Ngày 10-7, ngày họp thứ 8 ở Lư Sơn. Mao triệu tập một cuộc gặp gỡ với những người lãnh đạo địa phương. Ông nhấn mạnh, đảng chỉ có thể giải quyết các vấn đề của mình bằng sự thống nhất về tư tưởng. Đường lối chung - kế hoạch đại nhảy vọt nhằm mục đích đuổi kịp nước Anh trong vòng 15 năm tới - vẫn luôn luôn đúng đắn. Trong những năm qua, chúng ta đã thu được nhiều thành quả. Mặc dù xảy ra một số trục trặc, nhưng điều đó không đáng kể. Mao hỏi: Mỗi người có 10 ngón tay phải không? Chúng ta cần 9 ngón để đếm những thành quả của chúng ta và có mỗi một ngón là sai lầm.
Ông cảnh cáo tư tưởng cho rằng Trung quốc đang đứng trước ngưỡng cửa của chủ nghĩa cộng sản. Dựa vào mức độ phát triển hiện nay, người ta chỉ nên coi công xã nhân dân là một loại hình hợp tác xã nông nghiệp thuần túy, phát triển ở mức độ cao chứ chưa phải là một tổ chức theo kiểu chủ nghĩa cộng sản. Tất cả mọi người - từ cán bộ cho đến người dân bình thường - đã có quá nhiều ảo vọng về công xã nhân dân. Trong khi làm cách mạng, chúng ta phải, trả giá đáng kể. Đất nước đã mất khoảng hai tỉ nhân dân tệ để làm các lò luyện kim. Nhưng bù lại nhân dân cả nước đã học được cách luyện thép. Số nên tỉ này thực ra được coi như khoản chi phí để học một nghề thủ công.
Mao không đợi người ta bình luận về lời phát biểu của mình, rời khỏi phòng họp ngay. Tôi phải đi theo ông. Nhưng sau đó Điền Gia Anh kể với tôi rằng, bài phát biểu của Mao đã làm mọi người lặng đi. Người ta hiểu đó là lời cảnh cáo đối với những ai còn muốn lên tiếng chỉ trích kế hoạch đại nhảy vọt.
Tuy nhiên, Bành Đức Hoài vẫn tiếp tục cuộc tranh luận một cách kín đáo. Với tư cách cá nhân, ngày 14-7 ông đã gửi cho Mao một lá thư viết tay khá dài. Mặc dù lúc đầu tôi không biết nội dung của lá thư, nhưng tôi nghĩ, nó đã ]àm cho Mao rất bực bội. Ông trằn trọc cả đêm. Sau này tôi được đọc lá thư đó. Đoạn đầu Bành ca ngợi thành tựu của kế hoạch đại nhảy vọt, sự tăng trưởng mạnh mẽ của sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Ông đề cập đến công xã nhân dân và bày tỏ rằng những thiếu sót của chúng đã được khắc phục bởi những chính sách mới về tổ chức từ tháng 11-1958. Theo đánh giá của ông, những lò luyện kim gia đình có những mặt tích cực và tiêu cực. Chúng đã huy động tìm kiếm những khoáng sản cần thiết cho việc luyện thép trong cả nước. Nhiều người lĩnh hội được kỹ thuật mới và cán bộ được trau đồi thêm khả năng tổ chức của họ. Đó là mặt tích cực. Mặt khác, một số lượng lớn người được huy động tìm kiếm khoáng sản đã dẫn đến tình trạng phung phí quá nhiều sức lao động. Đó là mặt tiêu cực. Bành Đức Hoài còn cho rằng tiêu cực nhiều hơn tích cực.
Trong phần thứ hai của lá thư. Bành Đức Hoài nhấn mạnh đến việc cân thiết phải rút kinh nghiệm từ kế hoạch đại nhảy vọt ông diễn giải rằng, kế hoạch này đã khuyến khích những khuynh hướng quá tả: bóp méo ghê gớm những con số thống kê trong sản xuất và sự lạc quan tếu. Cuối thư, ông kêu gọi trong tương lai, đảng phải phân định rạch ròi đúng sai, và nâng nhận thức về tư tưởng lên một mức độ cao hơn. Tuy nhiên, ông không muốn đổ lỗi cho một cá nhân nào, bởi vì điều đó có thể ảnh hưởng xấu đến sự thống nhất và những chính sách sau này của đảng.
Lá thư thật chân thành, sâu sắc và đã được cân nhắc kỹ lưỡng. Bành Đức Hoài không phải là một chính trị gia, mà là một người chất phác, mau miệng, một chiến sĩ can đảm, không thể thực hiện được một âm mưu chính trị nào, ông chỉ nói lên sự thật, trong khi những người khác thường nói dối. Khác với đa số cán bộ lãnh đạo của đảng lúc đó là ông không sợ Mao.
