Tháng sáu năm 1974, chúng tôi hiểu rằng Mao đứng trên ngưỡng cửa cái chết.
Ngay từ đầu năm Mao không thể nhìn thấy ngón tay mặt mình. Ông chỉ phân biệt được sáng và tối. Giọng nói của ông hoàn toàn bị nghẹt. Cơ tay và chân bị teo mạnh hơn.
Sự thù địch của Mao với y học cũng không giảm bớt. Khi tôi khuyên ông ta đẻ cho cácchuyên gia khám, ông chửi mắng các bác sĩ. Cuối cùng ông đồng ý chập nhận bác sĩ nhãn khoa và toán bác sĩ thần kinh học. Trương Ngọc Phượng nghe về trình độ của bộ phận nhãn khoa đại học y khoa Tứ Xuyên và đề nghị mời các chuyên gia từ đó. Tôi tán thành. Mao đồng ý khám, nhưng chỉ qua loa thôi. Tôi mời về Bắc Kinh bác sĩ Phương và bác sĩ La ở trường y khoa, đại học tổng hợp tây Trung quốc, được đổi tên từ đại học y khoa Tứ Xuyên. Trong lúc chờ Mao gọi, họ bắt đầu làm việc ở bệnh viện số 305.
Khi đó, khám cho Mao là hai bác sĩ thần kinh Hoàng Khắc Vân và Vương Tinh Đỗ. Trước khi viết kết luận cuối cùng, họ quyết định trao đổi ý kiến. Mao yêu cầu báo cáo bằng văn bản. Ông không muốn gặp họ lại nữa.
Tôi gặp Hoàng và Vương. Thoạt đầu họ cho rằng Mao mắc chứng bệnh Parkingson hoặc chứng run rẩy. Nhưng khi thảo luận kết quả khám lại nẩy ra một vấn đề khác. Bác sĩ cho rằng ở Mao có sự tổn thương rất hiếm gặp dây thần kinh chuyển dịch, bệnh teo cơ cục bộ, được người phương tây biết dưới tên gọi là bệnh Lou Herig. Bệnh này là hậu quả của cơ thể yếu, có thể, là chết những tế bào thần kinh cơ động của phần giữa thuỳ não, cái đó điều khiển cơ ở cuống họng, thanh quản, lưỡi, màng rung, cơ liên sườn, tay phải và tay trái. Họ muốn nghe các bác sĩ khác và chỉ khi đó họ mới có kết luận cuối cùng. Và yêu cầu cũng mời về Bắc Kinh bác sĩ Trương Nguyên Chân, bác sĩ trưởng bộ phận thần kinh học, đại học y học số 1 Thượng Hải.
Trương Nguyên Chân đến. Nghiên cứu kết quả khám, ông đồng ý với bác sĩ Hoàng và Vương. Mao gặp phải căn bệnh hiếm gặp đến nỗi bác sĩ Trương Nguyên Chân chỉ gặp hai trường hợp tương tự trong 30 năm hành nghề của mình. Nguyên nhân bệnh vẫn chưa rõ, hiện tại vẫn chưa có thuốc chữa.
Chúng tôi cố gắng dụ đoán xa hơn. Do không có kinh nghiệm riêng, chúng tôi tìm đọc cái tài liệu nước ngoài. Kết quả cũng không hứa hẹn. Như các nguồn thông tin y học phương tây viết về trường hợp này, thì việc liệt phần bên phải thân Mao, có nhiều khả năng, sẽ tiếp diễn. Dần dần ông sẽ mất khả năng đi lại. Phần đông người bệnh chết trong vòng hai năm. Mao cũng đã đến giai đoạn này. Trong hai năm tới, sẽ bị liệt cổ họng, thanh quản và lưỡi, ông buộc phải ăn qua đường mũi. Mặt khác, người bệnh luôn bị đe doạ ngất và tái phát viên phổi. Tại giai đoạn vuối cùng thì việc nói năng là không thể. Màng rung và cơ liên sườn, điều khiển thở cũng bị liệt. Quy trình chữa bệnh thông thường cũng có thể làm sống thêm, nhưng không lâu. Mọi hoạt động phải được theo dõi cẩn thận, bởi vì người bệnh rất dễ bị ngã và gẫy xương.
Tôi choáng váng. Cái chết Mao không thể tránh khỏi, từ nay đến khi chết không quá hai năm. Vương Thế, Hồ Thư Đông, được bổ xung vào nhóm bác sĩ riêng của Mao, cũng hoảng. Chúng tôi có thể lập báo cáo chẩn đoán như thế được không? Miêu tả căn bệnh bằng lưỡi để Mao và các nhà lãnh đạo cao cấp hiểu, là gần như không thể được. Và chúng tôi chưa khi nào có thể thông báo cho Mao rằng ông sẽ chết trong hai năm gần đây.
