Giang Thanh lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng 29 tháng 9 năm 1962, hai năm sau khi hội nghị lần thứ 9. Lý do là gặp vợ tổng thống Indonessia Xu-các-nô. Những bức ảnh về sự kiện này, bức ảnh đầu tiên về vợ Mao trên báo chí xuất hiện trên tờ Nhân dân nhật báo ngày hôm sau.
Khi Mao bắt tay vợ Xu-các-nô, Giang Thanh, trong bộ âu phục trang nhã phương tây, đứng giữa họ cười thoải mái, trong khi vợ Chu Ân Lai - Đặng Dĩnh Siêu đứng đằng sau.
Tờ Nhân dân nhật báo cũng xuất bản một số ảnh về Vương Quang Mỹ. Là người đứng chính thức quốc gia, Lưu Thiếu Kỳ cần phải gặp vợ Xu-các-nô, khi họ đến sân bay. Uông đi cùng vợ chồng Lưu Thiếu Kỳ ra sân bay đón vợ tổng thống Indonessia.
Sự xuất hiện công khai của Giang Thanh gây ra sôi động rộng rãi. Điều này phá bỏ sự cấm kỵ từ lâu không cho phép Giang Thanh dính vào chính trị.
Nhưng với Vương Quang Mỹ, nghi lễ đòi hỏi sự có mặt của vợ Chủ tịch. Thực tế sự xuất hiện của Giang Thanh có nghĩa là bắt đầu vai trò hoạt động chính trị của bà. Giới văn hoá và nghệ thuật Trung quốc chẳng bao lâu biết sức nặng của tay bà.
Như thế, chính văn hoá và nghệ thuật đã trở thành màn kịch, từ đó bắt đầu Cách mạng văn hoá vô sản vĩ đại.
Vai trò mới của Giang Thanh thoạt đầu làm cho cuộc sống của tôi dễ chịu hơn. Bà ta càng dính sâu vào chính trị, thì bệnh đau dạ dày và căng thẳng của bà lại bớt nhanh hơn. Tôi hiếm nghe thấy những lời phàn nàn của bà hay là các cuộc cãi cọ của giữa bà và các cô y tá.
Nhưng vợ Chủ tịch vẫn còn căm tôi; quyền lực chính trị cho bà phương tiện mới để trả thù.
Cuộc chiến đấu đầu tiên của tôi với Giang Thanh mới xảy ra đầu năm 1963.
Tôi biết là nhà hát kịch Bắc Kinh mới rồi đã dựng vở Hồng mận. Sau này người ta gọi là Lý Huy Nhân. Thời trẻ tôi đã xem vở kịch hay và ly kỳ này. Những người hoạt động văn hoá và nghệ thuật, bao gồm cả Điền Hãn, một trong số kịch bản đầu đàn Trung quốc, viết những bài báo ca ngợi vở kịch, trong đó một phụ nữ trẻ đẹp thiết tha trả thù cho cuộc sống bị áp bức của mình.
Tôi xem vở Mận đỏ lần cuối cùng từ khi còn nhỏ, và ký ức của tôi về nội dung đã phai mờ nhiều. Tôi nhớ tới màn, trong đó hồn cô gái đẹp quay về quả đất, nhảy múa duyên dáng trong bộ quần áo lụa trắng trong suốt. Là người say mê kinh kịch Bắc Kinh, tôi muốn xem vở dàn dựng mới. Nhưng công việc với Mao không dành cho tôi thời gian.
Tại đây có một sự trùng hợp ngẫu nhiên, một đêm, Mao nói chuyện với tôi về vở kịch. Mao không thấy thích thú vở kịch vì lẽ trong đó có nhiều phụ nữ trẻ đẹp. Mao thích nhìn thấy nhiều phụ nữ trung niên hơn. Nhưng tôi nhớ là trong vở kịch có tham gia cả những người khác. Tôi nói rằng Mao nên thưởng thức những cảnh các nghệ sĩ trẻ đẹp bơi dọc sân khấu, và gợi ý xem xét vở này này.
Mao đồng ý. Hãy bảo họ diễn ở đây, trong gian Hoài Nhân - ông nói - Như thế tất cả chúng ta có thể xem nó. Nói Uông Đông Hưng thu xếp buổi diễn.
