Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tôn giáo, Chính Trị >> Bài Học Kinh Thánh

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 39612 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bài Học Kinh Thánh
Không rõ

Bài 48 (Ru-tơ 4:17)

Khi bàn thảo những câu kết luận trong sách Ru-tơ chúng ta thấy Ðức Chúa Trời đối xử rất nhẫn nại với dân tộc Y-sơ-ra-ên. Vì hậu quả tội lỗi của họ, hậu quả của sự liên tục chống đối lại Ðức Chúa Trời, Ngài đã trừ bỏ họ. Ngài như đã chết đối với họ. Họ giống như người đàn bà góa. Nhưng qua Chúa Cứu Thế Giê-xu, Ðấng đã đến thế gian cách nay 2000 năm, sự cứu rỗi có thể có được cho dân Giu-đa cũng như cho dân ngoại.
Chúng ta đọc trong Ru-tơ thì thấy rằng Ðấng Mê-si ra từ dòng dõi của người đàn bà, dòng dõi của những người còn sót lại theo sự lựa chọn của ân điển. Ngài sẽ phục hồi nhà Y-sơ-ra-ên. Ngài sẽ đem những kẻ phu tù trở về. Ngài làm cho họ cũng có thể được cứu. Tội lỗi của họ cũng có thể được tha thứ. Tuổi già của Y-sơ-ra-ên cũng có thể được nuôi dưỡng. Họ có thể ăn Bánh hằng sống. Về thuộc linh họ có thể tìm thấy sự thỏa mãn cho sự đói khát công bình. Ðức Chúa Trời ban Chúa Cứu Thế Giê-xu cho họ. Thật Ðức Chúa Trời nhơn từ và thương xót biết bao trong kế hoạch cứu rỗi của Ngài!
Rồi chúng ta đọc thấy một điều không có lý chút nào theo sự kiện lịch sử như trong bài học rồi. "Vì ấy là dâu bà vẫn thương bà, đã sanh nó cho bà; nàng quí cho bà hơn bảy con trai". Theo bối cảnh lịch sử họ nói điều nầy với Na-ô-mi là một ngôn ngữ kỳ cục. Ru-tơ và con trai của nàng không thể nào bằng bảy đứa con trai được. Có được bảy đứa con trai là một phước lớn cho người đàn bà Hê-bơ-rơ. Có nghĩa là gia đình đó có được sản nghiệp rất lớn. Theo sự kiện lịch sử có thể họ nói điều nầy để khích lệ Na-ô-mi. Có thể đây là một cách nói phóng đại hay họ nhìn về một khía cạnh tốt nhất trong hoàn cảnh đang tiến triển. Chắc chắn là Na-ô-mi trong hoàn cảnh góa bụa thì Ru-tơ trở nên bằng hay là quí hơn bảy đứa con trai nữa. Nhưng chúng ta hãy nhìn xem ý nghĩa thuộc linh.
Bạn thấy Na-ô-mi là hình ảnh về dân tộc Y-sơ-ra-ên. Nếu dân Y-sơ-ra-ên có được sản nghiệp theo đúng ý nghĩa thuộc linh. Có thể nào dân tộc đó có được sản nghiệp từ chính con trai của họ không? Nghĩa là từ chính điều họ làm. Xin cho tôi minh họa điều nầy. Chúng ta thấy ngày nay quốc gia Y-sơ-ra-ên đứng trong vòng những quốc gia khác trên thế giới có vẻ như đang có được cơ nghiệp chính trị trở lại. Bề ngoài nó có vẻ như có một tương lai tươi sáng, huy hoàng giữa những dân tộc khác trên thế giới. Vì làm sao có thể được sau hai ngàn năm họ có thể đứng giữa những quốc gia khác trên thế giới?
Nhưng thực tế rằng với tất cả khả năng chính trị, sức mạnh quân sự, tất cả sự thành công khoa học hay bất cứ điều gì khác của họ có thể mang lại sự tồn tại cho dân tộc Y-sơ-ra-ên không? Tất cả những điều nầy có thể mang lại quyền lợi cho dân tộc Y-sơ-ra-ên trong thời hạn lâu dài không? Dĩ nhiên câu trả lời là: không! Không một điều nào ra từ quốc gia Y-sơ-ra-ên thuộc về chính trị nầy có được ý nghĩa đời đời. Chỉ có một con đường cho mọi dân tộc, điều nầy cũng bao gồm dân tộc Y-sơ-ra-ên, có thể có được phước hạnh đời đời đó là qua Chúa Cứu Thế Giê-xu.