Ngày 16-7, mặc độc chiếc quần ngủ trắng, chân đi dép, không tất. Mao đã họp với ủy ban thường vụ Bộ chính trị tại biệt thự của ông. Lưu Thiếu Kỳ. Chu Ân Lai, Chu Đức và Trần Vân là những thành viên duy nhất của ủy ban đang có mặt ở Lư Sơn lúc đó. Đặng Tiểu Bình đang nằm trong Bệnh viện Bắc Kinh, vì ngày 2-5 ông bị trượt ngã và gãy chân trong khi ông chơi bi-a tại Câu lạc bộ dành cho cán bộ cao cấp ở phía bắc Trung Nam Hải. Tôi đưa ông đến bệnh viện để người ta bó bột cho ông. Đặng nằm bệnh viện vài tuần và lúc nào cũng được một cô y tá trẻ trông nom. Thực ra, người ta cử cô y tá này từ Thượng Hải đến để làm việc cho Mao. Theo lời Thạch Thụ Hán, chánh văn phòng y tế trung ương cho tôi biết, thì người phụ nữ trẻ này đã có thai trong thời gian làm việc ở đây, nên có rất sợ vợ Đặng. Người ta đã đuổi cô ta về Thượng Hải và ép cô phải phá thai.
Lâm Bưu vắng mặt trong cuộc họp. Ông vẫn mắc bệnh suy nhược thần kinh và ốm đau luôn. Sau này, tôi được biết ông rất sợ nước, sợ gió và sợ lạnh. Mây mù, những cơn mưa thường xuyên và gió lộng ở Lư Sơn sẽ làm ông rất khó chịu. Trong cuộc họp của ủy ban thường vụ còn có các nhân viên của Mao tham dự. Mao tuyên bố, đã từ lâu bọn hữu khuynh không phải là đảng viên vẫn chỉ trích kế hoạch đại nhảy vọt và bây giờ ngay cả trong đảng, những tiếng chỉ trích cũng ngày một nhiều hơn. Một số người cho rằng đại nhảy vọt là lợi bất cập hại. Ví như bức thư của Bành Đức Hoài cho thấy ông ta thuộc nhóm người này. Mao nói, ông sẽ đưa thư của Bành cho những người tham dự hội nghị đảng ở Lư Sơn xem, để họ có thể tự đánh giá được nội dung của nó. Ông còn dọa, nếu đảng bị chia bè kéo cánh, ông sẽ thành lập một đảng mới của nông dân. Nếu quân đội bị phân hóa, ông cũng sẽ xây dựng một đội quân khác.
Các ủy viên của ủy ban thường vụ Bộ chính trị bắt đầu thảo luận về bức thư của Bành. Mao đã chỉ cho họ thấy hết ý nghĩa quan trọng của sự việc này, nên các đồng chí của ông rất dè đặt nêu ý kiến. Sau cuộc họp này, lá thư của Bành được gửi đến đảng bộ địa phương các cấp để thảo luận. Rất ít người dám đồng tình với Bành, nhưng cũng có một vài người tỏ ra can đảm. Ngày 19-7, Hoàng Khắc Thành, tổng tham mưu trưởng và cũng là bạn thân của Bành, liên kết với Châu Tiểu Châu, bí thư thứ nhất tỉnh Hồ Nam, người đã từ lâu lo ngại về cuộc khủng hoảng kinh tế, đã lên tiếng ủng hộ Bành Đức Hoài. Cả hai đều ca ngợi dụng ý của lá thư, tuy một số đoạn trong thư lời lẽ khá gay gắt.
Cả Lý Thụy người mới trở thành một trong những thư ký chính trị của Mao - cũng cho rằng, lá thư của Bành đã giải quyết được những vấn đề của kế hoạch đại nhảy vọt và phá tan bầu không khí tù hãm cản trở những lời phê bình thảng thắn, thậm chí ở ngay cả trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của đảng.
Ngày 21.7, thứ trưởng Bộ ngoại giao Trương Văn Điền, người đã được đào tạo ở Liên-xô, đã công kích quyết liệt phong cách lãnh đạo của Mao và kế hoạch đại nhảy vọt trong một bài phát biểu dài. Trong những năm 30 trước đây, sau khi học ở Liên-xô về, Trương là một thành viên trong phe của Vương Minh. chống lại sợ lãnh đạo của Mao. Tuy vậy, về sau ông lại theo Mao và tỏ ra rất trung thành với Mao. Ông làm đại sứ ở Liên-xô trong một thời gian dài. Nhưng sau năm 1949 ông không còn được giữ chức vụ quan trọng nào nữa.
Trương Văn Điền nói: một số người toan biến chủ nghĩa cộng sản thành hiện thực khi họ áp dụng cơ chế bao cấp, thành lập các nhà ăn công cộng ở các công xã nhưng ông lại có cái nhìn khác. Ông ủng hộ một chính sách tìm sự thật trong thực tế. Điều này nói dễ hơn làm, như chính Mao Chủ tịch thường nói. Trương gián tiếp làm mọi người nghĩ rằng, lời nói và việc làm của Mao không khớp nhau. Trương Văn Điền giảng giải: Mao Chủ tịch thường dạy chúng ta rằng chúng ta phải can đảm có những suy nghĩ khác với suy nghĩ của Chủ tịch. Chủ tịch kêu gọi chúng ta hãy kéo vua khỏi ngựa. mặc dù vì thế chúng ta có thể bị mất đầu như chơi. Lời nói này bao hàm ý tốt, nhưng ai mà chẳng sợ mất đầu.
