Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Hồi Ký, Tuỳ Bút >> Cha tôi Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 40863 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Cha tôi Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa
Mao Mao

40. Chỉnh đốn toàn diện

Được sự ủng hộ của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình đao to búa lớn tiếp tục triển khai cuộc chỉnh đốn toàn diện. Những vấn đề tích luỹ lại từ Cách mạng văn hoá quá thật là quá nhiều, bây giờ muốn xoay chuyển được tình thế, chỉ có một cách chỉnh đốn toàn diện, chỉnh đốn toàn diện đến triệt để.
Tháng 4.1975, với sự thúc đẩy của Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình, trung ương đã ra quyết định: Trừ những đối tượng liên quan tới tập đoàn Lâm Bưu bị kiểm tra và một số ít người khác, còn tuyệt đại đa số những người bị giam khác đều được phóng thích. Trong đó, những người thuộc vấn đề “mâu thuẫn địch ta”, những người có năng lực lao động đều được phân phối công tác hoặc lao động, nhưng người bị mất sức lao động cần được chăm nuôi, những người có bệnh tật được đưa đi bệnh viện chữa trị. Những người thuộc loại mâu thuẫn nội bộ nhân dân, sẽ sắp xếp bố trí thật thoả đáng, được truy lĩnh lương, phân phối công tác một cách thích đáng, đảng viên được phục hồi đảng tịch, tham gia sinh hoạt đảng. Những người bị oan sai được minh oan. Đối với những người không thể có kết luận chính xác được về trở lại, đợi những kết luận của các cơ quan có liên quan. Đợt công tác kết thúc, Tổ chuyên án trung ương sẽ tự giải tán. Căn cứ vào quyết. định đó của Trung ương, có tới hơn ba trăm cán bộ cao cấp của trung ương bị giam giữ lâu ngày được giải phóng, được nghỉ ngơi, khám bệnh, truy lĩnh lương, nhiều người trong số đó được bố trí công tác.
Ngày 17.5.1975, Mao Trạch Đông ra chỉ thị riêng biệt đối với cựu Hồng quân: Hạ Thành(1) và Phó Liên Chương(2).
Khi Đặng Tiểu Bình chuyển thư của con gái Hạ Thành tới, Mao Trạch Đông phê: “Hạ Thành vô tội, đương nhiên cần phải bố trí công tác. Tất cả những điều vu cáo thất thiệt trước kia, đều xoá bỏ”. Đối với Phó Liên Chương, Mao Trạch Đông phê: “Phó Liên Chương đã bị bức tử, cần phải phục hồi danh dự triệt để. Hạ Thành may còn sống, Phó Liên Chương đã về với đất. Ô hô buồn thay”.
Hạ Thành và Phó Liên Chương đều là những bậc lão thành cách mạng, cả hai đều là thầy thuốc Hồng quân trị bệnh cứu người, trong suốt cuộc đời của hai ông, đã cứu được không biết bao nhiêu sinh mạng, vậy mà trong những ngày hoà bình, lại bị những kẻ xấu vu oan, hãm hại, khiến người ta ai ai cũng đau lòng đứt ruột. Hai bút phê đó của Mao Trạch Đông cũng có nghĩa là thêm một lên nữa, chấp nhận công tác giải phóng cán bộ của Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình là đúng đắn, và còn tạo thêm điều kiện cho việc sáng tạo, vạch chính sách thiết thực hơn. Với chính sách thiết thực vững chắc lần này, việc giải phóng cán bộ là một hành động lớn, tuy không triệt để, nhưng cũng đã có một số lớn cán bộ được giải phóng khiến cho tình thế đi theo. chiều hướng có lợi, bước vào một bước mới quan trọng hơn.
Trong khi hết sức cố gắng vạch một chính sách thiết thực, giải phóng cán bộ, thì đồng thời, Đặng Tiểu Bình đã đẩy mạnh công tác chỉnh đốn toàn diện về các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, gang thép, quân đội v.v...
Tiếp theo việc chỉnh đốn toàn bộ hệ những đường sắt, Đặng Tiểu Bình lại nắm chắc và tiến hành chỉnh đốn trong ngành sản xuất gang thép. Vào khoảng tháng tư, khi Đặng Tiểu Bình nghe tin ngành sản xuất gang thép còn tồn động những vấn đề rất nghiêm trọng, ông đã giận dữ nói: “Nếu cứ để tình hình tiếp diễn như vậy, thì đó chính là sự phá hoại, bây giờ là lúc phải hạ quyết tâm giải quyết vấn đề gang thép rồi”. Ông đề xuất, phải triệu tập một hội nghị gang thép toàn quốc.
