Chuyến đi lần thứ hai về phía nam Giang Tây của cha mẹ tôi, tống cộng là mười ngày. Gió bụi đường trường cuối cùng cũng đã về lại Nam Xương.
Gặp lại người thân, đặc biệt là cô cháu gái, cha tôi yêu quý lắm. Mẹ tôi nói lại cho tôi nghe mọi chuyện dọc dường, bảo rằng được trở lại những vùng đất cũ, cha tôi rất xúc động. Cán bộ lãnh đạo ở những vùng đất cũ đó đều tiếp đón ông bà rất thịnh tình, đồng thời cũng rất chu đáo, đến mỗi nơi, ngay cả chăn đắp cũng là chăn mới tinh, khiến ông bà đều rất cảm động.
Cha mẹ tôi về Nam Xương không lâu, thì bà tôi cùng cô út Đặng Tiên Quần ở Thiên Tân đem theo cậu con trai Đinh Đinh mới ba tháng tuổi, lại còn có cả chồng cô hai là chú Trương Trọng Nhân cùng về Giang Tây cả. Khi đó chị cá Đặng Lâm tôi đã trở về Bắc Kinh rồi, để người giới thiệu, giới thiệu cho một người, như vậy cũng gọi là “đi gặp người thân”. Còn lại ở Giang Tây vẫn là cha mẹ tôi, Đặng Nam, Phi Phi và tên chíp Miên Miên, còn có thêm cả vợ chồng người phục vụ Ngô Hồng Tuấn tất cả là bẩy người. Lần này, bà tòi, cô út tôi, chồng cô hai tôi, tất cả bốn người cùng kéo tới. Tất cả tầng trên tầng dưới của ngôi nhà nhỏ trường bộ binh gần như gặp “nạn nhân mãn”, chỗ nào cũng chật ních. Cô út và Đặng Nam vốn là người to mồm nổi tiếng trong nhà, đứng ở rất xa bên ngoài nhà vẫn nghe thấy tiếng họ rõ mồn một. Hai đứa nhỏ sinh cách nhau vài tháng, Đinh Đinh là con trai, to lớn đẫy đà, đem so sánh với nhau, thì Miên Miên nhỏ bé đến tội nghiệp. Cha tôi nấu nướng cũng là một tay cừ khôi, nhưng từ khi bà tôi trở về, cả nhà còn được ăn uống ngon hơn. Chiếc bàn ăn hình vuông nhỏ bé đến bữa ăn chật ních người. Đặng Nam và cô út sau khi sinh con vốn đã béo đẫy đà nhưng vẫn mượn cớ là bồi bổ thêm, nên bữa nào cũng đòi ăn nhiều hơn. Đặng Nam bị mẹ tôi canh chừng, luôn luôn bị hạn chế, không cho ăn, không cho uống, mẹ tôi bảo không nên quá béo. Còn cô út lại khác, được bà tôi dung túng, cứ ăn thoải mái không cần kiêng khem gì. Đặng Nam thấy thế cho là không công bằng, nên suốt ngày phùng phùng tẹt tẹt tỵ nạnh.
Chú Trương Trọng Nhân chồng cô hai là người thực thà, trung hậu, suốt đời làm có một việc hồ sơ tài liệu, chỉ biết làm mà chẳng biết nói gì. Trong thời gian này, ở trong nhà thường chỉ có hai người đàn ông là chú và cha tôi, nhưng lại đều là những người đàn ông ít nói. Kể cũng lạ, bao nhiêu lời ăn tiếng nói, đều do “đàn bà” nắm giữ tất, nên còn cơ hội nào mà nhường cho người khác được nữa. Bà tôi luôn luôn nói bầng giọng Tứ Xuyên nghe rất du dương rằng: “Các cô con gái trong nhà họ Đặng này ấy mà, cô nào cũng đanh đá hết cả?” Thực ra chẳng-phải riêng gì mấy chị em chúng tôi ngay đến cả hai cô tôi cũng đanh đá hết cả”. Hai ông chú rể tôi đều là những người đôn hậu, từ khi theo hai cô bước chân vào nhà họ Đặng, thường vẫn hay bị bắt nạt. Nhưng “có áp bức là có vùng lên”, đôi khi, hai chú chẳng cam chịu mãi, nên cũng có cáu tiết lên vặc lại. Cứ mỗi lần có chuyện như thế, các chú đã lập tức bị “các cô gái trong nhà họ Đặng” tập trung lại, năm lời mười miệng tranh nhau phê phán. Đương nhiên các chú ấy cũng có những cọng cỏ để bấu víu, tức là ông anh bà chị. Mẹ tôi, bà chị dâu lớn trong nhà, cứ luôn luôn phải “xem xét toàn cục” rồi ra tay can thiệp, mới dẹp yên được.