Kinh Thánh tiên đoán rất rõ ràng rằng tất cả những quốc gia, dân tộc thuộc về chính trị sẽ bị hủy diệt. Chúa Cứu Thế sẽ đến lúc ngày cuối cùng. Thực tế khi chúng ta thấy cây vả ra lá, nghĩa là dân Y-sơ-ra-ên một lần nữa tồn tại giữa các dân tộc khác trên thế giới thì chúng ta có cảm giác rằng chúng ta đang ở gần ngày cuối cùng. Khi Chúa Cứu Thế đến, tất cả những quốc gia, dân tộc nào còn tồn tại cho đến ngày ấy, bao gồm dân tộc Y-sơ-ra-ên, sẽ đứng để chịu phán xét. Tất cả những người không được cứu sẽ bị quăng vào địa ngục. Không có sự phước hạnh đời đời nào có thể ra từ một dân tộc từng tồn tại trên thế giới, điều nầy bao gồm dân tộc Y-sơ-ra-ên. Nhưng qua Ðấng Mê-si, qua Chúa Cứu Thế Giê-xu phước hạnh đó có thể đến với bất cứ mọi dân tộc.
Theo ý nghĩa đời đời, bên ngoài Chúa Giê-xu không một quốc gia nào được phước. Cho nên Ðức Chúa Trời phán qua những người bạn của Na-ô-mi rằng, Ru-tơ là dâu của Na-ô-mi là một phước lớn cho bà hơn là bảy đứa con trai. Lẽ thật nầy không thể bị phủ nhận được. Bởi vì Ru-tơ là hình bóng về những người còn sót lại theo sự lựa chọn của ân điển ra từ mọi dân tộc, bao gồm những người ra từ dân Y-sơ-ra-ên, yêu thương dân Y-sơ-ra-ên. Những tín hữu được sanh lại có tình yêu thương đối với dân Y-sơ-ra-ên cũng giống như đối với bất cứ dân tộc khác trên thế giới. Ðó là mạng lệnh mà Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta. Qua dòng dõi còn sót lại theo sự lựa chọn của ân điển, Ðấng Mê-si, Ðấng Cứu Chuộc đã đến. Ðiều nầy đem đến sự phước hạnh hơn bất cứ điều gì có thể mang đến cho dân Y-sơ-ra-ên.
Chúng ta nói rằng ngày hôm nay dân Y-sơ-ra-ên nhận được phước hạnh lớn không tưởng tượng được khi họ được khôi phục và trở về đất nước của chính họ vào năm 1948. Nhưng phước hạnh đó không ra gì cả khi so sánh với phước hạnh đến với họ là vì họ cũng được cứu qua Chúa Cứu Thế Giê-xu. Họ cũng có thể ăn năn tội lỗi và kêu xin với Chúa cho được sự thương xót. Con cháu trong dòng máu của Áp-ra-ham cũng được cứu giống như bao nhiêu người khác như chúng ta đã học thấy trong vài bài học rồi. Ðây là lý do tại sao những người đàn bà nói điều nầy với Na-ô-mi. Họ đang nói ra một lẽ thật rằng qua Ru-tơ, người đàn bà bị rủa sả đại diện cho tất cả các dân tộc tội lỗi trên thế giới đã được che đậy bởi huyết của Chúa Cứu Thế, Ðấng Mê-si là Chúa Giê-xu đã đến để cung cấp sự cứu rỗi cho thế giới và cũng cho dân tộc Y-sơ-ra-ên.
Chúng ta đọc tiếp câu 16, "Na-ô-mi bồng đứa trẻ, để vào lòng mình, và nuôi nó." Ðây là một sự thay đổi đầy thích thú trong ngôn ngữ phải không? Ðứa con trai nhỏ nầy là con của Ru-tơ. Nó không phải là con của Na-ô-mi nhưng tất cả đều tập trung nhắm vào Na-ô-mi. Chúng ta đã đi một vòng xa để thấy được tại sao lại như vậy vì điều nầy không dễ dàng nhận ra. Khi chúng ta bắt đầu thấy Na-ô-mi là hình bóng về dân Y-sơ-ra-ên thì ngôn ngữ nầy bắt đầu vừa vặn, đâu vào đấy. Ở đây chúng ta thấy "Na-ô-mi bồng đứa trẻ, để vào lòng mình, và nuôi nó." Một lần nữa theo sự kiện lịch sử thì dễ hiểu phải không?
Na-ô-mi trở về Bết-lê-hem rất nghèo túng, góa bụa, cay đắng. Bây giờ một điều huy hoàng nhất đã xảy ra. Dâu của bà, người Mô-áp, lập gia đình với một người trong gia đình khá giả tại Bết-lê-hem và sanh một con trai. Ru-tơ đã vâng theo những lời khuyên của Na-ô-mi và tất cả những điều xảy ra đều đúng như dự đoán. Bây giờ thì Na-ô-mi bồng đứa nhỏ nầy giống như là con của chính bà. Chúng ta có thể thấy được sự vui mừng của bà vì đây là một phước hạnh rất lớn cho bà. Na-ô-mi nhận ra rằng nhờ mối liên hệ hôn nhân nầy mà sản nghiệp có thể đến cho cả gia đình bà. Ðất được chuộc lại, tất cả đều được sửa lại cho đúng dù việc làm sai lầm của Ê-li-mê-léc và Na-ô-mi trước kia đã bỏ Nhà Bánh ra đi. Theo lịch sử thì câu nầy rất dễ hiểu nhưng bây giờ chúng ta hãy xem ý nghĩa thuộc linh.