Đầu tiên chúng tôi nói chuyện với Uông Đông Hưng. Nhưng Uông không hiểu gì về y học hiện đại và không thể hiểu chúng tôi nói gì. Uông chỉ ngạc nhiên, làm sao nào mà Chủ tịch lại mắc căn bệnh hiểm nghèo như thế, và chẳng thể nào tin là Mao chỉ sống tối đa hai năm nữa. Đây là tất cả những gì mà các đồng chí có thể nói sau tất cả các xét nghiệm phải không? - Uông lắc đầu - Không, các đồng chí cần phải làm một cái gì đó thêm nữa.
Hôm sau chúng tôi gặp nguyên soái Diệp Kiếm Anh, và, bằng mô hình giải phẫu người, chỉ cho ông, mắt não và thuỳ sau làm việc như thế nào. Ông chăm chú nghe sự giải thích của chúng tôi, đặt ra các câu hỏi và xem kỹ mô hình. Diệp Kiếm Anh luôn luôn tin bác sĩ, ông hiểu lời giải thích của chúng tôi hơn mọi nhà lãnh đạo khác. Diệp đồng ý rằng vấn đề mắt của Mao ít nghiêm trọng hơn sự suy thoái trung tâm điều khiển vận động. Nếu bệnh mù của Mao là do đục thuỷ tinh thể, thì có thể phẫu thuật. Nếu với mắt lại một cái gì đó khác, thì khi ấy Mao mù hẳn. Nhưng vấn đề tế bào thần kinh vận động, ông đồng ý, đúng là nghiêm trọng. Ông đề nghị thành lập một sự tham khảo y tế trong các vùng chính của đất nước để biết các bệnh nhân khác có cùng chứng bệnh như thế và thử chữa họ. Lúc đó chúng tôi có thể sử dụng phác đồ tốt nhất áp dụng cho Mao.
Sau đó chúng tôi báo cho Chu Ân Lai. Sức khoẻ của ông cũng nguy kịch. Ông biết rằng cần phải phẫn thuật, nhưng lại buộc phải chờ Mao cho phép. Những xét nghiệm mới cho thấy một lượng máu lớn trong nước tiểu - đôi khi tới 100 cc trong một ngày. Bác sĩ muốn ra tay ngay. Chu cũng muốn mổ, nhưng chỉ với sự đồng ý của Mao. Cuối cùng Đặng Dĩnh Siêu can thiệp. Mao say đắm đuối một phụ nữ trẻ - cô thí nghiệm viên tên Lý, nhân viên cũ nhóm chúng tôi, một thời thường gặp gỡ với Chủ tịch. Bởi vì cô ta không phải bác sĩ, vì vậy không thể buộc tội cô ta là hù doạ bệnh nhân của mình, Đặng Dĩnh Siêu quyết định yêu cầu cô nói chuyện với Mao về việc mổ cho Chu.
Chỉ sau khi nói chuyện với Lý, Chủ tịch cuối cùng mới đồng ý. Ngày 1 tháng sáu năm 1974 Chu Ân Lai nhập viện, ở đó các bác sĩ tiết niệu Vương Thế Bình, Thân Thụ Trân và Dư Xương Thanh đốt điện. Khi biết bệnh của Mao nặng như nào, Chu không cần lời giải thích thêm hiểu sự nguy hiểm treo trên đầu Mao.
Chu muốn chúng tôi tiếp tục tìm thuốc và gợi ý liên lạc với phái đoàn Trung quốc tại Liên hợp quốc ở New York. Khi chúng tôi nói rằng ngay ở Hoa kỳ người ta cũng không biết chữa bệnh teo cơ cục bộ như thế nào, Chu buồn rầu thốt lên: Thôi, thế là hết.
Tất cả chúng tôi im lặng. Có thể nói cái gì được đây...
Chu Ân Lai phá tan sự im lặng:
- Các đồng chí cần tận dụng tất cả thời gian tìm cách giải quyết vấn đề này. Nếu các đồng chí thật sự không thể chữa được bệnh, ít nhất cũng cố gắng kéo dài cuộc sống Chủ tịch.