Ôi chao, cái gia đình nhà tôi. Ít có khi được yên tĩnh, toàn là chuyện om sòm như thế, ầm ĩ như thế. Cha tôi, một người chín chắn, nghiêm túc, làm sao mà lại để sinh ra cả một đám người, tính cách lại ngược lại với ông như thế. Thực ra nó được hình thành bởi cái không khí “vô giáo dục”, trách nhiệm đó là thuộc về cha mẹ. Quy kết lại, chỉ cần dùng hai chữ “dung túng”. Ai cũng bảo cha tôi là người nghiêm khắc, ngay cả những người làm việc cấp dưới cũng đều nói là “sợ” ông. Nhưng khi sống cùng với lũ con cái là chúng tôi, thì ông lại ngược lại. Bắt đầu từ những ngày ở Giang Tây, chúng tôi thân mật gọi ông bằng “cụ”. Chúng tôi gọi. “Cụ ơi, lại đây mà xem chúng con chơi vui này, cụ nói chuyện tầm phào với chúng con đi”. Cha tôi sẽ nói: “Sao mà lắm lời vậy?”. Khi chúng tôi nghịch ngợm, nói năng quá đáng, ông cũng chỉ nói một câu: “Ăn nói lăng nhăng!”, như thế đã coi như quát mắng chúng tôi rồi. Nhưng quấy phá vẫn chỉ là quấy phá, song đối với cha mẹ, chúng tôi vẫn một niềm kính trọng, những khi cha mẹ tôi nghiêm túc, chúng tôi vẫn trăm phần trăm phục lùng, chẳng có một người nào dám “cả gan” cãi lại.
Trong khi gia đình lôi vui vẻ đoàn tụ ở một góc trời lưu lạc Giang Tây, thì ở Bắc Kinh, Chu Ân Lai mặc xác muôn ngàn cản trở của bè lũ Giang Thanh, đã dốc lòng dốc sức, không biết mệt mỏi, tìm mọi cách để giải phóng cho cán bộ.
Ngày 18.12.1972, Chu Ân Lai viết thư cho Kỷ Đăng Khuê(1) và Uông Đông Hưng: “Tối qua, Chủ tịch đã chỉ thị trực diện cho tôi, đồng chí Đàm Chấn Lâm tuy cũng có một thời kỳ lầm lỗi (bây giờ nhìn lại việc làm náo loạn ở Hoài Nhân Đường là do Lâm Bưu cố ý tạo ra để hạ bệ một số đồng chí lão thành) nhưng vẫn là một đồng chí tốt nên để đồng chí ấy trở lại. Việc này, đề nghị hai đồng chí bàn bạc giải quyết, ông bị ngã gãy xương ở Quế Lâm, xin nhờ đồng chí Vi Quốc Thanh(2) giúp đỡ. chữa cho khỏi. Đồng chí Đặng Tiểu Bình cùng cả gia đình đã đề nghị bố trí một công tác nho nhỏ nào đấy, cũng xin hai vị xem xét cho, Chủ tịch cũng đã có nhắc nhiều lần”.
Phu nhân của Lưu Kiến Chương nguyên là bộ trưởng Bộ Đường sắt viết thư cho Mao Trạch Đông nói rằng Lưu Kiến Chương vô cớ bị bắt, bị hành hạ trong ngục. Ngày 18.12, Mao Trạch Đông bút phê: “Việc này nhờ đồng chí Thủ tướng giải quyết. Cách thẩm vấn kiểu phát. xít như thế do ai quy định vậy? Cần phải nhất luật triệt bỏ”. Lời phê đó của Mao Trạch Đông như tiếp thêm sức mạnh cho Chu Ân Lai để ông mạnh tay hơn trong việc giải phóng cho các cán bộ cũ.
Năm 1972 kết thúc, tuy trên bầu trời vẫn còn lớp lớp mây đen, nhưng ánh dương đã hé lộ ở chân trời.
