Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Bài Viết >> Bác Sĩ riêng của Mao

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 144181 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bác Sĩ riêng của Mao
Lý Chí Thỏa

Chương 28
Vào mùa hè năm 1958, toàn thể nhân dân Trung quốc được hiệu triệu bắt tay thực hiện các công tác thủy lợi và do đó nhiều người đã đảm nhận những việc nặng nhọc. Mao đã phát động phong trào này. Những dự án không chỉ có những mục đích dơn thuần về kinh tế, mặc dù các hồ dự trữ nước chủ yếu để nhằm cải thiện hệ thống thuỷ lợi của Trung quốc và như vậy sẽ tăng sản lượng nông nghiệp. Bằng cách này, Mao còn muốn nhấn mạnh đến lao động chân tay và đề cao giá trụ của nó. Những dự án xây dựng này cùng nhằm để tỏ mối ác cảm muốn dời của Mao đối với sự ngạo mạn của lớp trí thức ăn bám và nhằm ca ngợi giai cấp công nông hay lam, hay làm.
Theo cơ quan tuyên truyền của đảng, ở Bắc Kinh đã có hàng trăm nghìn người tự nguyện đi xây dựng một hồ chúa nước mới gần khu mộ đời nhà Minh nổi tiếng. Những tấm bia mộ đổ nát của 13 trong số 16 vua đời nhà Minh nằm trên một vùng đồi nhấp nhô, cách thành phố chừng 50 km. Bộ đội, nhân viên của đảng và của chính phủ, công nhân từ các trường học, xí nghiệp, doanh nghiệp, thận chí cả nhân viên sứ quán, tất cả đều tham gia vào dự án này.
Sau đó đến cả các nhà lãnh đạo đảng của Trung quốc cũng tham gia. Họ xắn đất trong khi máy ảnh nháy liên tục, ghi lại sự kiện này cho hậu thế.
Buổi chiều ngày 5 tháng 5 nam 1958, sáu chiếc xe buýt chờ đầy cán bộ cao cấp của đảng và chính phủ ở Trung Nam Hải lên dường. Mao ngồi ngay trước mặt tôi, ở hàng gần cuối trong chiếc xe đi đầu và tán chuyện phiếm với những người cùng đi. Ông nói:
- Thông thường, súc vật phục vụ chúng ta. Bây giờ đến lúc chính chúng ta thử bắt tay vào việc. Mọi người đều khẳng định lao động chân tay là tốt, nhưng đến khi họ thực sự làm, họ sẽ mau chóng thay đổi ý kiến. Những người đến đây xây đập với nhiều lý do khác nhau. Một số người thực sự muốn lao động, một số khác cho đây là nghĩa vụ, còn một số nữa coi lao động chân tay là một loại giá trị. Nhưng lúc nào cũng vậy, lao động chân tay bao giờ cũng tốt hơn là chẳng làm gì cả.
Người lúc nhúc như kiến trên công trường. Đa số là bộ đội, rồi đến những thợ xây làm công, nông dân từ các vùng lân cận và cả những người tình nguyện từ các thành phố. Việc Mao tới làm tất cả mọi người sửng sốt. Khi ông từ trên xe buýt bước xuống, cả đám người khổng lồ đồng loạt vỗ tay và rầm rộ hô những khẩu hiệu chào mừng trong khi tướng Dương Thành Vũ tư lệnh quân khu Bắc Kinh và tổng công trình sự đập chắn nước nhiệt liệt đón chào Mao.
Cả một đại đội lính đã được huy động đề mở một con đường xuyên qua đám đông cưồng nhiệt đến một chiếc lều là đại bản doanh của tướng Dương. Từ chỗ chiếc lều, chúng tôi có thể nhìn bao quát toàn bộ khu vực, tướng Dương báo cáo Mao tình hình công việc. Trong khi người ta xây con đập ở tít phía sau, thì ở phía trước, trong một cái hố khổng lồ, vô số người dùng cuc xẻng đào khóet những tảng đá lớn. Họ xúc đá và cát cho vào sọt, rồi gánh bằng đòn gánh tới chất lên những chiếc xe goòng chạy trên đoạn đường ray từ đập tới hố.