Từ ngày 8 đến ngày 29.5.1975, trung ương triệu tập, tổ chức một cuộc toạ đàm về ngành công nghiệp gang thép, do Đặng Tiểu Bình chủ trì. Trung ương đã triệu tập tới Bắc Kinh những bí thư phụ trách ngành công nghiệp của 17 tỉnh, thành phố và khu tự trị, những người phụ trách 11 xí nghiệp gang thép lớn, cùng những người phụ trách các bộ, các Uỷ ban, có liên quan của Quốc vụ viện quyết tâm hết sức vươn lên, tiến hành chỉnh đốn, giải quyết những vấn đề nghiêm trọng, tồn đọng trong ngành gang thép. Trong hội nghị này, đầu tiên là bộ trưởng Bộ Đường sắt, Vạn Lý giới thiệu những kinh nghiệm chỉnh đốn ngành đường sắt. Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm, Cốc Mục có những bài nói hết sức quan trọng với hội nghị. Ngày 21.5.1975, tại hội nghị của Quốc vụ viện Đặng Tiểu Bình đã phát biểu những ý kiến quan trọng trong việc chỉnh đốn ngành công nghiệp gang thép. Ngày 29.5.1975 ông đã đến phát biểu ý kiến tại buổi toạ đàm. Trong bài nói của mình, Đặng Tiểu Bình vẫn với phong cách cũ là gọn gàng, mạch lạc, chỉ với hai câu sau khi mở đầu là ông đi thẳng vào vấn đề, ông nói: Trước mắt, ngành công nghiệp gang thép cần chú trọng giải quyết bốn vấn đề. Bốn vấn đề ông đưa ra là: thứ nhất, cần phải thành lập một ê kíp lãnh đạo kiên cường. Ông nói: sản xuất gang thép kém cỏi, vấn đề then chốt nằm ở ê kíp lãnh đạo, đó là ê kíp lãnh đạo nhu nhược, lười biếng, phân tán. Ê kíp lãnh đạo của Bộ Luyện kim cũng nhu nhược. Có ê kíp lãnh đạo phân tán, điều đó có liên quan đến hoạt động bè phái. Hiện nay có một vấn đề rất gay go trong hàng ngũ cán bộ là sợ hãi. không dám vuốt râu hùm”. “Ê kíp lãnh đạo là bộ chỉ huy tác chiến. Sản xuất cũng vậy, nghiên cứu cũng vậy, chống bè phái cũng vậy, tất cả đều là tác chiến. Bộ chỉ huy yéu kém, sẽ không có sức để tác chiến”. Ông nói: “Nếu như vấn đề này không được giải quyết tốt, thì đừng nói chuyện dẫn đầu quần chúng tiến lên, mà ngay tới việc nh lc chân cảng chẳng nổi”. Thứ hai là, cần phải kiên quyết đấu tranh với tính bè phái. Bước vào vấn đề này, thái độ của Đặng Tiểu Bình vô cùng kiên quyết. Ông nói: “Đối với tính bè phái, thái độ của lãnh đạo phải hết sức rõ ràng, tức là kiên quyết phản đối chống lại. Có những người làm khuấy đảo sự nghiệp của đảng tới mức trời u đất ám, mà còn đợi họ giác ngộ sao, liệu có kịp đợi được không? Cần phải học cách đương đầu với họ. Đối với bọn người bè phái, cần điều nên điều, cần phê nên phê, cần đấu nên đấu, không thể cứ chậm rì rì, ngồi yên mà chờ đợi. Đối với tính bè phái, cần phải hiệu triệu quần chúng, phát động quần chúng lên, cùng chống lại nó”. “Biện pháp trị bọn người ấy, tức là phát động quần chúng, đấu tranh với họ, một tấc không nhường, mà cần phải có một thanh thế chứ không thể im lặng ù ờ ú ớ được. Chúng ta cần phải tin tưởng ở quần chúng, cầm văn kiện của trung ương mà đi gặp trực tiếp, đối diện với quần chúng, làm cho tinh thần chân chính của trung ương, nhà nhà đều hiểu, làm cho bà già, phụ nữ, trẻ con đều biết, huy động tính tích cực của quảng đại quần chúng chống chọi lại với tính bè phái”. Ông nói tới sự kiên quyết đấu tranh với tính bè phái, nhưng ông cũng nói tới sự phức tạp của cuộc đấu tranh, ông nói: “Nói vậy không có nghĩa là không có ai phản đối. Tháng 3 năm nay, khi tôi nói chuyện ở hội nghị các bí thư các ngành công nghiệp toàn quốc, cũng đã có người nói rằng, đây là cương lãnh của kẻ “ngóc đầu dậy”. Loại người đó, có đấy, song ta chẳng sợ. Chỉ cần thái độ của chúng ta minh bạch rõ ràng, có một phương châm chính xác mọi việc sẽ ung dung hơn”. Thứ ba: chính sách phải thiết thực chu đáo, ông nói: “Qua kinh nghiệm của Từ Châu khi giải quyết vấn đề đường sắt, thấy rằng, chính sách thiết thực, chu đáo là một vấn đề vô cùng quan trọng”. “Với ngần ấy con người mà chính sách không thiết thực, vững chắc, liệu có thể phát động tính tích cực của quần chúng lên được không?” Thứ tư: nhất thiết phải xây dựng cho được những chế độ, quy tắc, quy định. Ông nói: sau khi đã làm tốt làm kỹ mấy vấn đề vừa nói ở trên, bước khẩn cấp tiếp theo là phải phát động quần chúng xây dựng những chế độ nội quy cần thiết, và kiện toàn chúng cho đầy đủ trọn vẹn. Đây chính là vấn đề tăng cường tính tổ chức, tính kỷ luật: Đã có một thời kỳ trước đây, vấn đề chế độ quy định, quy tắc đều bị xếp xó, cho nên đã nảy sinh không biết bao nhiêu vấn đề”. Có công xưởng kỷ luật rất lỏng lẻo, cán bộ công nhân viên có thể đi làm, cũng có thể nghỉ bỏ tuỳ tiện, có thể chấp hành chế độ, mà không chấp hành chế độ cũng không sao. Cần phải nói một cách hết sức minh bạch rằng, những hiện tượng đó, trước đây cho qua, bây giờ không cho phép nó tồn tại”. “Việc chấp hành mọi chế độ quy tắc quy định cần phải thật nghiêm minh, không nghiêm minh sẽ không xây dựng được cái gì hết”. Lối nói của Đặng Tiểu Bình, khi mở đầu giản dị, khúc chiết thì khi kết thúc cũng cần phải gọn gàng khúc chiết như vậy. Cuối cùng ông nói: tóm lại, muốn đẩy được sản xuất gang thép lên, có rất nhiều công việc phải làm. Theo tôi, nắm cho chắc bốn vấn đề nói trên là quan trọng nhất”. Trong lần nói chuyện này, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra một khẩu hiệu nổi tiếng: “Lấy ba chỉ thị làm cương lĩnh gang thép”. Đặng Tiểu Bình đã lấy ba chỉ thị của Mao Trạch Đông “Về vấn đề lý luận”, “cần ổn định đoàn kết”, và nâng nền kinh tế quốc dân lên cao” làm vũ khí, để triển khai cuộc đấu tranh kiên quyết với “bè lũ bốn tên”.
