Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tôn giáo, Chính Trị >> Bài Học Kinh Thánh

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 39629 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bài Học Kinh Thánh
Không rõ

Bài 17 (Ru-tơ 2:18-19)

Chúng ta đọc trong Ru-tơ 2:18 thấy rằng Ru-tơ đã xong một ngày làm việc của nàng, "Nàng vác lúa trở vào trong thành; bà gia nàng thấy lúa nàng đã mót. Ðoạn, Ru-tơ trút phần bữa ăn dư ra mà trao cho người". Tôi tin rằng lẽ thật thuộc linh trong ngôn ngữ nầy là: Khi được cứu, chúng ta bước vào thành của Ðức Chúa Trời, giống như Áp-ra-ham, chúng ta mong đợi một thành ở trên trời. Thành phố mà Ru-tơ đi vào là Bết-lê-hem, là Nhà Bánh. Thành Bết-lê-hem là hình bóng về Chúa Cứu Thế, vì Ngài là Bánh Hằng Sống, Ngài là Ðấng mà chúng ta bước vào khi chúng ta được cứu. Xin xem trong Rô-ma 8:1, "Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Ðức Chúa Giê-xu Christ". Ngài là thành phố của Ðức Chúa Trời mà chúng ta bước vào khi được cứu. Chúng ta sẽ bước vào thành Giê-ru-sa-lem mới thật sự khi sự cứu rỗi của chúng ta hoàn tất.
Khi đọc câu 14, chúng ta thấy Bô-ô đưa cho Ru-tơ hột mạch rang, bánh mì; nàng nhúng miếng nàng trong giấm, nàng ăn cho đến no nê rồi để dành phần dư lại... Bây giờ chúng ta thấy nàng trút phần bữa ăn dư ra mà trao cho Na-ô-mi, điều đó chỉ rõ sự phong phú dư dật của Tin Lành. Thực tế lạ lùng đó là khi Ðức Chúa Trời cứu chúng ta, Ngài đổ đầy chúng ta bằng Tin Lành của Ngài, không phải chỉ đủ cho chúng ta mà thôi mà cũng đủ để chúng ta có thể chia xẻ lại cho người khác nữa. Chúng ta không nên ích kỷ về Tin Lành. Có bao giờ bạn hết sức ham muốn một vật gì đó, mà vật đó chỉ có một hay vài cái mà thôi, bạn thích món đó lắm và bạn biết rằng có người cũng thích món đó nữa. Vì vậy, bạn sẽ không nói với ai khi bạn biết món đó đang có ở đâu đó. Bạn sẽ lẳng lặng đến chỗ đó để mua hay là chiếm lấy món đó trước khi người khác mua hoặc chiếm lấy. Bạn có kinh nghiệm như vậy trong đời của bạn không? Ðó là cách mà chúng ta cư xử một cách ích kỷ trên thế gian nầy. Chúng ta luôn luôn lo lắng cho riêng mình, muốn chắc rằng mình sẽ nhận được điều gì đó đến với chúng ta, chúng ta không lo lắng gì nhiều về người khác.
Nhưng khi nói về Tin Lành của Chúa Cứu Thế Giê-xu, chúng ta không nên quên điều nầy: Ðây không phải là điều mà chúng ta cư xử một cách ích kỷ dưới bất cứ hình thức nào. Chúng ta không cần bí mật biết chắc rằng mình được cứu và nắm khư khư điều đó trong tay, sợ rằng ai đó sẽ lấy mất, sợ rằng sẽ không đủ nếu chia xẻ với những người xung quanh. Ðiều đó không đúng với Tin Lành. Khi Ðức Chúa Trời cứu chúng ta Ngài ban cho chúng ta sự cứu rỗi đầy đủ. Không có việc thiếu hụt, kiệt quệ từ nguồn cung cấp của Ðức Chúa Trời, nhiều người sẽ được cứu giống nhau một cách chính xác từ nguồn cứu rỗi đầy tràn. Ðây là bức tranh mà Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta, sau khi Ru-tơ ăn trưa tại bàn của Bô-ô, là hình bóng nàng được nhận diện trong sự chịu khổ của Chúa Cứu Thế, vì Bô-ô là hình bóng về Chúa Giê-xu. Có dư dật cho nàng và dư dật cho người khác nữa. Vì vậy, phần còn dư lại nàng trao cho Na-ô-mi là hình ảnh về người được cứu vui mừng, hân hoan chia xẻ Tin Lành đó với người khác.
