Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tôn giáo, Chính Trị >> Bài Học Kinh Thánh

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 39616 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bài Học Kinh Thánh
Không rõ

Bài 23 (Ru-tơ 3:7)

Na-ô-mi dạy bảo Ru-tơ vào chỗ của Bô-ô đang nằm sau khi xong một ngày làm công việc gặt lúa, lột trần chân của ông ra để bày tỏ rằng nàng tự nguyện làm vợ của Bô-ô. Chúng ta thấy rằng nàng hoàn toàn vâng theo những gì Na-ô-mi bảo nàng làm. Cũng vậy, khi Tin Lành đến với chúng ta, Ðức Chúa Trời tuyên bố rằng chúng ta phải tin nhận Chúa Giê-xu thì chúng ta sẽ vâng phục những gì Ngài nói. Thực tế, Kinh Thánh nói về việc tin nhận nơi Chúa Giê-xu có nghĩa là chúng ta phải phó thác cả đời mình vào Chúa Giê-xu, phải giao trọn đời mình cho Ngài, như vậy chúng ta mới thật sự trên đường dẫn đến sự cứu rỗi.
Câu 7, "Khi Bô-ô đã ăn uống xong, lòng đương mừng rỡ, đi nằm ở bên một đống lúa mạch kia". Chúng ta đã thấy bài học thuộc linh mà Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta. Bô-ô ăn và uống là hình bóng về Chúa Giê-xu phải sẵn sàng làm theo ý muốn của Ðức Chúa Trời, phải uống chén thạnh nộ của Cha Ngài. Chữ "mừng rỡ" thật ra được dịch không sát nghĩa lắm ở đây. Chữ nầy nên dịch là "tốt lành", có nghĩa là ông nhận ra rằng ông đã làm tốt công việc của mùa gặt. Ông đã làm việc khó nhọc trọn cả ngày, có một bữa ăn ngon lành và bây giờ nằm xuống, thỏa lòng, bình an vì đã làm xong tất cả công việc của ngày.
Nhưng nói về thuộc linh, Ðức Chúa Trời ám chỉ điều gì ở đây? Tôi tin rằng có một lời chú thích rất đẹp ở chỗ nầy. Xin luôn ghi nhớ rằng Bô-ô là hình bóng về Chúa Cứu Thế trở thành người cứu chuộc của chúng ta. Trong Giăng 17, khi Chúa Giê-xu chưa lên thập tự giá, Ngài cầu nguyện cùng Ðức Chúa Cha, "Con đã tôn vinh Cha trên đất, làm xong công việc Cha giao cho làm. Cha ôi! bây giờ xin lấy sự vinh hiển con vốn có nơi Cha trước khi chưa có thế gian mà làm vinh hiển con nơi chính mình Cha. Con đã tỏ danh Cha ra cho những người Cha giao cho Con từ giữa thế gian; họ vốn thuộc về Cha, Cha giao họ cho Con, và họ đã giữ lời Cha..." Ngài tiếp tục mô tả sự trung tín của Ngài trong việc vâng theo Lời Cha.
Chú ý câu 4, "Con đã tôn vinh Cha trên đất, làm xong công việc Cha giao cho làm". Thật ra Chúa Giê-xu chưa lên thập tự giá nhưng bởi vì sự vâng phục của Ngài thật trọn vẹn, bởi vì ý định của Ngài là sẽ hoàn toàn vâng theo tất cả những gì Ðức Chúa Cha đòi hỏi Ngài làm. Ngài biết Ngài sẽ làm những điều đó giống như Ngài đã làm rồi, Ngài có thể nói Ngài đã làm xong. Vâng, Ngài còn phải lên thập tự giá, nhưng trong ý định của Ngài, Ngài không nghi ngờ chút nào rằng Ngài sẽ làm trọn ý muốn của Cha Ngài. Mặc dầu vài giờ sau đó trong vườn Ghết-sê-ma-nê Ngài cầu nguyện rằng, "Cha ơi! nếu có thể được, xin cho chén nầy lìa khỏi Con!" Ngài đã không cầu nguyện bằng sự chống nghịch lại, hay là miễn cưỡng làm theo ý Cha. Ngài chỉ muốn nhấn mạnh rằng: Không còn có cách nào khác, nếu có, Cha Ngài đã làm rồi, chỉ có cách duy nhất là Chúa Giê-xu phải trở thành người chuộc chúng ta bởi uống chén thạnh nộ của Ðức Chúa Trời, bởi chịu đựng địa ngục vì tội lỗi của chúng ta.