Bài nói của Đặng Tiểu Bình từ đầu đến cuối không đầy ba nghìn chữ, nhưng quan điểm rõ ràng, thái độ rõ ràng và biện pháp cũng rõ ràng. Sau hội nghị này, trung ương điều chỉnh ê kíp lãnh đạo Bộ Luyện kim, ra văn kiện mang số 13 của trung ương: chỉ thị vệ việc cố gắng hoàn thành kế hoạch gang thép năm nay. Quốc vụ viện cũng thành lập một tổ chuyên môn để lãnh đạo công nghiệp gang thép. Chỉ sau không đến một tháng chỉnh đốn, tình hình sản xuất gang thép đã bắt đầu có chuyển biến tốt. Khoảng tháng 6, tình trạng sản xuất sa sút nghiêm trọng của mấy nhà máy gang thép lớn cũng đã chuyển biến theo phương hướng nhích lên, lượng sản xuất gang thép bình quân trong một ngày của toàn quốc đã vượt qua bình quân một ngày theo kế hoạch. Đến cuối tháng sáu, việc chỉnh đốn ngành tuyện kim đã thu được thành quả bước đầu.
Các xí nghiệp công nghiệp quân đội, bắt đầu từ tháng ba, đã tiến hành chỉnh đốn theo chỉ thị số 9 của trung ương. Các xí nghiệp công nghiệp quân đội cũng chẳng khác gì các ngành khác, vấn đề nghiêm trọng nhất vẫn là vấn đề bè phái, và những kẻ cầm đầu các phái tạo phản nắm quyền hành. Ban công nghiệp quốc phòng đã dùng biện pháp điều hổ ly sơn cho triệu tập tất cả những kẻ cầm đầu của các phái tạo phản nắm quyền trong các xí nghiệp lớn về Bắc Kinh “khai hội”, tổ chức các lớp học tập, nhường quyền nắm sản xuất, nắm công tác cho những người có kỹ thuật chuyện nghiệp và có kinh nghiệm quản lý, làm cho tình hình sản xuất được chuyện hoá. Tháng tư, Đặng Tiểu Bình triệu tập và chủ trì hội nghị các xí nghiệp trọng điểm của công nghiệp quốc phòng, và ông nhấn mạnh lại việc thu gọn chiến tuyến, tinh giảm loại hình, tăng cường tập trung thống nhất quản lý, nắin chắc và đi sâu vào nghiên cứu khoa học. Tháng năm, quân uỷ trung ương tnếu tập hội nghị.ban thường vụ quân uỷ trung ương, thảo luận đề nghị của Uỷ ban khoa học quốc phòng vệ công tác, sắp xếp việc nghiên cứu chế tạo tên lửa chiến lược, và định rõ yêu cầu đầu tiên là phải nghiên cứu chế tạo tên lửa vượt đại châu. Từ ngày 20.7 đến ngày 4.8.1975 trung ương lại triệu họp hội nghị công nghiệp quốc phòng, nghiên cứu vấn đề chỉnh đốn các xí nghiệp quân đội. Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Lý Tiên Niệm đến nói chuyện với hội nghị. Đặng Tiểu Bình nói vào ngày 3.8.1975, có ba điều chủ yếu, theo nguyên văn, tức là: “Vẫn là những điều đã nói”. Cái gọi là “đã nói”, cũng chính là nội dung đã được trung ương nhấn mạnh nhiễu trong suốt cả cuộc chỉnh đốn này. Lần này nói tới ba điều: điều thứ nhất, nhất định phải thành lập một ê kíp lãnh đạo dám đương đầu với công việc. Thứ hai, nhất định vẫn phải giữ vững chất lượng là hàng đầu. Thứ ba, phải quan tâm tới đời sống của quần chúng. Bài nói chuyện của Lý Tiên Niệm cũng nhấn mạnh, phải xây dựng được chế độ trách nhiệm trong xí nghiệp và trật tự sản xuất chặt chẽ. Sau hội nghị này, và qua hàng loạt những cố gắng, tình trạng hỗn loạn trong các xí nghiệp quân đội đã từng bước được uốn nắn lại, và tình hình sản xuất có chuyển biến tốt.
Đồng thời với việc chỉnh đốn ở ngành đường sắt, ngành gang thép, ngành công nghiệp quân đội và một số bộ môn khác, thì ngày 16.6.1975 và ngày 11.8.1975, Quốc vụ viện triệu tập hội nghị bàn về công tác kế hoạch. Lý Tiên Niệm, Trần Tích Liên, Kỷ Đăng Khuê, Hoa Quốc Phong, Ngô Quế Hiền, Vương Chấn, Cốc Mục, Tôn Kiện cùng những đồng chí phó thủ tướng khác, và các ngành có liên quan, những người phụ trách các bộ môn kinh tế đều có mặt tham dự hội nghị. Trong thời gian đó, Quốc vụ viện cũng đã họp hội nghị lần thứ 6 để nghe báo cáo của hội nghị kế hoạch này. Hội nghị này đã thúc đẩy thêm một bước việc chỉnh đốn toàn diện trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, và xác minh phương châm tăng tốc phát triển nên kinh tế quốc dân.
