Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tôn giáo, Chính Trị >> Bài Học Kinh Thánh

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 39600 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bài Học Kinh Thánh
Không rõ

Bài 40 (Ru-tơ 4:13)

Chúng ta đang đến phần kết luận của phân đoạn cuối trong chương 4 và lấy làm lạ vì Ðức Chúa Trời dạy chúng ta nhiều lẽ thật thuộc linh qua sách Ru-tơ nhỏ nầy. Chúng ta đã học biết, đây thật sự là ẩn dụ thuộc về lịch sử, đây là chuyện xảy ra trong lịch sử được ghi lại. Nhưng từ trong câu chuyện lịch sử đó, Ðức Chúa Trời đã chọn một số kinh nghiệm, mẫu đối thoại để ghi lại trong Kinh Thánh, hầu cho chúng ta có thể học biết một số điều về tính chất đặc biệt của sự cứu rỗi mà Ðức Chúa Trời đã ban cho.
Bây giờ chúng ta đến câu 13: "Như vậy, Bô-ô lấy Ru-tơ làm vợ, người đi lại cùng nàng; Ðức Giê-hô-va làm cho nàng được thọ thai và sanh một con trai." Ðó là một câu rất dễ hiểu không cần phải giải thích nếu chỉ liên quan về sự kiện lịch sử. Một hôn nhân đã xảy ra và một con trai được sanh ra cho họ. Dĩ nhiên tôi muốn chỉ ra điều nầy khi Ðức Chúa Trời rất cẩn thận chép rằng: "Ðức Giê-hô-va làm cho nàng được thọ thai". Chỉ bao nhiêu đó cũng là một lẽ thật cần được nhấn mạnh.
Chúng ta đang sống trong thời đại mà con người nghĩ rằng Ðức Chúa Trời không dính líu gì đến việc thụ thai sanh con cái. Họ tin tưởng tuyệt đối rằng chỉ bởi sự kết hợp sinh học giữa đàn ông và đàn bà và nếu sức khỏe tốt thì con cái sẽ được sanh ra. Họ có thể quyết định có bao nhiêu đứa con mà họ muốn và khi nào họ muốn. Hầu như họ có thể điều khiển được hoàn cảnh. Kết luận như vậy vì con người không còn đọc Kinh Thánh nữa. Họ không còn muốn ở dưới thẩm quyền của Kinh Thánh nữa. Kinh Thánh nói cho chúng ta rất khác về việc sanh con cái. Kinh Thánh chỉ rõ rằng nguyên do duy nhất của việc thụ thai sanh con cái là hành động của chính Ðức Chúa Trời.
Bạn có thể công nhận như vậy vì con trẻ là một vật thọ tạo mới nhất trong lòng của một người mẹ. Vâng, sự thật đứa trẻ mang dòng máu của cha và mẹ nó nhưng nó có một linh hồn độc lập. Nó có tính chất độc lập của một con người. Linh hồn độc lập đó phải được dựng nên trong lòng của người mẹ. Nếu Ðức Chúa Trời không hành động trong việc sáng tạo nầy thì dù con người có sự kết hợp sinh học cả trăm năm tới nữa thì cũng không có con cái nào được sanh ra. Chúa phải ban cho sự thụ thai, Chúa phải hành động qua việc kết hợp sinh học để ban cho con trai hoặc con gái.
Tôi xin nói thêm điều nầy, chúng ta đang sống vào thời đại mà con cái là mối đe dọa cho con người. Con người thờ lạy thiên nhiên, con người tin rằng thiên nhiên nầy cho họ sự bảo đảm, hy vọng, họ trông đợi thiên nhiên cung cấp cho họ tất cả những điều cần thiết. Bởi vì con người đã đánh mất lòng tin nơi Ðức Chúa Trời, bởi vì họ tin rằng thiên nhiên đang chết dần cho nên con cái là mối đe dọa cho thiên nhiên. Vì vậy ngày nay con người muốn hạn chế số lượng con cái, thực tế nhiều cặp vợ chồng không muốn có đứa con nào. Kinh Thánh dạy rằng con cái là phước hạnh của Chúa ban cho, "Bông trái của tử cung là phần thưởng." (Thi thiên 127:3). Kinh Thánh chỉ rõ rằng có một tá con thì có phước hơn là có một đứa hay không có đứa nào.
Chúng ta nhớ trong sách Sa-mu-ên, An-ne rất buồn khổ khi nàng không sanh được đứa con nào cho chồng nàng, trong sách đó một lần nữa chúng ta đọc thấy Ðức Chúa Trời nhớ đến nàng và cho nàng thọ thai. Ðức Chúa Trời là Ðấng ban phước hạnh đó. Con cái được sanh ra cho những tín hữu được sanh lại thật sự là phước hạnh khi chúng ta nuôi dạy chúng nó lớn lên trong sự kính sợ Chúa. Một gia đình có con cái quây quần xung quanh bàn thật sự là một gia đình có phước. ễ đây chúng ta thấy "Ðức Giê-hô-va làm cho Ru-tơ được thọ thai và sanh một con trai".