Cuối cùng, Trương lên tiếng ủng hộ tinh thần dân chủ và tự do bày tỏ ý kiến:
- Chúng ta phải tạo ra một bầu không khí sôi nổi, lành mạnh, trong đó mọi người có thể công khai nói ra những suy nghĩ của mình. Chỉ có như vậy. chúng ta mới phát huy được tinh thần đấu tranh. Cán bộ lãnh đạo phải có phong cách làm việc và môi trường mà những vấn đề thuộc về nguyên tắc không kìm hãm và cản trở họ phát huy sáng kiến. Bức thư của Bành Đức Hoài nhắc nhở chúng ta hãy thu thập và phân tích những kinh nghiệm của chính mình. Chủ đích này của bức thư là rất quí.
Những thành viên khác trong nhóm của Trương Văn Điền, đặc biệt là những người như Kha Thanh Thế, Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Thượng Hải, Tăng Huy Sinh, bí thư thứ nhất tỉnh An Huy và Trụ Đông, bí thư thứ nhất tỉnh Sơn Đông rất khó chịu với bài nói của ông, nên họ ngắt lời ông liên tục. bác bỏ những lập luận của ông và trách cứ ông, vì ông đã trực tiếp công kích Mao. Trương Văn Điền đáp lại rằng chẳng thà nói lên sự thật rồi chết còn hơn là sống thảm hại như một vật vô tri, vô giác.
Ngày 23-7, Mao lại triệu tập một cuộc họp mở rộng toàn thể Bộ chính trị. Ông quả quyết, hiện nay có một số thành phần ở trong và ngoài đảng đang cấu kết với nhau để công kích sự lãnh đạo của đảng. Một số kẻ ngoài đảng là bọn hữu khuynh và bây giờ có cả một số đảng viên cũng đứng về phe chúng. Mao còn nói:
- Tôi có một lời khuyên đối với những đồng chí này: khi phát biểu các đồng chí phải biết mình đang đi về hướng nào. Các đồng chí không được mềm lòng trước cuộc khủng hoảng. Một số đồng chí đã không đứng vững được trong giông tố. Họ không đứng vững, mà lắc qua lắc lại như nông dân trong một điều nhảy mô tả cảnh cấy lúa. Họ tỏ ra thiếu tin tưởng và bi quan giống hệt bọn tư sản vậy. Họ chưa phải là bọn hữu khuynh, nhưng họ ngày càng xích gần lại với chúng một cách đáng sợ
Mao bác bỏ từng điểm trong lá thư của Bành Đức Hoài và nhấn mạnh đến những ý kiến của Bành về tình trạng lạc quan tếu và đến việc ông ta quả quyết là chúng ta đã thất bại nhiều hơn là thắng lợi. Bầu không khí cuộc họp ngày càng trở nên căng thẳng. Trong khi Mao phát biểu, Bành Đức Hoài ngồi im ở hàng ghế sau cùng của phòng họp. Ông đã cảm thấy nóng mặt. Trước lúc Mao lên phát biểu. Bành đã chất vấn Chủ tịch tại sao lại phân phát bức thư của Bành cho những người tham dự cuộc họp mà không được sự đồng ý của ông, bởi vì lá thư này được gửi đến địa chỉ của Mao với tư cách cá nhân. Mao quỉ quyệt trả lời rằng, Bành đã không cấm ông làm chuyện đó Bành tức đến lặng người.
Sau khi Mao phát biểu xong, Bành lẻn nhanh ra ngoài. Tôi cùng với đoàn tùy tùng của Mao rời khỏi phòng họp và khi ra ngoài, chúng tôi chạm trán Bành. Mao lập tức lên tiếng:
- Đồng chí Bành, chúng ta đâu có phải kẻ thù, còn phải nói chuyện với nhau nữa đấy.
Nhưng Bành đã mất bình tĩnh:
- Có gì mà nói nữa!
- Mặt ông đỏ lên, ông vung cánh tay phải lên khỏi đầu và làm một động tác như đánh một đối thủ tưởng tượng.
Lập tức dàn đồng ca từ những người chống đối vang lên buộc tội Bành ông. Chỉ huy dàn đồng ca dĩ nhiên là Mao Chủ tịch. Bản án đưa ra rất nghiêm khắc: Bành Đức Hoài, Hoàng Khắc Thành, Châu Tiểu Châu, Trương Văn Điền bị quy là hữu khuynh. Sau đó Mao quyết định triệu tập đại hội toàn thể Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản khoá 8. Cuộc hội thảo lần này cũng tổ chức ở Lư Sơn, sau này đi vào lịch sử đảng cộng sản như là hội nghị Lư Sơn. Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung quốc là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước; để rảnh tay hành động chống Bành Đức Hoài, Mao xiết chặt sự ủng hộ của ban lãnh đạo đảng cộng sản Trung quốc.
Hôm sau Giang Thanh xuất hiện ở Lư Sơn. Trước đó bà gọi cho chồng nói là rất lo cho ông. Mao cảm động bà và cho phép Giang Thanh tới. Thật là lạ lùng, song quả là ông muốn gặp Giang Thanh.