Na-ô-mi là hình ảnh về dân Y-sơ-ra-ên và đứa trẻ là hình ảnh về Chúa Cứu Thế Giê-xu. Chúng ta thấy trong câu 13 rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu là dòng dõi của người đàn bà và người đàn bà là "những người còn sót lại theo sự lựa chọn của ân điển" trong thế gian dù họ là người Giu-đa hay dân ngoại. Ru-tơ là hình ảnh về điều nầy và trong câu 13 Ru-tơ là trung tâm điểm được nhắm vào. Nhưng câu 15, 16 và 17 thì điểm tập trung được nhắm vào Na-ô-mi là hình ảnh về dân Y-sơ-ra-ên. Chú ý chỗ nầy: "Một đứa trai đã sanh cho Na-ô-mi." Câu nầy song song với câu 16, "Na-ô-mi bồng đứa trẻ, để vào lòng mình, và nuôi nó." Theo bối cảnh lịch sử chúng ta có thể hiểu được dù đây là cháu ngoại của Na-ô-mi nhưng bà xem như là con ruột của chính bà. Ðức Chúa Trời có ý gì về thuộc linh ở đây?
Chúa Cứu Thế Giê-xu ra từ dân tộc Y-sơ-ra-ên bằng một cách rất đặc biệt có một không hai. Vâng, theo Sáng-thế-ký 3:15, Khải-huyền 12:1 và Ru-tơ 4:13 điểm chính nhắm vào việc Chúa Giê-xu ra từ tất cả những tín hữu. Ðiều nầy là thật vì Ma-ri cũng ra từ những tín hữu thật, hơn nữa dòng máu của bà không hẳn chỉ thuộc dân Y-sơ-ra-ên nhưng cũng bao gồm luôn Ru-tơ người Mô-áp, là dân ngoại. Dòng máu của Ma-ri cũng gồm có dòng máu của Ra-háp là một k?#7919;, người đàn bà Ca-na-an. Cho nên Chúa Giê-xu ra từ tất cả mọi dân tộc trên thế gian. Ðó là từ "những người còn sót lại theo sự lựa chọn của ân điển" đến từ tất cả các dân tộc trên thế giới. Riêng ở đây câu 16 và 17, Ðức Chúa Trời đặc biệt nhắm vào dân tộc Y-sơ-ra-ên. Chúa Cứu Thế ra từ dân Y-sơ-ra-ên. Hiển nhiên điều nầy rất đúng với những chỗ dạy khác trong Kinh Thánh.
Chúa Cứu Thế đến từ chi phái Giu-đa. Chúa Giê-xu là con cháu của vua Ða-vít. Sau nầy chúng ta sẽ thấy rằng Ngài cũng là con cháu của Bô-ô, một người thuộc Bết-lê-hem, một thành của người Giu-đa. Cho nên Ðức Chúa Trời đang phán ở đây rằng Ðấng Mê-si đặc biệt sẽ ra từ dân Y-sơ-ra-ên. Ngài không ra từ dân Anh, dân I-rắc, dân Ai-cập, dân Mỹ, dân Liên-xô hay bất cứ dân tộc nào khác thuộc về lãnh thổ chính trị. Ngài ra từ dân tộc Y-sơ-ra-ên. Ðiều nầy được nói đến trong Rô-ma 9:5, "là dân sanh hạ bởi các tổ phụ, và theo phần xác, bởi dân ấy sanh ra Ðấng Christ, là Ðấng trên hết mọi sự, tức là Ðức Chúa Trời đáng ngợi khen đời đời. A-men". Ðây là điều chúng ta thấy trong câu 16 và 17.
Dân Y-sơ-ra-ên là dân đã sanh ra Chúa Cứu Thế Giê-xu, Ðấng Cứu Chuộc. Ðó là lẽ thật vinh hiển được chiếu sáng ở đây. "Na-ô-mi bồng đứa trẻ, để vào lòng mình, và nuôi nó." Câu "để vào lòng mình" có nghĩa bà gần gũi với đứa nhỏ nầy càng gần càng tốt và nuôi nó. Chúng ta đã thấy điều nầy trong ý nghĩa lịch sử. Trước khi Chúa Cứu Thế được sanh ra, Ðức Chúa Trời hứa rằng qua dân Y-sơ-ra-ên, Chúa Giê-xu sẽ ra đời tại Bết-lê-hem. Ngài sẽ đến từ dòng dõi Giu-đa. Ngài sẽ ngồi trên ngôi Ða-vít. Ðức Chúa Trời đã sắp đặt mọi sự để từ dân tộc Y-sơ-ra-ên Ðấng Mê-si sẽ ra đời.