Có một sự thay đổi đầy ý nghĩa ở đây mà chúng ta tự hỏi không biết tại sao. Trước hết điểm trọng tâm nhắm vào Na-ô-mi, gần giống như Na-ô-mi sanh đứa con trai nầy. Chúng ta đọc trong câu 16,17 "Na-ô-mi bồng đứa trẻ, để vào lòng mình, và nuôi nó. Những người nữ lân cận đặt tên cho nó là Ô-bết, mà rằng: Một đứa trai đã sanh cho Na-ô-mi." Không, đứa trai không được sanh cho Na-ô-mi, nó được sanh ra cho Ru-tơ. Dĩ nhiên, theo bối cảnh lịch sử, Na-ô-mi là bà của đứa trai nầy, trong ý nghĩa đó, đứa con trai được sanh ra cho Na-ô-mi qua Ru-tơ. Ðứa con trai đó bước vào gia đình của Na-ô-mi cho nên đây là lý do tốt để dùng ngôn ngữ như vậy. Nhưng chúng ta đã học trong sách Ru-tơ, ngôn ngữ không được dùng một cách ngẫu nhiên, tình cờ.
Một thay đổi đầy ý nghĩa khác đó là điểm trọng tâm về người chuộc sản nghiệp không còn hướng về Bô-ô nữa mà hướng về đứa con trai được sanh ra cho Bô-ô và Ru-tơ. Ðó là sự thay đổi rất đầy ý nghĩa vì xuyên suốt sách Ru-tơ, chúng ta thấy lặp lại nhiều lần chữ "bà con" là cùng một chữ với "người chuộc" trong tiếng Hê-bơ-rơ, và Bô-ô là người chuộc. Bô-ô làm kiểu mẫu về Chúa Cứu Thế, cưới Ru-tơ là hình bóng về tất cả những tín hữu tin nhận vào Chúa Cứu Thế Giê-xu. Bô-ô là người chuộc, nhưng bắt đầu từ câu 13 đến câu 17 chúng ta thấy chức năng của người chuộc sản nghiệp không còn tập trung vào Bô-ô nữa nhưng nhắm vào đứa con trai được sanh ra cho Bô-ô và Ru-tơ.
"Các người đờn bà nói cùng Na-ô-mi rằng: Ðáng ngợi khen Ðức Giê-hô-va chẳng từ chối cho bà một người có quyền chuộc lại; nguyện danh của người trở nên sang trọng nơi Y-sơ-ra-ên!" đọc đến đây chúng ta tưởng là nói về Bô-ô, nhưng không phải, chúng ta đọc tiếp, "Nó sẽ an ủi lòng bà, dưỡng già bà; vì ấy là dâu bà vẫn thương bà, đã sanh nó cho bà; nàng quí cho bà hơn bảy con trai." Ru-tơ không sanh ra Bô-ô, Ru-tơ sanh con trai cho Bô-ô và đứa con trai mà nàng sanh ra được nhắc đến như là người có quyền chuộc lại. Bây giờ thì chúng ta tự hỏi, không biết điều gì xảy ra ở đây?
Họ chúc mừng Ru-tơ và Bô-ô qua hôn nhân của họ một người bà con ra đời, thật ra chữ bà con được dùng trong bối cảnh nầy rất là kỳ quặc. Tôi xin thú thật là những chữ nầy rất khó làm cho sáng tỏ liên quan đến lẽ thật thuộc linh. Thật sự có một sự cám dỗ để lướt qua những chữ nầy nói rằng, chúng ta đã học rất kỹ về sách Ru-tơ, bây giờ thì đứa con được sanh ra và Na-ô-mi rất vui, rồi kết luận bài học của sách Ru-tơ. Dầu sao đi nữa tôi tin rằng và tôi hy vọng bạn cũng tin như vậy, khi chúng ta học từng câu, xem xét từng chữ trong sách Ru-tơ là ẩn dụ lịch sử, Ðức Chúa Trời có những lẽ thật sâu sắc tuyệt vời cho chúng ta qua từng chữ, từng câu, ngay cả chúng ta không nhận ra điều nầy ngay. Chúng ta cũng học biết rằng, nơi nào có ngôn ngữ kỳ quặc thì đặc biệt nơi đó chúng ta có thể mong đợi tìm thấy một bữa tiệc thuộc linh thật.