Sáng 24 tháng 7 Diệp Tử Long, Uông Đông Hưng và tôi ra sân bay đón đệ nhất phu nhân Trung quốc. Vừa rời khỏi ghế, Giang Thanh đã hỏi ngay sức khoẻ Mao. Giọng bà đanh và chẳng báo trước điều gì tốt lành cả. Tôi nói vừa rồi, lãnh tụ ăn không ngon và mấy hôm nay không ăn được những món mà đầu bếp riêng Lý Hỉ Vũ nấu. Tôi nói thêm là vấn đề đã được Uông Đông Hưng cố gắng giải quyết bằng cách gọi một đầu bếp cừ khôi từ Nam Xương. Mao đã ăn ngon miệng, món xúp rùa, một trong những đặc sản do đầu bếp mới nấu đã làm cho Chủ tịch hài lòng.
Giang Thanh tới Lư Sơn không chỉ để gần Mao. Người ta đưa bà đến vì mục đích chính trị. Điều này cũng dễ nhận ra do cử chỉ và thái độ của bà. Bà ta bỗng nhiên quên hết bệnh tật của mình, và không còn uể oải nữa. Thường thường sau khi đến nơi bà tỏ ra mệt mỏi và đi ngủ ngay. Nhưng lần này những sự kiện diễn ra ở đây làm bà trở nên sôi nổi khác thường.
Vì Mao vẫn còn ngủ, Giang Thanh đến gặp Lâm Bưu. Lâm Bưu cũng vừa mới tới vài tiếng đồng hồ, ông được đưa xuống chân núi nơi đó đỡ lạnh hơn. Giang Thanh nói chuyện với Lâm Bưu chừng hai tiếng, sau đó bà lại quay lên núi gặp các nhân vật chóp bu còn lại - Chu Ân Lai và vợ Đặng Dĩnh Siêu, phó thủ tướng Lý Phú Xuân và cô vợ đẹp của ông là Thái Trang, và cuối cùng tất nhiên với thị trưởng Thượng Hải Kha Thanh Thế, một người bạn mới quen và là người cùng chí hướng.
Trước đây Giang Thanh hiếm dính dáng vào chính trị. Hồi còn ở Diên An, trong thời gian cưới Mao, Bộ chính trị đã đưa ra một điều kiện khá nghiêm là vợ lãnh tụ không được tham gia chính trị. Vì thế Giang Thanh nhẩy vào sân khấu chính trị với thuận tình của chồng mình. Việc bà ta bất ngờ xuất hiện ở Lư Sơn và ngay sau khi rời máy bay đã gặp ngay các nhà lãnh đạo cao cấp đất nước chứng tỏ rằng Mao gặp khó khăn nghiêm trọng về chính trị. Việc Giang Thanh xuất hiện được xem như là bà muốn bảo vệ chồng. Bà kết thúc cuộc viếng thăm chính thức: vào buổi chiều. Lúc ấy Mao cũng vừa dậy.
Sớm hôm sau Giang Thanh mời tôi, nói:
- Tôi đến đây vì tôi rất lo sức khoẻ của Chủ tịch. Nhưng hôm qua tôi vui mừng thấy là ông hoàn toàn sảng khoái đầu óc và không phàn nàn về sức khoẻ. Tôi tin là trong việc này có công của đồng chí. Chiều qua Lâm Bưu cho tôi biết là mấy hôm rồi Chủ tịch không ăn được. Đồng chí đừng quên là bác sĩ riêng còn cần phải theo dõi cả thức ăn cho Chủ tịch nữa. Vì thế đồng chí nên thường xuyên xuống nhà bếp để mắt xem nhà bếp nấu có thực hiện tốt nhiệm vụ của mình không.
Tôi hiểu Lý đã kịp qua bà phàn nàn tôi. Nhưng tôi là bác sĩ điều trị, không phải là bác sĩ dinh dưỡng và không dính líu gì đến công việc theo dõi nồi niêu xoong chảo ở nhà bếp. Tôi chỉ phải theo dõi sức khoẻ của Mao, nếu Mao ăn không ngon miệng thì đó không phải là bệnh mà lỗi là thức ăn, tôi hoàn toàn chẳng việc gì mà phải lo cả. Trách nhiệm này thuộc về người khác, nói riêng ra là đầu bếp Lý.
Tất nhiên tôi đã nói hết tất cả cho Mao, và bây giờ ông đã chỉnh vợ ông. Để trả lời lời răn của bà vợ ông chỉ nói là tất cả các vấn đề về ngon miệng trong ăn uống đã giải quyết tốt đẹp. Bà ấy vẫn bướng bỉnh, cảnh cáo tôi:
- Bác sĩ Lý, đồng chí là một người trí thức, có học. Đồng chí hoàn toàn không giống với Lý ẩm Kiều. Đồng chí đừng để kẻ thù của chúng ta sử dụng đồng chí như hạt cát trong bàn cờ chính trị. Hãy cảnh giác và thận trọng và cố gắng ít động chạm với chính trị trong khi nói chuyện với những người khác kể cả bạn thân của đồng chí.
Tôi nghe lời cảnh cáo của bà như là sự nhắc nhở của bà tránh bảo vệ tôi khỏi cơn lốc chính trị đang nung nấu chín muồi ở Lư Sơn. Giang Thanh rõ ràng không muốn tôi tiếp xúc với các đối thủ của Mao chẳng hạn Điền Gia Anh, bạn tôi. Giang hiểu rõ là trong trường hợp chống lại Mao thì tôi, người gần gũi Mao nhất sẽ trở thành vũ khí lợi hại trong tay kẻ thù của lãnh tụ.
