Chúng ta đã học đến phân đoạn cuối của chương 4 và đang cố gắng làm sáng tỏ lẽ thật thuộc linh. Ðể làm điều nầy chúng ta phải xem xét mối liên hệ giữa Ðức Chúa Trời và dân tộc Y-sơ-ra-ên. Tôi cũng xin phép tỏ ra: Ðây là đề tài thường thường gây cho người ta sự khiếp đảm.
Có nhiều đề nghị đưa ra về việc Ðức Chúa Trời có ý định gì trên dân tộc Y-sơ-ra-ên. Nhiều quyển Kinh Thánh được in ra trên lề ý kiến của nhà xuất bản hay của người chủ bút về những ý định của Ðức Chúa Trời muốn làm... Vì vậy, nếu tôi nói những điều gì ngược lại với những gì bạn đã được dạy, xin hãy rất kiên nhẩn. Mong muốn duy nhất của tôi đó là vô tư đối với lẽ thật của Kinh Thánh. Hãy để Lời Ðức Chúa Trời hướng dẫn chúng ta. Nếu chúng ta tìm ra lẽ thật thì chúng ta sẽ tìm thấy rất nhiều bằng chứng trong Lời của Ðức Chúa Trời. Chúng ta sẽ tìm thấy không có sự bất đồng ý kiến trong Lời của Ðức Chúa Trời khi chúng ta học xong qua. Tôi tin rằng Ðức Chúa Trời có điều muốn nói liên quan đến dân tộc Y-sơ-ra-ên. Có những điều rất đẹp nhưng có những điều không được đẹp. Kết quả cuối cùng được nhìn thấy đó là ân điển lạ lùng qua Chúa Cứu Thế Giê-xu.
Khi xem Ê-sai 54:2 trong ánh sáng của Ga-la-ti 4:27 chúng ta thấy rằng Ðức Chúa Trời xem dân Y-sơ-ra-ên, là dân đặt sự tin cậy của mình vào luật pháp với ý nghĩ rằng họ sẽ được cứu, ngang bằng với A-ga, là tôi mọi. Họ sanh ra con cái trong cảnh tôi mọi. Cách duy nhất chúng ta được tự do là qua Chúa Cứu Thế Giê-xu. Cho nên chúng ta không nên cố gắng được cứu bởi công việc lành của mình hay giữ luật pháp mà chỉ tin cậy vào công việc cứu chuộc của Chúa Cứu Thế Giê-xu mà thôi.
Dân tộc Y-sơ-ra-ên nói chung đã không làm điều nầy. Cho nên trong ngôn ngữ của Kinh Thánh theo một ý nghĩa trực tiếp, có lần Ðức Chúa Trời xem như Ngài là chồng của họ và trong một ý nghĩa khác Ngài xem như Ngài không còn là chồng của họ nữa. Trong Ga-la-ti 4:30 chỉ rõ, "Song Kinh Thánh, có nói gì? Hãy đuổi người nữ tôi mọi và con trai nó; vì con trai của người nữ tôi mọi sẽ không được kế tự với con trai của người nữ tự chủ." Tôi tin rằng điều nầy được làm hình ảnh bởi Na-ô-mi. Bạn nhớ rằng Na-ô-mi ở Bết-lê-hem với Ê-li-mê-léc, đó là Nhà Bánh. Bà có tất cả mọi thứ tại đó. Nhưng bà và gia đình bà quay đi chống lại Ðức Chúa Trời. Khi có cơn đói kém xảy ra họ đã rời khỏi Bết-lê-hem để đi đến xứ Mô-áp. Ở đó, bà trở nên góa bụa, ở đó, bà bị cất lấy tất cả những gì bà có. Bà bị mất chồng, mất hai con trai, chỉ còn lại hai nàng dâu người Mô-áp, là những người đàn bà bị rủa sả.
Ðó là hình ảnh của dân tộc Y-sơ-ra-ên bắt đầu với những lời hứa từ Ðức Chúa Trời. Họ được nuôi dưỡng bởi Ðức Chúa Trời nhưng họ không ngừng chống nghịch lại Ngài. Vì vậy trong ý nghĩa thật họ là góa bụa đối với Ðức Chúa Trời, giống như Ðức Chúa Trời đã chết đối với họ. Vì lý do đó cho nên trong Ô-sê 2:2 Ðức Chúa Trời phán: "vì nó chẳng phải là vợ ta, còn ta chẳng phải là chồng nó!", cho nên trong Giê-rê-mi 31:32 chép: "dầu rằng ta (đã) làm chồng chúng nó." nhưng bây giờ đối với họ xem như ta đã chết. Trong Ga-la-ti 4:30: "Hãy đuổi người nữ tôi mọi và con trai nó".
