Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Bài Viết >> Bác Sĩ riêng của Mao

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 144298 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bác Sĩ riêng của Mao
Lý Chí Thỏa

Chương 40
Lý Liên, Thạch Thụ Hán và Cơ Túc Hoa ra đón tôi ở sân bay. Trước khi tôi vào bệnh viện trình diện, tôi và Lý Liên ghé qua thăm mẹ tôi. Cuộc khủng hoảng kinh tế đang gia tăng khiến cho hoàn cảnh của gia đình tôi tồi tệ đi Mẹ tôi già đi trông thấy. Cụ vẫn bị huyết áp cao. Ngoài ra, cụ còn bị yếu tim. Hàng ngày cụ chỉ ăn một bữa - không chỉ vì thiếu thốn thực phẩm mà do cụ chẳng muốn ăn nữa. Đã thế cụ lại phải trông nom hai đứa con trai tôi vì vợ tôi đi làm từ sáng sớm và về nhà rất muộn còn tôi thường vắng mặt ở Bắc Kinh. Mẹ tôi lo lắng cho bệnh tình của tôi. Tôi là đứa con trai duy nhất của cụ, nên cụ rất thương tôi và lúc nào cũng lo cho tôi. Tôi không muốn mẹ tôi phải bận lòng, nên tôi chỉ ngồi lại với cụ vài phút rồi vào viện.
Khối u ở dạ dày của tôi không phải u ác tính. Ngô Tiếp, vị giáo sư cũ của tôi bây giờ giữ chức Trưởng khoa Nội, đã cam kết với tôi rằng, tôi sẽ mau chóng bình phục mà không cần phẫu thuật, nếu tôi nghe theo lời ông: ăn kiêng và dùng thuốc. Chỉ sau ba ngày tôi đã cảm thấy những dấu hiệu tốt hơn. Dạ dày tôi đã bớt cháy máu và tôi đã cảm thấy khá hơn. Nhưng một quí phu nhân ở phòng bên cạnh, vợ của một thứ trưởng bộ y tế làm tôi rất khó chịu. Bà ta biết tôi là bác sĩ riêng của Mao, nên đã tìm đủ mọi cách để moi bằng được những chi tiết về mối quan hệ của Mao và Giang Thanh. Người đàn bà này quấy rầy tôi đến nỗi cuối cùng Cơ Túc Hoa, giám đốc bệnh viện, đã phải chuyển tôi sang phòng khác.
Trong khi sức khỏe của tôi đang dần dần phục hồi, thì mẹ tôi lại phải vào nằm trong bệnh viện Đồng Nhân gần đó vì một cơn đau tim. Cơn đau này không nghiêm trọng lắm, nhưng mẹ tôi phi nằm lại trong bệnh viện hàng tuần liền để dưỡng sức. Một bà cô trông coi hai đứa con trai tôi, còn Lý Liên hết đạp xe đến bệnh viện tôi nằm rồi lại đạp xe đến bệnh viện mẹ tôi nằm. Tôi cảm thấy đã khỏe khoắn hơn và có thể thỉnh thoảng ra khỏi bệnh viện để cùng với Lý Liên đi thăm mẹ tôi. Bệnh viện trở thành nơi ẩn nấp của tôi. Chiến địch chống bọn cơ hội hữu khuynh vừa được phát động và tôi chẳng muốn bị cuốn hút vào. Bành Chân, thị trưởng thành phố Bắc Kinh tỏ ra là một người hăng hái hưởng ứng chiến dịch này. Ông cho treo khắp các phố phường những lá cờ đỏ to tướng và những khẩu hiệu vừa cũ, vừa mới như: Mao Chủ tịch muôn năm!, Đường lối chung muôn năm!, Công xã nhân dân muôn năm!, Đại nhảy vọt muôn năm!
Người anh của tôi đang làm việc ở Bộ y tế đã trở thành nạn nhân của phong trào này. Hồi đó tôi không liên lạc gì với anh ấy. Lý Liên muốn tôi dò hỏi tình hình của anh ấy trong Bộ y tế xem sao. Nến làm thế, thì chỉ tổ làm người ta để ý đến tôi. Tôi không muốn dính vào chính trị một tí nào. Tôi muốn rời khỏỉ nhóm Một.