Sau mấy tháng kiên quyết quả cảm chỉnh đốn, tình hình kinh tế của sáu tháng đầu năm 1975 đã bắt đầu có những dấu hiệu chuyền biến tốt. Vào tháng mười, trung ương đã cho chuyển phát báo cáo về “tình hình sản xuất công nghiệp sáu tháng đầu năm nay” của Quốc vụ viện. Trong báo cáo nêu rõ: “Ba tháng trở lại đây, sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải đều ở mức tháng sau hơn tháng trước, dầu thô, than nguyên khai, sản lượng điện, phân bón hoá học, xi măng, động cơ đốt trong, giấy và bìa, lượng vận chuyển đường sắt ở tháng năm và tháng sáu đã đạt được sản lượng trung bình ở mức độ cao chưa từng có. Tình hình sản xuất của công nghiệp quân đội cũng tương đối tốt” “Giá trị tổng sản lượng công nghiệp trong toàn quốc sáu tháng đầu năm hoàn thành được 43% kế hoạch cả năm, thu chi thăng bằng, hơi có phần dư”. Mới chỉ có qua nửa năm cố gắng công tác và chỉnh đốn mà đã làm chuyển biến được tình trạng hỗn loạn toàn diện của nên công nghiệp đình đốn đo Cách mạng văn hoá đem lại. Sản xuất công nghiệp đã xuất hiện một xu thế đầy triển vọng...
Điều đó chứng minh rằng Cách mạng văn hoá làm cho sản xuất tụt xuống, sự phát triển kinh tế quốc dân bị ngưng trệ không nhích lên được, đời sống nhân dân đói khổ, không phải là không có thể sửa chữa được, không phải là không có thể làm thay đổi, mà chỉ cần ra sức chỉnh đốn, tình trạng hỗn loạn, mất trật tự hoàn toàn có thể uốn nắn lại được, trật tự kinh tế hoàn toàn có thể khôi phục, đời sống của nhân dân hoàn toàn có thể cải thiện được. “Cứ nghĩ mà xem, nếu như không xảy ra mọi sự động loạn của Cách mạng văn hoá, nếu như trong toàn quốc trên dưới nhất trí, toàn tâm toàn ý thực hiện phương châm đưa nên kinh tế quốc dân lên cao, thì trong vòng chín năm ấy, đất nước chúng ta hoàn toàn có thể phát triển tới trình độ có một thực lực kinh tế tương đối, đời sống của nhân dân có cơ thoát khỏi cảnh đói nghèo vươn tới đời sống sung túc hơn. Chín năm trước, nước Nhật Bản bên cạnh chúng ta, về cơ sở và thực lực kinh tế, cũng chẳng hơn chúng ta là bao nhiêu. Nhưng trong chín năm, chúng ta làm Cách mạng văn hoá, làm đại loạn, thì nước Nhật Bản lại dốc sức vào phát triển kinh tế và nghiên cứu kỹ thuật. Sau chín năm đó, nước Nhật Bản đã phát triển thành một cường quốc kinh tế trên thế giới, còn như chúng ta lại đang phải lao tâm khổ tứ, đổ sức vào làm chuyển biến một xã hội, một nền kinh tế đang hỗn loạn toàn diện. Sự động loạn của cuộc Đại cách mạng văn hoá này đã tiêu phí của chúng ta tròn trặn chín năm thời gian. Ôi chao, tròn trặn chín năm trời, quả thật là quá dài. Đất nước chúng ta, nhân dân chúng ta đã phải trả giá, một cái giá quá đắt!
Một giấc mộng chín năm phảng phất, khi mộng vừa chợt tỉnh, thế giới đã thay đổi quá nhiều. Khoa học kỹ thuật của các nước phát triển đã bước được một bước khá dài, sức sản xuất đã nhanh chóng bốc lên, thực lực kinh tế đã tăng lên quá mạnh mẽ. Ngay cả những nước lạc hậu đang phát triển, cũng đã có được những tiến bộ khiến chúng ta phải kính nể cúi đầu. Những quốc gia khu vực bên cạnh chúng ta, trình độ phát triển kinh tế so với chúng ta, họ đã vượt quá xa. Nhìn những cái đó ai không sốt ruột, ai có thể bình chân như vại được. Có người nói: Đặng Tiểu Bình tiến hành chỉnh đốn toàn diện là đúng, song quá gấp gáp. Đúng vậy, Đặng Tiểu Bình có gấp gáp thật. Nhưng làm sao lại không gặp gáp chứ? Ông phải đợi chờ khốn khổ trong sáu năm trời ròng rã, mới phục hồi được công tác, mới được xuất hiện trở lại. Ông đã phải trải qua một cuộc đấu tranh đầy gian nan nguy hiểm mới dành được quyền lực và cơ hội để tiến hành chỉnh đốn. Bản thân ông cũng đã bước vào tuổi cao bảy mươi mốt rồi, hơn nữa cuộc đấu tranh chính trị vẫn rối như tơ vò, bối cảnh chính trị trước mắt vẫn đầy những con số luôn thay đổi khiến người ta chẳng được yên tâm. Thời gian, cơ hội, đối với ông thực vô cùng quý giá. Ông muốn dẹp ngay bão tố cho biển yên sóng lặng, ông muốn đền đáp công ơn của nhà nước và nhân dân, chỉ có một cách là nắm cho chặt cơ hội khó có và cũng là cơ hội cuối cùng này. Ông buộc phải kiên quyết quả cảm, triệt để, vả lại đạo lý không cho phép ông chùn bước. Ông hoàn toàn biệt rõ ràng như vậy sẽ làm cho thế lực của Cách mạng văn hoá phẫn nộ, hơn nữa rất dễ có thể làm cho Mao Trạch Đông khó chịu. Ông điềm nhiên bước lên con đường mà ông đã sau nhiều năm tính toán quyết tâm lựa chọn Một khi ông đã bước lên con đường ấy rằng thì thôi, không còn đắn đo gì nữa, bởi ông đã sớm gác cả tiền đồ chính trị, thậm chí cả tính mạng của ông ra bên ngoài rồi.