Ngày 17 tháng sáu tôi gặp nhóm bác sĩ bệnh viện số 305 để thảo luận quy trình có thể. Cần phải duy trì kiểm soát tất cả mọi thứ có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khoẻ của Mao. Mỗi chuyên gia phải hiểu chi tiết phác đồ áp dụng trong lĩnh vực của mình trong mọi hoàn cảnh cụ thể và phải trình văn bản tham khảo. Bổ xung vào nhóm chúng tôi là Hứa Anh Xương, giám đốc bệnh viện Bắc Kinh Đồng Nhân, và đồng nghiệp của ông Ly Trung Phổ, phụ trách khoa hô hấp, mũi, họng. Các bác sĩ thỏa thuận là cách duy nhất để tránh rơi thức ăn vào khí quản - đó là tiếp dinh dưỡng cho người bệnh qua đường mũi. Trương Nguyên Chân nhà thần kinh học Thượng Hải đặc biệt lo ngại bệnh tê liệt cơ liên sườn, điều khiển sự thở. Nếu Mao không nói được, thì ông có thể viết được, nếu ông không thể nuốt được chúng tôi nuôi sống ông qua đường mũi. Nhưng không có cơ hội để bào toàn cuộc sống cho ông, nếu ông không thể thở được.
Trong khi, khi chúng tôi thảo luận về tình hình sức khoẻ của Chủ tịch, Bộ chính trị họp. Về sau tôi hiểu rằng đúng lúc Mao chửi mắng Giang Thanh, tách chính trị khỏi bà và cảnh cáo bà, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn và Diêu Văn Nguyên về về sự không chấp nhận tạo thành nhóm Thượng Hải bốn người. Từ những lời cảnh cáo mà sau này sinh ra tiếng lóng: bè lũ bốn tên.
Trong lúc chúng tôi triển khai kế hoạch của mình, cuộc họp Bộ chính trị kết thúc, và Trương Diêu Tự gọi tôi thông báo mong muốn của Mao đi du lịch. Ông quyết định ra đi sau hai giờ, và Uông Đông Hưng cử Vương Thế Bình và Biện Thế Cường, tôi, và bác sĩ nhãn khoa ở Tứ Xuyên đi cùng của Chủ tịch. Bác sĩ thần kinh học quay về bệnh viện của mình và chờ sự phân công sau.
Tôi phân vân. Sức khoẻ Mao có thể trở nên nguy kịch bất cứ lúc nào. Chúng tôi và chưa quyết định sẽ áp dụng biện pháp nào trong cơn khủng hoảng xảy ra. Cùng với điều đó, ông cần buộc phải đôị hình đày đủ các chuyên gia khác nhau: bác sĩ thần kinh, bác sĩ mắt. Chúng tôi cần thiết bị điều trị cộng với thiết bị cấp cứu đặc biệt, và cả ống thở đề phòng Mao khó thở.
Nhưng Trương không chịu. Sức khoẻ Mao không thuộc vòng trách nhiệm của anh ta. Những mệnh lệnh cụ thể anh ta đã nhận được.
- Uông Đông Hưng ra lệnh cho đồng chí ngừng thảo luận - Trương nói - Việc quyết định ai đi cùng Mao đã có rồi. Chúng ta cần chấp hành.
Vương Thế Bình và Biện Thế Cường và tôi họp lại, cố gắng mang được nhiều thiết bị hơn. Chúng tôi đi với Mao đến Vũ Hán bằng tàu hỏa.
Chúng tôi ở Vũ Hán hai tháng.
Mao hoàn toàn gày đi. Họng và thanh quản, như chúng tôi đa lo, bắt đầu dần tê liệt. Mao không thể nuốt thức ăn cứng và buộc phải ninh thịt bò và thịt gà lấy nước. Khi Trương Ngọc Phượng hoặc Mường Thanh Nhung cho ông ăn, ông nằm nghiêng bên trái để chất lỏng chảy qua họng và thực quản. Đôi khi thức ăn rơi vào phế quản, gây đau nhẹ trong phổi. Nhưng Mao, như trước đây, vẫn không chịu để chăm sóc y tế. Ông từ chối thậm chí gặp tôi và các bác sĩ khác. Chỉ có Ngô Từ Tuấn, người giờ đây túc trực Mao từ trường hợp này đến trường hợp khác ủng hộ tôi trong cuộc. Cô nói Mao cho phép tôi khám cho ông.
Mao từ chối.
Cuối cùng tôi viết một báo cáo đày đủ, phân tích căn bệnh của ông một cách chi tiết, dãn ra các giản đồ minh hoạ sự tổ thương trong cơ thể, và yêu cầu Trương Diêu Tự đưa tất cả cho Chủ tịch. Điều duy nhất một tôi im lặng không nói, đó là tiên liệu.