Vì vậy khi Chúa Giê-xu được sanh ra, Ngài được sanh ra từ một gia đình Do-thái, trong một thành của người Do-thái, dưới luật pháp của người Do-thái. Ngài chịu phép cắt bì vào ngày thứ tám. Ngài hoàn toàn gắn liền với dân tộc Y-sơ-ra-ên. Bức tranh ở đây là Ðấng Mê-si ra từ dân tộc Y-sơ-ra-ên. Một con trai đã sanh ra cho Na-ô-mi. Thật vậy, trong môi trường của nước Y-sơ-ra-ên Chúa Cứu Thế được nuôi dưỡng. Ngài lớn lên tại Na-xa-rét, một làng của người Giu-đa. Ngài lớn lên trong gia đình của Giô-sép và Ma-ri là một gia đình Giu-đa. Ngài đến đền thờ Giê-ru-sa-lem vào lúc 12 tuổi và được nuôi dưỡng theo như luật pháp của dân tộc Y-sơ-ra-ên. Tôi tin rằng đây là điều Ðức Chúa Trời muốn nói khi Kinh Thánh chép: "Na-ô-mi bồng đứa trẻ, để vào lòng mình, và nuôi nó."
Trên phương diện quốc gia những người lãnh tụ muốn giết Ðấng Mê-si. Lúc Chúa Giê-xu mới được sanh ra vua Hê-rốt đã giết những đứa con trai tại Bết-lê-hem vì ông có ý định muốn giết vị vua mới sanh ra. Sau đó những thầy tế lễ cả muốn trừ diệt Chúa Giê-xu, muốn Ngài phải chết và cuối cùng Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá theo điều họ muốn. Họ không muốn có Ngài trên phương diện một dân tộc, nhưng dầu thế nào đi nữa một cách vô tình dân tộc đó cho ra đời Ðấng Mê-si, nuôi dưỡng Ngài lớn lên. Trong dân tộc đó có những người như Giô-sép, Ma-ri, Si-mê-ôn, An-ne là những người quan tâm đến Ðấng Mê-si, đã nuôi dưỡng Ngài lớn lên, chịu báp têm tại sông Giô-đanh bởi Giăng Báp-tít và bắt đầu công việc của Ðấng Mê-si.
Trong một ý nghĩa đặc biệt, Chúa Cứu Thế được sanh ra từ dân Y-sơ-ra-ên. Vì vậy, "Na-ô-mi bồng đứa trẻ, để vào lòng mình, và nuôi nó." Bạn thấy đó, Ðức Chúa Trời một lần nữa đã minh họa kế hoạch cứu rỗi tuyệt vời của Ngài rằng từ trong dân Y-sơ-ra-ên, Ðấng Mê-si sẽ ra đời. Chúa Giê-xu đã thật sự ra đời. Ngài là người Giu-đa, cho nên tôi tin rằng đây là lý do Rô-ma 2 chép mỗi tín hữu là người Giu-đa vì Chúa Giê-xu là Chúa của chúng ta. Ngài là vua dân Giu-đa như cái bảng đóng trên thập tự giá của Ngài đã đề. Ngài là người Giu-đa cho nên những người tin nhận Ngài trở thành người Giu-đa theo ý nghĩa thuộc linh.
Bây giờ chúng ta đến phần cuối của bài học và vẫn còn phải xem xét câu 17, "Những người nữ lân cận đặt tên cho nó là Ô-bết, mà rằng: Một đứa trai đã sanh cho Na-ô-mi." có nghĩa gì. Rồi chúng ta sẽ xem sơ qua gia phổ bắt đầu từ Pha-rết để phân tích xem tại sao lại bắt đầu từ Pha-rết. Chúng ta sẽ xem điều nầy trong bài học tới.
"Ôi! sâu nhiệm thay là sự giàu có, khôn ngoan và thông biết của Ðức Chúa Trời! Sự phán xét của Ngài nào ai thấu được, đường nẻo của Ngài nào ai hiểu được! Vì, ai biết ý tưởng Chúa, ai là kẻ bàn luận của Ngài? Hay là ai đã cho Chúa trước, đặng nhận lấy điều gì Ngài báo lại? Vì muôn vật đều là từ Ngài, và hướng về Ngài. Vinh hiển cho Ngài đời đời, vô cùng! A-men." Rô-ma 11:33-36
 

<< Bài 47 (Ru-tơ 4:17) | Bài 49 (Ru-tơ 4:18-21) >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 713

Return to top