Tôi đã dành nhiều thì giờ cầu nguyện và nghiên cứu, cố gắng suy nghĩ tại sao Ðức Chúa Trời dùng ngôn ngữ nầy từ trong câu 13, 14, 15, 16 và 17 của chương 4, và tôi nghĩ là tôi có thể đưa ra lời giải thích dựa vào Kinh Thánh. Bạn có nhớ trong phần trước của sách Ru-tơ chúng ta thấy Bô-ô là hình bóng về Ðấng Cứu Chuộc, Ru-tơ là hình bóng về những người tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu là Ðấng Cứu Chuộc của họ, nhưng chúng ta đã không xem xét Na-ô-mi là hình bóng cho ai. Chúng ta chỉ nói về bà một cách chung chung, có liên quan đến Ru-tơ, nhận được phước hạnh qua Ru-tơ, là người khích lệ Ru-tơ... Dĩ nhiên, chúng ta học trong phần đầu, bà và Ê-li-mê-léc đã rời khỏi Nhà Bánh, bà trở nên góa bụa, chúng ta đã thấy bà là hình bóng của những người rời bỏ Chúa Cứu Thế nhưng chúng ta không cố gắng tìm thêm nữa xem bà thật sự là hình bóng cho ai.
Thật ra, khi chúng ta học sách Ru-tơ tôi không hề nhận ra rằng qua suốt sách Ru-tơ Na-ô-mi luôn là hình bóng về điều gì đó hoặc ai đó cho đến khi phải vật lộn với câu 14, 15 và 16, tôi mới thấy được điều gì trong cái nhìn của Ðức Chúa Trời đối với Na-ô-mi. Ðây là điều mà chúng ta sẽ bắt đầu gở rối và tôi hi vọng là bạn sẽ kiên nhẫn, bởi vì đây không phải là bài học dễ trình bày. Nếu chúng ta đặt giả sử Na-ô-mi là hình bóng về quốc gia Y-sơ-ra-ên thì tôi tin rằng chúng ta đoán đúng ý nghĩa về thuộc linh. Na-ô-mi là hình bóng về nước Y-sơ-ra-ên đặt sự tin cậy mình vào sự giữ luật pháp. Ru-tơ là hình bóng về tất cả những người tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu kể cả những người ra từ quốc gia Y-sơ-ra-ên.
Trước hết chúng ta hãy xem Ðức Chúa Trời nói gì về mối liên hệ giữa Ngài và quốc gia Y-sơ-ra-ên. Chúng ta có thể đọc trong Ê-sai 54:1b để bắt đầu học về điều nầy, "vì con cái của vợ bị bỏ sẽ đông hơn con cái của đờn bà có chồng, Ðức Giê-hô-va phán vậy." Ðức Chúa Trời muốn nói gì ở đây? Lời giải thích cho câu nầy trong Ga-la-ti 4, Ðức Chúa Trời nói về Áp-ra-ham có hai con trai, một là Ợch-ma-ên được sanh bởi A-ga, đứa kia là Y-sác được sanh ra bởi Sa-ra. Vì A-ga đến với Áp-ra-ham và sanh Ợch-ma-ên nên tự nhiên nàng trở thành vợ của Áp-ra-ham một cách hợp pháp, giống như những người khác trên thế giới lập gia đình với nhau. Mặt khác, Sa-ra là vợ hợp pháp nhưng nàng ở với Áp-ra-ham không có đứa con nào. Ðức Chúa Trời dùng bà làm hình ảnh của sự bị ruồng bỏ.
Vì vậy, Ngài phán trong Ga-la-ti 4:21, "Hãy nói cho tôi, anh em là kẻ ưa phục dưới luật pháp, há không nghe luật pháp sao? Vì có chép rằng Áp-ra-ham có hai con trai: một là con của người nữ tôi mọi, một là con của người nữ tự chủ. Nhưng con của người nữ tôi mọi sanh ra theo xác thịt, con của người nữ tự chủ sanh ra theo lời hứa. Cả điều đó có một nghĩa bóng: hai người nữ đó tức là hai lời giao ước, một là lời giao ước tại núi Si-na-i, sanh con ra để làm tôi mọi, ấy là nàng A-ga. Vả, A-ga, ấy là núi Si-na-i, trong xứ A-ra-bi; khác nào như thành Giê-ru-sa-lem bây giờ, thành đó với con cái mình đều làm tôi mọi. Nhưng thành Giê-ru-sa-lem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta. Vì có lời chép: Hỡi đờn bà son, ngươi là kẻ chẳng sanh nở chi hết, hãy vui mừng; Ngươi là kẻ chẳng từng chịu đau đớn sanh đẻ, hãy nức lòng mừng rỡ và bựt tiếng reo cười, vì con cái của vợ bị để sẽ đông hơn con cái của người nữ có chồng. Hỡi anh em, về phần chúng ta, chúng ta cũng như Y-sác, là con của lời hứa."