Kể từ ngày Đảng cộng sản Trung quốc được thành lập, điều ông tin tưởng, phụng thờ chính là cái chính quyền ra đời từ trong gươm súng. Chỉnh đốn, toàn diện tất phải phải tiến hành chỉnh đốn quân đội. Từ ngày 24.6.1975 đến ngày 15.7.1975 quân uỷ trung ương triệu tập hội nghị mở rộng, tham gia hội nghị có tới bảy chục người bao gồm các cán bộ phụ trách các tổng cục của quân giải phóng, các quân chủng, binh chủng, các học viện quân sự. Hội nghị trọng điểm thảo luận chấn chỉnh những tác phong sai trái trong quân đội và vấn đề giảm quân số, điều chỉnh biên chế thế chế, điều chỉnh lại cán bộ vượt ngưỡng biên chế v.v... Diệp Kiêm Anh, Đặng Tiểu Bình, Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vinh Trăn đến nói chuyện vơi hội nghị. Trong bài nói của mình, Diệp Klếm Anh gay gắt lên án sự khuyến khích- bè phái của “bè lũ bốn tên” làm cả toàn quốc chìm đắm trong khói đen khí độc, Ông phẫn nộ vạch tội Giang Thanh thọc tay vào quân đội với những âm mưu mong làm rối loạn toàn quân, Ông lớn tiếng kêu gọi những người dự hội nghị” “Các đồng chí hãy chống lại!. Ngày 14.7.1975, Đặng Tiểu Bình đến nói chuyện với hội nghị với tiêu đề “Nhiệm vụ chỉnh đốn quân đội”. Trong bài nói, ông mạnh bạo chỉ rõ, do bè lũ Lâm Bưu phá hoại, nên trong quân đội đang tồn tại những vấn đề nghiêm trọng: “Cồng kềnh, không tập trung, kiêu căng, xa xỉ, trì trệ v.v..., Ông nói: “Quân đội chỉnh đốn cái gì Tức là chỉnh năm từ nêu trên”. Ông nói: Quân đội phải kiên quyết chống bè phái, phải khôi phục lại truyền thống tốt đẹp. Công tác của quân uỷ có hai việc. Một là: Quân đội phải chỉnh đốn Việc thứ hai là cần chuẩn bị đánh trận. Quân đội phải nắm vững biên chế, nắm vững trang bị, còn phải nắm vững cả chiến lược nữa. Phải điều chỉnh các ê kíp lãnh đạo từ trên xuống dưới. Ê kíp lãnh đạo cần phải có uy tín, cần biết đám đương đầu. Ông nói: “Hiện nay rõ ràng rằng trong quân đội còn rất nhiều hiện tượng cần phải được chú ý, tất cả chúng ta cùng lo”. Ông nói tiếp: “Những hiện tượng xấu trong quyết định hiện nay, không thể không khắc phục truyền thống tốt đẹp mấy chục năm có thể kế thừa và phát huy nên được hay không là trông nhờ vào bộ dây cua-roa của các đồng chí lão thành. Chỉ cần những người dãn đầu vận hành cố gắng, chỉ cần làm được đúng tám chữ mà đồng chí Mao Trạch Đông đã nói: Đoàn kết, khẩn trương, nghiêm túc, linh hoạt, thì những vấn đề của quân đội giải quyết chẳng khó gì, đường lối, phương châm, chính sách của đảng đều có thể quán triệt được.Vào cuối hội nghị, nguyên soái Diệp Kiếm Anh đích thân dặn dò, trò chuyện với những cán bộ cao cấp của quân đội, truyền đạt tới họ việc Mao Trạch Đông phê bình “Bè lũ bọn tên” Nguyên soái Diệp Kiếm Anh còn nói cho họ biết rằng, Mao Trạch Đông nói: “Hiện nay có một “bang Thượng Hải”, nên mọi người phải hết sức đề cao cảnh giác, giữ ổn định trong quân đội và nắm quân đội cho thật chắc...
Ngày 15.7.1975, Diệp Kiếm Anh báo cáo tình hình hội nghị với Mao Trạch Đông. Ngày 19.7.1975, sau khi được Mao Trạch Đông phê chuyển, trung ương cho chuyển phát những văn kiện có liên quan tới hội nghị này, và Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình sẽ nói chuyện với hội nghị. Tinh thần của hội nghị lần này đã được cán bộ chiến sĩ toàn quân nhiệt liệt hưởng ứng, ủng hộ. Sau hội nghị đó, đích thân Diệp Kiếm Anh lựa chọn, điều chỉnh, điều động các ê kíp lãnh đạo của các đơn vị lớn trong toàn quân, nên đã ngăn chặn được âm mưu chiếm đoạt quân quyền của Lũ bốn tên...
Khi Lâm Bưu rớt đài, lũ bốn tên do Giang Thanh cầm đầu, luôn luôn tìm mưu mẹo tiếm đoạt quyền của quân đội, nhưng chưa bao giờ có được quân đội trong tay, nên trong lòng đầy hằn học, tức tối: Đối với việc quân đội tiến hành chỉnh đốn, đối với lần hội nghị này bọn chúng càng lộn tiết, ngứa mắt hơn, hận thù chất đầy trong đó. Khi hội nghị tiến hành chưa được bao lâu, Vương Hồng Văn và Trương Xuân Kiều đã vu cáo, công kích hội nghị quân uỷ mở rộng rằng: “Lắm vấn đề quá”. Khi Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình nói chuyện với hội nghị, họ lại nói một cách nham hiểm rằng “Cần phê phán chẳng phải chỉ là hai người diễn thuyết này”. Chính xác là như vậy, bọn họ tuy nhất thời chưa ngăn cản được Đặng Tiểu Bình tiến hành chỉnh đốn, nhưng quyết không chịu cam lòng nản chí, “hồi kịch hay” còn nằm ở phía sau.
