Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Bài Viết >> Bác Sĩ riêng của Mao

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 137537 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bác Sĩ riêng của Mao
Lý Chí Thỏa

Chương 10
Vốn tránh xa chính trị, nên tôi không hề hay biết sự căng thẳng giữa Mao và ban lãnh đạo trung ương đảng ngày càng tăng. Nhưng vào đầu năm 1956 tôi nhận thấy, Chủ tịch bị một sự bất an nào đó về chính trị ám ảnh. Sau này tôi mới biết, năm 1956 là thời điểm xảy ra một biến cố. Chính lúc đó, mầm mống của cuộc Cách mạng văn hóa, của sự xáo trộn chính trị ghê gớm đã được gieo, mà sau này nó đã làm chao đảo cả đất nước suốt một thập kỷ liền.
Bản tường trình bí mật của Khơ-rút-xốp tố cáo Stalin tại Đại hội lần thứ XX của đảng cộng sản Liên xô vào tháng hai năm 1956 đã đưa đến biến cố đó.
Mao không tham dự Đại hội đảng ở Mát-xcơ-va. Đoàn đại biểu Trung quốc do Chu Đức, người đã cùng với Mao thành lập Hồng Quân và chỉ huy đội quân du kích đó trong chiến tranh, dần đầu. Khi đó, Chu Đức khoảng 70 tuổi, đẹp lão với mái tóc đen dày và có nụ cười hiền hậu. Ông không hề có tham vọng chính trị. Sau giải phóng, ít nhiều ông đã co về cuộc sống riêng tư và đã từng giữ những vụ quan trọng: Phó Chủ tịch Chính phủ trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa (từ năm 1949 đến năm l954), phó Chủ tịch nước cộng hoà nhân dân Trung hoa và phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa (từ năm 1954 đến năm 1959). Khi ông không chính thức đi thị sát tình hình, thì ông dành thời gian chăm sóc những giò phong lan trong nhà vườn của ông ở Trung Nam Hải, nơi ông trồng tới hơn một nghìn giò. Chúng tôi thường gọi ông là Tổng tư lệnh và ông được nhân dân Trung quốc kính trọng, vì ông đã góp phần đưa đảng cộng sản Trung quốc lên nắm chính quyền.
Chu Đức đã không được chuẩn bị trong cuộc công kích của Khơ-rút-xốp. Ông đã đánh điện hỏi Mao về việc đó và xin chỉ thị ông nên phản ứng như thế nào. Đồng thời, ông đề nghị Trung quốc nên ủng hộ việc chỉ trích của Khơ-rút-xốp.
Đặng Tiểu Bình, lúc đó cũng ở Moskva, đã tán thành đề nghị của Chu Đức. Mao liền tỏ thái độ. Ông nổi giận nói: Chu Đức là kẻ dốt nát. Đồng chí ấy muốn chúng ta chỉ trích Stalin và quên sạch những nguyên tắc đạo đức cơ bản của cách mạng. Cả Khơ-rút-xốp và Chu Đức đều không thể chấp nhận được.
Thêm vào đó, Mao lại có lòng tin huyền bí vào vai trò của người lãnh đạo. Ông không hề băn khoăn khi cho rằng, chỉ có sự lãnh đạo duy nhất của ông mới cứu vãn và thay đổỉ được đất nước Trung hoa. Ông chính là Stalin của Trung quốc và ai cũng biết điều đó. Mao hình dung, ông là đấng Cứu thế của đất nước. Việc Khơ-rút-xốp chỉ trích Stalin đã buộc Mao phải đề phòng rồi có lúc quyền lực của ông bị xới mòn và địa vị lãnh đạo của ông gàp trắc trở. Có lẽ, Mao chỉ tán thành việc chỉ trích Stalin, một khi việc đó mang lại cơ hội cho chính cá nhân ông. Sau khi Stalin chết và Khơ-rút-xốp lên thay vào năm 1953, Mao đã chúc mừng việc bổ nhiệm này. Nhưng khi Stalin bị chỉ trích, thì Mao trở thành đối thủ không đội trời chung đối với Khơ-rút-xốp. Dưới con mắt của ông, người lãnh đạo mới của Liên xô đã phạm một nguyên tắc cơ bản của cách mạng. Đó là nguyên tắc trung quân bất di bất dịch. Mặc dù Khơ-rút-xốp chịu ơn Stalin về tất cả mọi việc, nhưng ông ta lại chống Stalin.
