Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Bài Viết >> Bác Sĩ riêng của Mao

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 137541 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bác Sĩ riêng của Mao
Lý Chí Thỏa

Chương 29
Năm 1956, sau khi từ Liên-xô trở về Giang Thanh mắc căn bệnh u uất. Bà nghĩ rằng, bệnh ung thu cổ tử cung của bà lại tái phát, rằng bà có khối u ở gan, ở dạ dày và trong não, rằng cơ thể bà như đang bị bệnh tật tàn phá. Ngoài ra bà còn cảm thấy trong tai bà như có tiếng chuông kêu. Bà không chịu được cả ánh sáng lẫn tiếng động, gió lùa cũng khiến bà kêu ca, bà ăn không ngon, ngủ không yên. Thế là trước khi uống thuốc chữa bệnh, bà dùng thuốc ngủ, lần khác bà uống thuốc chữa bệnh trước, rồi mới dùng thuốc ngủ. Sau bà cho rằng các loại thuốc công nhau, loại thuốc bà uống sau phản ứng với loại thuốc uống trước. Bà ghiền thuốc ngủ, nghiện thuốc Tây và nghiện cả các chứng bệnh của bà. Nhưng việc điều trị bằng cách chiếu tia đã làm cho bà hoàn toàn khỏi bệnh ung thư.
Khi bà cùng sống với Mao, tôi lại phải chịu trách nhiệm về sức khỏe của bà và buộc phải cẩn thận với những lời phàn nàn của bà.
Qua vài lần xét nghiệm máu sau khi bà từ Moskva trở về, tôi phát hiện ra một điều hơi khác thường trong mẫu máu của bà tôi chắc mẩm không có gì hệ trọng. Điều đó chỉ là những biểu hiện thích nghi của cơ thể sau khi được chiếu tia. Thế nhưng Giang Thanh đã phản ứng thật kỳ quặc. Tôi muốn trấn an bà bằng cách để một số bác sĩ nổi tiếng nhất ở trong nước khám bệnh cho bà. Ngay sau khi tôi lên đường đi vào thế giới công việc đầy khó khăn này thì Ban y tế trung ương, một bộ phận trực thuộc bộ y tế chuyên chăm sóc sức khỏe cho những chính trị gia cao cấp nhất, đã phái một số chuyên gia dưới sự chỉ đạo của tôi, tiến hành một cuộc khám bệnh kỹ lưỡng đối với tất cả các căn bệnh khả nghi của Giang Thanh. Công việc này kéo dài suốt hai tuần liền, vì trong thời gian đó Giang Thanh đã tỏ ra ngang ngược, thay đổi thời hạn theo ý bà, trịch thượng đối với các bác sĩ và sai khiến họ như những kẻ tôi tớ của bà. Sau khi việc chẩn đoán bệnh kết thúc, tôi đã tập họp các bác sĩ lại. Tất cả chúng tôi đều đi đến một kết luận: Giang Thanh không heef có bệnh. Bệnh ung thư của bà đã được chữa khỏi hoàn toàn, màu máu của bà gần như đã bình thường. Và thực tế là 20 năm sau, từ đầu năm 1957 đến khi bị bắt giam bà vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Chỉ có một vấn đề mà tất cả chúng tôi đều nhất trí, đó là bản tính tâm lý của bà. Tôi có thể hiểu được vấn đề này đã phát sinh như thế nào. Giang Thanh lo cho sức khỏe của bà, trong khi bà ít hiểu biết về cơ thể con người. Thêm vào đó, bà vốn đa nghi và thiếu tự chủ, bà chẳng tin một ai kể cả các bác sĩ của bà. Có tính đanh đá ích kỷ, bà xua đuổi tất cả những người mà đáng lẽ có thể là bạn của bà và người ta cũng không thể xem mối quan hệ của bà với Mao là bình thường. Cuộc sống cách biệt càng làm bà thêm sợ hãi. Chúng tôi chỉ có thể gọi căn bệnh tâm lý của bà là suy nhược thần kinh chung chung. Nhưng chúng tôi là những nhà y khoa, những