Tiểu Bình, nhất định có lưu lại trong lòng Mao Trạch Đông một số ấn tượng. Thứ nhất, Đặng Tiểu Bình tự nguyện tiến hành tự phê bình. Mao Trạch Đông nhận định rằng đây là một điểm vô cùng trọng yếu, bởi trong các bài nói chuyện sau này của ông ta vẫn thường nhắc tới điều này. Thứ hai, chứng minh rằng, việc Mao Trạch Đông không khai trừ Đặng Tiểu Bình ra khỏi đảng là chính xác. Một quyết định đó rất chi là đúng đắn, vì từ nay về sau vẫn còn một phục bút chính trị vô cùng quan trọng.
Rất có thể là lá thư nói trên đã có tác dụng, sau “đại hội 9”, hoàn cảnh của cha tôi đã có những thay đổi đỡ hơn. Việc quan trọng nhất đối với cha mẹ tôi là họ đã cho phép con cái đến thăm nom cha mẹ. Khi ấy, tôi và em trai tôi đã đi cắm chốt ở hai nơi riêng biệt là Thiểm Tây và Sơn Tây. Chị cả Đặng Lâm tôi đi theo toàn thể sinh viên học viên Mỹ thuật dời về Tuyên Hoá tỉnh Hà Bắc lao động và tiếp nhận sự tái giáo dục của Giải phóng quân. Anh Phác Phương tôi sau khi bị liệt vẫn nằm ở bệnh viện trường đại học Bắc Kinh. Sau chỉ thị 26-12, chúng tôi đã đổi thân phận từ “phản cách mạng” thành “con cái có thể giáo dục được”. Trước và sau đại hội 9, nhất định đã có quyết định từ ai đó, sửa chữa sai lầm nên anh Phác Phương được hưởng phúc lớn là đưa tới khoa xương của bệnh viện Đâm Tích Thuỷ đề điều trị. Ở đó, Phác Phương đã thoát khói cảnh giam cầm, và một số bạn học từ trường đại học Bắc Kinh, thuộc loại sinh viên phản “cách mạng” và “cùng một lứa bên trời lận đận” (Đặng thị thiên nhai luân lạc nhân), đến thăm.
Chị hai Đặng Nam, sau chỉ thị sửa sai 26-12 đã được “tiếp nhận” trở lại trường, và ở đó chờ phân công. Sau khi Phác Phương được chuyển về bệnh viện Đầm Tích Thuỷ, có một hôm, một thuộc hạ của đại kiện tướng Tạ Tĩnh Nghi(1) của Ban Cách mạng văn hoá trung ương đột nhiên đến gọi Đặng Nam đi). Tạ Tĩnh Nghi, một nhân vật phong vân nổi danh xủng xoảng trong Cách mạng văn hoá, chẳng hay bây giờ cái mụ to đầu này tìm Đặng Nam có việc gì? Thì ra Tạ Tĩnh Nghi muốn đến bệnh viện Đầm Tịch Thuỷ thăm Phác Phương, muốn Đặng Nam tháp tùng. Kể từ khi có phong trào “Cách mạng văn hoá hoá”, thái độ xấu, hằn học đối với lũ “con cái bọn băng đen” là chuyên cơm bữa, còn như thái độ đối với chúng tôi, mang vẻ khách khách khí khí thân ái thân yêu cũng đã thành chuyện quá đỗi ly kỳ, còn những chữ đại loại như “thăm viếng”, trong lúc trời nhập nhoạng, tối tăm, ngược lại, lại làm cho người ta thấy bứt rứt, bất yên. Nhưng cũng mong sao, qua lần “thăm viếng” của Tạ Tĩnh Nghi này, hoàn cảnh khốn khổ của Phác Phương cũng được dễ thở hơn, chí ít cũng không xấu thêm.
Sau đó không lâu, Đặng Nam nhận được thông báo của ban tuyên giáo quân đội, báo cho chị biết, chị có thể đến Trung Nam Hải thăm cha mẹ. Chợt nghe được đi thăm cha mẹ, trong lòng Đặng Nam tuy sung sướng lắm, nhưng chị vẫn chẳng tin ngay. Chị hỏi lại vẻ thăm dò: “Đã chẳng chia ranh giới dứt khoát rồi đó sao? Tôi không đi!” Người của đội tuyên giáo quân đội đáp: “Đây là do tổ chức trên cho phép, từ nay về sau tuần nào cũng được đi”.
