Mao cần Uông Đông Hưng, thiếu Uông, Mao không cảm thấy an toàn. Lý do có đủ không để vượt khỏi sự kiểm soát của Cách mạng văn hoá, thiết bị nghe trộm ở văn phòng Mao ở Trung Nam Hải...
Mao giờ đây nghi ngờ tới cả nơi ở của mình, sợ rằng khi ông vắng mặt ở đây, lại có thêm microphone mới.
Chẳng bao lâu Mao chuyển sang biệt thự của mình ngoài Bắc Kinh. Tuy nhiên một vài sau lại kêu ca là bẩn.
Mao cho rằng chỗ này có chất độc.
Chúng tôi vào Đào Dư Thái, một khu rộng để tiếp khách của nhà nước ở phía tây Trung Nam Hải. Các vua chúa ngày xưa thường câu cá ở đây. Bây giờ ở đó là cả một quần thể biệt thự, được xây dựng hài hoà trong số làng và hồ nước. Tiểu nhóm Cách mạng văn hoá trung ương đặt bộ chỉ huy của mình trong một toà nhà trong đó.. Giang Thanh, Trần Bá Đạt và một số thành viên khác cũng chiếm một vài biệt thự quanh đấy. Mao dọn vào biệt thự số 10. Giang Thanh ở biệt thự bên cạnh.
Tuy nhiên chẳng mấy chốc cả ở Đào Dư Thái, Mao cũng cảm thấy không ấm cúng. Ông cho là khắp chốn đều nguy hiểm cho ông. Và ông quay về phòng 118 trong toà nhà Quốc vụ viện, nơi trong số nhân viên phục vụ có nhiều phụ nữ trẻ. Ông sống ở đó trong suốt vài tháng. Nhưng chỉ đến cuối năm 1966 ông lại quay về Trung Nam Hải, trong toàn nhà có bể bơi mùa đông. Những căn phòng mới rộng hơn những căn hộ trước đây, và Chủ tịch ở lại đây gần như đến khi qua đời.
Ngay sau khi quay về ở Bắc Kinh, Mao lại ngập đầu trong đám phụ nữ và ông cho phục hồi lại các buổi khiêu vũ buổi tối bị cách mạng văn hoá làm gián đoạn. Ông vẫn còn làm êm tai bằng các bạn gái và âm nhạc từ vở kinh kịch Vua quyến rũ gái hầu, như hồng vệ binh xác định đó là vở kịch phản cách mạng và vì thế bị cấm. Nhưng giờ đây số phận của văn hoá là Giang Thanh, cũng về Bắc Kinh.
Giang Thanh thay đổi nhiều. Tôi hoảng lên vì phong cách mới của bà. Bà mặc trang phục. Giang Thanh mặc bộ quần áo rộng hết cỡ và chiếc váy to như cái thúng đến nỗi bà ta gần giống Mao, giày của bà khá cứng, kiểu dành cho đàn ông, không có gót. Do vậy Giang Thanh trở nên gượng gạo. Vẻ kiêu ngạo theo kiểu nhà độc tài. Và đơn sơ. Trong tay bà là số phận của hàng triệu con người. Bà không thích các buổi khiêu vũ buổi chiều, và khuyên mao Mao không những ngừng tham dự mà còn đuổi đám đàn bà đi.
- Tôi trở thành ông sư mất - Mao phàn nàn với tôi ngay sau sự kiện này.
Nhưng sau vài tuần, đám phụ nữ quay về.
Ngay cả khi Cách mạng văn hoá đạt tới đỉnh cao và quảng trường Thiên An Môn chìm ngập trong tiếng hò reo, trên đường phố Hồng vệ binh thức suốt đêm, Mao tiếp tục cuộc sống đế vương, vui vầy với đám bạn gái trong cung Hội nghị đại biểu toàn Trung quốc.
Những phụ nữ, người trước đây từng gần gũi với Mao, trong thời gian Cách mạng văn hoá rơi vào tai hoạ và giờ đây đề nghị Mao bảo vệ họ. Trương Ngọc Phượng là người đầu tiên. Đầu tháng 11 năm 1966, cô ta đến cổng bảo vệ Trung Nam Hải, mang theo quà cho Mao là một chai mao đài và chocolat. Trương vẫn thuộc biên chế phục vụ trên đoàn tàu đặc biệt của Chủ tịch.Với Mao, họ chưa gặp nhau vài tháng rồi. Trương Ngọc Phượng - khi đó tuổi ngoài hai mươi chút ít - đã đi lấy chồng và thế là giờ đây rơi vào tai hoạ.
Hồng vệ binh ở bộ phận phục vụ vận tải đặc biệt đã gạt bỏ bí thư đảng và nhận những nhân viên khác. Trương Ngọc Phượng là đảng viên dự bị của đảng và ủng hộ tay thư ký đảng của tổ chức này. Do đó sự giận dữ của đám thanh niên cách mạng trút cả xuống đầu cô. Món quà là cố gắng mua chuộc (bôi trơn) Mao và ít nhất là được che chở. Không có giấy phép ra vào Trung Nam Hải, cô ta đành gọi một cô y tá.