chuyên gia về những trục trặc của cơ thể con người. Nên chúng tôi không thể giải quyết nói vấn đề tâm lý của Giang Thanh. Chúng tôi đã soạn một báo cáo rồi gửi cho cả Mao lẫn Giang Thanh. Chúng tôi đã trình bày rằng chúng tôi đã xem xét toàn bộ tình trạng sức khỏe của nữ đồng chí Giang Thanh, rằng việc điều trị bằng cách chiếu tia đã thành công và đồng chí Giang Thanh đã hồi phục. Chúng tôi khuyên bà nên tăng thêm lượng vitamin để nâng cao tính đề kháng cho cho cơ thể và khuyến khích bà hãy tham gia các hoạt động văn hóa văn chương và thể thao.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khuyên bà phải quan hệ xã hội nhiều hơn nữa và lao động cho khuây khỏa. Lời khuyên sau cùng hoàn toàn là một sự nhã nhặn, vì Giang Thanh chẳng có gì để mà làm. Đó cũng là một nguyên nhân gây nên căn bệnh tâm lý của bà. Giang Thanhh bác bỏ bàn báo cáo và văn khẳng định là bà dang mắc bệnh nặng. Theo bà các bác sĩ hoặc là những kẻ ngu dốt, hoặc là những tên lừa đảo. Bà ra lệnh cho chúng tôi phải viết lại bản báo cáo. Chúng tôi lại họp lần nữa, tuy nhiên lần này không phải để bàn về sức khỏe của bà. Chúng tôi phải viết một bán báo cáo mà một mặt nó có thể cho Giang Thanh biết được những nhận định của chúng tôi, mặt khác bà có thể chấp nhận được nó. Cuối cùng, chúng tôi quyết định một phương án điều trị dần từng bước căn bệnh suy nhược thần kinh của bà một cách thoải mái. Những triệu chứng khiến bà khó chịu là kết quả của việc gia tăng một cách tự nhiên căn bệnh suy nhược thần kinh. Nhưng Giang Thanh cũng chẳng thích gì bản báo cáo này. Bà yêu cầu: Các đồng chí có thể đảm bảo trong tương lại tôi cũng không mắc bệnh chứ. Thật phi lý, vì tất nhiên chẳng ai dám bảo đảm với bà điều đó. Bà còn cho báo cáo này quá trừu tượng. Chúng tôi phải lập tức biến những đề nghị bà tham gia các hoạt động văn chương và thể thao thành một thời gian biểu hàng tuần với những thời hạn quy định.
Chúng tôi khuyên bà đi xem phim, đi nghe nhạc, trau dồi nghệ thuật nhiếp ảnh của bà và tham gia các buổi khiêu vũ, hòa nhạc. Bà cũng nên tập Thái Cực quyền, một môn võ cổ truyền. Thái cực quyền đòi hỏi sự tập trung cao trong việc chế ngự hơi ởn và cử động. Chúng tôi nghĩ môn thể thao này sẽ giúp Giang Thanh trầm tĩnh hơn. Mao có vẻ hoài nghi, nhưng ông cũng đồng ý nên để bà thử xem sao. Ban y tế đã tìm được một sư phụ là ông Cố, người được ban thể thao Thượng Hải giới thiệu. Ông bắt đầu bằng những buổi luyện tập hàng ngày các kỹ thuật cơ bản. Mao và vợ đến nghỉ vài tuần tại một nhà nghỉ ở ngoại ô phía tây thành phố Bắc Kinh. Khu nhà này dành cho các các bộ cao cấp của đảng, được gọi là Lục tân lầu. ở đó tôi cũng giúp Cố trong các buổi tập hàng ngày. Giang Thanh đã thực sự tỏ ra cố gắng học Thái cực quyền nhưng bà một một học trò tồi. Cố là một người rất thận trọng và dè đặt. Tuy nhiên, ông coi trọng môn võ của ông, nên cả vợ của Chủ tịch. Ông cũng đề nghị phải tuân thủ nghiêm ngặt. Giang Thanh tỏ ra tức giận mỗi khi bị ông sửa tư thế hoặc cách thở. Tôi đã phải khuyên can ông đừng có thái độ quá cục cằn về sự chậm tiến của Giang Thanh.