Hơn nữa, theo Mao, bằng việc chỉ trích của mình, Khơ-rút-xốp đã bắt tay với Mỹ, tức là bất tay với tên đế quốc đầu sỏ. Ông tố cáo: Ông ta đã trao gươm cho người khác để bầy cọp có thể nuốt chửng chúng ta. Nếu họ không muốn giữ thanh gươm đó, thì chúng ta sẽ giữ nó. Chúng ta có thê sử dụng nó hữu hiệu. Liên xô muốn chỉ trích Stalin, nhưng chúng ta sẽ không làm điều đó. Nhưng không chỉ có vậy, chúng ta sẽ kiên định đi theo đường lối của Stalin.
ấy thế, khi Mao kể cho tôi về thái độ của ông đối với vị lãnh tụ Xô viết đã quá cố, tôi mới sửng sốt nhận ra rằng, Stalin và ông không bao giờ có thể đồng hành với nhau được. Sự cừu địch của Mao đối với vị lãnh tụ Liên-xô này thật ghê gớm, hệt như thời kỳ chính phủ Xô Viết ở tỉnh Giang Tăy vào đầu những năm 1930.
Năm 1924, khi đảng cộng sản Trung quốc mới gần ba tuổi, Quốc tế cộng sản đã chỉ thị cho tổ chức đảng còn non trẻ này cùng với Quốc dân đảng thành lập một liên minh chính trị. Vì ở Trung quốc đang xảy ra loạn lạc và không có một chính phủ trung ương nào, nên Quốc tế cộng sản muốn những người cộng sản Trung quốc hợp tác với những người quốc gia để đánh đổ các thủ lĩnh ở những vùng khác và thống nhất đất nước do một chính phủ lãnh đạo. Một mặt trận thống nhất đã được hình thành. Tuy nhiên, nàm 1927, Tưởng Giới Thạch đã dồn hết sức chống lại những người cộng sản ở đô thị làm cho số đảng viên giảm đi mau chóng. Khi đó, Mao đã trở về quê ông ở Hồ Nam, nơi ông đã chứng kiến những cuộc nôi dậy của nông dân. Theo kinh nghiệm, những cuộc nổi dậy ở Trung quốc thường xuất phát từ nông thôn. Bởi vậy Mao hiểu rằng, nếu có một cuộc cách mạng xảy ra ở đất nước này trong thế kỷ 20, thì khởi điểm của nó chính là từ nông dân và họ sẽ là lực lượng nòng cốt trong cuộc cách mạng đó. Ông đã đưa ra một chiến lược táo bạo, mặc dù nó không tuân theo học thuyết Mác-Lê nin chính thống. Nhưng những điều kiện lịch sử ở Trung quốc lại diễn ra hoàn toàn ngược lại. Theo diễn giải của Mao, đảng cộng sản sẽ là người lãnh đạo nông dân nổì dậy. Tại những vùng núi hẻo lánh thuộc tỉnh Giang Tây, ông đã xây dựng một căn cứ địa, để thực hiện cải cách ruộng đất với sự hỗ trợ của nông dân. Ngoài ra, ông thường tiến hành những cuộc tập kích vào quân Tưởng Giới Thạch, hy vọng rằng cuối cùng sẽ tiêu hao được sinh lực của những người quốc gia, tạo điều kiện cho nông dân chiếm được các đô thị. Dưới sự chỉ huy của Mao, khu Xô viết tỉnh Giang Tây ngày càng được mở rộng. Năm 1930, Stalin bổ nhiệm Vương Minh, người vừa tốt nghiệp khoa học ở Liên-xô khi mới 25 tuổi, làm đại diện của Quốc tế cộng sản ở Trung quốc. Theo Mao, mặc dù Vương Minh