Sự cứu rỗi của Ðức Chúa Trời có sẵn cho tất cả mọi người. Bất cứ ai tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu thì sẽ được cứu. Chúng ta không bao giờ nói rằng rất khó có đủ khi chúng ta chia xẻ với những người xung quanh. Chúng ta không nên tìm hiểu xem ai là người ưu tiên cho Tin Lành lạ lùng nầy. Thật vậy, Tin Lành nầy rất lạ lùng vì tội lỗi của chúng ta được đền trả để khỏi phải chịu hình phạt nơi địa ngục. Chúng ta sẽ ở đời đời trên thiên đàng, trong trời mới, đất mới với Chúa Cứu Thế Giê-xu và không còn chịu trách nhiệm về những tội lỗi của mình vào ngày phán xét nữa. Ôi sự cứu rỗi thật tuyệt vời làm sao! Nhưng chúng ta không nên nghĩ rằng điều nầy chỉ dành cho một hay hai người trong chúng ta; "Ðức Chúa Trời sẽ tha thứ cho chỉ một, hai người mà thôi nên tốt hơn chúng ta là người đầu tiên bước vào, sẽ không có đủ cho người khác đâu dù họ cũng đang tìm kiếm".
Kinh Thánh dạy chúng ta rằng, bất cứ ai tìm sẽ gặp. Dĩ nhiên, chúng ta tìm kiếm sự cứu rỗi mà Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta một cách thành thật, khiêm nhường thì chúng ta sẽ gặp được. Không bao giờ nghĩ rằng bạn là một đại tội nhân mà chương trình cứu rỗi của Ðức Chúa Trời không cứu bạn được. "Sự cứu rỗi đó có thể cứu những người tốt hay những loại người khác mà thôi chớ không thể cứu tôi được vì tôi là một tội nhân gớm ghiếc; tôi đã phạm những tội lỗi quá xấu xa nên chắc Ðức Chúa Trời không thể tha thứ cho tôi được, sự cứu rỗi đó không đủ cho tôi đâu". Không! Không có lý chút nào, không phải như vậy đâu. Tin Lành có đủ cho bất cứ ai đến với Ngài, đó là lẽ thật mà Ðức Chúa Trời bày tỏ cho chúng ta trong câu 18 nầy.
Khi đọc câu chuyện tình nầy và xem xét từng câu, từng chữ chúng ta lần lần quen thuộc câu chuyện nầy hơn và thấy nhiều ngôn ngữ rất buồn cười. Ru-tơ được trình bày cho chúng ta như là một người đàn bà rất dễ mến, khiêm nhường, vâng phục. Một người mà chúng ta rất khâm phục bởi vì sự khiêm nhường của nàng, câu nói của nàng. Thực tế, nàng đã lìa bỏ xứ sở của mình để đi theo Na-ô-mi, nàng nói chuyện với Bô-ô rất khiêm nhường. Chúng ta rất vui khi nhận ra nàng là một thiếu nữ ngoan hiền, nhưng bây giờ hãy xem cách mà nàng nói, có vẻ như không xứng hợp với nàng, ít nhất là theo ý của tôi.
Câu 19, "Bà gia nói: Ngày nay, con có mót ở đâu?" Câu hỏi nầy rất hợp lý, ruộng của ai mà con vào mót? Ru-tơ đi ra và vào trong ruộng của Bô-ô, có nhiều việc thật thú vị xảy đến với nàng, bây giờ nàng trở về nhà với một ê-pha lúa mạch và bữa ăn trưa dư, hột mạch rang. Na-ô-mi thấy tức cười quá! Ruộng của ai mà con vào mót? Sao mà con được phước nhiều quá vậy? Ðây là việc không bình thường cho người khách lạ, góa bụa, nghèo nàn. Bình thường, nếu con vào trong ruộng của ai đó mót cả ngày và trở về với chỉ một mớ, đủ cho vài bữa ăn chớ không có nhiều như thế nầy, con vào mót trong ruộng của ai? Con có làm việc ở đâu? Con làm việc ở chỗ nào ngày hôm nay? Phước cho người nào đã tiếp nhận con!
