Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Bài Viết >> Bác Sĩ riêng của Mao

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 137567 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bác Sĩ riêng của Mao
Lý Chí Thỏa

Chương 65
Quan hệ của tôi với Mao xấu đi. Việc không hài lòng tham gia tích cực trong chiến dịch chính trị gây cho Mao sự nghi ngờ về độ tin cậy của tôi. Để làm Chủ tịch nghi ngờ, chẳng cần ủng hộ phe đối lập. Chỉ cần đứng bên ngoài cuộc tranh giành chính trị mà Mao đang làm, có lẽ, cũng là đủ rồi.
Dấu hiệu rõ đầu tiên rõ nhất sự không hài lòng của Mao xảy ra ngày 13 tháng sáu năm 1967. Ngày hôm ấy Mao đi đến Vũ Hán và lần đầu tiên từ khi tôi trở thành bác sĩ của ông, ông không mời tôi đi cùng. Thay thế tôi là một bác sĩ quân y do Lâm Bưu giới thiệu.
Tôi bối rối, cả Uông Đông Hưng cũng thế. Việc loại bỏ tôi khỏi chuyến đi, Uông cho rằng là mưu kế của Giang Thanh. Nguyên soái chắc là khó biết được nguyên nhân thực sự thất sủng của tôi, khi Giang Thanh hỏi ông ta chọn một bác sĩ cho Chủ tịch.
Nhưng chẳng biết gì hơn, Uông sợ rằng Giang Thanh sử dụng sự vắng mặt của Mao và loại bỏ tôi.
Bạo lực của Cách mạng văn hoá tiếp tục lan rộng. Các cuộc đánh nhau, ẩu đả không ngừng tiếp diễn, các vụ bắn nhau tăng lên. Đặc biệt nghiêm trọng là tình hình ở Vũ Hán, nơi Mao dự định phát biểu như người trung gian giữa các phe thù địch.
Nhưng cả Bắc Kinh vẫn nằm trên vực thẳm hỗn loạn. Với chuyến đi của Mao, việc điều khiển thành phố rơi vào tay Giang Thanh. Uông Đông Hưng sợ rằng một ai đó trong số đồng đảng của bà có thể bắt cóc tôi. Uông thuyết phục tôi đừng quay lại nhà máy dệt, nơi có nhiều điệp viên của Giang Thanh.
Cứ ở lại ở Trung Nam Hải. Nếu thấy nguy hiểm, đừng chậm trễ chạy đến Vũ Hán với chúng tôi .
Uông nói đúng. Từ Trung Nam Hải, nếu bùng lên tiếng sấm, tôi có thể tìm thấy khả năng liên kết với ông.
Tôi ở lại Trung Nam Hải, nhưng té ra lại chỉ để trở thành người chứng kiến, để kiểm chứng như những điều tồi tệ nhất mà Uông Đông Hưng đã phán. Vợ Chủ tịch tiếp cận đến quyền lực thậm chí người tỵ nạn đặc quyền này chẳng bao lâu cũng bị cuốn vào bạo lực.
Đối tượng đầu tiên của cuộc tấn công lại là Lưu Thiếu Kỳ. Hàng trăm sinh viên thức đêm tập hợp nhau ở cổng phía tây Trung Nam Hải. Họ thét vang các khẩu hiệu đòi đấu tố Lưu Thiếu Kỳ. Bức tường đỏ rực đã bị dán đày các báo chữ to, kể tội con người mà Mao từng có lần tuyên bố là người kế vị của mình.
Quá nửa đêm, đám đông tăng lên, hoàn toàn kín đày phố. Đêm hôm trước sinh viên đã phá cổng của trại. Sau một thời gian ngắn, chỗ này biến thành cái trống. Ngồi trong phòng làm việc của mình, tôi cảnh giác chờ cái gì mang đến tôi mỗi ngày tiếp theo. Chưa bao giờ trong lịch sử nước cộng hoà nhân dân Trung Nam Hải chịu những thứ cặn bã như thế này.
Nhân viên bộ phận cận vệ trung ương có nhiệm vụ bảo vệ an ninh khu nhà ở các nhà lãnh đạo, bình thản nhìn đám đông không người điều khiển. Cái gì mà Uông Đông Hưng nghĩ, giờ đây không có ý nghĩa.
Ông đang ở Vũ Hán với Mao.
Chẳng mấy chốc tình hình trở nên hoàn toàn thô bỉ. Tôi đang đọc báo buổi sáng, thì một người bảo vệ chạy tới. Hồng vệ binh tóm được Lưu Thiếu Kỳ trên đường phố và đang đấu tố ông.
Tôi chạy đến đó.