Trong Giăng 17, Ngài giống như Bô-ô trước khi người nằm xuống, xin nhớ rằng theo nghĩa thuộc linh nằm xuống và phơi bày chân ra là hình bóng về Chúa Giê-xu lên thập tự giá. Trước khi người nằm xuống, trong lòng người thấy thỏa lòng bởi vì đã làm trọn công việc một cách tốt lành. Rồi chúng ta đọc tiếp, "... đi nằm ở bên một đống lúa mạch kia". Chúng ta biết nằm xuống liên hệ đến việc lên thập tự giá. Trong Giăng 17, Chúa Giê-xu cầu nguyện "Con đã tôn vinh Cha trên đất, làm xong công việc Cha giao cho làm", rồi Ngài phó sự sống Ngài bằng cách lên thập tự giá.
Chúng ta thấy hai trường hợp song song ở đây, Bô-ô "nằm ở bên một đống lúa mạch kia". Lúa mạch chỉ về những tín hữu sẽ trở nên một thân thể của Ðấng Christ. Trong II Sử ký 31:5-10 nhấn mạnh về chữ đống , "Khi chỉ dụ của vua mới truyền ra, thì dân Y-sơ-ra-ên đem đến rất nhiều sản vật đầu mùa về ngũ cốc, rượu, dầu, mật và những thổ sản khác; chúng đem đến một phần mười của mọi vật thật rất nhiều. Người Y-sơ-ra-ên và người Giu-đa ở trong các thành xứ Giu-đa, cũng đều đem đến nộp một phần mười về bò và chiên, cùng một phần mười về các vật đã biệt riêng ra thánh cho Giê-hô-va Ðức Chúa Trời của chúng, rồi để ra từng đống . Tháng thứ ba, chúng khởi gom lại từng đống , và qua đến tháng 7 mới xong. Khi Ê-xê-chia và các quan trưởng đến, thấy các đống ấy thì ngợi khen Ðức Giê-hô-va, và chúc phước cho dân Y-sơ-ra-ên của Ngài. Ê-xê-chia hỏi thăm những thầy tế lễ và người Lê-vi về tích những đống ấy..."
Chữ đống trong Ru-tơ cùng một chữ với những chữ đống ở đây. Chúng ta thấy chữ đống được lặp lại bốn lần ở đây, chữ nầy không được dùng đến thường trong Kinh Thánh, vì vậy việc dùng chữ nầy ở đây có nhiều ý nghĩa. Chữ đống ở đây là nói về lễ vật đầu mùa mà dân sự mang đến cho Ðức Chúa Trời. Chữ trái đầu mùa được dùng trong Kinh Thánh chỉ về những người được cứu. Trong Khải huyền 14:4, "Những kẻ ấy chưa bị ô uế với đàn bà, vì con trinh khiết. Chiên Con đi đâu, những kẻ nầy theo đó. Những kẻ đó đã được chuộc từ trong loài người, để làm trái đầu mùa cho Ðức Chúa Trời và Chiên Con."
Nói cách khác, đống lúa là hình bóng về những người được cứu, là những ai được đem đến như là lễ vật cho Chúa. Khi chúng ta rao giảng Tin Lành cứu rỗi để người ta được cứu nghĩa là chúng ta đang gặt lúa, đây là trái đầu mùa mà chúng ta mang đến cho Chúa. Họ là kết quả của mùa gặt, hình bóng chữ đống chỉ về họ là hình ảnh về ân điển dư dật của Ðức Chúa Trời. II Sử ký 31, bày tỏ điều nầy khi dùng chữ đống nhiều lần, đống "ngũ cốc, rượu, dầu, mật và những thổ sản khác" được mang đến cho Chúa làm lễ vật đầu mùa là hình bóng về sự cứu rỗi tuyệt vời mà Ðức Chúa Trời ban cho nhiều người từ mọi quốc gia, đông như sao trên trời, như cát bãi biển. Trở lại Ru-tơ 3:7, "Bô-ô... đi nằm ở bên một đống lúa mạch kia", ông nằm xuống liên hệ gần gũi với đống lúa mạch mà ông đã gặt. Bạn thấy sự liên hệ mật thiết trong sự bị đóng đinh vào thập tự giá của Chúa Cứu Thế mà chúng ta là trái đầu mùa của Ngài không? Chúng ta là những người được gặt cũng ở với Ngài tại thập tự giá.
