Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Bài Viết >> Bác Sĩ riêng của Mao

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 137528 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bác Sĩ riêng của Mao
Lý Chí Thỏa

Chương 73
Mao bực tức, ngồi trên ghế xô pha, mặt đỏ phừng phừng.
- Lại phát sinh việc phức tạp - Ông nói một cách khó nhọc - Tôi ốm nặng. Anh cần phải xem phim X-quang. Mai khám cho tôi và nói cho tôi biết nó là cái gì.
Chúng tôi nói chuyện một chút về công việc của tôi ở Ninh Hằng. Tôi nói rằng tôi hài lòng thực hiện trách nhiệm bác sĩ chân đất và rằng cuộc sống của tôi không đến mức khó khăn như thế. Sau đó tôi vội đi - tôi cần xem qua phim X-quang
- Xảy ra một cái gì đó khá nghiêm trọng đấy, Chủ tịch Lý - Ngô Từ Tuấn nói, đưa phim cho tôi.
Tôi ngượng. Chủ tịch Lý? Vì sao cô ta gọi tôi như vậy?
- Người ta bổ nhiệm đồng chí làm chủ tịch bệnh viện số 305 - cô ta giải thích - Hoàng Hữu Sơn cũng đã thông báo việc bổ nhiệm.
Trong khi tôi đang bị lưu đày, những người lãnh đạo bản doanh, cục chính trị và cục quân nhu Quân giải phóng quyết định bổ nhiệm tôi làm giám đốc bệnh viện cao cấp này.
- Nhưng cái gì đã xảy ra? một cái gì đó nghiêm trọng nghĩa là gì cơ? - tôi hỏi.
Mọi việc là ở chỗ Lâm Bưu. Rạn nứt giữa ông và Mao đến mức khủng hoảng trong phiên họp toàn thể Ban chấp hành trung ương, diến ra ở Lư Sơn trong tháng 8 - tháng 9 năm 1970. Tôi lúc ấy còn ở Hắc Long Giang. Lâm Bưu muốn phục hồi chức vụ Chủ tịch nhà nước - chức vụ này Lưu Thiếu Kỳ đã ngồi sau khi năm 1959 Mao từ chức. Khi thanh toán được Lưu Thiếu Kỳ, chức vụ này bị bãi bỏ. Lâm Bưu muốn khôi phục nó và gợi ý rằng Mao lại trở thành Chủ tịch. Lâm Bưu biết rằng Mao sẽ từ chối, và hy vọng rằng khi đó người ta sẽ chọn ông. Đồng thời Lâm Bưu đã làm tất cả để thăm dò ý kiến của những người khác.
Trong số những người ủng hộ, Lâm Bưu muốn có Uông Đông Hưng. Như Uông kể với tôi sau này, Diệp Quần trước hội nghị ở Lư Sơn yêu cầu Uông ủng hộ chồng bà chức vụ này. Diệp Quần cam đoan là nếu người ta không cho Lâm Bưu chức vụ chức vụ chính thức cao, chẳng hạn chức Chủ tịch nước, thì việc là người thừa kế của Mao trở nên vô nghĩa.
Diệp Quần biết rằng Mao không ưa ý tưởng này. Nhưng nếu đa số đứng về phía Lâm Bưu, thì Chủ tịch phải tính đến một khả năng như thế.
Những người cùng cánh thân cận nhất của Lâm Bưu - tư lệnh không quân Vương Phát Trần, tư lệnh hải quân Lý Thế Bằng và cục trưởng hậu cần Khưu Hội Tác - đã công khai đưa ra công việc lớn trong những nhóm địa phương của những người tham gia cuộc họp Ban chấp hành trung ương trong khoảng thời gian giữa hai kỳ hội nghị. Giám đốc trước đây Tiểu nhóm trung ương Cách mạng văn hoá và ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trần Bá Đạt cũng ủng hộ Lâm Bưu.
Ông viết vở kịch Dẫn đến thiên tài, tâng bốc Mao và thiên tài của ông đưa Trung quốc tiến bộ, đồng thời cũng đi đến kết luận về sự cần thiết phục hồi chức vụ chủ tịch nước. Vở kịch được xuất bản coi như một phần tài liệu của hội nghị trung ương trong tập san của hai nhóm bắc Trung quốc.
Nhiều người tham gia hội nghị trung ương cho rằng tập san phản ánh quan điểm của Mao
Nhưng Mao chống thẳng thừng. Đầu năm 1970 trong cuộc họp thường vụ Bộ chính trị Mao cũng tuyên bố rằng không lại trở thành chủ tịch nước.
Nhưng nếu chức vụ này là cần thiết, thì Mao cũng từ chối nó, người duy nhất có khả năng ngồi chức vụ này chỉ còn lại Lâm Bưu.
Vị Nguyên soái cùng mong ngóng điều này.