Ngược lại, hàng nghìn người đổ đá và cát từ các xe goòng vào những chiếc sọt to và khiêng đến một xưởng xay đẻ xay thành đá răm. Sau đó đá vụn lại được đổ vào sọt và được gánh thẳng đến con đập. Công việc thật nặng nhọc.
Mao cùng với tướng Dương, các cán bộ cao cấp của đảng và tôi trong đoàn hô tống đi đến chân đập. Ông xắn tay áo, nhặt một cái xẻng và bắt đầu xúc đá vụn. Chúng tôi làm theo Mao. Mao mặc áo sơ mi trắng, chiếc quần màu xám và đi đôi dày vải đen. Trời nóng như thiêu như đốt. Mặt Mao đỏ lên mau chóng và chẳng bao lâu, cả người ông đã sao phủ một lớp bụi màu vàng. Ông bắt đầu vã mồ hội và những dòng nước nhỏ ngang đọc chảy trên mặt ông. Gần đến giũa trưa, tức là sau hơn nửa tiếng làm việc, tướng Dương Thành Vũ ép Chủ tịch phải nghỉ tay một chút. Mao nói: Đã lâu tôi chưa làm việc như thế này. Mới có làm một lúc mà tôi đã toát mồ hôi! Mao chui vào lều của tướng Dương để nghỉ uống trà.
Trong khi ông đang ngồi nghỉ, Mao hỏi tôi:
- Tại sao những người ở nhóm Một như các đồng chí không đến đây lao động một tháng nhỉ? Các đồng chí phải biết lao động nặng nhọc có ý nghĩa như thế nào. Nhiều người ở Bắc Kinh đã đến đây. Những nhân viên nhóm Một không được phép vắng mặt.
Chiến dịch làm trong sạch đảng của Mao tiếp tục tiến triển và không chỉ liên quan đến những người đã phạm sai lầm, mà còn dính dáng đến cả những đảng viên thường như tôi. Chúng tôi phạm sai lầm vì chúng tôi đã xa rời quần chúng như cách nói hồi đó. Nhân viên nhóm Một sống sung sướng, quá sướng theo cách đánh giá của Mao. Chúng tôi được an ngon, mặc đẹp, luôn luôn được người khác phục vụ. Vậy thì chúng tôi phải làm quen với cuộc sống thiếu thốn, khó khăn của giai cấp công nhân và nông dân. Qua đó, lối sống của chúng tôi sẽ thay đổi và điều hòa. Mao tin rằng lao động nặng nhọc sẽ có tác dụng tích cực và muốn tất cả chúng tôi - nhất là tôi, thành viên của tầng lớp được hưởng đặc quyền đặc lợi, cuộc sống lúc nào cũng dễ dàng, phải trải qua một chút cay cực. Bây giờ thì tôi đã cảm nhận được tác dụng của việc cải tạo lao động ngay trên cơ thể mình.
Đề nghị của Mao không dành cho tôi một sự lựa chọn nào khác. Tôi chẳng hứng gì với cái việc vất vả này, nhưng tôi vẫn phải chấp nhận. Tôi đáp:
- Dạ được ạ, thưa Chủ tịch. Nhưng chúng ta phải trở về thành phố để lấy đồ đạc.
Mao đồng ý.