Chúng ta thấy khi Na-ô-mi trở về Bết-lê-hem với Ru-tơ thì bà nói gì? Trong Ru-tơ 1:20-21, "Người đáp: Chớ gọi tôi là Na-ô-mi, hãy gọi là Ma-ra, vì Ðấng Toàn năng đã đãi tôi cách cay đắng lắm. Tôi đi ra được đầy dẫy, nhưng Ðức Giê-hô-va dắt tôi về tay không. Ðức Giê-hô-va đã giáng họa cho tôi, và Ðấng Toàn năng khiến tôi bị khốn khổ, vậy còn gọi tôi là Na-ô-mi làm chi?" Ðó là chỗ đứng của dân tộc Y-sơ-ra-ên.
Dân Y-sơ-ra-ên làm tôi mọi cho luật pháp, họ không muốn Chúa Cứu Thế Giê-xu là Ðấng Mê-si của họ. Ðiều nầy vẫn còn đúng cho đến ngày hôm nay phải không? Họ cố gắng tìm ra đường lên thiên đàng, lên Ðức Chúa Trời bằng cách giữ luật pháp. Ðó là lý do tại sao trong thời Chúa Giê-xu họ khước từ Chúa Cứu Thế Giê-xu. Ngài đã hiện diện với họ, Ngài là Ðấng Mê-si. Ngài đã đến trong xác thịt và ở giữa họ nhưng họ từ chối Ngài vì họ không thấy sự chuộc tội mà Ngài có thể cung cấp. Họ tin rằng họ được xưng công bình khi họ giữ luật pháp. Ðó là hình ảnh mà Ðức Chúa Trời trình bày qua Na-ô-mi.
Y-sơ-ra-ên là góa bụa đối với Ðức Chúa Trời trên phương diện quốc gia. Họ đã bị truất bỏ, điều nầy được nhấn mạnh trong Ê-sai chương 6 được chép 600 năm trước Chúa Cứu Thế. Ngài phán qua tiên tri Ê-sai rằng "Ngài phán: Ði đi! nói với dân nầy rằng: Các ngươi hãy nghe, nhưng chẳng hiểu chi; hãy xem, nhưng chẳng thấy chi. Hãy làm cho dân ấy béo lòng, nặng tai, nhắm mắt, e rằng mắt nó thấy được, tai nó nghe được, lòng nó hiểu được, nó trở lại và được chữa lành chăng!" Rồi Ê-sai hỏi lại rằng "Lạy Chúa, cho đến chừng nào? Ngài đáp rằng: Cho đến chừng các thành bị hoang vu, không có dân ở, nhà không có người, và đất đã nên hoang vu cả." Ngôn ngữ nầy cho biết rằng hoàn cảnh đó kéo dài cho đến khi tận thế.
Khi chúng ta đọc trong Tân Ước thì thấy Chúa Giê-xu trích câu nầy ra để nói về sự không tin của dân Y-sơ-ra-ên. Chúng ta cũng thấy câu nầy được trích ra bởi sứ đồ Phao-lô qua sự soi dẫn của Thánh Linh trong Rô-ma11 chỉ rõ sự tiếp tục không tin của dân tộc Y-sơ-ra-ên. Thực tế, dân Y-sơ-ra-ên được trình bày cho chúng ta là cây vả. Bạn có nhớ Chúa Giê-xu rủa cây vả không? Cây vả đó là hình bóng về dân tộc Y-sơ-ra-ên. Trong Mác 11:13, "Vừa thấy đàng xa một cây vả có lá, Ngài đến đó xem hoặc có chi chăng; song, tới gần rồi, chỉ thấy có lá mà thôi, vì bấy giờ không phải mùa vả." Ðức Chúa Trời đã rủa sả dân tộc Y-sơ-ra-ên. Họ đã từng là vợ của Ngài, Ðức Chúa Trời đã cưới họ, nhưng bây giờ đối với họ, Ðức Chúa Trời đã chết.
Dân Y-sơ-ra-ên đã góa bụa cho nên không có kết quả thuộc linh ra từ họ. Khi Chúa Giê-xu rủa cây vả đó Ngài phán rằng: "Chẳng hề có ai ăn trái của mầy nữa!" Chúng ta đang sống trong thời đại mà hai ngàn năm đã trôi qua từ khi lời rủa sả đó được tuyên bố, thật ra lời nầy được lặp lại lời rủa sả đã được tuyên bố trong Ê-sai chương 6 khi Chúa phán: "Cho đến chừng các thành bị hoang vu, không có dân ở, nhà không có người, và đất đã nên hoang vu cả". Chúng ta nhìn thấy sau hai ngàn năm lịch sử điều nầy vẫn còn là hoàn cảnh của dân Y-sơ-ra-ên. Không có sự mong muốn nào đặt nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu là Ðấng Mê-si của họ.