không muốn, nhưng một bộ phận Quốc tế cộng sản lại chấp nhận sự lãnh đạo của đảng cộng sản Trung quốc, vì đảng kiên trì đưa những hoạt động cách mạng từ nông thôn vào thành thị, do đó đã đẩy những người cộng sản còn non kém vào những cuộc chiến đấu vô vọng. ở khu Xô Viết, Mao bị coi là bảo thủ và ông bị dồn đến chân tường. Mao kể: Stalin gọi tôi là người cộng sản ngu dốt - đỏ vỏ trắng lòng. Ban lãnh đạo khu Xô viết Giang Tây lâm vào tình trạng lao đao khi quân Tưởng Giới Thạch bao vây khu căn cứ ở vùng núi và bắt đầu hàng loạt các cuộc tấn công mãnh liệt mà Tưởng gọi là chiến dịch tảo thanh. Ông ta gần như thành công. Chiến dịch tảo thanh thứ năm mang ý nghĩa tiêu diệt đảng cộng sản Trung quốc. Nhưng đảng cộng sản quyết định phá vòng vây để khỏi bị tiêu diệt. Họ đã thực hiện một cuộc rút lui nổi tiếng là cuộc Vạn lý trường chinh. Ngay trong cuộc Vạn lý trường chinh này, Mao đã đoạt lại vị trí lãnh đạo của ông.
Mao đã buộc Stalin và Quốc tế cộng sản phải chịu trách nhiệm đối với những khủng hoảng trước đây của đảng. Theo ông, Quốc tế cộng sản đã biến những lối thoát có lợi thành ngõ cụt. Ông nói:
- Khi đó chúng tôi đã bị tiêu diệt 100% trong những vùng do Quốc Dân đảng kiểm soát ở Trung quốc, và ở khu Xô viết 90% bị tiêu điệt. Lẽ ra chúng tôi phải buộc Stalin hoặc Liên-xô chịu trách nhiệm về thảm họa đó, thì chúng tôi lại khiển trách một số đồng chí của chúng tôi vì thứ chủ nghĩa giáo điều mang tính duy ý chí sai lầm của họ.
Không phải Stalin, mà chính Vương Minh, tín đồ của chính sách Stalin, phải báo cáo về tai họa này. Thậm chí, Mao cũng đã kết tội ông ta là người tả phái phiêu lưu. Ngoài ra, Mao còn chỉ trích Stalin rằng, sau Chiến tranh thế giới thứ hai ông ta đã quy phục trước sức mạnh của Mỹ và khuyên đảng cộng sản Trung quốc noi gương các đảng cộng sản Pháp, ý và Hy Lạp, đầu hàng chính phủ, tức là đầu hàng Quốc dân đảng. Nhưng Mao đã cự tuyệt. Trong cuộc nội chiến giữa những người Quốc gia và những người cộng sản, Stalin không hề giúp những người cộng sản một khẩu súng hay một viên đạn nào, đến cả cái rắm cũng không. Chẳng những thế, ông ta lại ép những người cộng sản phải ngừng cuộc hành quân của họ ở phía Bắc sông Dương Tử và để cho Quốc dân đảng kiểm soát toàn bộ miền Nam. Mao nói: Chúng tôi không thèm đề ý đến lời ông ta.
Tôi thường nghe rằng, phần lớn vũ khí mà những người cộng sản dùng trong cuộc nội chiến là từ Liên-xô và được để lại khi người Xô viết di tản đến vùng Mãn Châu khi chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Nhưng Mao lại không muốn xác nhận rằng, thực ra Liên xô đã giúp và tôi khó mà cãi lại ông được.