Ngày hôm sau, ảnh Mao được đăng trên trang nhất của tất cả các báo trong nước. Với chiếc xẻng trong tay, xung quanh là các cán bộ đảng tươi cười và thường dân, Chủ tịch tuyên bố rằng ông rất tôn trọng lao động chân tay, ông hòa mình với quần chúng và mặc dù với cương vị lãnh đạo, ông sản sàng lao động như bất kỳ một người nào. Bức ảnh này được in đi in lại nhiều trên các báo và tạp chí, dĩ nhiên là cả trong sách báo tuyên truyền về Mao. Đó là lần duy nhất mà Mao làm việc nặng trong suốt 22 năm tôi làm việc cho ông. Ông cầm xẻng chưa đầy một tiếng đồng hồ. Chưa bao giờ trong lịch sử, chỉ một hành động đơn gỉan như vậy lại làm cho dân chúng khoái lao động chân tay đến thế.
Buổi tối, sau việc làm tượng trưng của Mao, tôi đi gặp Mao ở bể bơi để lập kế hoạch cho việc tham gia của nhóm tôi vào dự án này. Mao mới bơi một lúc và muốn uống trà với Giang Thanh ở trên bờ.
- Đập chắn nước cạnh khu mộ đời nhà Minh là một công trình vĩ đại. Hàng trăm nghìn người đã tự nguyện cống hiến thời gian và sức lao động. Thậm chí cả những người nước ngoài cũng tham gia. Chúng ta không được phép làm cho họ thất vọng. Từ ngày mai nhân viên nhóm Một - đồng chí, các thư ký và vệ sĩ - sẽ đến đó để làm việc từ 10 đến 20 ngày. Nhiệm vụ của đồng chí rất đơn giản. Đồng chí sẽ xúc và vận chuyển đá vụn, bất kể trời mưa hay nắng. Đồng chí cứ làm việc cho tới khi kiệt sức. Khi nào đồng chí thực sự không chịu đựng được nữa, đồng chí hãy báo cho tôi biết. Sau đó tôi sẽ đón đồng chí về.
Mao không quay lại công trường nữa bởi vì hình như ông rất bận. Một thư ký và một vệ sĩ phải ở lại với ông. Tất cả những nhân viên khác của nhóm Một đều phải đi. Ông nói:
- Các đồng chí hãy làm thay tôi, hãy đại diện cho tôi.
Ông quay sang Giang Thanh:
- Sức khỏe bà không được tốt. Bà không cần phải đi. Nhưng bà đừng cản trở người khác. Bà hãy để cho các nhân viên của bà đi.
Vợ Mao trả lời:
- Tôi chỉ cần hai cô y tá, những người khác có thể đi.
Giảm bớt nhân sự đối với Giang Thanh là một sự hy sinh lớn.
Ngày hôm sau chúng tôi khởi hành. Diệp Tử Long và Vương Kính Tiên, mới thay Uông Đông Hưng điều hành Ban an ninh, đi đầu. Các cán bộ từ tất cả các cơ quan trung ương của đảng, chính phủ và ủy ban nhân dân thành phố Bắc Kinh có nghĩa vụ phải lao động 20 ngày ở công trường. nhóm Một đến muộn hơn một chút, vì phần lớn những cơ quan khác đã lao động trước đó 5 ngày rồi. Ngay ở đây, nhóm Một cũng là nhóm được ưu đãi. Những người khác phải ngủ trong những túp lều đan và không chịu nổi giông bão. Ngược lại, tướng Dương Thành Vũ đã thu xếp cho chúng tôi ở trong phòng học của một trường trung học ở khu Eangshan gần đó. Căn phòng không được trang bị đồ gỗ và chỉ rộng chừng 12 mét vuông. Chúng tôi ngủ dưới đất và dùng những chiếc áo khoác nông làm nệm - Chín người chúng tôi nằm ngủ kiểu xếp cả hộp. Nếu một người muốn giở mình, thì tất cả những người khác đều phải thay đổi tư thế theo. Những tiếng động triền miên vì nóng nực và ồn ào trong phòng, nên chẳng ai ngủ được. Tuy vậy chúng tôi vẫn biết ơn về điều kiện cư trú hạng nhất này dành cho chúng tôi.