Lính và sĩ quan đứng nhìn không can thiệp. Lưu Thiếu Kỳ và vợ ông - Vương Quang Mỹ bị đám đông giận dữ vây quanh. Đặc biệt đám nhân viên văn phòng thư ký bộ phận chung nổi điên lên. Người ta xé toạc sơ mi của Lưu Thiếu Kỳ, tóm tóc, bẻ tay ông.
Sau nháy mắt người ta đã vặn con người tội nghiệp kia thành hai và ném các thứ bẩn thỉu vào mặt ông. Họ đạp ông và đấm vào mặt.
Tôi không thể xem sự tàn nhẫn này thêm được nữa. Lưu Thiếu Kỳ gần 70 tuổi và ông là người đứng đầu quốc gia.
Nhưng có cái gì tương tự xảy ra cả trong các khu phố khác. Đặng Tiểu Bình và vợ ông - Chu Lĩnh, Đào Chu và vợ ông - Tăng Tri cũng thành nạn nhân của Cách mạng văn hoá. Người ta huých, đạp và phỉ báng họ, nhưng vẫn còn chưa đánh.
Chỉ ba ngày sau sự kiện ở Trung Nam Hải, Uông Đông Hưng gọi tôi. Uông đến chỗ Mao ở Thượng Hải. Máy bay của không quân chờ tôi tại sân bay Bắc Kinh. Tôi cần phải gặp ông cấp tốc.
Sau vài giờ tôi đã ở Thượng Hải. Từ sân bay, tôi được chở về tư dinh của Chủ tịch. Chưa có bao giờ sự bảo vệ Mao lại được nhiều người và cực kỳ nghiêm mật như thế. Bạo lực giờ đây xảy ra khắp nơi, và sự an toàn của của Chủ tịch trở thành đối tượng lo chăm lo đặc biệt của Uông.
Bệnh phế quản đang hành Mao, ngoài ra, Mao bị nổi nhọt ở cơ quan sinh dục. Quan hệ tình dục của ông vẫn còn rộng, quan hệ của tôi với Chủ tịch - khá căng thẳng, tôi cũng chẳng cố để tâm tìm hiểu nguồn viêm nhiễm. Tôi chữa khỏi nhọt thảo mộc và viêm phế quản bằng seporin.
Tôi cảnh cáo rằng nhọt - là viêm nhiễm và có thể được lây lan qua tiếp xúc tình dục, nhưng Mao phớt lờ lời tôi. Ông không cho rằng vấn đề nghiêm trọng.
Chủ tịch muốn nghe chuyện, và đề nghị kể về tình hình ở Bắc Kinh. Tôi kể những người nổi loạn kéo vào Trung Nam Hải và hạ nhục Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và Đào Chu. Mao im lặng.
Không tin vào vị trí chính trị của tôi, Mao kín kẽ với tôi hơn trước đây. Nhưng sự im lặng của Mao chứng tỏ rằng ông không hài lòng về sự kiện ở Bắc Kinh.
Chúng tôi gặp nhau lại cũng trong đêm ấy, và Mao yêu cầu một lần nữa kể cái gì đã xảy ra ở Trung Nam Hải. Họ hoàn toàn không nghe lời tôi - ông phàn nàn, khi tôi kết thúc câu chuyện. Điều này liên quan tới Tiểu nhóm cách mạng trung ương Cách mạng văn hoá, có cả vợ ông tham gia trong đó. Mao xác nhận rằng ông không ra lệnh cho họ xúc phạm những nhà lãnh đạo này. Họ phớt lờ tôi -ông nhắc lại, rõ ràng rất lúng túng.
Tôi tin ông.
Tôi nằm lại với Mao ở Thượng Hải gần một tháng. Mao quay về Vũ Hán ngày 14 tháng sáu, nhưng tình hình vẫn không ổn định đến mức Chu Ân Lai, cũng đang ở đó, lo ngại an ninh của Chủ tịch, khuyên Mao đừng đến. Đấu đá phe phái ở đây đã ở mức hành động bạo lực. Viên tư lệnh vùng Trần Tái Đạo, người không bị chết đuối, khi đi kèm Mao trong chuyến bơi đầu tiên trên sông Dương Tử, đã bị sơi đạn của một phần tử nổi loạn.
Trước khi Mao đến Vũ Hán để đẩy lùi xung đột, ở đó có phần tử cực tả Vương Lý. Ông này thực tế ủng hộ những người chống viên tư lệnh. Và khi đó phe cánh của Trần Tái Đạo đã bắt giám Vương Lý.
Chu Ân Lai là người đầu tiên tới Vũ Hán để tháo dỡ ngòi nổ. Còn khi Mao tới, như thường lệ, người ta thu xếp để ông nghỉ ở nhà khách Minh Dương nằm bên hồ Đông, thế nhưng điều này không đạt được a. Phe cánh viên tư lệnh vùng vẫn đang giam giữ Vương Lý. Để biểu thị lòng trung thành của mình đối với Mao, nhóm này bơi qua tới đảo, nơi Mao nghỉ chân, hy vọng giải thích tình thế của mình. Bảo vệ của Mao đã tóm những người khách không mời này.
