Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Bài Viết >> Bác Sĩ riêng của Mao

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 144206 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bác Sĩ riêng của Mao
Lý Chí Thỏa

Chương 38
Tại những nơi khác ở Trung quốc tình hình còn tệ hơn ở Thiếu Sơn. Nạn đói khủng khiếp lan ra khắp cả nước. ở tỉnh An Huy, nơi lần đầu tiên bí thư tỉnh ủy Tăng Huy Sinh chỉ cho Mao xem những lò luyện kim gia đình, bị tàn phá hết sức nặng nề, cũng như ở tỉnh Hà Nam mà chúng tôi đã đến thăm vào tháng 8 năm 1958 để thị sát những công xã nhân dân mới được thành lập. Tại một vài nơi hẻo lánh, mật độ dân số thưa thớt, chẳng hạn như ở Cam Túc đã có dân bị chết đói. Nông dân ở tỉnh Tứ Xuyên cũng bị chết đói. Tứ Xuyên là tỉnh đông dân, rộng hơn nhìèu tỉnh khác và được coi là vựa lúa của Trung quốc. Tại đây tháng ba năm 1958 Mao đã tuyên truyền kế hoạch của ông là trong 15 năm tới Trung quốc sẽ vượt nước Anh. Như trong lịch sử thường xảy ra, hàng chục nghìn nông dân đã bỏ làng ra đi vì nạn đói.
Trên đường đến Lư Sơn, tôi nghe được tất cả những điều này khi tôi cùng với Mao, những người cộng tác của ông và những cán bộ lãnh đạo các tỉnh xuôi theo dòng Dương Tử hùng vĩ. Điền Gia Anh cũng ở trên tàu, ông còn nhớ như in chuyến thanh tra kéo dài sáu tháng ở Hà Nam và Tứ Xuyên theo lệnh của Mao. Trên boong tàu, tôi đứng bên cạnh ông, Lâm Khắc và Vương Kính Tiên, người giữ chức vụ của Uông Đông Hưng, chịu trách nhiệm bảo vệ Mao. Điền Gia Anh đã mô tả nạn đói khủng khiếp ở Tứ Xuyên. Chỉ tiêu sản lượng thép hết sức lạc quan trong năm 1959 được giảm từ 20 triệu tấn xuống 13 triệu tấn. Nhưng vẫn còn 60 triệu nông dân và những người khỏe mạnh làm việc ở những lò luyện thép, mà lẽ ra người ta cần họ làm việc ngoài cánh đồng. Việc phung phí lực lượng lao động này đã gây ra hậu quả thật trầm trọng. Tình hình trở nên bi đát hơn.
Đĩen Gia Anh không chỉ khổ tâm vì nhiều người bị chết mà trước hết ông lấy làm buồn rầu về việc nhiều cán bộ cao cấp đã tìm cách che đậy tình trạng khủng hoảng. Tờ bản tin ngày càng trở nên vô nghĩa được phổ biến rộng rãi. Nhưng những con người dối trá vẫn còn, trong khi người ta lại công kích những người dám nói ra sự thật.
Cuộc trò chuyện luôn đề cập đến Mao. Ông là một triết gia vĩ đại, một người lính vĩ đại, một nhà chính trị vĩ đại, nhưng ông là một nhà kinh tế tồi một cách đáng sợ. Ông say mê đối với công trình vĩ đại và ông đã mất đi sự liên hệ với nhân dân cũng như ông đã quên mất tác phong làm việc vẫn thường được tuyên truyền: sự thật chứng tỏ tính khiêm nhường và và sự chu đáo trong công việc. Đây có lẽ là những nguyên nhân sâu xa đối với những vấn đề kinh tế của đất nước.
Mặc dù tôi biết rằng, tình hình kinh tế rất tồi, nhưng tôi không biết nạn đói đã lan ra khắp cả nước và hàng triệu người đã bị chết đói. Và tôi cũng rất ngạc nhiên khi người ta phê bình Mao. Thường thì Điền Gia Anh rất cẩn trọng và thành thật. Nhưng bây giờ anh ta lại thành thật nói như vậy trong một nhóm người tin cậy và điều đó cũng nguy hiểm. Sự phát hiện của Vương Kính Tiên bình thường đã làm cho tôi ngạc nhiên rồi. Vương chịu trách nhiệm về sức khỏe của Chủ tịch và với bè bạn ông là người dè dặt. Còn tôi thì im lặng như Lâm Khắc.