Buổi diễn trở thành sự kiện ở Trung Nam Hải. Bởi vì chính Mao đặt diễn vở này, tất cả những nhà lãnh đạo cao cấp kéo đến nhà hát. Thậm chí Lý Liên cũng đến cùng chúng tôi.
Giữa buổi diễn, ngồi cạnh Mao, tôi đột nhiên hiểu rằng mình đã phạm sai lầm kinh khủng. Nói chung tôi không nhớ cốt truyện. Cao điểm của vở kịch đạt được khi người quan Giả Thạch Đảo, một người đã già, quan sát từ thuyền trên Hồ Tây ở Hàng Châu - một chỗ nghỉ ngơi mà Mao thích - trình diễn vác bài hát và múa. Nhiều tỳ thiếp trẻ của Giả Thạch Đảo vây quanh ông ta. Họ theo dõi người đẹp Lý Huy Nhân, một trong số tì thiếp yêu của quan. Khi thấy một học giả trẻ, cô kêu lên một cách thích thú: Chao ôi, người đẹp. Giả Thạch Đảo nghe thấy câu này. Ông giận điên người và ra lệnh xử tử người thì thiếp yêu của mình. Màn kịch, tôi nhớ, gây ra cho thấy sự quay về của cô Lý bị giết muốn trả thù trả thù người, từng là người yêu của cô và kẻ thù của cô.
Chính ở thời điểm này, khi cô tì thiếp đẹp lớn tiếng tuyên bố về sự thích thú của mình nhiều người trẻ, thái độ Mao đột ngột thay đổi. Trừ cơn giận dữ ngẫu nhiên, ông hiếm khi cho phép mình công khai thể hiện sự không hài lòng. Nhưng tôi quá hiểu ông, không cần lời - môi cong, mi mắt nâng lên, người căng ra... Tôi hiểu rằng vở kịch làm ông bực mình. Vở kịch khá là công khai bóng gió đến cái gì đang xảy ra trong cung điện của Mao. Vở kịch làm tôi nhớ lại việcngười cầm lái vĩ đại từ chối cho một trong những cô nhân tình của mình đi lấy chồng, một chàng trai trẻ mà cô yêu, và sự gào thét của cô. Cô gái ấy buộc lãnh tụ tội tính cách tư sản.
Buổi diễn kết thúc, trong phòng vang lên tiếng cỗ tay hoan hô, Mao đứng dậy, vẻ buồn rầu, phẩy tay 3, 4 cái rồi bỏ đi. Thường thì ông chúc mừng nồng nhiệt và cám ơn các nghệ sĩ, hôm nay thì không thế. ý định của tôi giải khuây ông thì bản thân nó kết thúc một cách thất bại.
Tôi biết rằng ông sẽ cáu tôi và dĩ nhiên tìm cách trả thù.
Sau đó, một tờ báo hàng đầu của Thượng Hải Văn hối báo bắt đầu in những bài báo phê bình tác giả vở kịch và Lã Mông, một trong số những nhà phê bình. Tờ báo cho vở kịch là không đúng về mặt tư tưởng. Sau đó cấm tất cả các vở diễn, trong đó đề cập tới hồn và bóng ma,và Mao bắt đầu phê bình Bộ văn hoá về khuyết điểm lãnh đạo nhà hát, gọi bộ này là bộ cho các nhà sư và phiên toà. Bỗng nhiên vở kịch, tôi cho nó là có nhiều cảnh đẹp, lại trở thành một vấn đề tư tưởng và chính trị chính, xuất hiện đấu tranh giai cấp tiếp tục.
Sau vài tháng, người ta chưa lôi tôi vào cuộc đấu tranh này, Uông Đông Hưng gặp tôi.
- Nguy rồi - Uông nói - Giang Thanh cho rằng Lý Huy Nhân là vở kịch rất xấu, là loài cỏ độc lớn. Bà ấy nói rằng vở kịch bóng ma truyên truyền mê tín dị đoan. Giang Thanh biết Mao chẳng dưng muốn xem vở kịch, nhưng chắc ai đó đã khuyên Mao điều này. Chẳng có một nhà lãnh đạo cao cấp có liên quan đến việc này. Người thích kịch Bắc Kinh trong chúng ta chỉ có anh thôi. Giang Thanh biết là Mao thường nói với anh về mọi thứ có thể. Thế là phải chờ tai hoạ...