Đồng thời với việc tiến hành chỉnh đốn ở lĩnh vực kinh tế và quân đội, Đặng Tiểu Bình còn bắt tay vào chỉnh đốn ở hai khu vực khác là giáo dục và văn hoá.
Bắt đầu từ tháng năm, Bộ trưởng bộ Giáo dục, Chu Vinh Hàm, được sự giúp đỡ, ủng hộ của Chủ Ân Lai và Đặng Tiểu Bình, căn cứ vào tinh thần của những cuộc nói chuyện nhiều lần của Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình, tích cực bắt tay vào chỉnh đốn công tác giáo dục, ông đã nhiều lần đứng ra triệu tập những cuộc họp gồm các giáo sư, cán bộ trong ngoài bộ, để nghe ý kiến và nắm bắt tình hình, nhằm đúng vào sự phá hoại của bè lũ Lâm Bưu và Giang Thanh đối với ngành giáo dục, đề xuất lại vấn đề giáo dục phải thích ứng với cơ sở kinh tế, cần phải phục hồi lại danh dự cho các nhà trí thức và các nhà giáo, phục hồi lại các mặt công tác trong hệ thống giáo dục đã bị phá hoại nghiêm trọng. Ông đã nhiều lần đến phát biểu ý kiến tại các hội nghị, trong hệ thống giáo dục, để quán triệt tới mọi người những chỉ thị của Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình, xác định chính sách thiết thực với các nhà trí thức, đồng thời nghiêm khắc bác bỏ những tà thuyết phá hoại sự nghiệp giáo dục của lũ bốn tên. Những ý kiến và những biện pháp của Chu Vinh Hàm đã được các nhà giáo dục, quảng đại quần chúng, đã từng bị Cách mạng văn hoá hãm hại, nhiệt liệt ủng hộ. Những người trong hệ thống giáo dục, căn cứ vào tinh thần của những cuộc nói chuyện đó, đã viết hàng loạt những bài báo, bài bình luận, và đã dẫn tới nhưng phản ứng rất tích cực của xã hội.Chỉnh đốn công tác giáo dục như một ngọn gió xuân lành ấm áp lòng người, thổi tới tất cả những người trong ngành giáo dục, rnột ngành đã bị bọn Cách mạng văn hoá đánh tới tấp đầu tiên
Nhiệm vụ của công tác chỉnh đốn tiến hành trong toàn quốc là vô cùng gian nan và cũng vô cùng to lớn, cần phải kiến lập một ê kíp viết lý luận với đầy đủ sức chiến đấu. Sau khi đã suy nghĩ chín chắn, vào trung tuần tháng sáu, Đặng Tiểu Bình đề nghị với trung ương cho thành lập phòng nghiên cứu chính trị của Quốc vụ viện, chẳng bao lâu sau, phòng nghiên cứu chính trị của Quốc vụ viện được thành lập, người phụ trách là Hồ Kiều Mộc(3), các thành viên gồm có Ngô Lãnh Tây(4), Hồ Thắng(5), Hùng Phúc(6), Vu Quang Viễn(7), Đặng Lực Quần(8)... v.v... Qua danh sách của những thành viên ấy đã có thể thấy được rằng, đây là một đội ngũ gồm những “cây bút cứng”, có trình độ lý luận rất cao, cùng với sức chiến đấu rất mạnh. Khi phòng nghiên cứu chính trị của Quốc vụ viện vừa được thành lập, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đặng Tiểu Bình, họ đã bắt tay ngay vào việc khởi thảo các văn kiện về công tác chỉnh đốn toàn diện, và bắt đầu dùng ngòi bút sắc nhọn như gươm đao của mình, mở một cuộc đấu tranh kịch liệt nhằm thẳng vào phái tạo phản, lũ bốn tên kia.
Trong lĩnh vực văn hoá, kể từ khi Cách mạng văn hoá tới nay, vẫn được lũ bốn tên coi như nằm trong “phạm vi thế lực” của mình, và được bọn họ khống chế nghiêm ngặt nhất. Muốn tiến hành chỉnh đốn trong lĩnh vực văn hoá, cái khó tương đối lớn. Ngày 9.7.1975, Đặng Tiểu Bình chỉ thị cho phòng nghiên cứu chính trị của Quốc vụ viện, thu thập, chỉnh lý mọi tình hình có liên quan tới lĩnh vực văn hoá giáo dục. Đặng Tiểu Bình nói, ngoài trăm hoa đua nở ra, còn có cả trăm nhà đua tiếng nữa. Cần phải phòng ngừa đông cứng, văn chương bây giờ, ngàn cuốn như một, rặt một lối văn chương “bát cổ mới”, phương châm của “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” không được chấp hành đến nơi đến chốn, văn học, nghệ thuật phải sinh động hơn, phong phú hơn. Căn cứ vào chỉ thị đó của Đặng Tiểu Bình, phòng nghiên cứu chinh trị của Quốc vụ viện bắt đầu thu thập, chỉnh lý các vấn đề trong lĩnh vực văn nghệ, đồng thời đưa những tình hình đã thu thập được trình Đặng Tiểu Bình đọc duyệt.