Bạn biết không? Huyết của Chúa Giê-xu bao phủ tất cả những người được cứu bất kể họ được cứu khi nào. Trong Khải huyền 13:8 chép, Chúa Cứu Thế là "Chiên Con đã bị giết từ buổi sáng thế". Dù Chúa Giê-xu thật sự bước lên thập tự giá vào một thời điểm trong năm 33 sau Chúa, nhưng ảnh hưởng sự đổ huyết của Chúa Giê-xu bao phủ ngay cả trước khi Ðức Chúa Trời dựng nên trời đất. Vì vậy, khi A-đam, Ê-va, A-bên, Nô-ê hay bất cứ người được cứu khác phạm tội thì đã có một Cứu Chúa được cung cấp cho họ. Bởi vì huyết của Chúa Giê-xu bao phủ ngược lại thời gian, từ khi bắt đầu của những ai được cứu. Cùng một hình thức đó, huyết của Chúa Cứu Thế cũng bao phủ đến ngày nay cho những người được cứu và cho đến khi chấm dứt thế giới nầy.
Ðây là hình ảnh mà Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta ở đây khi Kinh Thánh chép rằng, Bô-ô "đi nằm ở bên một đống lúa mạch kia". Thật là một bức tranh đẹp về sự chuộc tội của Chúa Cứu Thế, bao phủ tội lỗi của tất cả những ai tin cậy nơi Ngài. Những người trong thời Cựu Ước được cứu bởi huyết của Chúa Giê-xu cũng giống chính xác như những người trong Tân Ước. Tất cả chúng ta đều được cứu cùng một cách qua huyết của Chúa Cứu Thế Giê-xu, không cần biết chúng ta được cứu khi nào đều được nhận diện là đống lúa . Như II Sử ký 31 chép, những đống ngũ cốc được mang đến cho Ðức Chúa Trời, chúng ta là trái đầu mùa của sự cứu rỗi mà Ðức Chúa Trời cung cấp, là mùa gặt của Ngài.
Chúng ta tiếp tục đọc, "nàng bèn đi đến nhẹ nhẹ, dỡ mền dưới chơn người rồi nằm xuống". Trong bài học rồi chúng ta đã tìm hiểu về việc làm phơi bày chân ra, hình bóng có nghĩa là chúng ta làm cho Chúa Giê-xu bị lõa lồ về thuộc linh vì chúng ta. Ngài đứng lõa lồ trước mặt Ðức Chúa Trời vì tội lỗi của chúng ta để mang gánh cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời vì cớ chúng ta. Nằm dưới chân là hình bóng về sự gắn liền chúng ta với Ngài trong sự chết, sự chôn và sống lại. Chúng ta ở trong Chúa Giê-xu trong tế lễ chuộc tội của Ngài. Ðức Chúa Trời hình phạt chúng ta qua Chúa Giê-xu là người thay thế cho chúng ta.
Câu "nàng bèn đi đến nhẹ nhẹ" là một câu rất thú vị. Chữ được dùng ở đây chỉ tìm thấy bốn, năm lần trong cả Kinh Thánh, nhưng rất lạ là trong Xuất-Ê-díp-tô-ký dùng đến ba lần nói về những thuật sĩ trong lúc Môi-se đem tai vạ đến xứ Ê-díp-tô. Ðức Chúa Trời dùng Môi se khiến nước biến ra huyết, mang đến ếch nhái, ruồi muỗi... Chúng ta đọc thấy những thuật sĩ bởi phù chú của họ, họ cũng khiến nước sông hóa ra máu và khiến ếch nhái bò lên, nhưng họ không thể dùng phù chú để mang muỗi đến. Chữ phù chú là cùng một chữ được dùng ở đây, thật ra chữ phù chú không phải là một chữ đúng, bởi vì ở một vài chỗ khác trong Kinh Thánh chúng ta tìm thấy chữ gần giống như chữ được dịch là nhè nhẹ ở đây thì được dịch là bí mật, riêng tư.
Thật ra, đây là điều được chép trong Xuất-ê-díp-tô-ký, các thuật sĩ hóa nước thành huyết bằng một cách bí mật, hay bằng hành động bí mật của họ. Hiển nhiên, họ không thể thật sự hóa nước thành ra huyết, chỉ có Ðức Chúa Trời mới làm được điều nầy. Họ không thể hóa ếch nhái ra nhiều, nhưng bằng một hành động bí mật của họ, họ đã làm một phần nhỏ giống như tai vạ mà Ðức Chúa Trời giáng trên xứ Ê-díp-tô. Tôi nghĩ, đây cũng là ý nghĩa của câu nầy. Không phải nàng đến nhè nhẹ, mà nàng đến một cách bí mật, hay riêng tư, không để cho ai biết. Sau nầy chúng ta sẽ đọc trong câu 14, sau khi nàng bị Bô-ô phát giác ra, và chuẩn bị về nhà thì Bô-ô nói rằng, "Chớ cho người ta biết rằng có một người nữ vào sân đạp lúa", vì rất dễ bị hiểu lầm. Ru-tơ là một người đàn bà đức hạnh và không có suy nghĩ xấu nào. Nhưng theo sự kiện lịch sử, phải chắc rằng không ai có thể hiểu lầm nên "Chớ cho người ta biết rằng có một người nữ vào sân đạp lúa". Ru-tơ đi vào một cách bí mật, kín đáo dỡ tấm đậy chân của Bô-ô ra để nằm xuống và bị phát giác bởi Bô-ô.