Nhưng Giang Thanh chưa bao giờ nhớ đến tên tôi. Có lẽ, Mao che tôi. Dĩ nhiên, không phải theo tình bạn, mà là vì tất cả cái mà ông cần ở tôi, đó là bác sĩ. Khi Giang Thanh hỏi ai đề nghị diễn vở kịch ở gian Hoài Nhân, Mao trả lời rằng không nhớ. Uông Đông Hưng cũng bảo vệ tôi, nói là, ông chỉ tuân lệnh tổ chức buổi diễn, ý kiến của ai, ông không quan tâm. Ngoài ra, ông chẳng biết tí gì về vở kịch - cái gì xấu, cái gì tốt.
Nhưng Giang Thanh không nhượng bộ. Bà ra lệnh cho Uông Đông Hưng tìm ra kẻ khởi xướng.
- Giang Thanh muốn tống cổ anh đấy - Uông nhắc nhở tôi - Bà ta tìm cớ từ đã lâu và giờ đây đã tìm thấy. Giang Thanh không rút lui ý kiến đâu, chừng nào chưa gắn cho anh cái mác hữu.
Uông Đông Hưng và tôi quyết định nói chuyện với Mao và đề nghị Mao nói với vợ rằng chính ông quyết định làm quen với vở kịch, khi đọc qua bài khen của Điền Hãn. Mao đồng ý, và Uông Đông Hưng đưa Giang Thanh bài báo này.
Vợ Chủ tịch tha cho tôi. Nhưng nước cờ của chúng tôi đem lại tai hoạ cho Điền Hãn. Bây giờ Giang Thanh nhận được lý do để loại bỏ ông.
- Đây rồi, người này trong văn hoá và nghệ thuật, đứng đằng sau vở diễn - bà nói với tôi, khi đọc qua bài báo - Tuyệt! Chúng ta để bọn quỷ lộ mặt rồi chúng ta tóm cổ bọn chúng. Họ không thoát khỏi tay chúng ta đâu.
Giang Thanh đi Thượng Hải, với đồng minh của mình, Kha Thanh Thế vạch kế hoạch chiến lược tấn công văn học nghệ thuật Trung hoa hiện đại.
Nhưng Giang Thanh không bỏ lỡ cơ hội một lần nữa cố gắng lột vỏ tôi.
- Anh thấy Lý Huy Nhân diễn ở đây, có cái gì không đúng phải không? - Giang Thanh hỏi tôi trước khi đi - Anh có thích vở ấy không?
- Vở kịch không dài - Tôi trả lời, thoái thác - Đây là sự tưởng tượng. Nó tương tự vở kịch cách mạng Bạch Mao Nữ.
Giang Thanh xem ý kiến của tôi là lạ lùng và ngạc nhiên hai vở kịch lại giống nhau. Tôi giải thích rằng cả hai cây chuyện đều kể về những phụ nữ bị áp bức, cố gắng trả thù cho chính bản thân mình. Bạch Mao Nữ trong vở kịch hãy còn sống, nhưng bị kiệt sức đến nỗi nhớ lại hồn. Lý Huy Nhân trở thành hồn ngay sau khi chết do tra tấn.
Giang Thanh cho rằng rằng tôi mang chuyện vô lý.
- Hai chuyện này hoàn toàn khác nhau - Giang Thanh dứt khoát - Các cuộc nói chuyện về hồn và bóng ma khuyến khích mê tín dị đoan. Tất của những đặc biệt đánh lừa dân thường.
- Nhưng kịch - đó là công việc nghệ thuật - tôi cố gắng giải thích - Hồn - là sự tưởng tượng của tác giả. Trong vở kịch Hamlet của Xếch-pia cũng cod hồn đấy thôi. Chẳng lẽ có thể xem Hamlet truyền bá mê tín dị đoan?
Giang Thanh lắc đầu không đồng ý.
Đối với Giang Thanh, hồn là mê tín dị đoan, là sự thể hiện mâu thuẫn giai cấp. Xếch-pia chết từ đời nảo đời nào. Ông là người Anh, vở kịch của một người nước ngoài đã chết từ lâu không thể phản ánh đúng và không phải là tiến bộ.
- Cái mà trong kịch Xếchxpia là hồn, nói chung không có nghĩa là chúng ta cũng phải có hồn - Giang Thanh cắt ngang - Chủ tịch phát hiện ra một lượng lớn các vấn đề trong văn hoá và nghệ thuật, mà các vấn đề ấy chỉ rõ mâu thuẫn giai cấp nghiêm trọng. Anh cần phải chú ý nhiều đến lời tôi.