Ngày 2 tháng 8 năm 1959, sau khi khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ 8 của đảng cộng sản Trung quốc khoá tám, Mao ra đòn với các đối thủ của mình.
- Khi chúng ta đến Lư Sơn, tình hình tỏ ra là ổn định. Chúng ta đã quyết định trao đổi ý kiến với nhau một cách cởi mở và thẳng thắn và thậm chí không có ý định những cuộc va chạm nảy lửa. Tất cả mọi người đều phát biểu mang tính xây dựng, phiên họp của chúng ta giống như phiên họp các ông tiên. Tuy nhiên dần dà mới lo lắng rằng một số người đã cư sử hết sức lạ lùng và không thể nói một cái gì đó. Tương tự như là cuộc thảo luận yên lành của chúng ta đối với họ không phải theo lý trí. Họ đã không ngần ngại bới móc bản chất các vấn đề chúng ta đang thảo luận, rõ rằng là họ chờ đợi cơ hội để mà đánh đổ đường lối chung của đảng bắt thỏa hiệp với ý đồ của họ.
Trong cuộc hội thảo này của chúng ta dần dần đã xuất hiện sự rạn nứt lớn. Mười tháng trở lại đây chúng tôi đã phải đấu tranh với khuynh hữu trong đảng. Giờ đây tình hình biến chuyển đột ngột, chúng ta lại phải đương đầu với các phần tử hữu khuynh. Họ tấn công một cách điên cuồng vào đảng và những người lãnh đạo đảng và phủ màn khói lên những thành quả của nhân dân Trung quốc và những thành tích không ai chối cãi được trong việc đi lên chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
Lưu ý Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung quốc trong ngày đầu tiên họp toàn thể, Mao vẫn giữ giọng đó trong các bài nói tiếp theo. Ông kêu gọi những người tham gia hội nghị kết án nhóm chống đảng và gọi Bành Đức Hoài là kẻ thù của đảng và nhân dân. Rõ rằng là tất cả những lời bào chữa của những người phía Bành Đức Hoài, có lẽ không gây được ấn tượng, đã không cứu nổi việc ông phó thủ tướng. Tu tưởng của bưc thư của Bành Đức Hoài gửi Mao đã bị bóp méo đến mức không nhận ra. Phó thủ tướng và bộ trưởng quốc phòng không phát biểu một lời nào chống đảng, chống Mao, tuy nhiên lãnh tụ đưa ra bức thư này như là một bằng chứng của âm mưu thâm độc nào đấy. Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung quốc yêu cầu Bành Đức Hoài và những người ủng hộ ông phải giải thích khi nào và với mục đích gì họ đã tham gia âm mưu chống đảng.
Về sau trong cuộc nói chuyện với Mao tôi hiểu tất cả những thủ thuật của Mao với bức thư của Bành Đức Hoài và sự bóp méo bức thư là một bản chất điển hình đối với chiến lược của Mao.
Ông nói với tôi chẳng hề dấu diếm gì: Lịch sử thường cách xa chân lý.
Tôi tình cờ nhớ lại cuộc nói chuyện trên tàu thuỷ mà chúng tôi bơi dọc dsông Lư Giang hồi nọ. Khi đó qua Điền Gia Anh tôii lần đầu tiên biết được nạn đói ở tỉnh Tứ Xuyên, còn Vương Kính Tiên thì cung cấp cho chúng tôi biết về các ngón làm tình của lãnh tụ. Bây giờ tất cả cuộc nói chuyện này trên boong tầu thuỷ có một ý nghĩa mới sâu sắc. Ba thư ký của Mao: Điền Gia Anh, Tràn Bá Đạt và Hồ Kiều Mục đã được đưa xuống Tứ Xuyên, Phúc Kiến và An Huy. Mao mơ ước nghe từ họ về những thành tựu xuất sắc của chính sách thiên tài của ông đại nhảy vọt. Tuy nhiên, thay cho điều này thì ba ông thư ký lại đem đến những tin buồn về sự tan rã của đất nước và nạn đói. Bản báo cáo của ba thư ký chứa đựng một cách thẳng thắn chi tiết đau khổ khủng khiếp của dân Trung quốc. Các bí thư đảng của tỉnh là Lý Tinh Toàn, Diệp Phổ, và Tăng Huy Sinh vẫn chễm chệ trên ghế quyền lực. Họ đến Lư Sơn để bảo vệ bản thân khỏi cơn lôi đình của Mao và Ban chấp hành đảng cộng sản Trung quốc.
Ba ông vua tỉnh này đã lựa chọn phương thức bảo vệ bằng cách tấn công vô liêm sỉ và không thương tiếc vào bản báo cáo của ba thư ký lãnh tụ.
Sau lời phát biểu của Mao, người này nối người kia lên bục công kích những người bị buộc tội, Kha Thanh thế, Vương Nhiệm Trọng, Đào Chu và cuối cùng là bộ trưởng công an La Thụy Khanh. Họ như những con hổ dữ, chửi bới Bành Đức Hoài và những người ủng hộ ông, trong đó người ta nghe thấy không ít lần nhắc đến tên Điền Gia Anh.
La Thụy Khanh chỉ tay vào Điền Gia Anh, phê phán kịch liệt:
- Đồng chí chỉ mang đến chuyện bậy bạ. Ai cho phép đồng chí quyền đem những ý kiến ấy đến hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương.