Mùa hè đã đến. Tháng 7, tôi cùng với Mao và Giang Thanh trở về Bắc Đới Hà. Cố đi theo chúng tôi để tiếp tục chương trình luyện tập.
ở Bắc Đới Hà, căn bệnh tâm lý của Giang Thanh lại đột ngột gia tăng. Bà luôn luôn than vãn. Vì sợ ánh sáng mặt trời, bà ra lệnh cho các cô y tá phải kéo rèm lại. Sau đó bà lại muốn có không khí trong lành nên bà lại ra lệnh mớ cửa sổ, nhưng chỉ được để cho gió vào. Bà nhạy cảm vói tiếng động nhỏ nhặt, thậm chí cả tiếng quần áo sột soạt ở những nhân viên phục vụ của bà cũng làm bà khó chịu. Màu sắc cũng quấy rầy bà, đặc biệt là màu hồng và nàu nâu làm cho đôi mắt bà tổn thương. Tất cả đồ đạc trong nhà - các bức tường cũng như đồ gỗ đều phải sơn một màu xanh lá cây nhạt.
Các y tá của bà không thể chiều theo ý bà. Trong vòng một tháng, bà đã đổi y tá tới năm sáu lần. Có lần khi đuổi một cô y tá bà đã nói: Trung quốc có 600 triệu dân cơ mà, chúng ta tha hồ mà chọn. Tôi phụ trách những nhân viên chăm sóc Giang Thanh vâ tôi cũng chẳng biết tôi phải làm gì nữa. Tôi đã trình bày với Thạch Chu Hàn và Hoàng Thụ Trạch trưởng và phó Ban y tế trung ương về việc này. Tôi hy vọng, kinh nghiệm của họ có thể sẽ giúp được tôi. Nhưng đến họ cũng bất lực. Hoàng Thụ Trạch đưa tôi đến gặp Dương Thượng Côn. Sau khi nghe tôi trình bày, Dương Thượng Côn nói: Giang Thanh không nể tôi lắm. Vậy tôi có thể làm được gì?
Cuối cùng Thạch Chu Hàn, Hoàng Thụ Trạch và tôi đã quyết định trình bày vấn đề này với thủ tướng Chu Ân Lai. Tất cả chúng tôi đều rất kính trọng Chu. Thạch Chu Hàn cũng đã từng gặp phải một vấn đề tương tự với Lâm Bưu như tôi với Giang Thanh bây giờ. Hồi đó Lâm Bưu đang ở tình trạng chưa hoàn toàn nghỉ hưu. Lâm Bưu cũng mắc bệnh suy nhược thần kinh và không chịu theo theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chu ân Lại dă nói với ông rằng, Mao Chủ tịch và đảng hy vọng Lâm Bưu sẽ tuân theo chỉ dán của bác sĩ. ít ra, làm Bưu cũng dă nghe lời bác sĩ một thòi gian. Chúng tôi nghĩ Chu cũng sẽ tìm ra được một giải pháp tương tự đối với Giang Thanh.
Nhưng chúng tôi đã lầm.
Chúng tôi xin yết kiến thủ tướng và trình bày lý do của chúng tôi. Chu từ chối là ông rất bận. Thay vào đó ông đề nghị chúng tôi đến gặp vợ ông là bà Đặng Dĩnh Siêu, là cố vấn và là người tin cẩn nhất của ông. Bà cũng là một ủy viên trung ương đảng có uy tín. Cho đến lúc đó, tôi chưa hề tiếp xúc với vợ Chu. nhưng từ lâu tôi vẫn ngưỡng mộ bà. Chúng tôi thường gọi bà là chị cả Đặng. Tôi lấu làm vinh hạnh nếu được làm quen với bà. Nhiệm vụ của tôi là phải thuật lại vấn đề cho Đặng Dĩnh Siêu nghe. Tôi phải trình bày tường tận tình trạng của Giang Thanh và giải thích rằng, những khó khăn mà Giang Thanh dang gặp phải chỉ là bản tính của cơ thể và vì vậy không thể giải quyết được bằng các phương tiện y học Theo đánh giá của tôi, vấn đề tâm lý của Giang Thanh là hậu quả của sự cách biệt của bà với bên ngoài và bà chẳng tham gia vào một hoạt động nào. Có lẽ Giang Thanh sẽ thay đổi được cách sống và khắc phục được vấn đề tâm lý nếu bà được mọi người hợp với bà khuyên bảo. Chúng tôi phải nhờ đến Đặng Dĩnh Siêu, vì chính tôi đã bất lực.