Kha Thanh Thế, Vương Nhiệm Trọng và Lý Tinh Toàn, bí thư thứ nhất tỉnh ủy tỉnh Tứ Xuyên, đã đến nhập cuộc để nghe cuộc tranh cãi sôi nổi của chúng tôi. Điền Gia Anh nói: Chúng tôi nói đến những khó khăn về lương thực, thực phẩm. Mọi người sẽ bị chết đói mất. Lý Tinh Toàn đáp: Trung quốc là một đất nước rộng lớn. Dưới triều đại nào mà chẳng có người bị chết đói?. Ông ta có lý. Những nạn đói xảy ra lặp đi lặp lại là một phần của lịch sử Trung hoa. Nhưng nám 1959, Trung quốc đang ở giai đoạn giữa của kế hoạch đại nhảy vọt. Thậm chí, trong khi nhiều người bị chết đói thì những lời tuyên truyền chính thức vẫn khẳng định một cách viển vông. Vương Nhiệm Trọng nói và nhắc lại lời Mao chủ tịch: Mọi người vẫn tỏ ra hăng say với công việc hơn trước đây. Cả hai vị bí thư tỉnh ủy này đều hoàn toàn ủng hộ đường lối của Mao.
Kha Thanh Thế cũng ngả theo chính sách của Mao: Một số người chỉ chú ý đến những việc nhỏ mà không nhìn ra những việc lớn. Họ luôn nhìn sự tiêu cực trên bề mặt và có lẽ họ đã ca thán về mọi vấn đề. Chủ tịch cho rằng, những người như vậy dù có đứng trước dãy núi nhưng có lẽ vẫn chưa nhận ra nó.
Trước khi đến Lư Sơn trận tuyến đã rõ ràng. Vương Nhiệm Trọng, Lý Tinh Toàn và Kha Thanh Thế bị Mao ép: hoặc là tăng sản lượng hoặc là mất chức. Đúng ra, họ đã trở thành vật tế thần của Mao vì họ đã không linh động giải quyết những vấn đề kinh tế của mình và trung ương đã mớm những số liệu thống kê kinh tế thiếu thực tế nhằm ca ngợi kế hoạch đại nhảy vọt, vì họ biết chắc rằng ở đó người ta muốn nghe điều gì. Họ được những cán bộ trung ương như La Thụy Khanh và Dương Thượng Côn ủng hộ. Mặc dù phạm vi công việc chính thức của họ không phải là kinh tế nhưng những người này đã quen với sự ghen tị về chính trị của Mao, sau khi đã có lần họ bị Mao chỉ trích. Bây giờ họ không dám làm gì để chọc tức Mao...
Những người phê bình Mao chủ yếu có hai thái độ. Một là đại diện của những người lập kế hoạch như Bạch Nhất Ba, chủ nhiệm ủy ban Kinh tế nhà nước và Lý Phú Xuân, người được giao chức chủ nhiệm ủy ban Kế hoạch nhà nước. Họ có nhiệm vụ phải thực hiện bằng được những chỉ tiêu về sản lượng và lập những kế hoạch phù hợp. Khi bắt đầu thực hiện kế hoạch đại nhảy vọt, Bạch Nhất Ba đã khước từ việc quy định những chỉ tiêu không thực tế về sản lượng. Nhưng sau đó dưới áp lực của Mao ông đã phải nhượng bộ. Khi Bạch nhận ra được hết mức độ của cuộc khủng hoảng, ông đã ra lệnh cho ban tham mưu của ông chuẩn bị sẵn một bản tường trình tỉ mỉ và trung thực. Nhưng vì ông cảm thấy Mao rất khó chịu với những lời chỉ trích, nên ông không dám liều trình bày bản báo cáo với Mao. Trong một hội nghị bằng điện thoại, ông đã ủy nhiệm cho những người dưới quyền ông ở khắp đất nước phải hoàn thành vượt mức sản lượng kế hoạch. Ông chắc rằng những kế hoạch kinh tế táo bạo của Mao sẽ thất bại, nhưng ông không dám cả gan thách thức Mao Chủ tịch. Chẳng khác gì Lý Phú Xuân, Bạch Nhất Ba chưa bao giờ công khai chỉ trích kế hoạch đại nhảy vọt.
