Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tôn giáo, Chính Trị >> Bài Học Kinh Thánh

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 39587 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bài Học Kinh Thánh
Không rõ

Bài 21 (Ru-tơ 3:3)

Khi học sách Ru-tơ chúng ta đã thấy hai đứa con trai của Na-ô-mi qua đời cùng với chồng của bà trong xứ Mô-áp, bây giờ chỉ còn một mình bà và nàng dâu là Ru-tơ, người Mô-áp cũng góa bụa. Hai người đàn bà nầy rất cô đơn tại Bết-lê-hem là quê hương của Na-ô-mi. Chúng ta thấy Ru-tơ được Bô-ô là người bà con gần của Na-ô-mi, có thể là anh em của Ê-li-mê-léc, để ý đến. Thực tế Ru-tơ hay Na-ô-mi có thể đòi hỏi nơi Bô-ô trong một mức độ nào đó.
Chúng ta xem trong Phục-truyền-luật-lệ ký 25:5-6, "Khi anh em ruột ở chung nhau, có một người chết không con, thì vợ của người chết chớ kế đôi cùng người ngoài; anh em chồng phải đi đến cùng nàng, cưới nàng làm vợ, y theo bổn phận của anh em chồng vậy. Con đầu lòng mà nàng sanh ra sẽ nối danh cho người anh em chết, hầu cho danh của người ấy chớ tuyệt khỏi Y-sơ-ra-ên." Chúng ta sẽ không học sâu vào điều ám chỉ ở đây trong lúc nầy nhưng sẽ xem xét cẩn thận hơn khi chúng ta học chương 4. Theo khúc Kinh Thánh nầy, Ðức Chúa Trời có một chương trình cho dân Y-sơ-ra-ên. Nếu thực hiện được thì dòng dõi sẽ được tiếp nối qua hôn nhân để tên tuổi được lưu truyền.
Khi người chồng chết không có con thì người anh em hoặc bà con gần còn độc thân phải cưới người đàn bà góa của anh em mình làm vợ, qua đó họ sẽ sanh con làm dòng dõi của anh em người đó được lưu truyền. Ðứa con đầu lòng của cuộc hôn nhân nầy là biểu tượng của sự tồn tại mãi mãi về dòng dõi của người đã chết, hầu cho sản nghiệp của người nầy không bao giờ bị chấm dứt. Ðây là luật lệ trong xứ Y-sơ-ra-ên, sau nầy chúng ta sẽ xem xét về áp dụng thuộc linh.
Na-ô-mi lập gia đình với Ê-li-mê-léc, Ê-li-mê-léc qua đời sau khi sanh được hai con trai. Cả hai Mạc-lôn và Ki-li-ôn đều cưới vợ và chết trước khi sanh con, vì thế dòng dõi của Na-ô-mi và Ê-li-mê-léc chấm dứt bằng cái chết của Mạc-lôn và Ki-li-ôn. Cho nên, Na-ô-mi có quyền tìm một người bà con gần để lập gia đình với bà hầu cho dòng dõi của Ê-li-mê-léc được lưu truyền. Nhưng Na-ô-mi đã già, bà không còn có thể sanh con được nữa, do đó không cách nào dòng dõi của Ê-li-mê-léc được tồn tại mãi mãi qua việc Na-ô-mi lập gia đình với một người bà con gần.
Hơn nữa, dòng dõi của Mạc-lôn và Ki-li-ôn cũng chấm dứt vì họ chết trước khi sanh con. Nếu Na-ô-mi tái giá và sanh con thì cũng không nối tiếp được dòng dõi của Mạc-lôn và Ki-li-ôn mà chỉ nối tiếp dòng dõi cho Ê-li-mê-léc mà thôi. ễ đây, chúng ta có Ru-tơ, dầu nàng là người Mô-áp, là người ngoại bang, khách lạ đối với dân Y-sơ-ra-ên nhưng nàng liên hệ đến dòng dõi của Mạc-lôn là con trai của Ê-li-mê-léc. Nếu Ru-tơ có thể tìm được một người bà con của Mạc-lôn bằng lòng cưới nàng làm vợ và sanh con thì ít nhất dòng dõi của Mạc-lôn cũng được tồn tại cũng như dòng dõi của Ê-li-mê-léc.