Năm 1973 đã tới, nhưng tình hình vẫn cứ rối ren phức tạp. Một mặt, Mao Trạch Đông vẫn duy trì sự sai lầm cực tả của Cách mạng văn hoá. Mặt khác, ông ta lại ủng hộ Chu Ân Lai chủ trì các mặt công tác, và tiến hành công việc giải phóng cán bộ. Mao Trạch Đông đối với Chu Ân Lai vừa khó chịu nhưng lại vừa không buông ra được. Khó chịu là ở chỗ, ông ta cảm thấy rằng những cách suy nghĩ và biện pháp của Chu Ân Lai có khoảng cách rất lớn lao so với i cách thức của ông ta. Còn không buông ra được, nguyên nhân nằm ở chỗ đến lúc đó, mọi công tác của đảng, nhà nước, quân sự, kể cả công việc ngoại giao cho đến những đại cục của toàn quốc, từ nhỏ đến to chỉ trông vào sự trung thành trước sau như một, đến mức độ quá tải của mỗi một mình Chu Ân Lai ra sức chống đỡ, điều khiển. Giữa giờ phút nghiêm trọng ấy, Chu Ân Lai lại rơi vào căn bệnh hiểm nghèo. Chu Ân Lai ngã bệnh, đối với số phận long đong lận đận của Trung quốc lúc bấy giờ, thật đúng là “nhà nát lại gặp trận mưa thâu đêm suốt sáng”. Phong trào phải tiến hành, công việc thường nhật của cả nhà nước cần phải có người đảm đương, điều khiển. Trong tình hình đó, Mao Trạch Đông buộc phải có quyết định cuối cùng, đưa Đặng Tiểu Bình nhanh chóng xuất hiện trở lại.
Vào một ngày tháng giêng, bí thư thường vụ tỉnh uỷ Giang Tây, Bạch Đống Tài, uỷ nhiệm cho bí thư tỉnh uỷ Hoàng Tri Chân đến thăm Đặng Tiểu Bình, và báo cho ông biết, trung ương thông báo, ông sẽ trở lại Bắc Kinh trong một ngày gần đây. Tin báo đó đã làm cho cha mẹ và cả gia đình chúng tôi vui sướng không để đâu cho hết. Mọi người đều đã có dự cảm rằng, vấn đề của cha tôi được giải quyết nhanh chóng, nhưng không hề nghĩ rằng nó lại được giải quyết nhanh đến thế, thế là sẽ về Bắc Kinh đến nơi rồi.
Về Bắc Kinh cả nhà tôi đều hân hoan. Cha tôi tất nhiên sẽ rất vui, nhưng niềm vui của ông lại chẳng được hé lộ ra ngoài, mà ông vẫn giấu trong tim, cha tôi xưa nay vốn là người gặp nạn lớn không lo gặp mừng to không nói, nhưng lúc này đây, chúng tôi có thể theo dõi nhất cử nhất động của ông để thấu hiểu được niềm vui trong lòng. Kể từ khi ông bị hạ bệ trong Cách mạng văn hoá tới nay đã hơn sáu năm. Ông mong ngóng từng giờ phút phải chăng chính là cái giờ phút này đây? Bao nhiêu năm nay, ông ngậm nỗi hàm oan mù mịt, khắc phục bao nhiêu khó khăn khó có thể tưởng tượng nổi, ông đã phải trải qua mọi nỗi gian truân, dày vò của cuộc sống bên trong cũng như bên ngoài Trung Nam Hải, ông đã phải bỏ ra không biết bao nhiêu sinh lực vì mỗi thành viên trong gia đình, và vì sinh mệnh chính trị của chính mình. Trong mấy năm nay, ông lấy lao động để rèn luyện thể chất, lấy từng trải để tôi luyện linh hồn, lấy việc trực tiếp tiếp xúc với công nhân để thể nghiệm, nắm bắt nhân tình thế thái. Ngày đông giá rét. Ông kiên trì tắm nước lạnh, ngày hè nóng bức, ông đi làm, lao động đến toát mô hôi. Ở nhà, ông nhóm lò, làm cơm, chẻ củi, đập than, cuốc xới, trồng rau, làm hết mọi trách nhiệm của một người chồng, người cha. Đồng thời trong những giời phút gian nan nhất, ông chú tâm theo dõi mọi sóng gió, biến thiên trên thế giới, ông lắng nghe những bổng trầm, trồi trụt trên vũ đài chính trị, ông dõi theo tình hình kinh tế của quốc gia, ông quan tâm tìm hiểu tình trạng đời sống nhân dân, bất kể sự việc phát triển theo hướng nào, ông vẫn ung dung tìm ra lẽ phải: ông không bao giờ bị những nghịch cảnh trói buộc mà buông xuôi, mà bi quan, mà thất vọng, ông dốc lòng giữ vững niềm tin, lẽ phải cuối cùng sẽ chiến thắng, chính nghĩa cuối cùng sẽ chiến thắng gian tà. Ông vững tin vào đảng của chúng la, tin vào đất nước của chúng ta vào nhân dân của chúng ta. Bây giờ, chính cái ngày đó đã tới. Ông đã rất sẵn sàng, sau khi trở về Bắt Kinh, ông sẽ mang lòng tin, lòng nhiệ. thành của mình ra để đền đáp công ơn của đảng, đền đáp công ơn của đất nước, đền đáp công ơn của nhân dân.