Khi những người cộng sản chiếm thành phố Nam Kinh - thủ phủ của Quốc dân đảng, Tưởng Giới Thạch phải chạy trốn về Quảng Châu. Mao nói, đại sứ Anh và Hoa Kỳ đã ở lại Nam Kinh để hợp tác với chính phủ mới. Ngược lại, Liên-xô đã ủng hộ Quốc dân đảng và chuyển sứ quán của họ về Quảng Châu. Theo Mao, thì Stalin không muốn những người cộng sản chiến tháng. Mao nói tiếp:
- Mùa đông năm 1949, chỉ vài tháng sau giải phóng, thì tôi đi hội đàm ở Liên-xô. Nhưng Stalin không tin tôi. Hai tháng trôi qua mà vẫn không thấy động tĩnh gì. Cuối cùng, tôi bực quá và nói: Nếu đồng chí không muốn hội đàm, thì chúng ta cứ gác việc đó lại và tôi về.
Nhưng rồi, một Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ song phương giữa Liên-xô và Trung quốc cũng đã được ký. Cuộc chiến ở Triều Tiên cũng gây ra càng thẳng giữa Mao và Stalin. Tôi thường cho rằng, Liên-xô và Trung quốc đã hợp tác với nhau trong chiến tranh, thế nhưng Mao lại phủ nhận diu này. Ông nói:
- Khi quân đội Mỹ tiến đến biên giới Trung - Triều tại sông áp Lục, tôi đã nói với Stalin chúng tôi sẽ điều quan đến đó. Nhưng Stalin không đồng ý, vì ông ta sợ xảy ra Thế chiến thứ ba.
Mao báo cho Stalin rằng, nếu ông ta không muốn tham chiến và nếu người Mỹ chiếm được Triều Tiên, thì họ sẽ không chỉ đe dọa Trung quốc, mà còn là mối nguy hiểm đối với cả Liên-xô nữa.
Cuối cùng, há miệng, thì có thể mắc quai. Cứ muốn đánh nhau, Mao lại phải cần đến vũ khí của Liên-xô. Một khi Liên-xô sợ Mỹ và Anh kết tội ủng hộ Trung quốc, thì Trung quốc có thể mua lại vũ khí của Liên-xô. Trung quốc sẽ đơn phương chiến đấu và Liên-xô không dính dáng gì đến việc này. Mao quy cho Stalin muốn chia cắt Trung quốc. Để làm điều đó, Stalin đã cố đưa Cao Cương lên làm thủ lĩnh ở Mãn Châu và thành lập ở đây một đảng cộng sản riêng. Sự khẳng định của Mao làm tôi ngạc nhiên. Với tất cả những lời lẽ công khai thì Liên-xô là người anh của Trung quốc, là tấm gương cho sự phát triển xã hội chủ nghĩa của chính chúng ta. Nhưng theo Mao, thực ra sự tương quan này gần như là mối quan hệ chủ tớ. Mao nói: Họ muốn nuốt chửng chúng ta. Không bao giờ ông muốn bị thất thế. Lịch sử đã dạy ông rằng, nên ủng hộ những đất nước xa xôi, nên thận trọng đối với những nước láng giềng và đừng có đặt niềm tin vào chủ nghĩa bành trướng Xô Viết.
Tuy nhiên, Mao không bao giờ để lộ sự chỉ trích của ông, vì với tư cách một người lãnh đạo cách mạng, Mao liên hệ mật thiết với Stalin.
Bản tường trình của Khơ-rút-xốp cũng làm cho chính sách đối nội của Trung quốc thay đổi. Việc Chu Đức đề nghị Trung quốc nên ủng hộ việc chỉ trích Stalin là một sự xúc phạm ghê gớm đối với Mao. Không bao giờ tôi cho Chu Đức lại là mối nguy hiểm đối với Mao và sự bực tức của Mao là vô lý. Nhưng trước đây, Mao và Chu Đức đã từng tranh cãi với nhau khi còn ở Giang Tây và Mao đã quả quyết, nhận định ban đầu của Chu Đức về bản tường trình của Khơ-rút-xốp đã phản ánh tư cách của ông ta. Vì vậy, ông đã không hiểu được sự trung thành của Chu Đức.