Tướng Dương cũng ưu tiên cho chúng tôi làm việc theo ca thoải mái nhất. Đó là ca đêm từ nửa đêm đến 8 giờ sáng lại một dấu hiệu nữa về việc người ta ưu đãi chúng tôi. Lúc đó vào cuối tháng 5 ban ngày trời nóng kinh khủng. Ca đêm đlã giúp chúng tôi tránh được cái nóng dữ dội nhất. Chúng tôi ăn sáng lúc tan ca với một chiếc bánh mì thô được gọi là nắm đấm, với cháo và rau muối. Buổi sáng, chúng tôi dành thời gian học chính trị. Người ta muốn chứng minh cho chúng tôi là tất cả những tiến bộ về văn hóa của nhân loại chỉ có được thông qua lao động nặng nhoc. Bữa ăn trưa khá hơn bữa ăn sáng một chút. Có rau luộc, một ít cơm và một bát canh, nhưng gia vị rất tồi, đến nỗi tôi ăn chẳng thấy ngon chút nào. ăn xong chúng tôi đi ngủ đến khoảng 21 giờ thì dậy và sửa soạn đi làm.
Công trường cách trường học một tiếng đi đường. Chúng tôi khởi hành lúc gần 23 giờ. Mao đã có lý khi ông nói công việc rất đơn giản. Tôi đào đất, đá từ lòng sông và xúc từng xẻng đất đổ vào chiếc sọt lớn. Khi hai sọt đã đày, tôi treo chúng lên đòn gánh, đưa lên vai và gánh tới những toa goòng chuyển đá vụn đến nơi xây đập. Tôi vẫn còn trẻ, mới 38 tuổi và rất khỏe mạnh. Thời thanh niên tôi đã tập thể thao thể dục và bóng rổ. Nhưng đây là công việc khổ cực nhất, nặng nhọc nhất trong đời tôi. Cơ bắp mà tôi phải sử dụng ở đây hoàn toàn khác với khi tôi tập thể thao. Ban đêm trời lạnh, vậy mà sau một, hai tiếng, mồ hôi tôi vã ra như tắm và người tôi chỗ nào cũng đau ê ẩm. Đối với nhiều người khác ở nhóm Một, những người xuất thân từ nông tlôn, công việc cầm xẻng đối với họ hoàn toàn bình thường như tôi cầm dao dĩa vậy. Họ gánh liền 6 sọt mà chẳng có vẻ mệt nhọc gì và nhịp điệu các bước đi của họ uyển chuyển như nhảy múa.
Tôi cố gắng làm bằng các đồng chí xuất thân từ nông thôn, nhưng không được. Một đêm, tôi kiệt sức đến nỗi khi trút đá từ những chiếc sọt của mình xuống xe goòng, tôi đã mất thăng bằng và ngã vào đó, làm cho những người quanh tôi được một trận cười khoái chí. Họ đùa: Việc này hơi khác với việc dùng ống nghe và dao mổ phải không? Lần đầu tiên trong đời, một cảm giác thua kém thoáng hiện lên trong tôi. Nhưng tôi tự an ủi, những công nhân và nông dân kia cũng sẽ trông rất nực cười với ống nghe hoặc dao mổ trên tay. ở đây tôi cũng có thể hình dung được, cuộc sống cải tạo lao động của những người hữu khuynh nặng nhợc và khắc nghiệt đến mức nào. Bao nhiêu người trong số họ còn sống sót?
Những người khác tìm cách giúp tôi. Họ giải thích cho tôi phải phân chia lực như thế nào và gánh như thế nào để không cảm thấy nặng. Nhưng vô ích. Một đêm mưa rất to, Vương Kính Tiên nhìn thấy tôi ướt như chuột lột và run lên vì lạnh. Ông ta đề nghị tôi nghỉ và quay về trường học. Nhưng tất cả những người khác vẫn làm việc tiếp, nên tôi không được phép bỏ cuộc. Tôi vẫn cố sức và chẳng bao lâu, mặc dù trời mưa và lạnh mồ hôi tôi túa ra.