ở đó không chỉ có Mao, người làm cho tôi không chịu đựng nổi công việc tôi đang làm, mà còn có Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều. Họ là những kẻ thô lỗ và ác độc. Họ càng làm việc lâu trong nhóm Một, họ càng đồi bại. Vụ bê bối của Diệp Tử Long với một người bạn gái cũ ở tỉnh Vũ Hán năm 1958. Còn Lý ẩm Kiều cũng bắt đầu lao vào một mối tình chớp nhoáng.
Tôi không tán thành lối cư xử và sự thiển cận của họ, tôi khinh bỉ cả hai người. Nhưng họ luôn sai khiến và làm nhục tôi bằng cách bắt tôi không chỉ chăm sóc sức khỏe cho Mao, mà còn phải quan tâm đến cả khẩu vị của Mao. Tôi còn phải làm người hòa giải các cuộc cãi cọ xảy ra liên miên và vô nghĩa giữa Giang Thanh và các cô y tá của bà ta. ở tuổi trạc tứ tưần, tôi thấy mình đang lâm vào ngõ cụt của nghề nghiệp. Lẽ ra, tôi nên làm một nhà phẫu thuật thì tốt hơn.
Cơ Túc Hoa mách cho tôi một chỗ làm ở bệnh viện Bắc Kinh. Tôi sẽ nhận việc điều hành phòng y tế trong bệnh viện và theo dõi tình hình sức khỏe của các cán bộ cấp cao. Nhưng điều này có nghĩa là thay vì ở Trung Nam Hải tôi sẽ phải đương đầu với những mưu mô chính trị ở bệnh viện, vì tình hình ở bệnh viện cũng chẳng khác gì. Tôi thích làm việc ở Thượng Hải hay Nam Kinh hơn.
Đầu tháng 9 Mao về Bắc Kinh và sau đó ít lâu Lý ẩm Kiều và La Quảng Lộ, một thư ký riêng của Mao, tôi thăm tôi. Họ thuyết phục tôi nên rời bệnh viện. Sắp đến lễ quốc khánh Trung quốc lần thứ mười. Có lẽ ngày lễ này sẽ được tổ chức rất to. Trong mười tháng qua, hàng triệu người đã bỏ sức để thực hiện nhiệm vụ của Mao giao là phải hoàn thành mười công trình lớn đúng vào dịp kỷ niệm ngày lễ này. Toàn dân Bắc Kinh đã phải làm phu phục dịch cho vị hoàng đế Trung hoa ở thế kỷ hai mươi. Cũng như Tần Thủy Hoàng đã cho xây Vạn lý trường thành và về sau mỗi một ông vua đều cho xây cho riêng mình một công trình vĩ đại, Mao đã buộc phải xây xong mười công trình lớn để chào mừng mười năm ngày thành lập chính quyền của ông. Quảng trường Thiên An Môn với Đại lễ đường khổng lồ và Viện bảo tàng Lịch sử Trung quốc được mở rộng cả hai bên, đến nỗi hiện nay nó có thể chứa được nửa triệu người. Cuộc diễu binh và bắn pháo hoa sẽ được làm rầm rộ nhất trong lịch sử Trung quốc cận đại. Lý ẩm Kiều và La Quảng Lộ không muốn tôi bỏ lỡ sự kiện vĩ đại này.
Nhưng tôi không theo Mao ra quảng trường Thiên An Môn. Ngày quốc khánh lần thứ mười đã tới và trôi qua khi tôi còn ở trong viện. Trong khi mẹ tôi nằm bệnh viện Đồng Nhân, vào một ngày cuối tháng 11 khi bà đang tắm nước nóng như thường ngày, thì bỗng nhiên cụ bị bất tỉnh nhân sự. Khi tôi đến khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện, thì huyết áp của bà đã tụt xuống thấp, cực kỳ nguy hiểm. Các bác sĩ đã bó tay. Vài giờ sau cụ tôi ra đi, không kịp gặp mặt hai đứa cháu. Chúng tôi không mai táng cụ. Với sự giúp đỡ của Phòng y tế trung ương sau khi cụ mất ba ngày, chúng tôi đã cho hỏa táng thi hài cụ. Tôi đem bình tro về nhà và để trên bàn làm việc của tôi, vì tôi không muốn chôn bình tro ở nghĩa trang Bắc Bảo Sơn. Nếu tôi xin được việc tại một bệnh viện nào đó ở Nam Kinh hoặc ở Thượng Hải, tôi sẽ mang theo bình tro của mẹ tôi.