Bài học thuộc linh là gì? Khi chúng ta đến với Chúa Cứu Thế, việc mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường nầy. Ðược sanh lại là những gì xảy ra trong lòng của chúng ta, rất kín đáo, riêng tư. Những điều nầy xảy ra sâu tận trong đáy lòng của chúng ta đến nỗi nhiều khi chúng ta không nhận ra chúng ta được sanh lại khi nào. Vâng, sau đó Bô-ô và Ru-tơ sẽ ở trong tiệc cưới, Bô-ô nhận lời đề nghị của Ru-tơ, sẽ có lời tuyên bố của chủ tiệc cưới về mối liên hệ vợ chồng nầy. Cũng vậy, sau khi được cứu, được sanh lại, đời sống của chúng ta sẽ bày tỏ cho mọi người biết là chúng ta có sự liên hệ mật thiết với Chúa Giê-xu, người ta sẽ bắt đầu thấy mùi thơm của Chúa Giê-xu hay bắt gặp trái của Thánh Linh phản ảnh qua đời sống của chúng ta. Chúng ta sẽ bày tỏ một cách chính thức cho người khác thấy rằng chúng ta đã để Chúa làm Chúa và Cứu Chúa của chúng ta. Tất cả những điều nầy sẽ xảy ra sau khi chúng ta gặp gỡ Chúa Cứu Thế một cách bí mật, riêng tư.
Chúng ta có thể trở nên được cứu bất cứ nơi nào chúng ta đang ở. Có thể bạn đang ở trong một cư xá nhiều tầng, bạn không biết Mục sư hay thầy dạy đạo nào, bạn không biết điều đầu tiên phải làm là gì khi bạn nói chuyện với một trong những người nầy. Nếu bạn thật tâm tin những gì Kinh Thánh phán với bạn rằng, bạn là một tội nhân, bạn đang ở dưới cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời. Nếu bạn chịu hạ mình xuống, sẵn sàng làm một đầy tớ của Ðức Chúa Trời, sẵn sàng làm theo ý của Ngài, sẵn sàng chấp nhận chương trình cứu rỗi mà Ngài đã đặt để trong Kinh Thánh, thì bạn có thể được cứu ngay chỗ bạn đang ở. Ðó là một mối liên hệ bí mật, riêng tư xảy ra trong lòng bạn khi bạn giao thác đời bạn cho Chúa Giê-xu.
Dĩ nhiên, Ðức Chúa Trời là Ðấng làm công việc cứu rỗi. Ngài là Ðấng mở mắt thuộc linh của bạn, ban cho bạn tấm lòng mới. Ngài là Ðấng làm cho bạn được sanh lại để nhận sự sống lại của linh hồn. Tất cả những điều nầy được làm trong sự sâu kín của tấm lòng bạn, không ai có thể thấy những gì xảy ra, chỉ có Ðức Chúa Trời biết khi Ngài ban cho bạn tấm lòng mới. Tôi tin rằng đây là bài học thuộc linh mà chúng ta đọc ở đây khi "nàng đi nhè nhẹ" để nằm xuống dưới chân của Bô-ô. Tuyệt vời làm sao khi chúng ta có một Cứu Chúa như vậy, và "hiện nay là thì giờ thuận tiện" để chúng ta có thể đến với Ngài bằng cách nầy. Tôi hi vọng rằng, nếu bạn chưa được cứu, bạn sẽ không trì hoãn, bạn sẽ không phải trải qua một lễ nghi hay nói một câu thần chú nào, hoặc làm điều nầy điều nọ mà chỉ đơn giản giao thác đời bạn cho Chúa Cứu Thế Giê-xu, kêu xin với Chúa trong sự đau thương thống hối rằng, "Con là người có tội!".
Bài học tới chúng ta sẽ tiếp tục câu 8, chúng ta sẽ thấy Bô-ô sợ hãi vào lúc nửa đêm, khi ông nghiêng mình qua. Lần nữa, đây là ngôn ngữ lạ, chúng ta sẽ tìm hiểu Ðức Chúa Trời muốn nói gì.
 

<< Bài 22 (Ru-tơ 3:4-6) | Bài 24 (Ru-tơ 3:8) >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 784

Return to top