Thế là sắp trở về Bắc Kinh rồi, sắp rời khỏi Giang Tây rồi. Tuy trong lòng vô cùng hân hoan, nhưng đối với nơi đất trích ba năm, làm sao lại không lưu tuyến nhớ thương cho được? Cha tôi nói: “Vội gì, ăn Tết xong sẽ đi”. Ông còn muốn ăn một cái tết cuối cùng ở Giang Tây, ở trường bộ binh trong căn gác nhỏ, nhà của chúng tôi.
Ngày tết, 3.2.1973, cả nhà chúng tôi vui vẻ quây quần trong căn gác nhỏ của trường bộ binh, tưng bừng đón cái tết truyền thống của Trung quốc. Sau Tết, với niềm hứng khởi vô ngần, Cha tôi đề xuất thêm một chuyến đi về Cảnh Đức, một thị trấn nổi danh về đồ sứ. Với sự thu xếp của tỉnh uỷ Giang Tây, sáu tết cũng là ngày 8.2 dương, cha tôi đưa theo chú Trương Trọng Nhân chồng cô hai cùng đi về phía bắc tỉnh Giang Tây (Cán Bắc)...
Ô tô rời Nam Xương chẳng bao lâu đã đi vào địa phận của huyện Tiến Hiền, “trường cải tạo cán bộ 7-5” của văn phòng trung ương đặt ở đây Cha tôi nghĩ tới Vương Thuỵ Lâm, người thư ký cũ của mình. Năm 1952, Vương Thuỵ Lâm hai mươi tuổi đã đến làm thư ký cho cha tôi, cho tới tận ngày Cách mạng văn hoá bùng nổ mới bị lôi đi, hiện nay đang lao động tại “Trường cán bộ 7-5” của Văn phòng trung ương đảng ở huyện Tiến Hiền này. Khi vừa vào đến đất Tiến Hiền là cha tôi đã nghĩ tới ông và rất muốn gặp lại ông. Cha tôi nói với người bảo vệ đi theo: “Đến Tiến Hiền này, tôi chẳng có việc gì khác, ngoài việc muốn gặp người thư ký của tôi là Vương Thuỵ Lâm”. Người bảo vệ đi theo đáp, việc này cần phải thỉnh thị Văn phòng trung ương đảng.
Qua Tiến Hiền, trong ngày hôm đó, đã tới thị trấn Cảnh Đức, ở lại chiêu đãi sở của thị uỷ. Cha tôi nói với các cán bộ lãnh đạo thị trấn: “Thị trấn Cảnh Đức là một nơi rất nồi tiếng, nay từ bé, đọc sách, tôi đã biết, bây giờ phải xem kỹ cho biết hết”. Ở thị trấn Cảnh Đức, cha tôi đi thăm những lò gốm sứ lớn cùng nhà trưng bày gốm sứ. Trong khi đi xem một lò sứ của dân, một người công nhân đã nhận ra ông, và người đó buột miệng thốt lên “Đặng Tiểu Bình”, đã gây ra sự xôn xao nho nhỏ trong công nhân của phân xưởng ấy.