Nhóm người phê bình thứ hai là những người phụ trách các cuộc thanh tra ở các tỉnh và họ biết được cuộc thảm họa từ những nguồn tin đáng tin cậy. Họ không những là các nhà kinh tế - kế hoạch, mà còn chịu trách nhiệm thi hành kế hoạch dồ sộ của Mao. Nhưng họ biết cuộc khủng khoảng của đất nước sẽ trầm trọng ra sao. Những thư ký chính trị của Mao - Điền Gia Anh. Hồ Kiều Mục và Trần Bá Đạt- cũng thuộc nhóm này. Nhiệm vụ của họ là thuật lại trung thực những bản báo cáo.
Khi những người chỉ trích trao đổi với nhau, họ đều nhất trí với nhau rằng, hầu như những con số vượt chỉ tiêu sản lượng đã được báo cáo hầu như không đúng. Trong thực tế, những con số đó rất thấp và đủ cho Mao bị thất sủng. Phần lớn họ là những kẻ xu thời. Ngay cả những người như Điền Gia Anh đã từng tham gia thanh tra, hoặc như Châu Tiểu Châu, người đã không những thấy được mức độ của cuộc khủng hoảng không chỉ ở địa phương của mình và đã chỉ trích cuộc đại nhảy vọt mà còn chỉ trích cả Mao. Trên tàu, Điền Gia Anh đã sẵn sàng tranh luận với Lâm Khắc về những vấn đề của đất nước, nhưng những người trung thành với Mao, như Kha Thanh Thế và Lý Tinh Toàn, đã tập hợp chúng tôi lại, nên ông ta im lặng.
Ngày 1-7, chúng tôi ghé vào Cửu Giang thuộc tỉnh Giang Tây. Uông Đông Hưng, người đã ở lại Giang Tây để cải tạo, được đề bạt làm phó tỉnh. lên tàu chào chúng tôi. Ông bảo đảm với Mao rằng. Ông có mối quan hệ mật thiết với quần chúng và từ kinh nghiệm này ông đã học được nhiều điều quan trọng. Chủ tịch rất vui. Ông nói:
- Chỉ những cán bộ cao cấp thường không chịu rèn luyện. Chúng ta phải sửa lại, mỗi người làm việc ở trung ương, thỉnh thoảng cần phải xuống làm việc ở các cơ quan của tỉnh.
Con đường từ Cửu Giang đến Lư Sơn được lát gạch rất tốt. Và sau hơn một giờ đồng hồ chúng tôi đã đến vùng nghỉ mát mở rộng ở những dãy núi. Dương Thượng Côn, bí thư thứ nhất của đảng, Phương Chí Xuân, Chủ tịch Hội nghị đại biểu nhân dân tỉnh Giang Tây và phó tỉnh Uông Đông Hưng đã lo việc tiếp đón chăm sóc các vị lãnh đạo đảng. Trong khi Uông thi hành những biện pháp an ninh bảo vệ Mao, ông đã va chạm với Vương Kính Tiên. Vương vờ không tuân lệnh Uông Đông Hưng, vì đã lâu Uông Đông Hưng không ở cùng Mao, và do đó ông không hiểu Chủ tịch. Uông Đông Hưng không bao giờ tha thứ cho sự xúc phạm này và về sau Vương Kính Tiên đã phải trả giá.
Mao sống trong một biệt thự hai tầng của Tưởng Giói Thạch. Tôi được thu xếp ở trong một ngôi nhà gần đó. ở đây lạnh và ẩm. Chúng tôi ở trên cao, nên những đám mây có thể ùa vào phòng tôi nếu tôi mở cửa sổ.
Hôm 2-7, một ngày sau khi chúng tôi đến. Mao triệu tập Bộ chính trị họp mở rộng. Ông đặt tên cho cuộc họp là cuộc gặp của các ông tiên. Chúng tôi giống như nhữg ông tiên sống giữa những đám mây, chẳng bận tâm lo lắng gì. Mao không muốn nội dung cuộc họp cứng nhắc. Những người lãnh đạo của đảng nên nói ra tất cả những gì còn chất chứa trong lòng. Ông đưa ra 19 điểm để tranh luận và ông khuyến khích những người tham dự cuộc họp nói công khai.