Đến ngày thứ 15 thì tôi gần như qụy. Tôi không ngủ được, không ăn được và tất cả những năng lượng dự trữ của tôi đã cạn kiệt. Đau đớn kéo dài. Tất cả cơ bắp đều đau, mỗi bước đi tôi đều thấy đau đớn. Thời gian 20 ngày lao động đối với các cán bộ đảng và chính phủ đã kết thúc, chi có nhóm Một đến sau 5 ngày và phải quyết định có tiếp tục ở lại hay không. Chẳng một ai muốn làm tiếp cả. Nhưng cũng chẳng ai muốn mạo hiểm để bị quy là phần tử chống đối, nếu người đó đề nghị không làm nữa. Chúng tôi quyết định làm thêm 5 ngày.
Sau đó tướng Dương Thành Vũ đã giúp chúng tôi. Ông chúc mừng thành tích lao động của chúng tôi. Ông nói: Các đồng chí làm 15 hay 20 ngày không quan trọng. Chủ tịch cần các đồng chí. Một giờ làm việc cho Chủ tịch đáng giá hơn ngày lao động ở đây. Với tư cách là tổng công trình sư ở đây, tôi ra lệnh cho các đồng chí phải rời khỏi công trường. Ông cười, chúng tôi cũng cười, quá vui mừng trước mệnh lệnh của ông chúng tôi cười phá lên.. Chúng tôi có lệnh phải trở về Trung Nam Hải.
Tuy vậy, cuộc họp vẫn chưa được giải tán, bởi vì chứng tôi phải chọn ra một người lao động gương mẫu trong nhóm. Tôi đã được đè cử. Một người nào đó nói: Bác sĩ Lý rất xứng đáng. Đồng chí ấy là trí thức, nhưng đồng chí ấy vẫn không nề hà. Đồng chí luôn theo sát chúng tôi và làm việc đến cùng. Đối với đồng chí ấy, điều đó không phải là đơn giản.
Đa số ủng hộ anh ta nhưng tôi không thể nhận danh hiệu này được. Trao tặng danh hiểu lao động gương mẫu cho tôi quả là vô lý. Tôi đến đây không phải là tự nguyện mà là Mao đã ra lệnh cho tôi. Ngoài ra, phần thưởng này đối với tôi không phải là một giá trị gì lớn. Tôi là một bác sĩ và những kiến thức về y học mới là niềm tự hào của tôi. Tôi cũng biết rõ nhóm Một. Nếu tôi được tuyên dương là lao động gương mẫu, thì những thành viên khác trong nhóm Một, như Diệp Tử Long chẳng hạn sẽ có lý do cho những mưu mô xảo quyệt của họ.
Tôi từ chối phần thưởng này, tôi giải thích: Là một trí thức, tôi phải hoàn thiện mình bằng lao động. Tôi không thể nhận danh hiệu lao động gương mẫu, nếu không tôi sẽ không còn ý thức phấn đấu nữa. Một vài thành viên của nhóm khuyên nhủ tôi, nhưng tôi cương quyết từ chối. Tuy nhiên, nhóm không thể nhất trí chọn một người khác làm lao động gương mẫu.
Tướng Dương Thành Vũ lại tìm ra một giải pháp. Ông nói: Tất cả các đồng chí đều làm việc cho Chủ tịch. Tất cả các đồng chí đã làm gương cho những người khác. Vậy thì mọi người trong các đồng chí đều là lao động gương mẫu. Chúng tôi sẽ gọi tất cả nhóm của các đồng chí là nhóm lao động gương mẫu.
Tất cả đều hài lòng với đề nghị này. Chúng tôi có thể trở về Bắc Kinh trong niềm vinh quang.