Na-ô-mi đã già, kinh nghiệm, bà hiểu rằng có ai đó thông cảm, quan tâm đặc biệt đến Ru-tơ cho nên nàng có nhiều lúa như vậy, chuyện nầy khó có thể xảy ra được. "Nàng nói cho bà gia mình hay mình có làm việc với ai*. Nàng nói: Người mà tôi có làm việc với* ngày nay, tên là Bô-ô". Ðó là một câu nói quá tự phụ, câu nói đó không xứng hợp với Ru-tơ, nàng nói câu đó thật không đúng chút nào. Nàng nói ở đây, tôi và Bô-ô làm việc chung với nhau, tôi làm việc với Bô-ô. Nếu theo tính cách của câu chuyện tình thì nàng nên nói rằng: Tôi đi vào trong ruộng của Bô-ô để mót, tôi được cho phép lượm những bông lúa rớt. Bô-ô và những thợ gặt rất bận rộn nhưng họ cũng thông cảm cho hoàn cảnh của tôi nên họ để tôi mót chỗ họ làm việc. Ðúng ra, đó là việc mà nàng làm, nhưng ở đây nàng nói, tôi làm việc với Bô-ô. Nàng gắn liền nàng với Bô-ô giống như nàng là con gặt hợp pháp trong cánh đồng, làm như là nàng được Bô-ô mướn vào làm việc trong ruộng. Nàng đâu phải là công nhân của Bô-ô, nàng đâu có gặt lúa cho Bô-ô giống như những con gặt khác, nàng làm việc cho chính nàng. Dùng ngôn ngữ như vầy là sai, không có lý chút nào nếu chỉ là trong câu chuyện tình.
Nhưng chúng ta đã học biết từ lâu rằng, chắc chắn Ru-tơ nói những câu nói nầy, nhưng nàng nói không phải vì cá tính của nàng, hay nàng hiểu lầm. Ðức Chúa Trời hướng dẫn nàng nói những chữ nầy để được chép lại cho chúng ta, bởi vì qua những lời nói nầy Ðức Chúa Trời có bài học thuộc linh muốn nói với chúng ta. Nàng đã vào ruộng của Bô-ô để mót lúa, nàng vào đó như là một người nghèo, khách lạ, góa bụa, như là người không có gì cả trên thế gian nầy. Thật sự nàng không có gì liên quan đến những người thợ gặt, nhưng khi chúng ta học qua những câu 14-17, chúng ta đã thấy rằng áp dụng theo nghĩa thuộc linh, nàng được nhận diện gắn liền với những con gặt. Trong bài học thuộc linh, nàng đã trở nên giống như những người đã được sanh lại, là những người phục vụ Chúa Cứu Thế Giê-xu một cách hợp pháp. ễ đây, Bô-ô là hình bóng về Chúa Giê-xu, vì vậy một cách hợp pháp, đúng đắn nàng trả lời cho bà gia của nàng là Na-ô-mi, tôi làm việc với Bô-ô ngày hôm nay.
Khi chúng ta chia xẻ Tin Lành của Chúa Cứu Thế Giê-xu, chúng ta đang làm công việc mà Chúa Giê-xu đã làm. Xin xem trong Giăng 14:12, chúng ta có lời chú thích về việc nầy ở đây, Chúa Giê-xu nói: "Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ nào tin ta, cũng sẽ làm việc ta làm; lại cũng làm việc lớn hơn nữa, vì ta đi về cùng Cha." Công việc của Chúa Cứu Thế Giê-xu mà chúng ta làm và cũng sẽ làm việc lớn hơn nữa là gì? Có người nói là làm phép lạ, có người nói là làm những dấu kỳ huyền bí. Dĩ nhiên, chúng ta biết rằng không phải như vậy. Chúa Giê-xu kêu kẻ chết sống lại, Chúa Giê-xu khiến bão tố yên lặng, Chúa Giê-xu hóa bánh và cá ra nhiều, Chúa Giê-xu chữa lành mười người phung, Chúa Giê-xu làm nhiều việc lạ lùng khác mà không bao giờ được ai lặp lại từ đó cho đến bây giờ.
Nếu chúng ta tìm kiếm phép lạ thì chúng ta sẽ bị gạt, Kinh Thánh nói không thật với chúng ta. Phép lạ không phải là công việc mà Chúa Giê-xu đến để làm, thật sự Ngài đã làm những phép lạ vì những mục đích đặc biệt, nhưng đó không phải là công việc của Ngài. Chúng ta đọc trong Lu-ca 4:43, "Nhưng Ngài phán cùng họ rằng: Ta cũng phải rao Tin Lành của nước Ðức Chúa Trời nơi các thành khác; vì cốt tại việc đó mà ta được sai đến". Nói cách khác, Ngài được sai đến để rao giảng Tin Lành, Ngài đã giảng trong nhà hội tại Ga-li-lê. Hãy nhớ, Chúa Giê-xu nói: "Cha đã sai ta thể nào, thì ta cũng sai các ngươi thể ấy" (Giăng 20:21), "Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người" (Mác 16:15). Công việc mà Chúa Giê-xu đã đến để làm là rao giảng Tin Lành. Vâng, Ngài đến cũng để lên thập tự giá, chúng ta không thể làm công việc đó. Chúng ta bước vào kinh nghiệm thập tự giá bởi vì chúng ta được cứu trong Chúa Cứu Thế chớ thật ra chúng ta không đóng góp gì cả trong việc Chúa Giê-xu bước lên thập tự giá. Nhưng trong khu vực của công việc mà Chúa Cứu Thế đến để giảng Tin Lành, nơi đó chúng ta cũng là công nhân trong mùa gặt của Chúa, chúng ta đang làm công việc của Chúa, chúng ta làm việc với Ðấng Christ. Ðó là bức tranh mà chúng ta có trong Ru-tơ 2:19, Bô-ô là người chịu trách nhiệm về mùa gặt, ông là hình bóng về Chúa Cứu Thế Giê-xu. Công việc của toán thợ gặt là gặt lúa trong ruộng, công việc của Chúa Cứu Thế là gặt trên cánh đồng thế gian nầy. Ngài "đã đến để tìm và cứu kẻ bị mất" (Lu-ca 19:10). Tin Lành được rao giảng ra và Ðức Chúa Trời hoán cải những người mà Ngài dự định cứu. Ngài vào nhà của Sa-tan, giải phóng những người ở dưới ách nô lệ của tội lỗi, đó là công việc của Ðức Chúa Trời.