Đặng Dĩnh Siêu chăm chú tôi trình bày. Sau đó bà nói: Chủ tịch dă cống hiến trọn đời cho cách mạng. Tám thành viên trong gia dình Chủ tịch đã hy sinh cho cách mạng. Chúng ta phải hiểu rằng hiện giờ Mao Chủ tịch chỉ còn có vợ là nữ đồng chí Giang Thanh thôi. Người vợ cả của Chủ tịch là Dương Khai Huệ đã hy sinh cho cách mạng, người vợ thứ hai là Hạ Tứ Trân thì mắc bệnh tâm thần. Bây giò cả Giang Thanh cũng lâm bệnh. Với tất cả khả năng của chúng ta, chúng ta phải giúp đỡ đồng chí Giang Thanh. Bởi vì như thế chúng ta mới chứng tỏ được lòng biết ơn của chúng ta đối với Chủ tịch. Dù nhiệm vụ có khó khăn đến đâu chúng ta cũng phải hết lòng chữa chạy cho Giang Thanh.
Bà nói tiếp: Đồng chí nói rằng ở đồng chí Giang Thanh có vấn đề về tâm lý. Điều đó làm chúng tôi rất buồn. Lẽ ra đồng chí không nên nói ra điều đó, làm như vậy là không công bằng đối với Chủ tịch. Đảng giao cho đồng chí nhiệm vụ điều trị cho nữ đồng chí Giang Thanh với những phương tiện y học tốt nhất chứ đồng chí không có quyền can thiệp vào những công việc khác.
Tôi như bị dội một gáo nước lạnh. Đặng Dĩnh Siêu đã làm đảo ngược sự việc. Rõ rằng, bà đã nói chuyện với Chu Ân Lai, vì bà sẽ không có thái độ như vậy nếu bà không được Chu đồng tình. Bỗng nhiên, tôi hiểu rằng, Chu Ân Lai là một kẻ nô lệ của Mao, chỉ nhất nhất tuân theo từng lời của Chủ tịch. Cả ông lẫn vợ chẳng ai dám có một ý nghĩ độc lập nhỏ nào. Đặng Dĩnh Siêu là ngưòi đàn bà khôn ngoan và tính toán. Tôi tìm đến bà với một vấn đề thực sự, nhưng bà lại muốn lợi dụng việc này để trở thành người tin cẩn của Mao bằng cách bà tố cáo chúng tôi đã không hoàn thành nhiệm vụ đối với Chủ tịch, không cố gắng làm việc. Bà và chồng bà đã đưa chuyện này ra ánh sáng. Nếu Mao biết cuộc đối thoại này, vợ chồng bà sẽ được lòng Mao. Còn mối quan hệ của tôi với Mao chắc chắn sẽ xấu đi. Tôi cảm thấy mình bị lừa dối. Bà ta dă thành công trong việc lợi dụng ý tốt của tôi để chống lại tôi và đẩy tôi vào thế thù. Bằng cách biến sự bất lực của tôi trong việc giải quyết vấn đề của Giang Thanh thành sự thử thách lòng trung thành của tôi đối với Mao. Đặng Dĩnh Siêu là một người đàn bà quỉ quyệt. Từ đó tôi không còn tin bà nữa. Tôi tức giận và rùng mình khi rời khỏi nhà bà.