Ðây là điều Ðức Chúa Trời muốn nói trong phân đoạn nầy: A-ga sanh cho Áp-ra-ham một con trai nhiều năm trước khi Y-sác được sanh ra cho Sa-ra. Vì lý do đó nàng được gọi là đàn bà có chồng, mối liên hệ giữa chồng và vợ được làm cho vững chắc và chứng minh bằng đứa con được sanh ra cho họ. Nàng nhận được một số quyền ưu tiên, một số ơn phước vì nàng sanh một con trai còn Sa-ra vẫn tiếp tục là người son sẻ. Nhưng Ðức Chúa Trời phán rằng, "Vì con cái của vợ bị để sẽ đông hơn con cái của người nữ có chồng." Trong khúc Kinh Thánh nầy Ðức Chúa Trời ví sánh A-ga với dân Y-sơ-ra-ên cố gắng giữ luật pháp cho nên Ngài nhắc đến núi Si-na-i.
Dân Y-sơ-ra-ên nghĩ rằng họ có thể giữ luật pháp nhờ đó họ nhận được sự cứu rỗi. Ðức Chúa Trời thật sự có ban cho họ luật pháp hầu cho họ có thể thấy qua đó họ cần có Ðấng Mê-si để được cứu, nhưng họ nhìn xem luật pháp là cứu cánh của họ để được cứu. Vì vậy núi Si-na-i thật ra đem họ vào vòng tôi mọi vì họ không có Ðấng Mê-si để cứu họ. Ngày nào chúng ta còn muốn được cứu bằng cách giữ luật pháp thì chúng ta sẽ không có sự cứu rỗi. Nhưng sự sanh ra của Y-sác cho Sa-ra là con trai của lời hứa liên quan đến những người trông đợi nơi Chúa cho sự cứu rỗi của họ. Y-sác cũng là một kiểu mẫu về Chúa Cứu Thế, là hình bóng của những người trông đợi Chúa, tin cậy Ngài.
Bạn có nhớ trong Rô-ma chương 9, "Vì những kẻ bởi Y-sơ-ra-ên sanh hạ, chẳng phải vì đó mà hết thảy đều là người Y-sơ-ra-ên, cũng không phải vì là dòng dõi Áp-ra-ham thì hết thảy đều là con cái người; nhưng có chép rằng: Ấy là bởi Y-sác mà ngươi sẽ có một dòng dõi gọi theo tên ngươi." Không phải chỉ vì A-ga sanh con cho Áp-ra-ham mà tất cả con cái ấy là dân Y-sơ-ra-ên thật. Vì con trai của A-ga là hình bóng về dân Y-sơ-ra-ên cố gắng giữ luật pháp để được cứu. Chúng ta thấy trong Ga-la-ti chương 4 Ðức Chúa Trời chỉ rõ rằng, trong ý nghĩa thật dân Y-sơ-ra-ên được Ðức Chúa Trời cưới. Chúng ta cũng thấy điều nầy trong Giê-rê-mi 31:32, "Giao ước nầy sẽ không theo giao ước mà ta đã kết với tổ phụ chúng nó trong ngày ta nắm tay dắt ra khỏi đất Ê-díp-tô, tức giao ước mà chúng nó đã phá đi, dầu rằng ta làm chồng chúng nó, Ðức Giê-hô-va phán vậy."
Ðức Chúa Trời là chồng của dân Y-sơ-ra-ên, thực tế nầy cũng được thấy trong Ô-sê 2:2, Ðức Chúa Trời bày tỏ rằng Ngài không còn là chồng của dân Y-sơ-ra-ên nữa, "Hãy kiện mẹ các ngươi, hãy kiện đi; vì nó chẳng phải là vợ ta, còn ta chẳng phải là chồng nó! Nó hãy cất bỏ sự dâm loạn khỏi trước mặt nó, và sự ngoại tình khỏi giữa vú nó đi". Dân Y-sơ-ra-ên đã trở nên ngoại tình dầu rằng Ðức Chúa Trời bày tỏ rằng Ngài đã cưới họ nhưng Ngài từ chối mối liên hệ vợ chồng với họ. Tới đây có lẽ bạn nói: Nhiều chỗ khác trong Kinh Thánh còn chỉ rõ Ngài vẫn còn là chồng của họ. Vâng đúng vậy, nhưng chúng ta sẽ mở rộng vấn đề nầy trong bài học tới. Xin Chúa ban phước cho bạn cách dư dật cho đến khi chúng ta gặp nhau trong bài học tới.
 

<< Bài 39 (Ru-tơ 4:12B) | Bài 41 (Ru-tơ 4:14A) >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 723

Return to top