Chiều 10.2.1973, đến lò sứ Quang Minh, cha tôi đã đi xem hét toàn bộ dây chuyền sản xuất ở đây, khi ông vừa lên xe, điều bất ngờ đã xảy ra, hình như tất cả các phân xưởng đã có sự hẹn trước, nên đều đổ xô ra, ồn ào vây kín chiếc ô-tô vào giữa. Cũng chẳng biết ai là người dẫn đầu, những tràng vỗ tay rào rào vang lên. Thấy những người công nhân sôi nổi nhiệt tình chào đón mình, cha tôi vội vã xuống xe, vẫy vẫy tay, còn trong lòng vô cùng cảm động. Lâu lắm, đoàn xe của cha tôi mới ra khỏi xí nghiệp giữa những loạt vỗ tay không ngớt.
Cán bộ của thị trấn Cảnh Đức cho cha tôi biết, lên tiểu tốt của Lâm Bưu là Trình Thế Thanh, phối hợp với ý đồ lật đổ của Lâm Bưu, đã bắt những lò sứ nổi tiếng khắp nơi chuyển sang sản xuất cái thứ gì gọi là xe thuỷ bộ lưỡng dụng. Thật đúng là hoang tưởng đến cùng cực. Còn nay theo chỉ thị của thủ tướng Chu Ân Lai, các xí nghiệp đã bắt đầu phục hồi sản xuất, lại sản xuất lại tượng Quan âm, tượng Phật Di Lặc mà trước đây đã bị quy kết là phong kiến, tư bản, xét lại”... Ở thị trấn Cảnh Đứt, mẹ tôi mua một số đồ sứ thường dùng hàng ngày trong nhà, đem về Nam Xương cho các con. Cán bộ địa phương nói sao không mua những thứ quý giá hơn. Mẹ tôi đáp: “Tuy trước đây làm việc ở trung ương, nhưng chúng tôi cũng chỉ là gia đình bình thường”. Các đồng chí ở thị trấn Cảnh Đức rất nhiệt tình tiếp đón đoàn tham quan của cha tôi. Khi chia tay đã biếu cha mẹ tôi bốn chiếc lọ sứ chế tạo rất linh xảo. Cha mẹ tôi vô cùng cảm động. Những chiếc lọ sứ được đem về Nam Xương, rồi lại đem theo về Bắc Kinh, bây giờ nó vẫn được trân trọng giữ gìn.
Ngày 11.2.1973 khi rời Cảnh Đức, cha tôi rất tình cảm nói với cán bộ lãnh đạo thị trấn: “Thị trấn Cảnh Đức không chỉ là thủ đô đồ sứ của Trung quốc, mà nó còn nổi danh khắp bốn bể năm châu, công nhân của thị trấn Cảnh Đức có tính sáng tạo, mà lao động lại sáng tạo ra thế giới”.
Trên đường từ thị trấn Cảnh Đức trở về, do nhận được thông báo: trung ương đồng ý cho ông đi gặp Vương Thuỵ Lâm, nên đoàn xe của ông đi thẳng đến huyện Tiến Hiền. Vào buổi trưa hôm đó, khi họ tới trường “cải tạo cán bộ 7-5” của Văn phòng trung ương đảng, ông đã thấy hiệu phó trường “cải tạo cán bộ 7-5” là Lý Thụ Hoè đón sẵn ở cổng trường. Lý Thụ Hoè vốn là cục phó cục cảnh vệ trung ương, trước Cách mạng văn hoá gia đình ông với gia đình chúng tôi vốn là chỗ đi lại, thân thuộc, nhưng đến nay cũng đã nhiều năm chưa gặp lại. Ông nói với cha tôi rất ân tình: “Thưa cựu thủ trưởng, thủ trưởng tới đây khiến tôi rất sung sướng. Thật không ngờ lại được gặp thủ trưởng ở nơi này”. Gặp lại Lý Thụ Hoè cha tôi cũng rất vui, ông nói: “Tôi đến đây là muốn gặp Vương Thuỵ Lâm”. Lý Thụ Hoè lập tức đáp: “Được thôi ạ, chúng tôi sẽ cho người đi gọi về”