Ðó là điều được nhìn thấy trong kế hoạch táo bạo trong câu 3 ở đây. Na-ô-mi gợi ý cho Ru-tơ trong việc đề nghị đi đến hôn nhân với Bô-ô. Bô-ô là người bà con gần của Ê-li-mê-léc, có thể là anh hay em, Kinh Thánh không nói chúng ta biết liên hệ bà con của họ gần như thế nào. Có thể Bô-ô có trách nhiệm trong việc làm cho dòng dõi của Ê-li-mê-léc và Mạc-lôn được lưu truyền. Bởi vì ọt-ba ở lại Mô-áp nên không cách nào dòng dõi của Ki-li-ôn tồn tại mãi được.
Ru-tơ đề nghị lập gia đình với Bô-ô là ý kiến đề xuất của Na-ô-mi, đây không phải là chuyện bất thường hay chưa bao giờ nghe nói đến mà là một việc làm hợp pháp. Chúng ta thấy đề nghị của bà có vẻ như không gia giáo chút nào, bà bảo Ru-tơ đợi đến khi Bô-ô nghỉ công việc đạp lúa trong ngày, ăn xong và đi ngủ, lúc ông đang ngủ thì dỡ mền để nằm dưới chân ông. Qua cách thức chủ động đó nàng bày tỏ với Bô-ô rằng, tôi tự nguyện làm vợ của ông, tự nguyện phục tùng ông. Chắc chắn cách nầy thật không có gia giáo. Nhưng chúng ta thấy những điều nầy xảy ra bởi vì tình yêu lạ lùng của Ðức Chúa Trời được bày tỏ cho chúng ta. Chúng ta có câu chuyện tình của Bô-ô và Ru-tơ ở đây, nhưng câu chuyện tình cao quí hơn trong ý định nầy đó là tình yêu của Chúa Cứu Thế Giê-xu cho những người tín hữu được sanh lại.
Chúng ta đã đến chương 3 khi Na-ô-mi nói với Ru-tơ "Hãy tắm rửa, xức dầu và mặc quần áo, rồi đi xuống sân đạp lúa; nhưng trước khi người chưa ăn uống xong, con chớ làm cho người nhận biết mình." Chúng ta đã thấy trong ý nghĩa thuộc linh, việc ăn và uống liên quan đến việc Chúa Giê-xu lên thập tự giá. Nhưng liên quan như thế nào? Hãy nhớ rằng Kinh Thánh là quyển sách chú dẫn cho chính Kinh Thánh. Khi chúng ta muốn tìm hiểu câu nào đó trong Kinh Thánh, nơi tốt nhất để chúng ta tìm kiếm đó là Kinh Thánh. Hãy tìm chữ hay ý nào liên quan và so sánh, bằng cách đó chúng ta có thể khám phá ra một đoạn khác đang nói về câu mà chúng ta đang thắc mắc.
Trong Giăng 4:32, chúng ta đọc: "Ngài đáp rằng: Ta có một thứ lương thực để nuôi mình mà các ngươi không biết. Vậy môn đồ nói với nhau rằng: Có ai đã đem chi cho thầy ăn chăng? Ðức Chúa Giê-xu phán rằng: Ðồ ăn của ta tức là làm theo ý muốn của Ðấng sai ta đến, và làm trọn công việc Ngài." Bạn thấy không? Chúa Cứu Thế có lương thực để ăn và Ðức Chúa Giê-xu bày tỏ rằng lương thực mà Ngài ăn là làm theo ý muốn của Cha Ngài. Ý muốn của Cha Ngài là gì? Ý của Ðức Chúa Trời muốn Chúa Giê-xu trở thành người cứu chuộc, làm Cứu Chúa của chúng ta như Giăng 3:16 chép, "Vì Ðức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời". Ðức Chúa Cha đã sai Ðức Chúa Con, như Chúa Giê-xu nói: "Chính Cha là Ðấng đã sai ta, cũng làm chứng về ta" (Giăng 5:37).
Chúa Giê-xu được Cha Ngài sai đến thế gian để làm của lễ chuộc tội, cung cấp sự rửa sạch tội lỗi của chúng ta bằng cách đổ huyết của Ngài ra trên thập tự giá và cam chịu hình phạt của địa ngục thay cho chúng ta. Ðây là lương thực mà Chúa Giê-xu đến để ăn, cho đến khi Ngài ăn xong đồ ăn nầy, cho đến khi Ngài lên thập tự giá, Ngài chưa phải là Cứu Chúa của chúng ta. Nếu Ngài không lên thập tự giá, sẽ không có sự cứu rỗi, không cách nào chúng ta có thể trở thành vợ hứa của Chiên Con, không cách nào chúng ta có thể bước vào mối liên hệ tâm linh với Chúa Giê-xu. Ðây là điều được minh họa trong câu 3, "nhưng trước khi người chưa ăn uống xong, con chớ làm cho người nhận biết mình".