Khi được cứu, chúng ta chia xẻ Tin Lành với người khác, chúng ta dâng đời sống mình hầu việc Chúa để Tin Lành được rao giảng ra, lúc đó chúng ta cũng đang bước vào công việc của Ðấng Christ. Vì vậy, Ru-tơ là hình của những người được cứu trong câu 14, nàng vẫn tiếp tục mót lúa nhưng bây giờ trong ý nghĩa thật nàng được gắn liền với những con gặt, nàng cũng đập lúa, nàng cũng làm công việc của thợ gặt giống như những con gặt, trong ý nghĩa đó nàng được gắn liền với Bô-ô trong công việc gặt lúa. Theo ý nghĩa thuộc linh nàng được nhận diện gắn liền với Chúa Cứu Thế Giê-xu khi Ngài làm công việc gặt lúa trong mùa gặt, "Nàng nói cho bà gia mình hay mình có làm việc với ai*". Xin nhớ, trong câu 18, nàng đã trao cho bà gia nàng phần bữa ăn còn dư sau khi nàng đã ăn no nê. Ðiều đó bày tỏ rằng nàng đang sẵn sàng để chia xẻ với người khác, giây phút nầy Na-ô-mi là hình bóng về những người tiếp xúc với những tín hữu được sanh lại. Vì vậy, nàng đang chia xẻ Tin Lành tuyệt vời với bà gia của nàng. Khi được cứu, chúng ta bày tỏ cho những người xung quanh biết chúng ta đang được gắn liền với ai, chúng ta tỏ cho họ biết về Chúa Cứu Thế Giê-xu. Chúng ta là những người tuyên bố cho người khác biết về những gì chúng ta học được từ Lời của Ðức Chúa Trời liên quan đến sự cứu rỗi lạ lùng qua Chúa Cứu Thế Giê-xu. Khi làm điều đó, chúng ta làm công việc của Ðức Chúa Trời, bày tỏ công việc của Ðức Chúa Trời ra, chia xẻ Tin Lành với người khác.
Bây giờ chúng ta đọc xuống câu 20, "Na-ô-mi đáp cùng dâu mình rằng: Nguyện Ðức Giê-hô-va ban phước cho người, vì Ngài** không dứt làm ơn cho kẻ sống và kẻ chết! Tiếp rằng: Người đó là bà con của chúng ta, vốn là trong những kẻ có quyền chuộc sản nghiệp ta lại". Trong câu nầy chúng ta được giới thiệu về Bô-ô là hình bóng của người chuộc sản nghiệp. Hình ảnh nầy sẽ được mở rộng với mức độ lớn hơn khi chúng ta học đến chương 3 và 4. Chúng ta sẽ tìm thấy ông là hình bóng của Chúa Cứu Thế. Chữ "bà con" được dùng trong câu 20, có nghĩa là chuộc lại. Chúa Cứu Thế đến như là Ðấng Cứu Chuộc của chúng ta. Chúng ta sẽ xem xét cẩn thận hơn câu 20 trong bài học tới và cũng xem xét câu nói: "** không dứt làm ơn cho kẻ sống và kẻ chết!". Ðức Chúa Trời muốn nói gì trong ngôn ngữ nầy: ... cho kẻ sống và kẻ chết"?
*Theo nguyên văn... làm việc với ai" (không có chữ chủ).
**Chữ nầy theo nguyên văn chỉ về Bô-ô, dịch là người thì đúng hơn.
 

<< Bài 16 (Ru-tơ 2:16-17) | Bài 18 (Ru-tơ 2:20-21) >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 760

Return to top