Sau chuyến đi về quê Mao, La Thụy Khanh trở thành người bảo vệ ông chủ mình.
Lý Thụy, viên thư ký mới của Mao cũng phát biểu. Khi Lý Thụy nói đôi ba câu phân bua, thì Chu Ân Lai thô bạo cắt ngang:
- Đây là hội nghị Ban chấp hành trung ương đảng. Đồng chí không phải là ủy viên trung ương vì thế không có quyền phát biểu.
Sự giận dữ đã được hâm nóng thêm, và phê bình lại hoàn toàn được thả cương. Ba ông thư ký Trần Bá Đạt, Hồ Kiều Mục, Điền Gia Anh bị treo lơ lửng trên đầu sự trừng phạt nghiêm khắc. Họ bị buộc tôi vào việc tổ chức chống đảng.
Cuối cùng thì như thường lệ, Mao phát biểu, phán quyết của ông vang lên ngày 11 tháng 8, được coi là bản phán quyết tối hậu và khắc nghiệt. Ông phán:
- Bành Đức Hoài và đồng bọn đã không theo tư tưởng xã hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản. Bọn họ chỉ là những người dân chủ tư sản chui vào đảng với cái vỏ mác-xít. Trần Bá Đạt, Hồ Kiều Mục, Điền Gia Anh là những người tép riu trong đảng, tôi tin là họ sẽ nhận ra khuyết điểm để sửa chữa để xứng đáng đứng trong hàng ngũ chúng ta. Đảng cần các đồng chí ấy, tuy nhiên về Lý Thụy, thư ký mới, tôi không thể nói điều gì nữa. Đồng chí này vào đảng chưa lâu và thái độ của đồng chí ấy mới là đáng ngạc nhiên.
Sau lời phát biểu của Mao, mọi người lại nghĩ rằng Trần Bá Đạt, Hồ Kiều Mục, Điền Gia Anh là đúng, còn Lý Thụy bị liệt vào khối chống đảng.
La Thụy Khanh bồi thêm Lý Thụy:
- Đồng chí hoàn toàn quên rằng số phận tốt đẹp đang mở ra cho đồng chí. Đảng đã tin đồng chí, tạo điều kiện để đồng chí phục vụ tốt lãnh tụ. Thay vì giữ được ưu đãi và thanh dan, đồng chí lại vạch lưng lãnh tụ. Tôi đã nghe về sự mâu thuẫn ngu xuẩn của đồng chí, khi đồng chí theo đuôi kẻ khác. Mỗi người trong số các đồng chí định trút trách nhiệm xuống đầu người khác. Vương Kính Tiên cũng liên quan tới việc bình luận quá nhiều, tính quá thái của đồng chí này đã tiếp tay cho các phần tử chống đảng. Chúng tôi sẽ nói tỷ mỷ về điều này sau khi quay về Bắc Kinh.
La Thụy Khanh đã công thức hoá cho chúng tôi những quy tắc quan trọng, mà chúng tôi cần phải đọc nó như luật pháp. Đó là những người ở gần lãnh tụ phải biết im lặng về tất cả những gì liên quan tới đời tư lãnh tụ hoặc các sự kiện xảy ra trong nhóm Một.
Tôi cảm thấy rằng việc này cũng chưa xong được và một số người có thể bị khai trừ, có khi tệ hơn là bị buộc tội không trung thành với lãnh tụ.
Trong phiên họp quyết định ngày 16 tháng 8, những người tham gia được phát các tài liệu trong đó Mao viết rằng hội nghị Lư Sơn đi vào lịch sử Trung quốc như một biểu tượng của sự đấu tranh không khoan nhượng với phái hữu. Mao nói:
- Đây không phải là cái gì khác, đó là cuộc đấu tranh giai cấp thực sự, cuộc đấu tranh không sống còn giữa hai tầng lớp mạnh nhất: vô sản và tư sản. Cuộc đấu tranh này chưa hẳn đã dịu đi sau mười năm chiến thắng của chúng ta.
Những lời này đã đẩy Bành Đức Hoài và những người theo ông vào vị thế tư sản, kẻ thù của đất nước.
Hội nghị đã thông qua văn bản kết án những hoạt động chống đảng của phó thủ tướng và đi trệch đường lối chung của đảng là chính sách đại nhảy vọt.
Đảng đã phát động trong cả nước chiến dịch chống phái hữu. Bây giờ hàng ngũ phái hữu lại được bổ xung cả những quan chức đảng và nhà nước, những người từng chia xẻ quan điểm với Bành Đức Hoài về đại nhảy vọt. Đảng nói họ bị nhiễm căn bệnh mới, căn bệnh thân hữu.
Quyết định của lãnh đạo đảng cộng sản Trung quốc làm tôi bối rối không sao hiểu được.
Người ta quy tội Bành Đức Hoài một người trung thực là kẻ thù giai cấp, là thành trì của phái hữu. Tôi biết rõ rằng Bành Đức Hoài chưa bao giờ là kẻ thù của đảng và tôi luôn luôn thấy trong ông một con người và một người cộng sản nghiêm túc và tư cách.
Anh bạn Điền Gia Anh của tôi rơi vào búa rìu báo chí. Chưa lâu tôi đã được nghe những lời thẳng thắn của ông trên tàu thuỷ bơi dọc sông Dương tử, dù sao thì tôi cũng thoát khỏi nguy hiểm.