Những vấn đề nghiêm trọng tồn tại trong văn nghệ, cũng đã được Mao Trạch Đông cảm thấy và nhận ra. Vào đầu tháng bẩy khi trao đổi với Đặng Tiểu Bình, ông ta cũng đã từng nêu ra: “Toàn chỉ là một thứ công thức cứng ngắc, đây đó lại còn những sai lầm nho nhỏ bị phê bình. Chẳng thấy trăm hoa đua nở ở chỗ nào. Người khác không được phép có ý kiến, không hay”. Ngày 14.7.1975, Mao Trạch Đông đã có cuộc trao đổi bằng thư về vấn đề điều chỉnh chính sách văn nghệ. Mao Trạch Đông nêu ra: “Chính sách văn nghệ của đảng cần phải điều chỉnh một chút, một năm, hai năm, ba năm, cần phải mở rộng các tiết mục văn nghệ. Thiếu thơ ca, thiếu tiểu thuyết, thiếu tản vãn, thiếu bình luận văn nghệ. Đối với các nhà văn, cần trừng trị kẻ trước cốt để răn để người sau ông ta còn nói: “Vấn đề văn nghệ chính là vấn đề tư tưởng, nhưng không thể gấp vội được, nhân dân không được đọc, thì cũng chẳng có cách gì mà bình luận được” “Xử lý con người cần phải chú ý, chưa chi đã cách chức người ta, chưa chi đã tống cổ người ta vào tù, đó chính là chứng thần kinh suy nhược”. Thái độ của Mao Trạch Đông rõ ràng minh bạch là thế, nên đó chính là một cách ủng hộ có hiệu lực đối với việc chỉnh đốn ngành văn nghệ...
Chỉnh đốn văn nghệ, hoàn toàn không giống với cách thức chỉnh đốn các ngành khác. Đối với các ngành khác, biện pháp tiến hành chỉnh đốn bằng cách chế định chính sách, mở hội nghị, phát động quần chúng, điều động cán bộ, khôi phục và xây mới những chế độ, quy tắc, nội quy. Còn chỉnh đốn ngành văn nghệ, lại phải tiến hành trong hoàn cảnh đấu tranh gian nan, kiên quyết từng bước, từng bước một với lũ bốn tên.
Ngày 18.7.1975, Giang Thanh tuỳ tiện vu cáo bôi nhọ bộ phim “Lập nghiệp”, phản ánh sự gian khổ xây dựng sự nghiệp của công nhân mỏ dầu Đại Khánh, là có vấn đề nghiêm trọng, ra lệnh cấm chiếu, và kêu gào bắt bớ “bóng đen hậu đài”. Người đạo diễn phim này là Trương Thiên Dân thuộc xưởng phim Trường Xuân viết thư gửi Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, thẳng thắn, không hề né tránh trình bày cách nhìn khác của mình so với cách nhìn, cùng sự phê phán của Giang Thanh và tổ hạt nhân của Bộ Văn hoá, đồng thời kiến nghị cho chiếu lại phim này. Đặng Tiểu Bình đem trình thư của Trường Thiên Dân lên Mao Trạch Đông. Ngày 25.7.1975, Mao Trạch Đông bút phê vào thư của Trương Thiên Dân. Trong bút phê ghi rõ: “Phim này không có sai lầm lớn, kiến nghị cho phát hành. Không nên cầu toàn trách bị, bảo phim có đến những mười tội danh là quá đáng, như vậy không có lợi cho việc điều chỉnh chính sách văn nghệ của đảng. Thư này nên phát tới Bộ Văn hoá và đơn vị của người gửi thư. Sau khi những lời phê đó của Mao Trạch Đông được phổ biến xuống dưới, Giang Thanh đã ra sức chối cãi chống đỡ, đổ trách nhiệm cho người khác, bảo rằng mười tội danh đó không phải là của họ ấn áp vào, mụ độc miệng xưng xưng nói: “Trương Thiên Dân đi kiện điêu tôi”. Mụ lu loa tiếp: “Cái thằng ôn con Trương Thiên Dân này, dám viết thư cho Chủ tịch, chắc hẳn là có người đứng đằng sau chống đỡ cho nó, đúng là có kẻ xấu”. Mụ còn nói: “Có người buộc Chủ tịch phải phê thế”. Mụ có ý chỉ Đặng Tiểu Bình là “bóng đen hậu đài”. Mụ đã đoán đúng rằng, đã đến lúc chỉnh đốn văn nghệ, Giang Thanh nói một cách lộ liễu rằng: “Hiện nay có người đang tấn công bộ Văn hoá, đè nén, áp đặt lên Bộ Văn hoá. Con mẹ này sẽ địch lại bọn họ, con mẹ này không sợ.
Bất chấp Giang Thanh đanh đá chua ngoa như thế nào, trung ương căn cứ vào chỉ thị của Mao Trạch Đông bắt đầu tiến hành chỉnh đốn chính sách thuộc một số bộ môn văn nghệ. Do trung ương phê chuẩn, tạp chí “nhân dân văn học” tạp chí “Thi San” và một số tạp chí khác bắt đầu xuất bản trở lại, tổ chức những buổi diễn để kỷ niệm Nhiếp Nhĩ và Tẩy Tinh Hải, cho chiếu lại một số bộ phim mà Giang Thanh đã vu cho là “cỏ độc” và cấm chiếu. Trận sóng gió đối với phim “Lập nghiệp” thế là đã qua đi, nhưng cuộc đấu tranh để chỉnh đốn nên văn nghệ vẫn còn tiếp tục, thậm chí còn gay gắt hơn.
Cuộc đấu tranh dưới đây, đã được mở ra xoay quanh bộ phim “Ráng biển” (Hải Hà).