Lúc đó Vương Thuỵ Lâm vẫn còn đang lao động ngoài đồng. Có người đứng ở đầu bờ gọi: “Thủ trưởng cũ của anh muốn gặp anh đấy”: Vương Thuỵ Lâm trước hết là sững người, rồi sau đó lên chiếc xe jeep đến đón, chạy thẳng về chiêu đãi sở gặp lại người thủ trường cũ đã nhiều năm chưa gặp, tình cảm ngổn ngang. Gặp được mặt lần này, đúng là từ cõi chết trở về. Nhìn Vương Thuỵ Lâm gày còm, da dẻ bị nắng thiêu đen nhẻm, nhìn đôi chân vẫn lấm lem bùn đất, cha mẹ tôi rất xúc động, đi về Tiên Hiền chuyến này, cha mẹ tôi chỉ có một mục đích là thăm Vương Thuỵ Lâm. Không ngờ rằng một chàng trai tuấn tú, hoạt bát ngày xưa nay đã già sọm đi, mang đầy vẻ phong sương cát bụi. Cha tôi xưa nay thường rất ít lời với mọi người, ngay đối với những cán bộ công tác quanh mình cũng rất ít nói. Tuy không nói ra lời, nhưng tình cảm trong lòng ông lại rất sâu nặng. Đặc biệt là đối với Vương Thuỵ Lâm, người thư ký đã nhiều năm làm việc cùng ông thì tình cảm lại càng sâu nặng hơn. Thứ tình cảm đó không phải là thứ tình thân ruột thịt đối với con cái mình, nhưng có lẽ nó cũng gần như thế. Tất cà cùng ăn cơm trưa xong, cha tôi nói với Lý Thụ Hoè: “Tôi định đưa Vương Thuỵ Lâm về chơi Nam Xương vài hôm Lý Thụ Hoè vui vẻ đồng ý. Vương Thuỵ Lâm cùng về Nam Xương với cha tôi. Ở căn gác nhỏ trường bộ binh. Vương Thuỵ Lâm được gặp lại bà tôi và tất cả mọi người trong gia đình. Bao nhiêu năm không gặp, nay gặp lại, người nọ hỏi han cảnh ngộ của người kia, mà toàn là những cảnh ngộ tang thương, chua chát, đau đớn lòng người. Ở lại nhà tôi, như người nhà, trong trường bộ binh hai ngày, Vương Thuỵ Lâm phải trở lại “trường cải tạo cán bộ”. Tất cả mọi người trung gia đình tôi đưa ông ra đến cổng, ai nấy đều lưu luyến chẳng muốn rời tay, nhưng ai ai cũng tin tưởng rằng, ngày gặp lại sẽ chẳng còn xa xôi gì nữa.
Ba lần đi ra ngoài ở Giang Tây, đối với cha tôi mà nói, là cực kỳ quan trọng. Kể từ khi có Cách mạng văn hoá đến nay, ông đã bị giam giữ, cấm cố, thoát ly khỏi xã hội. Tình hình ở bên ngoài tuy có thông qua người của gia đình cũng biết được một đôi điều, nhưng vẫn chỉ là gián tiếp. Ba lần ra ngoài này, mới có dịp cho ông nhìn nhận bằng đích cặp mắt của mình, nghe bằng chính đôi tai của mình, khiến ông có được ấn tượng trực quan về hiện trạng cũng như phát triển của thế cuộc, đồng thời từ đó, mọi có thể đưa ra được những phán đoán chính xác rành mạch của mình. Cách mạng văn hoá tới nay đã hơn sáu năm, với bao nhiêu phong vân, bao nhiêu bất trắc, con người và mọi sự vật trên thế gian này đều có những biến đổi cực kỳ to lớn. Những biến đổi đó, đích tai nghe, chính mắt nhìn, tốt tốt xấu xấu, là biết ngay lập tức. Cha tôi là một nhà chính trị thành thạo, nên trong lòng ông, đã có nhiều âu lo, trong óc ông đã có nhiều suy ngẫm. Những mạch tư tưởng rời rạc, đã được xử lý, đã trở thành khái niệm rõ ràng. Trong sân trường bộ binh ở Nam Xương, Giang Tây, ông vẫn đi dạo quanh căn gác nhỏ màu xám, hết vòng nọ đến vòng kia. Bước đi của cha tôi vẫn chắc nịch và gấp gáp. Tuy ông vẫn chẳng nói chẳng rằng như thế, nhưng ai cũng có thể cảm nhận được rằng, trong lòng ông đang đầy ắp những suy tư, những khát vọng. Sáu năm chính trị dày vò, sáu năm luyện rèn lao động, đã tích luỹ cho ông đầy đủ về tinh thần, thể lực, làm cho ông có được sự chuẩn bị tư tưởng đủ dày, giống như một con thuyền đã căng chiếc buồm lên của mình lên, một khi gió nổi, là có thể lên đường, đi chuyến viễn dương với tốc độ tối đa.