Ngày 1-5-1956, hai tháng sau khi bản tường trình của Khơ-rút-xốp được công bố và cơn giận lôi đình của Mao, thì Chu Đức lâm bệnh. Thực ra, tình trạng sức khỏe đã không cho phép ông có mặt trên khán đài ở quảng trường Thiên An Môn, nhưng đó lại là một sự kiện chính trị quan trọng, vì các vị lãnh đạo cao cấp của Trung quốc đều có mặt vào ngày hôm đó để chụp một bức ảnh chính thức. Bởi thế, Chu Đức ngại rằng người ta sẽ có ấn tượng nào đấy khi ông vắng mặt trước công chúng. Ông đã nói với Trần Dương Anh, vợ góa của Nhậm Bích Thế là: Nếu tôi không đến, mọi người sẽ nghĩ tôi đã phạm một sai lầm tồi tệ về chính trị và vì thế tôi đã vắng mặt. Cuối cùng, khi chụp ảnh, Chu Đức mệt mỏi, mặt tái mét đứng vào chỗ của ông cách không xa Mao Chủ tịch.
Mao không bao giờ tha thứ cho Khơ-rút-xốp vì ông ta đã chỉ trích Stalin. Tuy nhiên, vào nãm 1956 tôi để ý thấy Mao cũng thường bất bình với ban lãnh đạo đảng của ông như thế nào. Trước hết, loại người hèn hạ, cứng nhắc, dập khuôn theo mô hình Xô Viết đã làm ông không hài lòng.
Ngay năm 1956, Liên-xô đã đảm nhận nhiều công việc giúp Trung quốc. Dưới sự giám sát trực tiếp của đảng cộng sản Trung quốc, một bộ máy quan liêu, cồng kềnh đã được triển khai và nó quán xuyến cả những vùng nông thôn. Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp đã hoàn thành, những nhà máy và doanh nghiệp lớn ở các thành phố đều do nhà nước quản lý. Các xí nghiệp tiểu thủ công nghiệp có quy mô nhỏ hơn và các cửa hiệu đã bị quốc hữu hoá hoặc là được giao cho chính quyền địa phương quản lý. Sự chuyển biến mang tính xã hội chủ nghĩa đã thể hiện rõ nét trong phương diện kinh tế quan liêu. Nhưng sự chuyển biến về tư tưởng, sự hồi sinh sống động của Trung quốc mà Mao ao ước thật khó mà đạt được. Những chiến sĩ cách mạng kỳ cựu đã trở thành những kẻ quan liêu, đối với họ đặc quyền đặc lợi và địa vị xã hội quan trọng hơn cả tư tưởng cách mạng của Mao. Mao tỏ ra nóng lòng. Ông muốn đẩy mạnh cuộc cách mạng. Nhưng nhưng kẻ quan liêu trong đảng, trong đó có cả những cán bộ lãnh đạo cao cấp, vẫn còn dè dặt và bám lý hình mẫu phát triển của Liên-xô. Người ta đã thiết lập những thể chế và cơ cấu tổ chức theo khuôn mẫu của Liên-xô mà không lưu tâm đến hoàn cảnh đặc biệt ở Trung quốc. Do vậy, Mao đã nổi giận với các đồng chí của ông.
Cuộc cách mạng do Mao tiến hành đòi hỏi lòng dũng cảm, sự hăng hái, tinh thần sẵn sàng chiến đấu và Mao cho rằng, những người lãnh đạo của Trung quốc vẫn còn thiếu những đặc điểm đó. Bởi vì, thậm chí một số người tán thành việc Khơ-rút-xốp chỉ trích Stalin, nên ông phải dè chừng đối với địa vị của mình. Mao không muốn một thuộc hạ nào của ông noi gương Khơ-rút-xốp và lên án ông mãnh liệt sau khi ông qua đời. Cho nên, ông cũng tính đến việc có kẻ nào đó âm mưu lật đổ ông khi ông còn sống. Sự bất bình của ông đối với đảng ngày càng tăng theo năm tháng và nó đã đưa đến cuộc Cách mạng văn hóa đầy tai hại.

<< Chương 9 | Chương 11 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 161

Return to top