Bây giờ tôi chẳng còn cách nào khác là đích thân nói thẳng với Mao. Cơ họi đã đến trong chuyến viếng thăm bí mật Trung quốc của Khơ-rút-sốp. Khơ-rút-sốp đến Bắc Kinh vào ngày 31.7. 1958. Mao đi tàu từ Bắc Đới Hà về Bắc Kinh để tiếp đón. Trên đường đi tôi đã nói chuyện với Mao về tình hình sức khỏe của Giang Thanh. Mao sửng sốt:
- Các đồng chí đã nộp báo cáo cho tôi rồi cơ mà? Lại xuất hiện vấn đề mới hay sao?
Tôi đáp:
- Tuy không có vấn đề mới nào cả, nhưng bản báo cáo không chứa đựng được tất cả những điều các bác sĩ muốn trình bày. Mao dụi điếu thuốc và đề nghị tôi nói tường tận sự việc với ông. Tôi bắt đầu: Các bác sĩ cho rằng đồng chí Giang Thanh không có vấn đề gì nghiêm trợng về thân thể. Vấn đề của đồng chí ấy là tâm lý. Tôi đưa cho Mao đọc một bản hội chẩn được các bác sĩ khám cho Giang Thanh ký tên. Tôi nói tiếp: Ngoài ra, các bác sĩ còn cho rằng, đồng chí Gimg Thanh thường lầm lần giữa cách đánh giá của riêng mình với thực tế. Và suy nghĩ của đồng chí ấy thường hay thay đổi. Tích cực hoạt động xã hội và tang cường quan hệ có thể sẽ giúp được đồng chí ấy.
Mao im lặng.
Tôi biết rằng, nguyên soái Lâm Bưu khi bị mắc bệnh đã cương quyết không nghe theo lời khuyên của bác sĩ. Nhưng khi thủ tướng Chu Ân Lai yêu cầu đồng chí ấy nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, thì đồng chí ấy đã làm theo. và đồng chí ấy dần dần bình phục. Vấn đề là ở chỗ đồng chí Giang Thanh chẳng nghe lời một ai trong chúng tôi cả. Chúng tôi không biết làm thế nào. Mao nhắm mắt lại, châm một diếu thuốc mới và rít một hơi dài. Ông chậm rãi nói: Giang Thanh chỉ nghe theo chỉ thị của đảng. Tôi biết ông ám chỉ chính ông khi ông nói tới đảng. Ông nói thêm, vợ ông thường nghĩ những chuyện quá tầm thường, ngược lại chúng tôi chỉ quan tâm đến vấn đề của bà mà chẳng để ý đến những chuyện khác. Điều thực sự làm cho bà ấy lo lắng là ý nghĩ: có lẽ một ngày nào đó tôi chán bà ấy. Tôi vẫn thường nói với bà ấy rằng bà ấy không phải lo lắng gì.
- Đồng chí hãy truyền đạt cho các y tá rằng tôi biết đánh giá những cố gắng của họ đối với Giang Thanh. Chắc chắn bà ấy chẳng dễ chịu chút nào đối với các y tá. Thỉnh thoảng họ cũng cần phải tờ chối những đòi hỏi của Giang Thanh.
Tôi nói:
- Điều đó thì họ chẳng dám đâu, thưa Chủ tịch. Làm sao họ có thể từ chối những yêu cầu của Giang Thanh được? Nếu vậy, họ sẽ bị tố cáo là phản cách mạng. Những các y tá cũng không thể làm cho đồng chí ấy hài lòng được, ngay cả khi họ đã cố hết sức.
Mao cười:
- Bà ấy ốm đau đã lâu rồi và bây giờ bà ấy cũng phải niềm nở hơn một chút chứ.
- Không phải các y tá mong muốn đồng chí ấy ân cần, niềm nở hơn, mà họ chỉ hy vọng rằng Giang Thanh đừng hay mắng mỏ họ và đưa ra những đòi hỏi vô lý.
Mao nói:
- Tôi nghĩ bà ta đã qua khỏi giai đoạn tồi tệ nhất của căn bệnh rồi. Đồng chí hãy nhân danh tôi cám ơn các bác sĩ và y tá.
Tiếp đó, tôi nói với Mao là các bác sĩ mong rằng ông sẽ không cho Giang Thanh biết bản hội chẩn.