Sau Tết, cả nhà tôi bắt đầu thu dọn hành lý, chuẩn bị trở lại Bắc Kinh.
Nếu hỏi, trong Cách mạng văn hoá đã học được gì thêm cho bản lĩnh của mình, ngón tay đếm đầu tiên phải nói là việc dọn nhà. Cả nhà tôi, tuỳ theo số phận lên xuống của mình, luôn luôn bị đuổi đi đuổi lại, và dọn lên dọn xuống, cho nên đã có đầy mình kinh nghiệm. Chỉ cần hô lên một tiếng là lập tức đã thu dọn xong hành trang trong tốc độ nhanh nhất. Quần áo chăn đệm, đơn gián dễ dọn dẹp. Nhưng còn những quyển sách, là những vật quý trọng nhất trong nhà phải thu thập từng cuốn một xếp vào trong hòm. Rồi lại còn xoong chảo muôi thìa, cũngcần phải mang theo, nếu không về Bắc Kinh lấy gì mà đun nấu? Chồng cô hai, Trương Trọng Nhân vốn là người rất tháo vát, trong lúc nay đúng là người anh hùng đã tìm được đất dụng võ, trở thành lao động chính trong nhà tôi. Cha tôi về danh nghĩa, tuy là được “giải phóng”, nhưng ở nhà gặp việc gì làm việc ấy. Mẹ tôi và bà tôi là tổng chỉ huy, hai bà già ấy cũng có ít nhiều phong độ của vị tướng “chỉ huy ngàn lính” làm cho cả nhà cũng có đôi chút cuống queo, nhưng rối mà không loạn. Mọi thứ đồ đạc đã thu xếp xong, nhưng còn đàn gà con chúng tôi đang nuôi, biết tính sao với chúng bây giờ? Cuối cùng, bà tôi vẫn là người thông minh hơn cả, bà chỉ huy cả nhà đi thịt gà, đem chế biến tất cả thành món gà muối, đem lên xe lửa, sẽ là những món ngon dọc đường. Sắp đi rồi, sắp rời khỏi Giang Tây rồi, sắp ra khỏi trường bộ binh rồi, sắp phải chia tay với những người công nhân trong xí nghiệp sửa chữa và chế tạo máy kéo của huyện Tân Kiến đã từng chung sống với nhau ba năm trời rồi. Cha tôi bảo mẹ tôi đại diện cho cả gia đình đi chào từ biệt tất cả các gia đình công nhân. Mẹ tôi mua một ít bánh kẹo, mang tới các nhà như Đào Đoan Tấn, Trình Hồng Hạnh, Mậu Phát Hương và một số gia đình công nhân khác để chào tạm biệt họ.
Nghe nói Lão Đặng và Lão Trác sắp về Bắc Kinh, công nhân ai cũng lấy làm mừng. Nhưng trong suốt ba năm cùng chung vai sát cánh với Lão Đặng, Lão Trác, đã có được một tình cảm nồng hậu, nên đều rất lưu tuyến lúc chia tay. Khi mẹ tôi tới, ông trung đội trưởng Đào Đoan Tấn không có nhà, nên sáng sớm ngày hôm sau, đã cùng với mấy người đến tận trường bộ binh, dù muốn ra sao thì ra, họ cũng phải đưa tiễn Lão Đặng, Lão Trác một đoạn đường. Khi họ nhìn thấy trước nhà đã đỗ sẵn hai chiếc xe tải lớn: “Hỏng rồi, có lẽ họ đi ngay bây giờ mất rồi”. Nói xong tất cả vội vã ùa vào sân nhà, Lão Đặng, Lão Trác nghe tin có anh em công nhân tới, lập tức mời tất cả lên trên gác cùng ngồi, rồi sai người lên trên xe ô lô tháo cởi những bọc gói đã buộc kỹ, lấy bánh kẹo, hoa quả xuống, vui vẻ thết đãi mọi người. Trong ba năm vừa qua, trung đội trưởng Đào Đoan Tấn là người gần gũi, tiếp xúc với Lão Đặng, Lão Trác nhiễu nhất, ông nói với giọng đầy xúc động: “Lão Đặng này, nghe nói ông bà sắp đi, mấy anh em công nhân chúng tôi đến đây để đưa tiễn”. Lão Đặng cũng nói bằng giọng đây tình cảm: “Xin cảm ơn các bạn. Bây giờ chúng tôi về Bắc Kinh, chiều hôm qua bà Trác Lâm nhà tôi đã đi các nhà, bầy tỏ lòng biết ơn của chúng tôi”. Ông trung đội trưởng và công nhân tranh nhau nói: “Lão Đặng, Lão Trác ạ! Sau khi ông bà về Bắc Kinh rồi, nếu có dịp nhất định phải về xí nghiệp chúng tôi đấy!” Lão Đặng, Lão Trác cũng không ngớt đáp lời: “Về chứ, về chứ. Công nhân, cán bộ trong xí nghiệp đều rất tốt, chúng tôi sẽ rất nhớ các bạn”.
