Đón chúng tôi ở Hắc Bình là các gương mặt quan chức trong ủy ban cách mạng tỉnh Hắc Long Giang và họ tổ chức cho chúng tôi một chuyến tham quan thành phố kéo dài trọn một tuần lễ. Chúng tôi đã kiểrm tra một đơn vị công an được trang bị tốt, làm quen với sự chuẩn bị chiến đấu sắp tới với Liên-xô. Chúng tôi cũng thăm địa đạo phức tạp được xây dựng để chống bom; thấy những bệnh viện dã chiến, đặt ở ngoại ô thành phố; thiết bị của những bệnh viện này là đơn giản và thiếu thốn, nhưng cũng đủ để sức chịu đựng được cuộc chiến tranh. Chúng tôi từ chối cơ hội thăm đảo Trương Bảo. ở đó các cuộc bắn nhai vẫn đang tiếp tục.
Từ Hắc Bình chúng tôi đi tàu hỏa đến thành phố nhỏ Mông Đường Giang. Chúng tôi suốt đêm trên một hồ đẹp Thanh Bộ, trải rộng trên chiếc núi lửa đã tắt, khiến chúng tôi liên tưởng tới sợi dây xâu chuỗi hạt trai. Đây là một nơi tuyệt đẹp và còn hoang sơ, nơi nhìn thấy được hổ và gấu. Sau cách mạng tháng Mười nhiều người Nga chạy đến đây. Họ là những người đi săn lành nghề và sống đày đủ.
Cách mạng văn hoá đã xua đuổi họ khỏi chỗ quen thuộc, chạy tán loạn khắp nơi.
Cuối cùng sau mười ngày tham quan và tiệc tùng, chúng tôi đi bằng xe hơi đến huyện Ninh Hằng cuứng với hai bác sĩ của tỉnh Hắc Long Giang. Bắt đầu cuộc sống của tôi là bác sĩ chân đất.
Tôi sống trong khu nhà tập thể, dành một phòng cho ông lang Lý. Ông cư xử với tôi như một người cha, luôn quan tâm đến chăm sóc. Những cánh đồng rộng lớn và trải xa đến tận chân trời. Đất trồng trọt ở Hắc Long Giang màu mỡ và đen, gieo ngũ cốc và đậu tương.
Nhà cửa của nông dân cũng khác với nhà ở miền nam. Nhà làm bằng đất sét, mái rơm. Bên trong nhà là những chiếc lò nhỏ, giường được đặt lên trên lò, dùng làm nguồn nhiệt về mùa đông và cũng là chỗ chứa thức ăn. Trên chiếc giường lớn ấy, cả gia đình ngủ chung không phân biệt tuổi tác và giới tính.
Khác với đa số những vùng khác, Hắc Long Giang không lo nạn phá rừng, củi rất nhiều và dùng làm chất đốt cho các lò trong nhà.
Huyện Ninh Hằng, người dân là người Trung quốc, người thiểu số Triều tiên. Nhà của người Triều tiên đẹp hơn do có giấy trang trí dán lên thành lò. Người Trung quốc phủ cỏ lên trên lò, và nhà của họ trông thô sơ và bất tiện. Nông dân ở Ninh Hằng không ốm yếu, ẻo lả như ở Giang Tây, dù rằng sự nghèo khó ở đây toòn tại khá lâu. Nông thôn không có phục vụ y tế, người bệnh muốn chạy chữa phải đi vào thành phố. Nhưng chuyến đi như thế tốn khá nhiều tiền. Khái niệm về phục vụ y tế hiện đại không tồn tại. Một lần trong lúc thu hoạch mùa màng, một bà già bị một cái dằm đâm vào mắt. Tôi không có thuốc mà cũng chẳng có dụng cụ đẻ chữa cho bà một cách đúng đắn, và tôi muốn gửi bà vào bệnh viện thành phố. Mọi cố gắng của tôi thuyết phục bà đi chữa, không dẫn đến kết quả gì cả. Bà không thể tự cho phép mình một sự xa hoa như thế.