Bắt đầu cuộc họp, chủ tịch biết, sẽ có vấn đề đối với kế hoạch đại nhảy vọt. Nhưng ông cho rằng, người ta đã sẵn sàng thi hành những biện pháp giải quyết những vấn đề đó, ông không có lý do gì để lo ngại. Trong bài diễn văn ngắn chào mừng, ông đã ca ngợi thành quả của kế hoạch đại nhảy vọt, ám chỉ đến những khó khăn, ông nói rằng ông hy vọng những người tham dự cuộc họp biết đánh giá sức mạnh và tính sáng tạo của dân tộc Trung hoa.
Mao luôn tin tưởng kế hoạch đại nhảy vọt sẽ không đổ vỡ. Tôi không lạ gì vào thời điểm của câu nói này, ông đã thông tin tình hình thực tế như thế nào. Chuyến về thăm quê của ông rõ rằng đã làm cho ông cố gắng. Nhưng tôi nghĩ vào ngày 2.7. 1959, ông vẫn còn chưa rõ tình hình khủng hoảng đã tới mức độ nào và ông vẫn nghĩ rằng, đảng đã làm tất cả để làm chủ tình thế.
Trong cuộc họp của các ông tiên, một mặt những đề nghị giải quyết vấn đề cần được tranh luận. Nhưng mặt khác cũng phải tìm ra cách giữ vững sự nhiệt tình của quần chúng. Khẩu hiệu của Mao kêu gọi nhân dân đơn giản là: Công việc vẫn còn nhiều khó khăn!
Những điều tôi ghi nhận được là ông đã nói:
- Đôi khi tôi tự hỏi mình: Nếu sản lượng của chúng ta tăng nhanh như vậy, thì tại sao việc cung cấp lương thực, thực phẩm lại tôi tệ đến thế Tại sao nhân dân không có xà phòng và diêm? Tại sao phụ nữ không mua được trâm cài tóc. Chúng ta không thể giải thích được tình hình, nên chúng ta hoàn toàn không muốn liều lĩnh. Chúng ta phải kiên trì chịu dựng cuộc khủng hoảng và tiếp tục phát huy quyết tâm và sức mạnh to lớn của chúng ta. Năm tới việc cung cấp sẽ được cải thiện tết hơn. Sau đó, chúng ta sẽ làm rõ mọi vấn đề. Tóm lại, cần khẳng định rằng, tình hình chung là tốt đẹp. Trong nhừng lĩnh vực khác còn nhiều vấn đề, nhưng tương lại xán lạn dang ở trước mặt chúng ta.
Ngay sau khi ông nói, các nhà chính trị đã tự phân thành những nhóm nhỏ theo địa lý Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc, Đông, Nam và Tây Nam - để thảo luận những vấn đề của từng địa phương. Buổi tối tôi nghe thấy Mao nói rằng, cuộc họp sẽ kéo dài khoảng hai tuần. Ông tỏ ra dễ chịu và tâm trạng rất sảng khoái. Ông muốn đi thanh tra một vòng vì Lư Son là một vùng núi non hùng vĩ có vẻ đẹp nổi tiếng.
Bác sỹ Vương Thọ Tống, giám đốc bệnh viện ở Giang Tây, tốt nghiệp đại học y tại Nhật Bản đã bố trí một bệnh viện dành cho những người tham dự cuộc họp, kể cả những người tùy tùng. Vì vậy, ông đã nhận về nhiều cô hộ lý trẻ và khỏe từ các viện điều dưỡng gần đó trong vùng Lư Sơn. Ban lãnh đạo đảng của tỉnh đã tổ chức một buổi tối vui chơi giải trí và tuân theo lệnh Mao họ đã bố trí một buổi khiêu vũ say sưa với sự trình diễn của ban nhạc và đội khiêu vũ của tỉnh Giang Tây. Những cô hộ lý trẻ cũng đến dự buổi khiêu vũ và một vài ngày sau Mao thường đổi đi đổi lại giữa hai hộ lý là Trọng và Ngọc, một người trong nhóm khiêu vũ. Chủ tịch đã không cố giấu sự lộn xộn đó của ông.
Cuộc họp diễn ra thuận lợi và Mao vui vẻ đùa rằng, ông đã gọi điện cho Giang Thanh ở Bắc Đới Hà yêu cầu bà đừng đến. Có lẽ, ông sẽ gặp bà sau khi cuộc họp kết thúc.