Tất cả mọi nghi vấn, bất an trong lòng Đặng Nam phút chốc đã bị quét sạch, chị nhảy lên xe ô-tô buýt mà lòng như lửa đốt, chỉ muốn mau mau chóng chóng bay về phía Trung Nam Hải.
Ở Trung Nam Hải, cha mẹ tôi nhận được thông báo, cho biết rằng chiều thứ bảy sẽ có con đến thăm, hai ông bà cũng sung sướng đến cực độ. Cần nhớ rằng. Đã gần hai năm, gần hai năm chưa được gặp mặt con rồi. Trong vòng gần hai năm đó, mỗi ngày mỗi đêm, mỗi đêm mỗi ngày, ông bà thương nhớ các con biết nhường nào. Vậy mà hôm nay, cuối cùng cũng đã được gặp con.
Đến trưa, hai ông bà già không sao ngủ trưa được. Ăn cơm xong là cứ chong chóng ngồi chờ. Mong mong, ngóng ngóng, lâu lắm mới thấy Đặng Nam tới. Cuộc cửu biệt trùng phùng một bên có tiếng gọi cha gọi mẹ thân yêu, một bên hai ông bà có lại những nụ cười thân thương đã từ lâu váng bóng, cả nhà như chìm vào một niềm vui bất tận. Sau này mẹ tôi nói: “Hai năm chẳng được gặp con, bây giờ nhìn lại, Đặng Nam đã nhớn nhao thành cô gái lớn rồi, thon thả, thướt tha lại càng xinh đẹp”. Mẹ ngắm nhìn con gái, quá thật là càng ngắm nhìn càng thêm yêu quý. Cha tôi, khi đau buồn, ông chẳng nói gì, khi vui vẻ cũng vẫn chỉ là như thế, ông chỉ lặng lẽ nhìn hai mẹ con từ lúc gặp nhau đã xổ ra không biết bao nhiêu chuyện, lặng lẽ mỉm cười. Mẹ tôi vẫn cứ tưởng rằng, họ đã cho con cái tới thăm, chắc hẳn là phải cả đám, nhưng khi đến, lại có mỗi mình Đặng Nam, bà hỏi: “Sao lại chỉ có mình con?” Đặng Nam báo cho mẹ biết, Đặng Lâm theo trường học tới Tuyên Hoá, Hà Bắc, cùng lao động với bạn học ở đó, Mao Mao đi cắm chốt ở khu vực Diên An, Thiểm Bắc, Phi Phi đi cắm chốt ở huyện Hân, tỉnh Sơn Tây. Các em đều vẫn viết thư về đều khỏe mạnh cả. Mẹ tôi hỏi: “Cu Mập ra sao?” Cu Mập chính là tên sữa của Phác Phương. Đặng Nam không dám nói, bèn đánh trống lảng: “Mẹ ơi, tóc con bẩn quá, con phải đi gội đầu một cái!” Nói xong liền chạy vào trong nhà về sinh, vặn vòi nước rồi gội đầu. Mẹ tôi cảm thấy có chuyện gì đó, theo luôn chị vào nhà vệ sinh. Đặng Nam càng lẩn tránh, càng không dám nói, như mẹ tôi vẫn cứ một mạch hỏi han. Cuối cùng Đặng Nam đành phẩi đem hết mọi chuyện ra nói hết cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ tôi khóc. Bà không thể ngờ được rằng, đứa con của mình lại bị đẩy vào cảnh khổ ấy. Nỗi mừng vui hoan hỉ kể từ lúc con gái về nhà, nay đã bị quét trắng. Ruột gan bà như bị đâm chém, bà không nén nổi nỗi đau thương ấy, nên cứ nghĩ là khóc, nghĩ tới là lại bật khóc, bà khóc ròng rã ba ngày ba đêm, cha tôi vẫn chẳng nói một câu, chỉ lẳng lẽ hút thuốc lá, điếu nọ tiếp điếu kia. Sau khi Đặng Nam đã ra về, cha tôi mới an ủi mẹ tôi, một khi sự việc đã xảy ra như thế, bây giờ phải nghĩ hết cách để chữa trị cho con.