Sau khi mẹ tôi mất, việc giữ lại 5 căn phòng trong ngôi nhà ở trong thành phố đối với chúng tôi trở nên khó khăn hơn. Tôi muốn rời Trung Nam Hải và chuyển về ở trong ngôi nhà của mẹ tôi. Nhưng La Đạo Nhương, người phụ trách mới của Phòng An ninh đã không đồng ý, ông ta tưởng tôi muốn bỏ nhóm Một. Là bác sĩ riêng của Mao, tôi phải sống ở Trung Nam Hải. La đề nghị tôi chuyển cả gia đình vào ở trong Trung Nam Hải và hứa sẽ cho tôi thêm một phòng cho hai đứa con trai tôi:
- Đồng chí nghĩ kỹ đi, bác sĩ Lý ạ. Khi đồng chí về nhóm Một, đồng chí phải đi công tác liên miên. Cho nên nếu vợ con đồng chí ở lại ngôi nhà của mẹ đồng chí, đồng chí sẽ chẳng còn cuộc sống gia đình nữa đâu.
La nói đúng. Tôi và Lý Liên chẳng còn cách nào khác là chuyển cả nhà vào Trung Nam Hải. Đứa con lớn của chúng tôi đã có thể đạp xe đi học, còn đứa bé hồi đó mới ba tuổi hàng ngày chúng tôi sẽ gửi nó nhà trẻ ở Bắc Hải. cuối tuần thì đón cháu về nhà. Hai chúng tôi và đứa lớn có thể ăn ở nhà ăn công cộng ở Trung Nam Hải.
Theo đề nghị của Lý Liên, tôi ra viện một thời gian ngắn để giúp gia đình chuyển nhà, rồi sau đó lại vào viện. Lý liên thường đến thăm tôi vào những ngày cuối tuần. Cô cho cả hai đứa con đi theo. Tôi sắp phải quay về nhóm Một và cô muốn nhìn thấy tôi trong trạng thái hoàn toàn bình phục trước khi tôi lại phải chịu đựng những căng thẳng của công việc.
Sở nhà đất Bắc Kinh phát hiện ra ngay các căn phòng của mẹ tôi bỏ không và đòi chúng tôi nhượng lại toàn bộ ngôi nhà. Không còn cách nào khác. Sau mười năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa và sau hơn một thập kỷ, từ khi tôi còn là một thanh niên có lý tưởng trở về để phục vụ đất nước tôi đã trở thành một thành viên của giai cấp vô sản, khi Nhà nước đã sung công toàn bộ tài sản của gia đình tôi.
Tinh thần tôi dường như bị suy sụp. Đối với một người có lý tưởng, việc ti bỏ ngôi nhà thừa kế từ thế hệ này sang thế hệ khác rất đỗi thân thiết của gia đình tôi không phải là dễ dàng. Sau khi người Nhật xâm lược Trung quốc, tôi và mẹ tôi đã phải chạy đến Tô Châu và xa quê hương suốt 17 năm. Nhưng tôi đã sống thời thơ ấu trong ngôi nhà này và sau khi trở về Trung quốc ngôi nhà này đã chứng kiến rất nhiều kỷ niệm đẹp đẽ trong đời tôi. Pháo đài cuối cùng của sự ấm cúng, bình yên và hòa thuận của chúng tôi, nơi duy nhất chúng tôi được tự do nói cười và đùa nghịch, đã vĩnh viễn không còn nữa.

<< Chương 39 | Chương 41 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 718

Return to top