Đọc qua báo cáo, Mao cuối cùng cho tôi gặp. Cái gì mà tôi viết, ông không thích. Ông chưa bao giờ hài lòng những tin tức xấu về sức khoẻ của ông, trong những trường hợp như thế ông luôn nghi ngờ có một âm mưu gì đây. Cũng như nhiều lần trước đây, ông lại nhấn mạnh rằng các bác sĩ chỉ quá bi quan và không muốn tháy tốt hơn. Mao không cho rằng ông ốm nặng. Năm 1965 ông đã bị viêm thanh quản, có lẽ, bây giờ nó cũng lặp lại như thế. Khi tôi bắt đầu thuyết phục ông bằng những lời khác, nói chung ông từ chối nghe. Nhưng đồng ý tiếp các bác sĩ mắt.
Mao lại đưa ra một loạt các câu hỏi đùa quen thuộc của mình, nhưng giọng ông bị khàn đến nỗi không ai hiểu được ông.
Các bác sĩ xác định bệnh đục thuỷ tinh thể. Khi Mao quan tâm liệu các bác sĩ có thể tìm được một cái gì khác không, họ nói rằng trước khi có thể làm một kết luận bổ xung gì đấy, cần phải bóc đi lớp đục trong giác mạc. Mao giận dữ rằng câu hỏi của ông không thể làm sáng tỏ bằng cách không vần dùng phẫu thuật. Sau khi các bác sĩ đi ra, ông cáu tiết phàn nàn rằng các bác sĩ mắt không thể làm một cái gì tốt cho ông cả, và yêu cầu đày họ đi xa. Từ thời điểm này ông từ chối không gặp bất cứ bác sĩ nào.
Nhưng tôi chịu trách nhiệm về sức khoẻ của ông. Một cái gì đó xảy ra, mọi lỗi của bệnh tật của ông đều đổ xuống đầu tôi. Tôi không thể ngủ, ăn mất ngon, căng thẳng. Tôi trung thành với Chủ tịch. Nhưng ông lại nhìn tôi là kẻ thù. Tôi giải thích cho Uông Đông Hưng tình thế tiến thoái lưỡng nan đang tăng lên, nhắc ông rằng các bác sĩ đi tới đây cùng với Mao, không phải là những chuyên gia về thần kinh và không thể đem lại ich lợi gì khi xảy ra tình hình khẩn trương. Chúng tôi cần bác sĩ tâm thần và hô hấp. không thừa nếu có cả bác sĩ về xương phòng trường hợp Mao ngã và chúng tôi phải nối xương. Uông chỉ đồng ý gửi một bức thư cho ủy ban cách mạng ở Vũ Hán để ở đó người ta tổ chức một đội cấp cứu. Tuy nhiên bác sĩ chẳng thấy lần nào xuất hiện ở nhà nghỉ của Mao
Nhiều người gần Mao khó tin rằng ông bị ốm. Vương Hải Dung và Nency Đăng, đi cùng bà Imelda Marcos, vợ tổng thống Phi-lip-pin, trong thời gian gặp Mao ở Vũ Hán, nhận xét rằng ông rất khó nói lên lời và thường nói lảm nhảm, nhưng người ta thấy ông vẫn hoạt bát như trước đây. Họ ngạc nhiên khi tôi nói với họ rằng Mao ốm nặng.
Trong khi Mao sống ở Vũ Hán, Giang Thanh vẫn nằm ở lại Bắc Kinh. Chiến dịch chống Chu Ân Lai tạo cho Giang Thanh một nguồn sinh lực mới, bà ta cũng bắt đầu so sánh mình với hoàng hậu duy nhất trong lịch sử Trung quốc - Võ Tắc Thiên, theo lời truyền miệng con trong trí nhớ người Trung quốc là một người đàn bà dâm đãng và tàn bạo. Trên báo chí xuất hiện những bài báo tán dương hoàng hậu, và mọi người biết rằng vợ Chủ tịch thấy mình như Võ Tắc Thiên hiện đại. Để gặp Imelda Marcos, các thợ may phải may cho bà hàng loạt y phục thời hoàng hậu. Nhưng khi Giang Thanh thấy những bộ y phục đó, bà hiểu rằng tất cả đều không hợp với bà. Giang Thanh cũng chưa bao giờ làm nhiều áo khoác như thế. Tôi không biết Mao đóng vai trò thế nào trong quyết định này của Giang Thanh. Nhưng khi Vương Hải Dung và Nency Đăng kể cho cho Mao nghe về sự đặt hàng của Giang Thanh, tôi cảm thấy không hài lòng khi Chủ tịch không nói gì.