Thời gian lên đường đã tới rồi. Những người công nhân lưu luyến ra về. Thời gian ba năm, tuy chẳng tính được là dài, song ba năm ấy ý nghĩa của nó chẳng phải bình thường. Có thể nói rằng, chính những người công nhân không biết ăn nói hoa mỹ này, rất chân thực này, đã đem đến cho Lão Đặng, Lão Trác sự ấm áp trong tâm hồn, sự viện trợ trong đời sống. Tình cảm của những người công nhân này, thật khó có thể dùng thứ ngôn từ nào mà hình dung được.
Ngày 19.2.1973, cha mẹ tôi thống lĩnh toàn gia, tạm biệt những công nhân trong xí nghiệp, tạm biệt trường bộ binh, tạm biệt căn gác nhỏ đã cư trú ba năm, rồi từ Nam Xương xuất phát, ngồi ô-tô đến Ưng Đàm. Mười một giờ trưa hôm sau lên chuyến tàu nhanh tốc hành số 46, đi từ Phúc Châu về Bắc Kinh. Đoàn tầu dừng lại ở ga Thượng Nhiêu ngoài kế hoạch ít phút. Các đồng chí địa uỷ Thượng Nhiêu lên tầu thăm và tiễn Đặng Tiểu Bình trở lại kinh đô, đó là ga cuối cùng nằm trên đất Giang Tây. Chiếc đầu máy nhả một làn hơi nước thật lớn, kéo theo một hồi còi dài, lại chuyển bánh. Bóng dáng của những người ra tiễn của Giang Tây khuất đi rất nhanh trong tầm nhìn. Đất Giang Tâ. với những ngọn núi cao vời vợi đen quánh màu mực nho, với những triền đồi đỏ lô nhô kéo dài, với những dòng sông mênh mang cuồn cuộn chảy mãi về hướng đông.. tất cả chìm dần trong tầm nhìn.
Đoàn tâu rầm rập lắc lư chuyển bánh, tiến vào địa giới tỉnh Chiết Giang. Mười người trong gia đình nhà chúng tôi, được những nhân viên công tác trên tầu nhiệt tình tiếp đãi, trong bữa ăn còn mang lên cho chúng tôi một thứ vô cùng quý hiếm lúc đó, ấy là rượu Mao Đài Chúng tôi còn không biết một điều rằng, cục trưởng cục công an và cục trưởng cục vận tải của Bộ Đường sắt đã có mặt trên chuyến tầu này, và đích thân phụ trách việc an toàn chạy tàu. Cả gia đình được bố trí vào toa ngủ, giường mềm, đầu tiên còn có mấy hành khách khác, nhưng khi tới Hàng Châu, họ xuống tầu thì không còn có một người khách nào khác lên toa xe ấy nữa, thực tế, toa tầu đã thành một chuyên xa.
Đoàn tầu vẫn cứ sầm sập lao về hướng bắc, xuyên qua những vùng đất đai phì nhiêu của tỉnh Chiết Giang, xuyên qua vùng đất đai duyên hải rộng mênh mang. Phía trước mặt, chẳng còn làn hơi ấm dịu dàng của đất phương nam nữa, mà đã đi vào thời tiết xuân sớm của đất phương bắc, khiến cho người ta cảm thấy se se lạnh trước làn gió bấc lạnh lùng.
Chú thích: (1) Kỷ Đăng Khuê: trong đại hội toàn trung ương lần thứ nhất của khoá 9 được bầu làm uỷ viên dự khuyết của Bộ Chính trị Đặng Cộng sản Trung quốc khi đó đang là bí thư tỉnh uỷ tỉnh Hà Nam.
(2) Vi Quốc Thanh: khi đó là chủ nhiệm ban chấp hành Uỷ ban Cách mạng Khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây