Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Bài Viết >> Bác Sĩ riêng của Mao

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 137562 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bác Sĩ riêng của Mao
Lý Chí Thỏa

Chương 51
Mao đã đến con sông Hoàng Hà của ông. Ông quyết định không lùi bước nữa. Vào mùa hè năm 1962, ông tự thoát khỏi tỉnh thế đơn độc. Trong những tháng tới, ông muốn triệu tập hai cuộc họp đảng lớn hơn mà tôi biết tại các cuộc họp đó ông sẽ phản công. Nhưng tôi không biết ai sẽ là nạn nhân đầu tiên của ông.
Cuộc họp đảng đầu tiên, một cuộc họp tương đối nhỏ gồm những bí thư thứ nhất của các tỉnh và các cán bộ cấp bộ trưởng trở lên diễn ra vào ngày 6 tháng 8 tại Bắc Đới Hà. Trong cuộc họp, Mao đọc một bài diễn văn với nhan đề: Giai cấp, hiện trạng và mâu thuẫn.
Ông đã tốn khá nhiều thời gian để biện hộ cho việc ông dùng lý luận của chủ nghĩa Mác để công kích chính đảng của ông. Ông chưa đủ uy lực để có thể dễ dàng thanh trừng những chính trị gia cao cấp không hợp với ông. Cũng như tất cả các nhà lãnh đạo Trung quốc, ông phải giành cho được những lập luận của chủ nghĩa Mác về phía ông. Bởi vì chỉ có như vậy, ông mới có thể vận động được quần chúng chống lại những thành viên đáng ghét trong ban lãnh đạo đảng.
Cuộc công kích của ông lần này được bào chữa bằng cái lý rằng, sự tồn tại các giai cấp có thể biến mất một cách đơn giản thông qua việc áp dụng chủ nghĩa xã hội. Thậm chí, sau khi tập thể hóa tài sản, các giai cấp vẫn tồn tại và cuộc đấu tranh giai cấp vẫn còn tiếp diễn. Theo ông, những mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, giữa đường lối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại.
Trong hội nghị lần thứ mười của ủy ban trung ương đảng khóa 8 diễn ra vào mấy tháng sau, Mao tiếp tục triển khai lý luận của mình, ông diễn giải rằng, không những các giai cấp và cuộc đấu tranh giai cấp vẫn tồn tại, mà cuộc đấu tranh gay gắt giữa tư sản và vô sản sẽ còn kéo dài. Trong tiến trình lịch sử để từ cuộc cách mạng vô sản đi đến chuyên chính vô sản và trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa cộng sản, mà thời kỳ này có thể kéo dài hàng thập kỷ hay lâu hơn nữa, thì cuộc đấu tranh giữa vô sản và tư sản, giữa đường lối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa vẫn còn tiếp diễn. Nguy cơ phục hồi chủ nghĩa tư bản vẫn đang đe dọa Trung quốc, vì vậy, người ta vẫn phải tiếp tục tiến hành một cuộc đấu tranh giai cấp không mệt mỏi chống lại nguy cơ này.
Thậm chí, sau đó Mao còn tuyên bố ngay cả bộ máy đảng cũng trở thành nơi ẩn nấp cho bọn tư bản và những thành viên của giai cấp tư sản đã trà trộn vào hàng ngũ của đảng. Cả hai bài phát biểu của ông mang đầy tính thóa mạ, ông công kích mọi phía. Ông đã giáng một đòn vào tầng lớp trí thức và đòi xét lại thái độ cầu hòa của Chu Ân Lai và Trần Nghị. Một liên minh giữa những người lao động và trí thức có lẽ là quá sớm. Ông nói:
- Đảng ta vẫn chưa giáo dục giới trí thức một cách đúng đắn. Họ vẫn còn ngả nghiêng.
Bành Đức Hoài lại bị chỉ trích. Bành đã trình một lá đơn dài xin phục hồi danh dự cho ông. Ông bày tỏ sự ủng hộ của ông đối với các công xã nhân dân và quả quyết ông không hề thành lập một phe phái chống đảng nào và ông cũng chưa bao giờ có quan hệ mờ ám với Liên-xô.
Thay vì chấp nhận lá đơn của Bành. Mao lại còn buộc tội ông ta một cách nặng nề hơn. Lúc này Mao không chỉ buộc tội Bành Đức Hoài đã hợp tác với Liên-xô, thậm chí ông còn kết tội Bành đã hợp tác với tất cả các lưc lượng phản cách mạng trên thế giới trong đó có cả Mỹ. Theo sự trình bày của Mao, Bành đã âm mưu thành lập một liên minh phản cách mạng, chống cộng toàn cầu. Những bản án đối với Bành Đức Hoài và đồng bọn sẽ không được bãi bỏ. Không lẽ gì lại tha bổng cho kẻ thù.
Tiếp đó, Mao quay sang tấn công Ban Trần Lạt ma và quy ông ta là kẻ thù giai cấp. Đà lai Lạt ma, người đứng đầu phần hồn và tôn giáo ở Tây Tạng, đã phải chạy sang ấn Độ từ năm 1959 sau cuộc thương thuyết không có kết quả giữa chính phủ Trung quốc và những người đứng đầu Tây Tạng, trong khi một cuộc nổi dậy đã nổ ra ở Tây Tạng. Cuộc nổi dậy đã bị đàn áp và Ban Trần Lại ma, người thường chỉ nhại lại những lời nói của các chính trị gia ở Bắc Kinh, trở nên lo ngại, bởi vì theo ông ta, cái gọi là cải tổ dân chủ của Bắc Kinh tỏ ra quá thiên tả. Ông ta hy vọng, khuynh hướng quá tả ở Tày Tạng còn có thể sửa đổi được. Sau đó tới Lý Vệ Hán, người lãnh đạo Mặt trận thống nhất của đảng, trở thành mục tiêu của Mao. Lý Vệ Hán đã ủng hộ nhận xét của Ban Trần Lạt ma. Mao chì chiết Lý Vệ Hán là kẻ đầu hàng, quì mọp xuống lạy lục các ông chủ ở Tây Tạng. Mao còn phê phán Lý Vệ Hán, vì ông ta đã khuyến khích những người lao động và giới trí thức liên mịnh với nhau. Khi Lý Vệ Hán bị cách chức. Ban Trần Lạt ma vẫn thoát nạn. Nhưng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, ông bị quản thúc tại gia gần 10 năm trời.
Vương Kính Tiên, Chủ nhiệm văn phòng đối ngoại của đảng, đề nghị củng cố mối quan hệ với Liên-xô và Đông Âu, đồng thời cắt giảm trợ giúp tài chính cho các đảng cộng sản đang đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu á, châu Phi và châu Mỹ La tinh. Mao đánh giá Vương là xét lại và tước bớt quyền hạn của ông. Vương vẫn giữ được chức vụ của mình, nhưng những quyền hành quan trọng nhất của ông đã được Triệu Nghị Minh đảm nhiệm.
Dưới con mắt của Mao, thành phần kinh tế tư nhân là một đặc trưng điển hình của chủ nghĩa tư bản vẫn đang thịnh hành ở Trung quốc, ông chỉ thị phải loại bỏ ngay thành phần kinh tế này. Theo ông, những người ủng hộ thành phần kinh tế tư nhân là bọn tư bản và phải bị đào thải. Ông công kích Đặng Tử Huy và Liêu Lộc Nhuận, hai người chịu trách nhiệm về chính sách nông nghiệp của đất nước. Khi tôi bắt đầu làm việc ở nhóm Một vào giữa những năm 50. Đặng Tử Huy, Chủ nhiệm ủy ban nông nghiệp của đảng, thường được coi là người có thái độ ôn hòa nhất trong các chính sách nông nghiệp. Bây giờ ông lại bị vu là thiên hữu, đi ngược lại quyền lại của đảng từ hàng chục năm nay. Liêu Lộc Nhuận bộ trưởng bộ Nông nghiệp bị đóng dấu xét lại khi ông thẳng thắn nói rằng, đúng ra sự thất bại của đại nhảy vọt là do sai lầm về đường lối chính sách chứ không phải do thiên tai.
Tăng Huy Sinh, bí thư tỉnh An Huy, một cán bộ địa phương đầu tiên mất chức sau cuộc hội nghị. Thế là những thử nghiệm thành công về chính sách nông nghiệp của tỉnh này cũng bị đình chỉ luôn và sản lượng nông nghiệp của cái vùng vốn xơ xác này càng giảm xuống một cách thảm hại.
Cấp Mẫn - bí thư đảng huyện Linh Hạ thuộc tỉnh Cam Túc, một tỉnh đang tranh giành với An Huy danh hiệu tỉnh nghèo nhất Trung quốc - là người kế tiếp trong danh sách của Mao. Ông đã áp dụng thành công cơ chế kinh tế cá thể và thu hoạch nông nghiệp của tỉnh tăng lên. Vương Phong, bí thư đảng tỉnh Cam Túc cho rằng tình trạng nghèo đói ở Cam Túc là do công xã nhân dân và ông hết lòng ủng hộ những thử nghiệm của Cấp Mẫn. Mao buộc tội cả hai là đang đi chệch sang con đường tư bản chủ nghĩa, nhưng chỉ có Cấp Mẫn bị cách chức vào năm 1962. Còn Vương Phong mãi đến tháng 8 năm 1966 mới bị mất chức. Trong thời kỳ đầu của Cách mạng Văn hóa. Vương Phong là một trong những người đầu tiên bị Mao quy là xét lại - phản cách mạng, ông bị đấu tố tàn nhẫn và cuối cùng ông đã phẫn chí quyên sinh.
Mùa thu năm 1962 đánh dấu một bước ngoặt quyết định đối với Mao và đảng cộng sản. Việc Mao cứ khăng khăng trong chủ nghĩa xã hội cũng tồn tại các giai cấp rốt cuộc đã bịt đi những lời nói phải và sự phê bình. Tinh thần thẳng thắn và lòng can đảm của Hội nghị bảy nghìn cán bộ giờ đây bỗng biến mất. Những chính trị gia thực lòng vì sự phồn vinh của đất nước những người từng cho rằng, tốt nhất là trả lại việc tổ chức sản xuất nông nghiệp từ tay cán bộ và hợp tác xã cho nông dân - không dám nói ra ý kiến của mình nữa. Những lập luận của Mao về đấu tranh giai cấp, về mặt lý thuyết đã tạo ra cớ cho mọi cuộc thanh trừng sắp tới mà đỉnh cao là Cách mạng Văn hóa năm 1966. Kẻ nào cãi lại lời Chủ tịch, thì kẻ đó là phản cách mạng và chạy theo con đường tư bản chủ nghĩa. Đối với Mao, không có tội nào nặng hơn thế.
Vào tháng 9, sau Hội nghị lần thứ 10 của ủy ban trung ương đảng khóa 8, các cuộc thanh trừng vẫn tiếp diễn và Mao ủy nhiệm cho Khang Sinh thực hiện việc thanh trừng này.
Khang Sinh đã theo Mao từ hồi còn ở Diên An. Thậm chí người ta còn xì xào, Khang Sinh đã đưa Giang Thanh gia nhập đảng và bố trí cho Giang Thanh ở lại Diên An, nơi bà đã gặp Mao rồi kết hôn với Mao. Giang Thanh và Khang Sinh đều là người Sơn Đông và đã quen thân nhau từ trước cách mạng 1949.
Năm 1958, tôi làm quen với Khang Sinh. Sau năm 1949, ông rút khỏi những hoạt động chính trị tích cực. Khi đảng cộng sản nắm chính quyền, ông được đưa vào bệnh viện. Mấy năm sau ông ra viện khi kế hoạch đại nhảy vọt bắt đầu và ông là một trong những người cổ vũ cho kế hoạch này. Những người bạn tôi đã từng là bác sĩ điều trị cho ông ở bệnh viện Bắc Kinh cho tôi hay ông mắc bệnh tâm thần.
Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa năm 1966, Khang Sinh và Giang Thanh đặc biệt gần gũi nhau và đôi khi họ mời tôi cùng đi xem những bộ phim của Mỹ mà Giang Thanh ưa thích. Bà vợ của Mao ngày càng quấn quít với Khang Sinh hơn. Bà hỏi ý kiến ông và cầu xin những lời khuyên chân thành của ông. Bà gọi ông một cách kính trọng nhất theo lối xưng hô ở Trung quốc là già Khang. Khang Sinh là người đầu tiên được bà ban cho niềm vinh hạnh ấy. Tôi thường tìm cách tránh gặp Khang Sinh, bởi vì khi gần ông, tôi cảm thấy có một mối đe dọa mà tôi không thể giải thích được. Tôi có cảm giác ông là một kẻ đầy mưu mô và giả tạo. Chỉ cần quan sát ông trong ảnh, người ta cũng cảm nhận được cái gì đó chẳng tốt lành toát ra từ ông. Đối với tôi, ông là đại diện cho mặt tối của đảng, là người làm tất cả những việc bẩn thỉu mà người ta cần làm. Tôi không muốn dính vào những việc đó và bởi vậy Mao chẳng cần đến tôi. Cho nên, có những việc mà tôi không hề hay biết.