Tôi khá thận trọng khi ăn nói. Có thể tính ngây thơ giải thích sự im lặng của mình.
Mao tin tôi và tôi cũng nghi ngờ về sự chân thật của ông. Vì thế sự phê bình lãnh tụ tôi xem như là không phải đạo.
Tuy thế những việc xảy ra ở Lư Sơn làm tôi đau lòng.
Các cuộc cãi vã đấu đá nhau liên miên của các nhân vật quanh lãnh tụ đã làm tôi mệt mỏi.
Tất cả những điều dó ảnh hưởng đến sức khoẻ của tôi. Cơn bệnh loét dạ dày bắt đầu hành tôi. Tôi bị đau nặng, không thể ăn gì cả trừ hoa quả và nước quả ép. Một thời gian sau bắt đầu chẩy máu bên trong. Thuốc thang có trong tay không giúp gì được tôi. Tôii yếu đi nhiều và sút cân nhanh chóng.
Giám đốc bệnh viện địa phương Vương Thâu Tiên khuyên tôi rời Lư Sơn về chữa ở Nam Xương. Nhưng tôi lại lo rằng chuyện tôi bỏ đi khiến người ta đánh giá là tôi tránh tội. Mọi người cho rằng tôi cũng bị dây vào vụ tai tiếng chính trị ở hội nghị Lư Sơn, vì tôi là bạn của Điền Gia Anh.
Mao luôn để ý những người của ông đang ở đâu trong thời gian hội nghị, xem họ có nghe những lời phát biểu của ông và những người khác trong các buổi thảo luận hay không. Từ đó ông sẽ phán đoán được sự trung thành của chúng tôi đối với ông và đảng. Ông cần sự ủng hộ không nói bằng lời của chúng tôi. Nếu tôi kể cho ông nghe về bệnh của mình, liệu ông có tin tôi hay không - trước đây tôi chưa hề kể hoặc phàn nàn với ông về điều này. Tôi mà bỏ Lư Sơn thì Mao sẽ nghi ngờ rằng tôi có một cái gì đó liên quan tới Bành Đức Hoài và có uẩn khúc về chính trị. Điều đó rất logic. Người ta quy tội Bành là phần tử chống đảng, còn tôi chẳng nói gì cả, xuất thân từ gia đình tư sản. Vì thế khôn ngoan nhất là tôi không kể cho Mao về chứng bệnh chảy máu dạ dầy, cố gắng tự chữa bằng cách ăn kiêng và thuốc.
Tuy nhiên việc chảy máu dạ dày vẫn không ngừng lại. Các cuộc họp hàng ngày 12 tiếng liền, ở đó tôi cần phải chịu đựng cơn đau trong dạ dày cộng với những cơn mất ngủ và đau đớn về đêm đã dẫn đến tôi bị yếu hẳn và bị ngất những ngày cuối hội nghị.
Ai đó đã nói với Hồ Kiều Mục về bệnh tật của tôi. Chúng tôi không gặp nhau gần tuần lễ. Khi nhìn thấy thân hình tôi, ông thất kinh. Hồ Kiều Mục khuyên tôi nên đi viện chữa, theo kinh nghiệm của ông thì khi chảy máu dạ dày thì nên chữa ngay, không nên chần chừ. Khi biết những băn khoăn của tôi, ông hứa sẽ nói chuyện với Mao để có giải quyết cho tôi rời Lư Sơn.
Hồ Kiều Mục ngay sau đó gặp Mao. Khi biết tôi bị bệnh dằn vặt. Mao đồng ý gửi tôi cấp tốc về Bắc Kinh điều trị. Phó cục trưởng bảo vệ sức khoẻ được giao nhiệm vụ gửi tôi tới chỗ tốt nhất để điều trị.
Từ Xương Giang về Bắc Kinh thường xuyên có máy bay. Máy bay chở tài liệu và người của đảng. Tôi được xếp bay trong một chuyến. Diệp Tử Long đi kèm tôi.
Trong ngày khởi hành tôi từ biệt Giang Thanh. Cảnh đẹp ở Lư Sơn tạo cho bà thi thố khả năng chụp ảnh của mình, và khi tôi tới thì bà đang thích thú với các tầm hình mình chụp. Nhìn thấy tôi Giang Thanh nói là bà và Chủ tịch vài tuần nay bận tối mắt tối mũi và không biết tôi bị bệnh nặng thế. Bà rất mong tôi lưu lại đến khi kết thúc kỳ họp và bay về Bắc Kinh cùng vợ chồng bà.
Để củng cố và động viên tôi, Giang Thanh không bỏ lỡ cơ hội nhắc lại rằng Mao rất tin tôi và rằng hai vợ chồng bà cư xử với tôi với một tấm lòng thành thật và quan tâm.
Rất tiếc là những lời ca tụng của bà không làm tôi bớt đau. Tôi lịch sự đáp lại:
- Tôi cảm thấy rằng bệnh tật của tôi đã gây phiền toái cho bà và Mao, vì thế tốt nhất là tôi nên quay về thủ đô.
Giang Thanh tán thành. Tôi nói thêm rằng khi tôi vắng mặt thì bác sĩ Hoàng Thụ Trạch sẽ thay tôi đảm nhiệm.