Lâm Bưu lại chui vào sai lầm mà Lưu Thiếu Kỳ đã mắc. Lâm Bưu muốn có hai chức vụ chủ tịch ở Trung quốc, muốn Mao chỉ là một trong số họ. Dưới mắt Mao, điều này là tội không tha thứ được. Triệu tập phiên họp thường vụ Bộ chính trị mở rộng ngày 25 tháng 8 năm 1970, Mao đã làm thế nào để tất cả mọi người hiểu điều này.
Phiên họp đã xoá bỏ tập san xấu số, Trần Bá Đạt bị cạo, và chiến dịch phê bình ông ta được bắt đầu.
Uông Đông Hưng cũng vướng vào vụ này. Uông nghe đề nghị của Diệp Quần và ở Lư Sơn đã phát biểu ủng hộ Lâm Bưu. Mao buộc tội Uông phản bội. Quyết định trừng phạt Uông, tuy nhiên, Mao không muốn thải hồi ông ta. Người ta tạm thời cho Uông Đông Hưng ngồi chơi xơi nước để ông có thể nghĩ về thái độ của mình. Uông, người vẫn còn thần phục Mao, đã thú nhận tất cả, kể cho Chủ tịch nghe về quyết tâm Diệp Quần đưa chồng lên chức vụ cao nhất trong nước.
Chu Ân Lai, người muốn tống khứ Uông, bổ nhiệm Giang Đăng Trung làm người kế vị Uông trong văn phòng bảo vệ trung ương. Còn Khang Sinh, hành động theo chỉ thị của Chu, đề nghị Vương Lẵng Nha giữ chức giám đốc bộ phận chung. Chu tiến hành việc bổ nhiệm không cho Uông Đông Hưng biết.
Uông vẫn cứng rắn.
- Tôi có khuyết điểm lớn -Uông than thở với tôi - Tôi phát biểu ở hội nghị và điều này làm Chủ tịch giận. Bây giờ tôi hối tiếc về việc này, và sự sám hối này không cho phép tôi mắc khuyết điểm mới.
Uông giận những người chống ông - đó là Chu Ân Lai, Khang Sinh, Giang Đăng Trung và Vương Lẵng Nha.
- Họ vẫn còn ngại tôi, hãy đợi đấy - Uông thề.
Khuyết điểm của Uông được thông báo cho tất cả nhóm Một. Thậm chí Mao buộc tội Ngô Từ Tuấn thuộc nhóm Uông Đông Hưng và hạn chế vai trò của cô ta trong nhóm, chỉ có công việc y tế mà thôi.
Người ta cũng thải hồi cả những phụ nữ nhóm văn công không quân - kể cả Lưu, người mà, như một số người đồn đại, đang nuôi con nhỏ của Mao. Họ là khá gần gũi với Diệp Quần và Lâm Bưu, và Mao ngờ rằng họ là nội gián cạnh ông.
- Tất cả bọn họ là không đáng tin cậy - ông nói cho tôi về sau này.
Trương Ngọc Phượng, cô gái phục vụ trước đây trên tàu hỏa Mao, thay thế những người bị thải hồi và chuyển vào Trung Nam Hải. Cùng với cô ta còn có vụ trưởng vụ lễ tân bộ ngoại giao Vương Hải Dung, về sau trở thành thứ trưởng bộ ngoại giao, và phó vụ trưởng vụ các vấn đề Châu Mỹ - Thái Bình Dương phiên dịch của Mao - Tăng Vĩnh Xương. Họ trở thành người liên lạc giữa Mao và các nhà lãnh đạo cao cấp và đã xác lập sự kiểm soát chặt chẽ như thế đối với các cuộc tới gặp Chủ tịch, đến mức thậm chí Chu Ân Lai buộc phải hỏi họ nếu muốn gặp lãnh tụ.
Người ta chẳng quyết định một cái gì cụ thể cả phiên họp ở Lư Sơn tháng 8, tháng 9. Cuộc đấu đá giàng quyền lực trong đảng vẫn tiếp tục.
Trong quá trình làm giảm cơ hội Lâm Bưu, vai trò của Giang Thanh tăng lên. Ngô Từ Tuấn kể cho tôi cái gì mà tôi dự đoán từ lâu, cuối cùng đã hiện rõ ra. Nếu Giang Thanh vạch mặt sự không chung thuỷ của Mao, thì ông ủng hộ khát vọng của bà ta. và giờ đây, tháng 11, như điều này xảy ra và trong thời gian đấu đá chính trị nóng bỏng trước đây, trong khi kết quả chưa ngã ngũ thì Mao ngã bệnh.
Sự đa nghi của Mao thật là muôn màu muôn vẻ, và ông đã nghi ngờ âm mưu lật đổ. Lâm Bưu, người mà Chủ tịch tin tưởng, đang mong ông chết. Ông cũng đồ rằng, nguyên soái đứng đằng sau ba người bác sĩ, mà người ta cử đến khám cho ông bệnh viêm phổi.
Mao không tin họ, dù rằng Chu Ân Lai cử họ đến.
Nhưng sức khoẻ của ông xấu dần, và cuối cùng Trương Ngọc Phượng đề nghị gọi tôi từ Hắc Long Giang trở về.