Nói theo phương diện dân tộc, họ bị truất bỏ không còn là vợ của Ðức Chúa Trời. Ðó là điều mà Ô-sê 2:2 chép: "vì nó chẳng phải là vợ ta, còn ta chẳng phải là chồng nó!", đó là khi Giê-rê-mi chỉ rõ: "dầu rằng ta (đã) làm chồng chúng nó", đó là khi Ga-la-ti chỉ tỏ: "Hãy đuổi người nữ tôi mọi và con trai nó". Na-ô-mi là hình ảnh đó. Khi tiếp tục nhìn bức tranh nầy chúng ta chỉ thấy điều tiêu cực, nhưng xin đừng thất vọng, có ánh sáng nơi cuối con đường hầm và chúng ta sẽ đến đó khi thời điểm tới. Bây giờ thì chúng ta muốn đem tất cả những sự kiện vào để có sự liên tục hầu cho chúng ta có thể đặt nền tảng một cách cẩn thận. Khi chúng ta làm điều nầy dựa trên căn bản của Kinh Thánh thì chúng ta sẽ bắt đầu thấy tất cả đều ăn khớp với nhau.
Chúng ta thấy Na-ô-mi quan tâm về Ru-tơ, thí dụ chúng ta đọc trong Ru-tơ 3:1, "Na-ô-mi, bà gia Ru-tơ, nói cùng nàng rằng: Hỡi con gái ta, mẹ phải lo cho con một chỗ an thân, làm cho con được phước hạnh." Bạn thấy Na-ô-mi là hình bóng về dân tộc Y-sơ-ra-ên thật sự quan tâm đến sự cứu rỗi của thế giới. Chúng ta có thể thấy điều nầy qua một số cách khác nhau.
Thí dụ như Giô-na, xuất thân từ Y-sơ-ra-ên được sai đến Ni-ni-ve để giảng Tin Lành Ông bất đắc dĩ phải làm điều đó, ông đã cố gắng trốn tránh công việc nầy, nhưng làm thế nào đi nữa cuối cùng ông phải vâng phục và Ni-ni-ve được cứu. Trên phương diện quốc gia, Y-sơ-ra-ên không thích thú chút nào trong việc mang Tin Lành ra cho thế giới bởi vì họ không tin nhận vào Chúa Cứu Thế Giê-xu, nhưng một cách không chủ tâm, họ tìm kiếm Tin Lành cho thế giới.
Qua dân tộc Y-sơ-ra-ên, Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta Lời của Ngài. Qua dân tộc Y-sơ-ra-ên Chúa Cứu Thế Giê-xu trở thành người. Dân tộc Y-sơ-ra-ên có mối liên hệ đến việc rao giảng Tin Lành dù họ không nhận ra điều nầy. Hoàn toàn bởi sự vô tình, không chủ tâm, họ được Ðức Chúa Trời dùng như là một tấm ván nhún để Tin Lành được đem vào thế gian. Tất cả những người được dùng để chép Kinh Thánh đều là người Giu-đa. Sự cứu rỗi đến qua dân Giu-đa bởi vì Chúa Giê-xu là người Giu-đa. Ngài thuộc về chi phái Giu-đa, là con cháu của Áp-ra-ham. Chúng ta là những người tin nhận nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu được nhận diện cùng với dân Y-sơ-ra-ên. Chúng ta được gọi là con cháu của Áp-ra-ham.
Trong Rô-ma 9:4-5, "tức dân Y-sơ-ra-ên, là dân được những sự làm con nuôi, sự vinh hiển, lời giao ước, luật pháp, sự thờ phượng và lời hứa; là dân sanh hạ bởi các tổ phụ, và theo phần xác, bởi dân ấy sanh ra Ðấng Christ, là Ðấng trên hết mọi sự, tức là Ðức Chúa Trời đáng ngợi khen đời đời. A-men." Bạn thấy đó, những sự quí trọng cao nhất được Ðức Chúa Trời ban cho dân Y-sơ-ra-ên, tất cả những điều nầy chảy qua họ. Ðó là lý do chúng ta có Ðấng Mê-si. Vì vậy khi Na-ô-mi nói cùng Ru-tơ, "Hỡi con gái ta, mẹ phải lo cho con một chỗ an thân, làm cho con được phước hạnh". Về thuộc linh bà tìm kiếm sự cứu rỗi cho những ai bị Ðức Chúa Trời rủa sả. Cũng vậy, dân tộc Y-sơ-ra-ên bằng sự vô tình cũng tìm kiếm sự cứu rỗi cho thế giới vì Ðức Chúa Trời dùng họ để Kinh Thánh và Chúa Giê-xu đến với thế gian qua họ.