Khi Uông thông báo về Trương Ngọc Phượng, Mao không những gặp người tình cũ của mình, mà còn đồng ý giúp đỡ cô. Trong bộ phận phục vụ vận tải đặc biệt này ai cũng biết quan hệ của họ, không ai nghi ngờ lời cô ta, khi quay về, cô kể về cuộc gặp với Chủ tịch. Người ta phục hồi công việc cho Trương Ngọc Phượng và chẳng động đến cô ta nữa.
Lưu, một trong số bạn gái của Mao, làm việc trong nhóm văn hoá của không quân, là người tiếp theo đề nghị ông che chở. Lưu đi cùng hai bạn gái. Khi gọi Ngô Từ Tuấn, những người phụ nữ này rơi nước mắt. Lưu kể cái gì đã xảy ra. Cách mạng văn hoá tóm lấy lực lượng không quân. Đơn vị mà các cô gái làm ở đó, chia thành hai phái: phái nổi loạn, muốn loại bỏ sự lãnh đạo hiện thời của đảng và phái bảo hoàng, cương quyết giữ lại sự tồn tại của nó. Thành viên của phái bảo hoàng, trong số này có những phụ nữ trẻ này, tất nhiên, phát biểu ủng hộ sự lãnh đạo của đảng.
Tất cả các bạn gái Mao trong thời gian trước đó được kiểm tra cẩn thận về độ tin cậy của đảng. Và thế là giờ đây, lòng tin cậy đó quay lại chống họ.
Khi Hồng vệ binh tập hợp lực lượng, họ quẳng các cô gái ra lề đường.
Mao vui vẻ cho gặp.
- Nếu họ không muốn đồng chí, có thể ở lại với tôi - ông nói - Họ nói rằng đồng chí bảo vệ vua phải không? Tốt lắm, hoàng đế là tôi đây.
Mối quan hệ trước đây với Chủ tịch giúp Lưu rất nhiều. Mao yêu cầu những người lãnh đạo Cách mạng văn hoá trong ủy ban quân sự Diệp Quần đừng động đến cô gái này và bạn cô ta. Diệp Quần còn đi xa hơn. Theo gợi ý của bà, tư lệnh không quân Vương Phú Thắng bổ nhiệm Lưu làm lãnh đạo ủy ban cách mạng về công tác văn hoá. Từ một cô gái đã bị ném ra hè đường Lưu đã nhanh chóng biến thành người hoạt động tích cực Cách mạng văn hoá.
Lưu và các bạn cô cứ thế từ sau đó thường xuyên viếng thăm Mao. Mao thường một vài ngày tách ra về Đào Dư Thái với họ, để thư dãn. Một lần Giang Thanh không thấy họ ở chỗ làm việc, mà bỗng nhiên xuất hiện ở tư dinh Mao. Y tá trường đã kịp báo cho họ, trước khi vợ Chủ tịch vào phòng ông.
Về sau Mao gọi Ngô Từ Tuấn.
- Khi những nhiều lãnh đạo cao cấp khác muốn gặp tôi, tất cả họ đầu tiên phải có sự đồng ý của tôi - Mao nói giọng buồn rầu - Vì sao Giang Thanh lại ngoại trừ? Nói cho Uông Đông Hưng rằng ông ta chỉ thị cho bảo vệ không cho phép bất cứ ai vào khi tôi chưa cho phép.
Từ lúc đó đến khi Mao qua đời, Giang Thanh phải xin phép thăm chồng mình.
Tình bạn giữa Lưu và Diệp Quần tiếp tục. Năm 1969, khi Lưu mang thai, Diệp Quần cho là đó là con Mao, đã thu xếp cho Lưu một buồng trong bệnh viện chính của không quân, dành cho cấp tướng, và hàng ngày gửi đồ ăn ngon cho Lưu. Khi đứa bé được ra đời, Diệp Quần đến tỏ vẻ thích thú Thật là tin đáng mừng! - vợ Lâm Bưu reo lên - Chủ tịch có một vài con trai, nhưng một số đã chết, còn số đang sống thì lại bệnh tật. Đây mới đích thực thằng bé có thể tiếp tục nối dõi tông đường. Nhiều người đã tin rằng đứa bé giống Mao như lột.
Tôi và Ngô Từ Tuấn thăm Lưu trong bệnh viện. Cương vị của tôi ở chỗ Mao đòi hỏi tôi phải để ý sức khoẻ cả bạn gái ông ta. Lưu nghĩ rằng tôi, cũng như Diệp Quần, tin là Mao là cha đẻ của đứa bé. Nhưng tôi không kể cho ai biết rằng Mao thậm chí không có khả năng sinh con.