Năm ngày sau khi chúng tôi có mặt ở Lư Sơn, một cuộc tranh cãi gay gắt đã xảy ra trong nhóm Một. Lý ẩm Kiều giận tôi và Lâm Khắc, có lẽ vì ông ta phải phục vụ hai nhà trí thức. Ngôi nhà mà tôi và Lâm Khắc được thu xếp cho ở trong đó không có điện thoại và nếu Chủ tịch có gọi chúng tôi thì Lý ẩm Kiều phải cử một vệ sỹ đến đó đón chúng tôi. Nhưng người bảo vệ bực mình vì phải chạy đi chạy lại, nên đã đề nghị chúng tôi dọn đến ở trong văn phòng tại tầng trệt của biệt thự dành cho Mao. Chúng tôi từ chối vì ở đó chật chội và không mưốn chứng kiến cảnh những nữ khách của Mao thường ra vào. Ngoài ra chúng tôi còn ngại Mao có thể nghi chúng tôi làm gián điệp. Tuy nhiên sự bất đồng ý kiến đã gây ra mối bất hòa sâu sắc trong nội bộ nhóm Một. Đó là một cuộc chiến của những người nông dân chống lại những người trí thức, trong đó một bên là Lý ẩm Kiều và những người vệ sỹ, còn bên kia là Lâm Khắc và tôi.
Từ khi đến Lư Sơn. Mao cảm thấy ăn không ngon miệng. Người đầu bếp của ông là Lỷ Hí Vũ đã nấu cho ông những món ăn không ngon. Lý ẩm Kiều đề nghị tôi giải quyết vấn đề này. Tôi trả lời, việc ăn uống của Mao không thuộc thẩm quyền của tôi và ông ta đã phê bình tôi là kiêu căng và quy trách nhiệm cho tôi. Chúng tôi cãi nhau mấy hôm và đã hoàn toàn quên đi chuyện đó trong cuộc họp đảng.
Đĩen Gia Anh đã kéo tôi trở lại với thực tế chính trị. Một hôm anh ta hỏi tôi:
- Đồng chí có biết trong cuộc họp quan trọng ở Lư Sơn không khí căng thẳng cũng kém cuộc họp nhỏ của đồng chí không?
Lúc đầu, tôi tưởng anh ta nói đùa. Bắt đầu cuộc họp, Mao thoải mái và vui vẻ như thế. Còn tôi thì bận với cuộc họp nhỏ ở Lư Sơn, trong nội bộ nhóm Một, nên tôi không để ý. Những tâm trạng của Mao đã thay đổi, ông không còn hay nói và thường tỏ ra ưu tư. Ông cố tìm hiểu mọi việc và đó là nguyên nhân khiến ông ăn không ngon. Những cuộc thảo luận của các nhóm cán bộ địa phương kéo dài đã nhiều ngày. Mao không tham dự vào những cuộc thảo luận đó, nhưng ông được báo cáo và thông tin về kết quả của những cuộc thảo luận. Khi mỗi nhóm thảo luận, mọi người đã công khai phát biểu ý kiến và đã than phiền về sự khai gian những con số thống kê sản lượng. Họ nói nạn đói đã lan ra khắp các vùng của đất nước, trong khi rất ít người tham dự cuộc họp được đọc báo cáo.
Như một khán giả. Mao có thể phân biệt chính xác quan điểm của từng cán bộ cao cấp đối với kế hoạch đại nhảy vọt. Những người chỉ trích ông đã tính lầm. Họ phát biểu công khai và quên rằng Mao đã nói là tình hình vẫn tốt đẹp và mọi vấn đề sẽ được giải quyết ngay. Bây giờ họ mới giải thích sự im lặng của ông như là tán thành, trong khi những người đối lập thường bực tức đối với Mao. Ông thường nhấn mạnh, ông luôn hành động công khai và không hề có một âm mưu nào cả. Quan điểm của ông rõ rằng là kéo cuộc họp mở đầu vào các cuộc tranh luận. Nhưng có cái gì đó đã hoàn toàn sai lầm. Cuộc họp của các ông tiên của Mao đã tan thành mây khói và những điều chẳng lành sẽ còn xảy ra.

<< Chương 37 | Chương 39 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 927

Return to top