Một lần nữa xin nhắc lại, sự bị đóng đinh trên thập tự giá của Chúa Giê-xu nằm bên ngoài thời gian. Trong Khải Huyền 13:8, Ngài là "Chiên Con đã bị giết từ buổi sáng thế". Sự chết và sự sống lại của Chúa Giê-xu có hiệu lực từ lúc bắt đầu thời gian cho đến lúc chấm dứt thời gian. Việc Ngài lên thập tự giá nằm trong một khoảng thời gian, đó là vào năm 33 (Sau Chúa Cứu Thế) nhưng thật ra giá trị sự chuộc tội của thập tự giá bao phủ tất cả nhân loại, từ khi bắt đầu cho đến khi tận thế. Trừ khi Chúa Giê-xu lên thập tự giá, sẽ không có sự chuộc tội, không cách nào chúng ta có thể đề nghị cuộc hôn nhân giữa Ngài với chúng ta. Chúng ta không thể nào đến và nói với Ngài "Chúa có đồng ý làm Chúa Cứu Thế của chúng con không, chúng con có thể bước vào mối tương quan thuộc linh với Ngài được không?"
Chú ý câu 3 nói: "nhưng trước khi người chưa ăn uống xong". Chúng ta có tìm thấy chỗ nào trong Kinh Thánh liên quan đến sự uống của Chúa Giê-xu không? Chúng ta nhớ, khi Chúa Giê-xu ở trong vườn Ghết-sê-ma-nê Ngài cầu nguyện cùng Ðức Chúa Trời: "Cha ơi! nếu có thể được, xin cho chén nầy lìa khỏi con!" Chén nầy là chén gì? Ðó là chén thạnh nộ của Ðức Chúa Trời. Ngài uống sự hình phạt thay thế chúng ta bởi vì Ngài trở nên tội lỗi vì chúng ta. Cho đến khi Chúa Giê-xu chịu đựng cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời vì cớ tội lỗi của chúng ta, chúng ta không được Ngài nhận ra. Chỉ khi nào Ngài uống chén thạnh nộ của Ðức Chúa Trời chúng ta mới được Ngài nhận diện, được làm con cái của Ngài, được làm kẻ kế tự trong vương quốc của Ðức Chúa Trời và những ơn phước theo đó nữa. Chúa Giê-xu trước hết phải ăn, nghĩa là làm theo ý muốn của Ðức Chúa Trời trong việc lên thập tự giá, Ngài phải uống chén thạnh nộ của Ðức Chúa Trời thì mới làm Cứu Chúa của chúng ta được.
Tiếp tục câu 4, "Khi người nằm ngủ*, hãy để ý xem người nằm nơi nào". Theo sự kiện lịch sử Na-ô-mi đang bảo Ru-tơ, chú ý xem ông sẽ nằm ngủ nơi nào, để không bị nhầm lẫn hoặc vấp vào vật gì, sau đó lúc trời tối con sẽ nhẹ nhàng dỡ mền nằm dưới chân người. Ðây là sự kiện đã thật sự xảy ra trong lịch sử, nhưng bài học thuộc linh gì chúng ta có ở đây? "Khi người nằm ngủ*" chữ "nằm*" thường được dùng trong Kinh Thánh để biểu hiện cho sự chết hay ở dưới cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời.
Trong Ê-sai 43:14-17, Ðức Chúa Trời nói về cơn giận của Ngài đối với người không được cứu, trong phân đoạn nầy Ngài nói về Ba-by-lôn là hình bóng về vương quốc của Sa-tan. "Ðức Giê-hô-va Ðấng Cứu Chuộc các ngươi, Ðấng Thánh của Y-sơ-ra-ên phán như vầy: Vì cớ các ngươi, ta sẽ sai đến Ba-by-lôn, khiến chúng nó, tức là người Canh-đê, như là người chạy trốn, xuống các tàu mình đã lấy làm vui mừng. Ta, Ðức Giê-hô-va là Ðấng Thánh của các ngươi, Ðấng tạo thành Y-sơ-ra-ên, tức Vua các ngươi. Ðức Giê-hô-va là Ðấng đã mở lối trong biển và đường vượt qua đường nước mạnh, khiến xe, ngựa, cơ binh và lính mạnh nhóm lại, - thảy đều nằm* cả tại đó, sẽ không dậy nữa, bị ngột và tắt đi như tim đèn".