Uông Đông Hưng muốn làm điều này từ sớm hơn, nhưng kìm lại, lo rằng, người ta lại không liệt tôi vào người đưa tin của Uông.
Tuy nhiên, thật tế Mao mắc bệnh sưng phổi. Các phim X-quang không giữ lại một nghi vấn nào cả. Nhưng tôi không thể thông báo sự thật cho Mao. Tôi nói rằng ở Mao chỉ viêm phổi, và người ta gắn tôi vào cặp Lâm Bưu - Uông Đông Hưng. Vì thế nói rằng đó vấn đề cũ của ông - viêm phế quản cấp tính, không có gì nghiên trọng. Một vài mũi tiêm kháng sinh, và ông sẽ khoẻ ngay.
Khi nghe chẩn đoán này, Mao bắt đầu đập nắm tay vào ngực.
- Lâm Bưu muốn tôi thối phổi - Mao kêu lên - Anh chỉ những bức phim X-quang này cho bác sĩ của ông ta, chúng ta hãy xem họ hát bây giờ đây. Họ là những người khôi hài, ba chàng trai ấy mà. Một người khám tôi, không tốt ra lời nào. Người thứ hai không mở miệng, nhưng cũng chẳng khám tôi. Còn người nữa lẩn sau mặt nạ và không nói với tôi, và thậm chí không động vào tôi. Nếu tất cả bọn họ vẫn còn nghĩ rằng đây là sưng phổi, tôi sẽ cấm tiêm. Và anh hãy xem liệu tôi có chết không.
Tôi nói chuyện với cả ba bác sĩ này, giải thích cho họ rằng vì sao chúng tôi giấu Mao bệnh sưng phổi. Chủ yếu để Mao nhận điều trị thích hợp.
Họ đồng ý, nhưng giám đốc bệnh viện Trung Nam Hải không hài lòng. Chúng tôi không có khái niệm về những gì xảy ra ở Lư Sơn - ông nói - Làm sao mà chúng tôi biết chính trị và sức khoẻ của Chủ tịch lại lẫn lộn vào nhau đến thế? Chúng tôi đã làm tất cả như thủ tướng Chu Ân Lai khuyên.
Mao vui mừng, biết rằng các bác sĩ giờ đây cho bệnh của nó chỉ là viêm phế quản. Mao cám ơn tôi và mời tôi ăn trưa, dường như tôi là khách danh dự.
Chuỗi ngày bác sĩ chân đất kết thúc. Mao không muốn tôi quay về Hắc Long Giang.
- ở đây có thể một cái gì đó xảy ra, và tôi muốn anh ở đây với tôi - ông nói.
Một tuần sau Uông Đông Hưng thu xếp cho cả Lý Liên quay về ở Bắc Kinh. Gia đình của cuối cùng đoàn tụ.
Đến ngày 18 tháng 12 năn 1970 sức khoẻ Mao xấu đi đến mức ông không thể gặp nhà báo Mỹ Edward Snow, người lần đầu tiên phỏng vấn Chủ tịch từ năm 1936.
Sau cuộc nói chuyện này, nhà báo xuất bản một truyện bán rất chạy Ngôi sao đỏ trên Trung quốc và trở thành người bạn của Trung quốc những năm này.
- Tôi nghĩ, Snow đang làm việc cho Cục tình báo trung ương Mỹ - Mao cười, khi tôi thăm phổi ông - Chúng tôi cần phải cho ông tin tức nội bộ.
Tin là Snow sẽ chia xẻ thông tin với CIA, Mao dùng cuộc gặp với ông để phát triển xa hơn mối quan hệ Trung-Mỹ, thông báo rằng sẵn sàng tiếp ở Bắc Kinh R. Nixon hoặc bất cứ nhân vật hữu trách cao cấp. Ông cũng tận dụng cơ hội để người Mỹ sáng tỏ thêm về tình hình chính trị Trung quốc. Có ba loại người, những người chỉ thiết nhà an dưỡng dựa vào danh dự của tôi - Mao nói với nhà báo Snow - Loại người thứ nhất thực tế không muốn điều này. Nhưng loại người như thế không nhiều. Loại thứ hai chỉ theo đuôi cái gì mà đám đông kêu lên. Loại này chiếm đa số. Loại người thứ ba là loại người hô vang khẩu hiệu Chúc Mao Chủ tịch trăm tuổi, nhưng trong thực tế họ lại muốn tôi chóng chết. Loại người này không nhiều, nhưng có cả những người như thế đấy.
Chỉ khi sống qua một thời gian ở Mỹ, tôi cuối cùng hiểu rằng Edward Snow, khi thăm Trung quốc năm 1970, đã là người cùng khổ trong chính đất nước của mình. Tin tức của ông cho chính phủ Mỹ được thông báo quá muộn, muộn hơn khi xác lập kênh liên hệ trực tiếp giữa Trung quốc và Mỹ. Và Snow, có lẽ, chưa bao giờ đoán được Mao muốn ám chỉ ai khi Mao nói rằng một số người muốn Mao chết.
Những lời này thuộc về Lâm Bưu.

<< Chương 72 | Chương 74 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 178

Return to top