Gặp lại được người thân, vốn là phải vui, nhưng trong những năm tháng đó, đối với chúng tôi mà nói, vui mừng và hoan hỉ chỉ là chuyện trong nháy mắt mà thôi, đồng thời bất kể vào giờ phút nào, nỗi đau khổ và bi thương lại ăm ắp đầy tràn.
Biết con bị liệt, tấm lòng người cha nào lại có thể bình lặng được. Ông viết cho Mao Trạch Đông một lá như, đề nghị trên tổ chức thu xếp cho Phác Phương được điều trị chu đáo hơn. Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đều có bút phê. Chủ nhiệm văn phòng trung ương đảng, Uông Đông Hưng liên hệ với bệnh viện 301 Giải phóng quân. Bệnh viện 301 lại trực thuộc tổng cục hậu cần, mà tổng cục trưởng tổng cục hậu cần lại là Khưu Hội Tác, kiện tướng của Lâm Bưu. Trong khi Lâm Bưu đang cầm quyền, nên lãnh đạo bệnh viện 301 từ chối không chịu nhận “người có vấn đề”. Khi đó, ngay đến cả nguyên soái Trần Nghị khi ngã bệnh, muốn vào điều trị ở bệnh viện 301, bệnh viện cũng không chịu tiếp nhận. Lần này lại định đưa con của “tên số hai đi theo đường lối tư bản”, đương nhiên là bệnh viện n 301 không muốn tiếp nhận rồi. Uông Đông Hưng đành phải đưa những lời bút phê của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai ra cho họ đọc mới đưa được Phác Phương vào bệnh viện 301. Khi có Lâm Bưu nắm quyền hành trong quân đội, thì ngay đến văn phòng trung ương đảng muốn làm một việc gì, cũng khó khăn thế đấy..
Ngày 5.8.1969, Phác Phương từ bệnh viện Đâm Tích Thuỷ chuyển sang khoa ngoại của bệnh viện 301. Khi còn ở bệnh viện Đầm Tích Thuỷ, về cơ bản mà nói, chẳng có khám xét điều trị gì. Cũng đã từng có mm giáo sư cao tuổi xem xét, chẩn bệnh cho Phác Phương. Nhưng chính vị giáo sư này cũng đang có vấn đề về “quyền uy học thuật của giai cấp tư sản”, và cũng đang bị đả kích đấu đá, cho nên cũng chẳng dám đưa ra phương án điều trị căn bản nào. Phác Phương bị viêm đường tiết niệu nên thường sốt cao, vì không chú ý khi tiêm steptomicin, nên bệnh viện đã làm tai anh hoàn toàn mất thính giác (điếc), nhưng trong sự hỗn loạn của Cách mạng văn hoá, chẳng có ai phải chịu trách nhiệm cả. Sau khi đến bệnh viện 301, họ cho Phác Phương ở riêng một phòng, lúc đầu họ canh giữ rất nghiêm, không cho phép bất cứ người nào được tuỳ tiện ra vào nhưng về sau cũng nới lỏng dần. Ở đây, Phác Phương vẫn thường xuyên bị viêm tắc đường tiết niệu và luôn bị sốt cao. Nhưng bệnh viện cũng đã bắt đầu tiến hành xét nghiệm và chữa trị, đồng thời dùng thêm châm cứu dế chữa liệt. Không khí cũng đã có phần dễ thở, tâm trạng của Phác Phương cũng đã có những đổi thay. Con được vào nằm trong bệnh viện 301 tất nhiên cha mẹ tôi cũng thấy phấn khởi trong lòng, ông bà hy vọng con mình được chữa chạy ở mức độ tốt nhất, muốn xem xét liệu còn có thể khôi phục được chức năng không, tối thiếu, cũng là hy vọng sao cho Phác Phương tự xử lý được sinh hoạt cá nhân của mình sau này. Nên biết rằng, lúc đó Phác Phương mới có hai mươi lăm tuổi, những ngày tháng về sau vẫn còn dài dằng dặc.
Chú thích:
(1) Tạ Tĩnh Nghi trong Cách mạng văn hoá đã từng là phó chủ nhiệm ủy ban Cách mạng trường đại học Thanh Hoa, phó chủ nhiệm ủy ban Cách mạng thành phố Bắc Kinh, bí thư thành uỷ Bắc Kinh