Khi chiễc xe tải cho chúng tôi xuống Trung Nam Hải tôi không dám về nhà ngay. Từ hơn hai tuần nay tôi chưa tắm và không muốn cho gia đình nhìn thấy tôi trong tình trạng này. Thay vì về nhà, tôi tới Hạnh Hoa Viên, vào một trong những nhà tắm kiểu cũ không được sang lắm khi đó vẫn còn lại. Với 5 nhân dân tệ giá trị tương đương với bốn kilôgam, lợn tôi được dẫn vào một phòng riêng có chỗ nằm thoải mái và có một bồn tắm. Một nhân viên xà nước ấm vào bồn tắm. Tôi ngâm mình trong bồn và lần đầu tiên trong hai tuần nay, tôi mới được thoải mái như thế.
Sau khi tắm xong sạch sẽ, tôi lên giường nằm và người nhân viên xoa bóp những bắp thịt đau nhức cho tôi. Trong khi đó, người ta để quần áo của tôi đã được giặt sạch sẽ tới, hong khô và là cẩn thận. Sau hai tiếng nghỉ ngơi ở nhà tắm, tôi đã hồi lại để có thể ra mắt gia đình. Tôi đến Liuli chang, chỗ mẹ tôi.
Diện mạo của tôi làm cho mẹ và vợ tôi bị sốc. Họ kêu lên. Gày đi nhiều quá! Lý Liên có thể hiểu được những đau đớn và cực nhọc của tôi. Cô đã lao động một ngày ở đập trở về bị cháy nắng và kiệt sức. Cả hai người đều muốn tôi ở nhà và nghỉ ngơi cho lại sức. Nhưng Mao đang chờ và tôi muốn sẽ là người đầu tiên kể cho ông nghe về sự rủi ro của mình. Tôi ăn ngấu nghiến món thịt viên ngon lành do mẹ tôi nấu, rồi tất tưởi lên đường gặp Chủ tịch.
Ông đang ngồi với Giang Thanh trên bờ bể bơi. Ông trêu tôi:
- Trông kìa, anh chàng giết gà không nổi! Đồng chí bị ngã vào xe goòng phải không? Cũng may là đồng chí nhanh chân ra được. Nếu không đồng chí đã bị đưa xuống đập cùng đá vụn rồi.
Tôi đã đến quá muộn. Một người nào đó đã báo cáo cho ông về công việc của tôi trong hai tuần qua. Y tá của Giang Thanh đã cho tôi biết là Giang Thanh rất khoái chí về chuyện của tôi. Bà hỏi tôi:
- Lúc ấy đồng chí thấy thế nào? Trong xe goòng có thích không? ở đâu tất cả các đồng chí cũng được ăn ngon, được ở những nơi tráng lệ và được tiếp đãi tử tế chỉ vì các đồng chí là nhân viên của Chủ tịch. Bây giờ các đồng chí cũng phải có lần chịu khổ một chút chú.
Mao đã biết chuyện, Suýt nữa thì đồng chí không chịu nói.
Tôi nói thêm: Tôi đã kiệt sức. Công việc cũng không mấy dễ chịu
- Trí thức các đồng chí chỉ được cái nói và viết lách là giỏi. Các đồng chí không hình dung được những công việc nặng nhọc. Khi tôi nói trí thức đôi khi cũng nên lao động chân tay, thì không phải là những lời trống rỗng. Bởi vì lao động chân tay giúp cho chúng ta có khả năng gần gũi quần chúng và biết đánh giá sức mạnh tập thể của toàn dân. Đồng chí nên lao động thường xuyên hơn. Điều đó sẽ tốt cho đồng chí.
Những lời của Mao làm tôi phát hoảng. Chẳng có gì tốt đẹp đối với tôi, khi tôi phải trở lại công trường. Câu chuyện về cuộc vận lộn hai tuần với lao động nặng nhọc của tôi đã lan đi khắp Trung Nam Hải. Mãi sau này, cái ngã vào xe goòng đáng xấu hổ của tôi vẫn được người ta lấy ra làm chuyện bông đùa.

<< Chương 27 | Chương 29 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 946

Return to top