Chúng tôi là những bác sĩ duy nhất mà họ chưa từng nhìn thất bao giờ.Hàng ngày chúng tôi đi từ làng này đến làng kia, giúp mọi người về y tế, bằng cách sử dụng những thuốc đơn giản nhất và những phương pháp đơn giản nhất. Tôi nghĩ, Mao, khi gửi tôi, đã hy vọng rằng nông dân nhìn tôi như di sản của tư sản và giận dữ.
Tuy nhiên trong làng chúng tôi luôn luôn gặp những điều vui vẻ. Chúng tôi không từ chối bất cứ sự giúp đỡ nào, dù sao chăng nữa vẫn tốt hơn là không có.
Trong số bệnh, có bệnh lao và và giun sán. Dù chất đốt dư giả, nông dân chưa bao giờ ăn thịt lợn chế biến thông thường. Thế là sinh thêm bệnh giun sán.
Nhưng tôi không gặp được Lý Liên. Trung quốc và Liên-xô đang trên ngưỡng cửa chiến tranh, và Hắc Long Giang là nơi có nhiều khả năng là chiến địa. Vì thế Lý Liên và các đồng chí của cô ấy rất không may mắn chuyển về trường cán bộ ở Hồ Nam, cách đây hàng nghìn dặm, đúng lúc trước khi tôi tới.
Tôi không mấy khi ở gia đình. Hoá ra là số phận ác độc đã quẳng chúng tôi khắp đất nước.
Từ những bức thư hiếm hoi, tôi biết rằng vợ và các con tôi sống rất chật vật. Họ bị những tin đồn làm rối trí, nào là tôi ở Hắc Long Giang vì lý do chính trị. Người ta cũng nói rằng tôi có liên quan với Liên-xô, và hoàn toàn bị người Nga bắt cóc. Những tin đồn làm người thân của tôi thất vọng.
Nhưng cuộc sống riêng của tôi ở nông thôn vẫn thanh bình và êm đềm trôi. Tin tức đến với chúng tôi rất hiên hoi. Cách mạng văn hoá, cuộc đáu đá giành quyền lực - tất cả điều đó còn ở đâu đó xa lắm, trong một thế giới khác.
Ngày 6 tháng 11 năm 1970, khi tôi đang ở trạm xá, thì xuất hiện một chiếc xe gíp của một thủ trưởng địa phương tên là Trương. Ông ta tìm tôi khắp làng mất vài giờ. Mệnh lệnh nói là tôi lập tức phải quay về Bắc Kinh.
Tôi thậm chí không có quần áo. Bỏ lại Trương và bác sĩ Nhương, tôi leo lên xe gíp lao về Mông Đường Giang, nơi có một sân bay duy nhất trong vùng. Chúng tôi đến đó khoảng mười giờ đêm. Trương là người hiếu khách và làm bữa ăn chia tay. Tôi không thể từ chối. Những quy tắc bất thành văn đòi hỏi điều này.
Nhưng tôi rất bối rối về cuộc gọi về khẩn cấp này.
Tại sân bay Mông Đường Giang, đang có một máy bay IL-62 do Liên-xô sản xuất, có khả năng chở tới hàng trăm hành khách. Tôi là người khách duy nhất. Máy bay cất cánh, đúng lúc tôi chui vào khoang.
Chúng tôi hạ cánh tại sân bay đặc biệt Tân Uyền ở Bắc Kinh sau lúc hai giờ đêm. Người lái xe của Mao đã chờ tôi. Theo phố xá tối và vắng người chúng tôi đến kịp Trung Nam Hải. Tôi mặc bộ quần áo nông dân màu nâu - vải bông và độn lót bông thô nặng. Trên đường đi, tôi toát mồ hôi. Y tá Ngô Từ Tuấn đón tôi.
- Mao đang chờ anh - cô ta nói thầm - Đi khám cho Chủ tịch đi, rồi sau đó tôi sẽ kể cho anh nghe cái gì xảy ra.