Tôi đề nghị Giang Thanh thay mặt tôi cám ơn lãnh tụ, nhưng Giang Thanh từ chối, nói là tôi tự làm việc đó.
Mao nằm trên giường và đọc sách sử đời Minh. Dường như ông thích đọc tiểu sử nhân vật Hải Thụy, người dám nói sự thật cho vua của mình.
Tôi giải thích rằng công việc của tôi bây giờ sẽ do Hoàng Thụ Trạch đảm nhiệm. Mao không phản ứng gì và nói rằng tôi nên chữa ở bệnh viện Bắc Kinh. Bệnh viện này dành cho hạng cao cấp. Những người lãnh đạo đảng và nhà nước có tiêu chuẩn được chữa trong đó thấp nhất là thứ trưởng và một số nhân vật dân chủ có chức vụ cao, thí dụ như Quách Mạt Nhược.
Bản thân bệnh viện được người Đức xây dựng từ đầu thế kỷ và đội ngũ và trang bị của nó là tốt nhất Trung quốc.
Mao bày tỏ hy vọng tôi nhanh chóng bình phục và nhắc tôi không kể cho ai biết về sự kiện hội nghị Lư Sơn.
Khi biết phải thay tôi, Hoàng Thụ Trạch rất lo, nhưng ông ta không còn lối thoát. Tôi giao lại cho ông hồ sơ bệnh của Mao, tóm tắt sức khoẻ lãnh tụ và khuyên ông ta nên chú ý những gì trước tiên phải làm. Ông cám ơn tôi về sự chân thành và gọi điện cho cục trưởng bảo vệ sức khoẻ Thạch Thụ Hán và giám đốc bệnh viện Bắc Kinh Cơ Túc Hoa đề nghị họ đón tôi ở sân bay thủ đô.
Tôi chia tay La Thụy Khanh và Dương Thượng Côn. La Thụy Khanh cũng như Mao khuyên tôi nên giữ gìn sức khoẻ và thực hiện mọi yêu cầu của bác sĩ. Ngoài ra ông nhắc tôi về tình hình phức tạp trong nước. Ông đe tôi Tất cả cái gì đồng chí nghe được ở đây, tạm thời phải giữ bí mật, khi nào cần, thì đảng sẽ cho nhân dân thấy hết sự thật.
Dương Thượng Côn gắn bệnh của tôi với chứng căng thẳng, do tôi thường xuyên va chạm và cãi cọ trong thời gian gần đây với Lý ẩm Kiều. Ông nói:
- Nhóm Một giống như một hộp thuốc vẽ lớn. Không ai được ở trong đó mà không phải chọn một màu nhất định. Đồng chí đã được nghe rất nhiều ở Lư Sơn. Tôi đề nghị đồng chí, nếu có dịp, tới thăm đồng chí Đặng Tiểu Bình. Đồng chí ấy cũng vừa ra viện. Tôi rất muốn đồng chí kể cho Đặng Tiểu Bình nghe về tiểu hội nghị Lư Sơn.
Những lời này là bất ngờ với tôi. Mao và La Thụy Khanh nhắc nhở tôi im lặng, thì Dương Thượng Côn lại muốn cho sếp của ông biết. Mao và La Thụy Khanh đã căn dặn tôi phải giữ bí mật về tất cả những gì xảy ra ở Lư Sơn. Nhưng tôi biết, tôi phải im lặng để tránh cho mình những rắc rối. Bệnh viện Bắc Kinh sẽ là lá chắn che chở tôi trước cơn lốc chính trị. Các nhà lãnh đạo đảng cũng thường dùng bệnh viện này làm nơi điều trị những vết thương chính trị của họ. Tôi dự tính sẽ ở lại đó càng lâu càng tốt, để chuẩn bị cho việc tôi rút khỏi nhóm Một, và trở thành bác sĩ phẫu thuật cứu người.
Uông Đông Hưng và Chủ tịch hội đồng nhân dân Giang Tây là Phương Chí Xuân tiễn tôi ra sân bay và tặng tôi khá nhiều quà: một chiếc giỏ to đựng đầy hoa quả, những hộp chè Lư Sơn và mười chai rượu vang của tỉnh Giang Tây. Vì bị viêm dạ dày nên tôi không được uống rượu vang, nhưng Uông nói tôi nên đem về tặng bạn bè.
Khi chiếc ô tô lăn bánh trên con đường núi gập ghềnh và dần dần xa nơi hội nghị họp, tôi lại càng cảm thấy căng thẳng. Tôi đã bỏ lại sau lưng sự phân hóa đang tiềm ẩn trong nội bộ đảng. Giấc mơ về Trung quốc và về đảng của tôi đã biến mất. Hình ảnh của Mao tôi đã tan vỡ. Hy vọng duy nhất của tôi là có thể tự cứu được mình thoát khỏi tai họa này. Chúng tôi đi càng xa Lư Sơn bao nhiêu, thì chứng đau dạ dày càng đỡ hành hạ tôi bấy nhiêu. ở Lư Sơn tôi không tài nào chợp mắt được, nhưng khi máy bay cất cánh tôi bắt đầu thiếp đi, Khi máy bay hạ cánh ở Bắc Kinh, tôi vẫn còn ngủ li bì. Tôi là hành khách duy nhất.