Bộ phim “Ráng biển”, sau khi đã được hoàn thành vào đầu năm 1975, Chu Ân Lai, Chu Đức, Diệp Kiếm Anh v.v... đã lần lượt xem để duyệt, đều có sự khẳng định và đề nghị cho phát hành. Nhưng Bộ Văn hoá bị lũ bốn tên gợi ý, xúi giục, đã cho niêm phong toàn bộ âm bản và dương bản của bộ phim này, và chồng chất tội lỗi lên nó, bảo rằng đó là “Tác phẩm tiêu biểu cho những đường dây đàn, ngóc đầu, quay trở lại”. Đạo diễn của phim này là Tạ Thiết Li và Then Giang viết đơn kiện lên tận Mao Trạch Đông. Đơn thư của hai nhà đạo diễn này được Hồ Kiều Mộc và Đặng Lực Quần ở phòng nghiên cứu chính trị của Quốc vụ viện đọc, đọc xong trao ngay cho Đặng Tiểu Bình, Đặng Tiểu Bình đem thư đó chuyển trình lên Mao Trạch Đông. Ngày 29.7.1975, Mao Trạch Đông bút phê lên thư kiện của Tạ Thiết Li và Tiền Giang: “In, phát tới toàn thể các đồng chí trong Bộ Chính trị”. Ngay hôm sau có bút phê của Mao Trạch Đông, rối căn cứ vào ý kiến của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình cùng các đồng chí trung Bộ Chính trị có mặt ở Bắc Kinh, trong một hội trường nhỏ của Đại hội trường Nhân dân, cùng xem duyệt bộ phim “Ráng biển”. Khi bộ phim được chiếu người ta thấy nhà đạo diễn Tạ Thiết Li ngồi giữa Đặng Tiểu Bình và Lý Tiên Niệm, cùng xem và cùng bàn bạc. Kiện tướng của lũ bốn tên, bộ trưởng Bộ Văn hoá Vu Hội Vịnh, ngồi sang một bên quan sát nhất cử nhất động trong hội trường, sau đó lập tức đến báo cáo với Giang Thanh.
Đặng Tiểu Bình, Lý Tiên Niệm và các uỷ viên Bộ Chính trị khác nhận xét rằng “Ráng biển” chẳng có vấn đề gì, và trung ương lập tức ra quyết định, phim này có thể cho chiếu trong toàn quốc. Sau khi “Ráng biển” được tung ra, Giang Thanh đành ngậm đắng nuốt cay trong dạ, đợi đến khi phê phán Đặng Tiểu Bình lần thứ hai, mụ liền “lật lại vụ án” này để tấn công và thanh toán nợ cũ. Mụ nói: “Ráng biển” là bộ phim được Đặng Tiểu Bình dung túng, bao che, và kêu gọi “thanh toán nợ nần”, và còn định bắt những người làm ra bộ phim này.
Rất nhiều nhà bình luận, tường thuật lại giai đoạn lịch sử này đều nói, năm 1975, là năm sân khấu lắm trò hay, là có ý chỉ đến việc sau khi Đặng Tiểu Bình điều khiển công tác của trung ương, ông đã cùng với các đồng chí của mình, đầy khí phách và gan dạ, đao to búa lớn tiến hành chỉnh đốn toàn diện, khiến cho các mặt về kinh tế văn hoá, giáo dục, khoa học, quân đội và nhiều lĩnh vực khác đang bị phá hoại một cách nghiêm trọng trong Cách mạng văn hoá có được cơ hội chấn chỉnh, khôi phục lại, và đã thu được những thành quả to lớn. Thành quả to lớn của lần chỉnh đốn này, được nhân dân toàn quốc, những người đã phải trải qua mọi nỗi khốn khổ của Đại cách mạng văn hoá, chính mắt nhìn thấy, đích thân chứng kiến sự khôi phục sản xuất, ổn định chính trị, khôi phục đời sống yên lành. Từ thực tiễn của sự chỉnh đốn, người ta đã nhìn thấy ý chí, nhìn thấy lòng tin, nhìn thấy chính nghĩa, nhìn thấy hy vọng...
Trong giai đoạn chỉnh đốn toàn diện của năm 1975, quả thật người ta đã thấy trên sân khấu lắm trò hay. Nhưng trong những lời thoại của diễn viên của những vở hát ấy, từ đầu đến cuối chỉ thấy những cuộc đấu tranh gay gắt, chỉ thấy những cuộc giao đấu giữa chính nghĩa với gian tà, và thấy rất nhiều những nhân tố biến ảo bất thường. Sân khấu lắm trò hay, vâng, kịch hay, giọng ngọt, hát có màu có vẻ, nhưng hát được cũng chẳng phải dễ dàng gì.
Chú thích:
(1) Hạ Thành: Đã từng là viện trưởng Viện Y học quân sự quân Giải phóng nhân dân Trung quốc
(2) Phó Liên Chương: Đã từng là thứ trưởng Bộ Y tế, cục phó Cục Y tế tổng cục hậu cần quân Giải phóng nhân dân Trung quốc
(3) Hồ Kiều Mộc: Đã từng là thư ký cho Mao Trạch Đông thư ký Bộ Chính trị trung ương đảng, phó thư ký trưởng trung ương Đảng, bí thư dự khuyết ban bí thư trung ương
(4) Ngô Lãnh Tây: Đã từng là xã trưởng Tân Hoa xã, tổng biên tập Nhân dân nhật báo
(5) Hồ Thắng: Đã từng là phó chủ nhiệm phòng nghiên cứu chính trị trung ương Đảng, phó tổng biên tập tạp chí “Cờ Đỏ”.
(6) Hùng Phúc: Đã từng là xã trưởng Tân Hoa xã
(7) Vu Quang Viễn: Từng là uỷ viên Uỷ ban khoa triết học xã hội của Uỷ ban khoa học nhà nước, và là phó chủ nhiệm Uỷ ban khoa học nhà nước.
(8) Đặng Lực Quần: Từng là phó tổng biên tập tạp chí Cờ đỏ

<< 39. Mao Trạch Đông phê bình “bè lũ bốn tên” | 41. Ba văn kiện chỉnh đốn toàn diện >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 225

Return to top