Đối với Giang Thanh tôi là người khá bảo thủ, chịu ảnh hưởng nặng quá khứ tư sản của tôi. Cứ cố tranh cãi với bà ta, tôi chỉ có thể ôm một đống khó chịu.
Tương lai này đã làm tôi tỉnh lại. Tôi 43 tuổi, tóc của tôi từ chỗ còn đen, nay đã điểm bạc.
ở nhóm Một tôi đã học được tính cẩn thận. Tôi cần phải cố sống, cố sống bằng mọi cách. Như thế tôi ngoan ngoãn đồng ý với Giang Thanh rằng Xếch-xpia là nhà văn của chúng ta, dĩ nhiên, không phải thí dụ... Chỉ đến khi đó thì bà ta mới để tôi yên.
ở Thượng Hải Giang Thanh thử vai trò mới của mình theo dõi về văn hoá. Kha Thanh Thế hết sức cố gắng giúp đỡ vợ của Chủ tịch. Kha Thanh Thế giới thiệu với bà Trương Xuân Kiều phụ trách tuyên huấn ở Thượng Hải.
Giang Thanh thăm nhà hát, hoà nhạc của nhóm vũ và dàn giao hưởng.
- Tôi là người lính trơn, lính canh của Chủ tịch trên mặt trận tư tưởng - Giang Thanh nói cho tất cả những ai có mặt ở đó - Tôi đứng gác và thông báo cho Chủ tịch cái gì mà tôi phát hiện ra.
Không ngạc nhiên là bà ta đã tìm ra nghệ thuật Trung quốc bởi chủ nghĩa tư bản thối nát, bởi ảnh hưởng nguy hại ngầm dần của quá khứ.
12 tháng 12 năm 1963 Mao đề nghị tôi đọc qua một trong số những nghiên cứu của Giang Thanh về văn hoá Trung hoa - những bài báo màKha Thanh Thế gửi cho ông và gọi là Những báo cáo kết luận chính thức về những thay đổi cách mạng trong ca nhạc và kịch Thượng Hải. Mao viết bình luận cho tài liệu này.
- Nhìn xem, - Mao nói - Chúng ta đặt nền móng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế chúng ta, nhưng thượng tầng kiến trúc - văn hoá và nghệ thuật - gần như không thay đổi. Những người đã chết về linh hồn đang nắm văn hoá và nghệ thuật. Chúng ta cần phải ca ngợi những thành tựu của chúng ta trong phim ảnh, nhạc, dân ca, nghệ thuật và tiểu thuyết và họ, ngược lại, lại hạ thấp đi. Đặc biệt nghiêm trọng là những vấn đề trong lĩnh vực nhà hát. Chúng ta cần phải nghiên cứu chúng. Thậm chí đảng viên còn hăng hái vỗ tay hoan nghênh nghệ thuật tư bản và phong kiến, mà phớt lờ nghệ thuaath xã hội chủ nghĩa. Thật là ngu xuẩn.
Vài tháng sau Mao hướng bực tức của mình trực tiếp chống Liên đoàn toàn Trung quốc về văn hoá và nghệ thuật. Trong thời gian 15 năm gần đây, các tổ chức của nó và các tạp chí do Liên đoàn lãnh đạo đã không thực hiện chính sách của đảng - Mao nói - Họ chỉ tác động như những người bề trên người bề trên, do dự tiếp cận với công nhân, nông dân, quân đội. Họ không phản ánh cách mạng xã hội chủ nghĩa. Họ đi theo hướng của chủ nghĩa xét lại. Nếu những tổ chức này hoàn toàn không cải tổ, có lúc nó trở thành giống như Câu lạc bộ Pê tơ phi ở Hung-ga-ry.
Khi công nhân trẻ Hung-ga-ry năm 1954 lập ra Câu lạc bộ Pê tơ phi đẻ bảo vệ tự do và dân chủ, chính phủ xem nó trung thành. Hai năm sau, nổ ra cách mạng, do câu lạc bộ này chuẩn bị, thì nó bị tiêu diệt không thương tiếc. Hiểu điều này, Mao đã lên kế hoạch riêng của mình ngăn chặn những người ly khai ở Trung quốc trước khi họ nghĩ về sự phản kháng.