Mao đóng ý:
- Không, tôi sẽ không kể chuyện này cho bà ấy đâu. Tôi nghĩ Giang Thanh sẽ nghe theo chỉ thị của đảng. Nếu đồng chí có vấn đề gì với bà ấy đồng chí hãy nói thẳng với bà ấy và cả với tôi nữa. Nhưng đồng chí đừng có nói với những người khác sau lưng chúng tôi. Như vậy là không tốt đâu.
Tôi trả lời: Tôi chưa bao giờ nói sau lưng Chủ tịch.
Tất nhiên là cuộc đối thoại giữa tôi và Đặng Dĩnh Siêu đã diễn ra sau lưng Mao, nhưng tôi không thể thú nhận. Hơn nữa, đã từ lâu tôi lấy làm ân hận về cuộc gặp gỡ với vợ thủ tướng. Mao lại cười:
- Tất cả chúng ta hãy làm những việc mà chúng ta phải làm.
Tôi lại gặp gỡ với Thạch Thụ Hán, Hoàng Thụ Trạch, là những người lãnh đạo bộ phận bảo vệ sức khoẻ, để báo cáo lại cuộc đối thoại giữa tôi và Mao. Họ có vẻ lo ngại nếu đến lúc nào đó Giang Thanh biết được chuyện này, thì các bác sĩ và Ban y tế trung ương sẽ phải gánh chịu hậu quả. Vì họ cho tôi một lời khuyên hữu ích: đừng bao giờ nói cho Mao về Giang Thanh.
Chắc Mao đã cảnh cáo vợ về thái độ của bà đối với các y tá. Giang Thanh đã cố gắng cư xử với họ tốt hơn. Nhưng mặc dù vậy, trong mùa hè năm đó ở Bắc Đới Hà, cũng có vài y tá bị sa thải. Tôi bắt đầu đoán được rằng, những xung khắc giữa Giang Thanh đối với các y tá không chỉ vì bà không hài lòng với công việc của họ, mà bà còn lo ngại về sức quyên rũ của các cô gái trẻ đối với Mao. Giang Thanh có thói quen bắt chuyện với các cô y tá mới từ bệnh viện Bắc Kinh được cử đến chỗ bà trong các buổi khiêu vũ. Theo bà khi đó không khí thoái mái hơn. Cả Mao cũng có mặt, còn các cô gái trẻ chìm ngập trong sự kính cẩn khi họ nhìn thấy Mao. Có lần bà vô cùng bực tức khi một cô y tá trẻ ngừng lấy thuốc cho bà để bắt tay Mao và chào đón ông rất nồng nhiệt. Tôi cố gắng giải thích cho bà rằng, thái độ quá lố đó của các cô y tá trẻ là điều hoàn toàn tự nhiên, vì họ đang đối diện với một người đáng kính.
Nhưng Giang Thanh lại nghĩ khác:
- Bác sĩ ạ, đồng chí không hiểu Chủ tịch đâu. Ông ấy phóng đãng lắm. Lối sống và lao động trí tuệ của ông ấy là hai thái cực hoàn toàn khác nhau. Lúc nào có những người đàn bà chỉ muốn chiếm lấy ông ấy. Đồng chí có hiểu không? Đồng chí phải báo các cô bé hãy tỏ ra có đạo đức một chút. Họ phải lễ độ đối với vị lãnh đạo của họ, nhưng cũng phải thận trọng khi tiếp xúc với ông ấy.
Sự nhắc nhở của Giang Thanh làm tôi bối rối. Hồi đó tôi vẫn chưa biết tí gì về sự vô độ trong tình dục của Mao và tôi chỉ nhớ rằng, trong cuộc nói chuyện giữa tôi và Mao, ông đã nói cho tôi biết nỗi lo sợ của vợ ông và ông cam đoan sẽ không bao giờ bỏ bà. Tôi vẫn chưa nhận thức được rằng trong một số điểm, Giang Thanh có thể tinh tường hơn tôi. Ham muốn tình dục của Mao thật vô cùng. Đối với ông, tình dục và tình yêu là hai vấn đề khác hẳn nhau.

<< Chương 28 | Chương 30 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 166

Return to top