Sau hội nghị lần thứ 10, Khang Sinh lại trở nên sốt sắng. Hồi đó Mao công kích cả phó thủ tướng Tập Trọng Huân, bởi vì hình như nhân vật này đã ủng hộ những nỗ lực phục hồi của Cao Cương và có thái độ thù địch với đảng. Thế rồi Khang Sinh được giao trách nhiệm điều tra âm mưu chống đảng của Tập Trọng Huân. Cuộc điều tra của Khang Sinh đã động chạm đến hơn 300 cán bộ của đảng, chính phủ và quân đội, trong sổ đó có cả Giả Thác Phủ, ủy viên trung ương đảng, Mã Văn Nhuệ, bộ trưởng lao động và Bái Kiến, thứ trưởng thứ nhất bộ công nghiệp máy. Tôi quen Tập Trọng Huân và hiểu rằng những lời buộc tội ông và những người theo ông chỉ là bịa đặt. Nhưng nhiệm vụ của Khang Sinh là phải loại bỏ và tiêu diệt các đồng chí của mình và những cuộc điều tra cán bộ lãnh đạo triền miên của Khang Sinh trong thời gian đầu thập kỷ 60 đã dọn đường cho cuộc Cách mạng Văn hóa sau này.
Sau hội nghị lần thứ 10 ít lâu, các cuộc điều tra đã tìm được những nạn nhân đầu tiên. Trước tiên là phó thủ tướng Tập Trọng Huân bị điều đi Hà Nam và sau đó bị quản thúc tại gia. Mãi đến năm 1980 ông mới được phục hồi danh dự. Rất nhiều người trong số hơn 300 cán bộ bị kết án oan và cũng phải chịu những số phận tương tự.
Sau hội nghị lần thứ 10, Mao tìm cách thiết lập lại sự kiểm soát của ông ở các vùng nông thôn bằng cách ngăn chặn và chấm dứt xu hướng kinh tế cá thể mà ông cho đó là sự hồi sinh của chủ nghĩa tư bản. Quá trình này tiến triển rất chật vật và câu hỏi tại sao đại nhảy vọt thất bại đã chìm vào quên lãng. Mãi đến tháng 5 năm 1963, trong một cuộc họp của Bộ chính trị và các bí thư đảng địa phương ở Hàng Châu, Mao mới dứt điểm được. Trong cuộc họp, nghị quyết về các vấn đề nông nghiệp hiện nay đã được thảo luận và ban hành. Trong nghị quyết có nói, những thế lực phong kiến và tư bản đang tìm cách trở lại ở nông thôn. Việc này sẽ dẫn đến một cuộc đấu tranh giai cấp khốc liệt. Để giải quyết vấn đề, Mao đề nghị phát động một chiến dịch giáo dục xã hội chủ nghĩa ở nông thôn. Kẻ thù giai cấp phải bị mọi người lên án và phải gánh chịu trách nhiệm của họ, các cán bộ địa phương và nông dân phải được giáo dục và rèn luyện trong chủ nghĩa xã hội và trong đấu tranh giai cấp.
Do sự cách biệt của nhóm Một, ngoài sự thật là đại nhảy vọt đã gây ra những hậu quả lại hại và nhân dân chỉ khắc phục được nạn đói một cách chậm chạp ra, tôi chẳng biết gì nhiều về tình hình ở nông thôn. Tôi cũng chẳng hiểu ý nghĩa của chiến dịch giáo dục xã hội chủ nghĩa của Mao. Sau cuộc họp ở Hàng Châu vào tháng 5 năm 19ó3. khi chúng tôi lại ngồi trên đoàn tàu đặc biệt, tôi tranh luận với Uông Đông Hưng và Lâm Khắc - người mà chỉ một thời gian sau vĩnh viên phải rời khỏi nhóm Một - về cách làm này của Mao. Vừa mới cải tổ thành công các công xã nhân dân và nông dân trở về với việc phân chia lao động hợp lý hơn, thì bây giờ Mao lại muốn làm đảo lộn tất cả. Ông kêu gọi cán bộ ở thành phố xuống làng xã để kiểm tra tình hình kinh tế và tài chính của các công xã nhân dân. Người ta ngờ rằng, trong thời gian đói kém nhiều cán bộ địa phương đã ăn hối lộ. Cán bộ ở thành phố về nông thôn. một mặt để có thể cảm thông với điều kiện sống khắc nghiệt ở đó. Mặt khác, với tư cách là những thanh tra rừ nơi khác đến, họ có thể phát hiện ra những thủ thuật gian trá trong công tác kế toán, phân phối lương thực, phân chia sở hữu và trả lương cho các thành viên của công xã.