Chúng ta nhớ trong câu chuyện về Phê-rết, Giu-đa cũng vô tình trở thành người chuộc vì ông cung cấp sản nghiệp cho Ta-ma, dù đó không phải là ý định của ông. Ý định của ông là đến cùng một k?#7919;, dầu vậy Ðức Chúa Trời đã dùng ông làm hình bóng về Chúa Giê-xu. Cũng vậy, nói về phương diện dân tộc, dân Y-sơ-ra-ên không muốn Chúa Giê-xu là Ðấng Mê-si của họ, dầu vậy, Ðức Chúa Trời dùng họ một cách vô tình để cung cấp sự cứu rỗi cho thế gian. Bạn có nhớ là sau khi Ru-tơ đến mót lúa trong ruộng Bô-ô trở về, nàng mang về nhiều lúa, là hình bóng về những người được cứu, nàng cũng đưa đồ ăn cho Na-ô-mi, để bà cũng được ăn. Ðiều nầy cũng đồng nhất với những lời hứa của Ðức Chúa Trời.
Ru-tơ là hình bóng về tất cả những người tin nhận vào Chúa Cứu Thế Giê-xu dầu họ là người Giu-đa hay là người ngoại bang. Qua những người tin nhận vào Chúa Giê-xu nầy Ðức Chúa Trời đem Tin Lành đến cho dân tộc Y-sơ-ra-ên. Chúng ta đọc trong Rô-ma 10:19, "Môi-se đã nói rằng: Ta sẽ giục lòng ganh tị các ngươi bởi kẻ chẳng phải là dân; Ta sẽ chọc giận các ngươi bởi một dân ngu dốt." Dân ngu dốt ở đây được làm kiểu mẫu bởi Ru-tơ, họ ở dưới sự rủa sả của tội lỗi dù họ là người Giu-đa hay là người ngoại bang. Họ là những người trở lại mang Tin Lành đến cho dân tộc Y-sơ-ra-ên. Vì vậy cho nên ngày nay chúng ta thấy Tin Lành được mang đến cho dân Y-sơ-ra-ên cũng giống như được mang đến cho những dân tộc khác trên thế giới.
Lạ thay, từ trong dân tộc Y-sơ-ra-ên có những người còn sót lại theo sự lựa chọn của ân điển, một số nhỏ người Y-sơ-ra-ên cũng tin nhận nơi Chúa. Lẽ thật đầu tiên mà chúng ta bắt đầu thấy ở đây khi chúng ta xem xét những câu liên quan đến mối liên hệ giữa Ðức Chúa Trời và dân Y-sơ-ra-ên và sự rủa sả mà Chúa đặt trên quốc gia nầy. Ðức Chúa Trời phán rằng Ngài đã cưới họ nhưng Ngài không còn là chồng của họ nữa. Ngài chỉ tỏ rằng họ đã bị đuổi ra, họ sẽ không nghe thấy, họ giống như đàn bà góa. Ðức Chúa Trời cũng chỉ rõ rằng Ngài dùng họ, dù họ vô tình nhưng qua họ Tin Lành sẽ đến với mọi dân tộc.
Qua sự khước từ Chúa Giê-xu của họ, họ đã đóng đinh Ngài. Nếu họ không đóng đinh Chúa Giê-xu sẽ không có sự cứu rỗi cung cấp cho chúng ta. Họ đóng đinh Chúa Cứu Thế vì họ nghĩ Ngài thuộc về quỉ Sa-tan, họ ganh tị với Ngài. Ðộng cơ của họ là sai lầm nhưng Ðức Chúa Trời dùng họ làm điều nầy bởi vì qua hành động tội ác họ đã làm thì sự cứu rỗi có thể đến với mọi dân tộc trên thế giới. Ðiều nầy được nhấn mạnh trong Rô-ma 11:11 "Tôi lại hỏi rằng: Có phải dân Y-sơ-ra-ên vấp chơn dường ấy hầu cho té xuống chăng? Chẳng hề như vậy! Nhưng ấy là bởi tội lỗi họ mà sự cứu đã đến cho dân ngoại, hầu để giục lòng tranh đua của họ."
Nói cách khác, sự vấp ngã của họ trong việc khước từ Chúa Cứu Thế là Ðấng Mê-si, đưa đến việc đóng đinh Chúa Giê-xu thì sự cứu rỗi đã đến cho dân ngoại. Ðiều nầy sau đó được Ðức Chúa Trời dùng để "giục lòng tranh đua của dân Y-sơ-ra-ên". Trong bài học tới chúng ta sẽ tiếp tục khai triển thêm và chúng ta sẽ bắt đầu thấy Ru-tơ liên hệ với dân tộc Y-sơ-ra-ên như thế nào. Cầu xin Chúa ban phước cho bạn cách dư dật.