Khi Mao biết điều gì xảy ra, ông ra lệnh thả những người bị bắt. Tin vào trung thành của quần chúng, biết rằng Trần Tái Đạo là người ủng hộ tin tưởng của mình, Mao tin là việc những người bơi đến chỗ ông không có ý định độc ác. Chủ tịch mong muốn gặp cả hai phe thù địch và đạt được sự hoà giải giữa bọn họ. Tuy nhiên những người nổi loạn lại được vũ trang, và Chu Ân Lai lo ngại.
Chu đề nghị Mao nhanh chóng rời Vũ Hán, hứa là sẽ cố gắng lập lại hoà bình trong thành phố.
Mao nghe lời. Nhờ trung gian của Chu Ân Lai, Vương Lý cuối cùng được thả tự do.
Mấy tháng sau tôi lại bay cùng Mao tới Vũ Hán. Chủ tịch không cho rằng trong số cả hai phe nhóm địa phương lại là bọn phản cách mạng. Ông thú nhận với tôi, khi lên máy bay. Thật là chẳng thích thú gì việc Vương Lý kích động bắn nhau. Nó đe dọa cái chết thậm chí của Chu Ân Lai. Ông ta đã buộc tôi phải khẩn cấp đi về Thượng Hải. Nhưng ở đấy chẳng có phe phái phản cách mạng nào cả.
Mao nghĩ rằng chính Vương Lý, Quang Phương và Tư Bành Nhưỡng, những thành viên tích cực Tiểu nhóm trung ương Cách mạng văn hoá, là người khơi lên sự sự giận dữ, bằng cách cho phép kẻ thù ra khỏi tầm kiểm soát.
Việc quay lại Mao vào Vũ Hán đã là thắng lợi. Để chứng minh rằng trong thành phố không có bọn bọn phản cách mạng và để tận dụng lòng yêu mến của toàn dân, Mao Chủ tịch ngồi trên xe mui trần đi chầm chậm dọc các phố. Tôi ngồi ngay sau ông, xung quanh là hàng trăm nhân viên bảo vệ vũ trang mặc thường phục.
Đám đông người gồm cả những người cùng phe, và những người chống phe Trần Tái Đạo đều hoan hỉ chào đón Mao bằng những lời hô vang:
Mao Chủ tịch muôn năm! Mao Chủ tịch muôn năm! Điều này cũng là khả năng đoàn kết quần chúng của hai phe
Khi vắng mặt Chủ tịch, Vương Lý và Quang Phương đã bắn vào người bạn cũ của Mao - bộ trưởng ngoại giao nguyên soái Trần Nghị. Nguyên soái không tán thành Cách mạng văn hoá. Năm 1967 cùng với những tướng lĩnh cao cấp khác ông đã phản đối sự can thiệp của quân đội và hồng vệ binh.
Tháng tám, Vương Lý và Quang Phương, được Giang Thanh ủng hộ, đã tổ chức nhóm tạo phản 16 tháng 5 - lấy ngày bắt đầu Cách mạng văn hoá. Họ chiếm bộ nội vụ và đốt cháy chỗ ở của đại diện người Anh.
Mao không tán thành với Vương Lý và Quang Phương, ngay lúc quay về thủ đô. Sau đó người cùng phe với họ là Tư Bành Nhưỡng bị bắt giam. Dĩ nhiên, hoạt động của bộ ba này là bạo động, nhưng người ta đem nó ra làm con dê tế thần. Quyền lực thực sự trong Tiểu nhóm trung ương Cách mạng văn hoá nằm ở Khang Sinh, Trần Bá Đạt và Giang Thanh. Họ nhận các quyết định.
Mao không che dấu việc không hài lòng vợ mình. Ông đã đọc lịch sử Lữ Hậu. Và bỗng nhiên, nảy ra từ dòng chữ, mưu mô của một trong số nhân vật Lữ Hậu, cô gái ít học mang tên A Thanh. Đám người tình đông đảo của cô luôn gây ra những điều khó chịu, đánh nhau tay đôi. A Thanh là một phụ nữ, thích thưởng thức những nỗi đau khổ của nhiều khác. Diệp Quần rất giống A Thanh - Mao bất ngờ phát hiện ra sự trùng hợp - Và cả Giang Thanh nữa.
Bất chấp khó chịu mà bà vợ mang cho mình, Mao cũng chẳng hề khuyên giải vợ.

<< Chương 64 | Chương 66 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 179

Return to top