Lý Liên được cử đi trong một đoàn công tác đầu tiên về nông thôn. Vì thế, lập tức chiến dịch này ảnh hưởng đến tôi. Sau khi Lý Liên đi, còn lại mình tôi với hai con trai: John đang đi học lớp đệ nhất của trường trung học, Erward vẫn đi nhà trẻ. Một mình tôi không thể nào chăm sóc được hai đứa bé, bởi vì lúc nào tôi cũng phải túc trực bên Mao. Nếu Mao quyết định đi công du. thì không biết sẽ ra sao đây? Việc người ta cử Lý Liên, con gái của một đại địa chủ, về nông thôn để giáo dục xã hội chủ nghĩa liệu có hàm ý gì không? Cô không phải là đảng viên cộng sản, thậm chí những người trong gia đình cô còn bị coi là kẻ thù giai cấp. Có ích lợi gì khi cô đi thanh tra và giáo dục những kẻ thù giai cấp khác?
Vậy mà khi tôi tìm cách trì hoãn quyết định này, ông viện trưởng Viện nghiên cứu Tây á và châu Phi thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Trung quốc, nơi Lý Liên làm việc với tư cách là người nghiên cứu, đã giải thích với tôi rằng, Lý Liên được cử về nông thôn chính vì lý lịch gia đình xấu. Nếu cô được chứng kiến những người như cô bị giáo dục như thế nào, có lẽ cô sẽ có thể tự sửa đổi được nhận thức của mình.
Cuối tháng 9 năm 1963, Lý Liên đi công tác. Tôi phàn nàn với Uông Đông Hưng: Cấp trên đòi hỏi chúng tôi ngày đêm phải làm việc hết mình, nhưng họ chẳng màng đến những vấn đề cá nhân của chúng tôi. Đó đâu phải là cách đối xử của cấp trên đối với cấp dưới. Uông Đông Hưng đã đề nghị với ban y tế trung ương về việc này và ngầm cho thủ trưởng của Lý Liên biết tôi là bác sĩ riêng của Mao. Lập tức Lý Liên được trở về.
Cả Lưu Thiếu Kỳ cũng gặp rắc rối với chiến dịch giáo dục xã hội chủ nghĩa. Ông đã sửa đổi nghị quyết về các vấn đề nông thôn của Mao và đưa ra những lý luận riêng với một bản dự thảo phương hướng thực hiện một số biện pháp đặc biệt liên quan đến phong trào giáo dục xã hội chủ nghĩa ở nông thôn. Trong hội nghị trung ương đảng vào tháng 9 nam 1963, những đề nghị của Lưu được đưa ra thảo luận. Mao cảm thấy bị xúc phạm. Ông lên án Lưu đã phá hoại những nỗ lực phát động đấu tranh giai cấp của ông. Nhưng theo tôi, Mao khó chịu với nội dung của bản dự thảo được thảo luận trong tháng 9 của Lưu sau này được gọi là Dự thảo 10 điểm thứ hai thì ít mà ông cảm thấy chối với việc Lưu thường tung ra những đề nghị mới làm cho ông bực mình nhiều hơn. Lúc nào Mao cũng cho ông có lý.
Nỗi bực tức của Mao đối với Lưu Thiếu Kỳ tăng lên, khi Lưu cử Vương Quang Mỹ phụ trách một nhóm công tác về công xã Đào viên vào năm 1964 để xem xét tình hình ở đó. Việc Vương Quang Mỹ về nông thôn hoàn toàn không có gì khác với những cán bộ được điều từ Bắc Kinh. Tuy nhiên. về việc này Mao lại cáu bẳn rằng người ta đã đề cao chuyến đi của bà, rằng việc bà báo cáo những gì bà đã mắt thấy lại nghe trong một cuộc họp lớn của các cán bộ cao cấp sau khi bà trở về là nhằm mục đích đưa đội công tác của bà trở thành một hình mẫu cho các dội công tác sau này. Mao nghi ngờ Lưu đã chuyển giao quyền lực cho vợ ông. Mao không hề thấy dễ chịu rằng, hai người đã qua mặt ông. Lúc đó tôi có cảm giác, mục tiêu công kích của Mao là nhằm vào những người như Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình. Tuy nhiên, Mao hiện đang tiếp tục công việc tảo thanh những cán bộ cấp dưới và ông tạm thời chưa động đến những cán bộ lãnh đạo.
Trong khi Mao chỉ trích Lưu, vì Lưu đã dành cho vợ ông một vai trò chính trị tích cực, thì mỉa mai thay, Mao cũng giao cho Giang Thanh những nhiệm vụ chính trị.

<< Chương 50 | Chương 52 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 207

Return to top