Chữ "nằm*" ở đây cùng một chữ trong Ru-tơ, phân đoạn nầy bày tỏ rằng, họ ở dưới cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời, họ sẽ ở trong địa ngục đời đời. Ðây là hình bóng mà Ðức Chúa Trời dùng khi Ngài nói về việc nằm xuống. Trong Gióp 21:26, cũng nói về những người không được cứu, "Cả hai đều nằm* chung trong bụi đất, giòi sâu che lấp họ". Chúa Giê-xu đã lấy ý nầy khi nói về địa ngục "đó là nơi sâu bọ của chúng nó chẳng hề chết và là nơi lửa chẳng hề tắt" (Mác 9:48). Nói cách khác, Ðức Chúa Trời dùng phân đoạn trong Ru-tơ chương 3 để nói về thập tự giá. Bô-ô ăn uống và nằm xuống liên quan đến sự gánh chịu cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời.
"Khi người nằm ngủ*, hãy để ý xem người nằm nơi nào; rồi đi dỡ mền dưới chân người và nằm xuống". Câu "hãy để ý xem người nằm nơi nào" theo sự kiện lịch sử thì dễ hiểu, Ru-tơ phải chú ý chỗ nào để khi trời tối không thấy rõ có thể đến đúng chỗ. Thật ra chữ "để ý" trong Kinh Thánh thường được dịch là "biết". Nói theo ý nghĩa thuộc linh, để được cứu, chúng ta phải đến đâu để tìm gặp Chúa Giê-xu? Có phải chúng ta đi đến thủ đô của nước chúng ta đang ở không? Chúng ta sẽ đi lên ngọn núi thật cao để được gần thiên đàng nhất, hay là chúng ta sẽ đi xuống sâu trong lòng biển để tìm gặp Chúa Cứu Thế? Hoặc chúng ta sẽ đi tận đầu cùng đất hi vọng sẽ gặp Chúa Giê-xu ở đó?
Không! Chỉ có một chỗ duy nhất chúng ta có thể tìm gặp Chúa Cứu Thế mà chúng ta cần phải biết. Ðó là tại thập tự giá! Tại thập tự giá chúng ta có mối liên hệ với Chúa Cứu Thế Giê-xu, tại thập tự giá tội lỗi của chúng ta bị đóng đinh, tại thập tự giá Chúa Giê-xu trở nên tội lỗi vì chúng ta. Chúa Giê-xu nằm xuống nơi thập tự giá để chịu khổ vì tội lỗi của những người được cứu. Vì vậy, khi rao giảng Tin Lành, chúng ta phải nói về sự chết của Chúa Giê-xu, về hình phạt mà Ngài phải chịu. Chúng ta phải nói về thập tự giá vì Ngài đổ huyết ra cho chúng ta, tất cả đều tập trung vào thập tự giá.
Chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi có nhiều điều để nói về thập tự giá trong Kinh Thánh. Khi tôi dùng chữ thập tự giá có nghĩa là toàn bộ sự chuộc tội, sự chịu khổ của Chúa Cứu Thế Giê-xu khi Ngài gánh chịu cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời vì tội lỗi của chúng ta. Nếu chúng ta mong muốn được cứu, chúng ta đến nơi mà Ngài nằm, chúng ta phải biết nơi đó ở đâu, đó là nơi thập tự giá. Chúng ta có thể biết được khi chúng ta đến với Lời của Ðức Chúa Trời là Kinh Thánh. ễ đó, chúng ta sẽ tìm gặp Chúa Giê-xu chịu đựng hình phạt thay cho tội lỗi của chúng ta.
Trong bài học tới chúng ta sẽ tìm hiểu câu: "rồi đi dỡ mền dưới chân người và nằm xuống". Ðây là một thái độ rất táo bạo của Ru-tơ, dĩ nhiên, nhiều lần chúng ta thấy nàng được nói đến là một người đàn bà đức hạnh. Không có ám chỉ điều gì sai trái về phía nàng, nhưng tại sao Ðức Chúa Trời để cho Na-ô-mi dạy Ru-tơ làm như thế nầy: "... rồi đi dỡ mền dưới chân người và nằm xuống"? Chắc chắn phải có ý nghĩa thuộc linh cho chúng ta ở đây, chúng ta sẽ tìm hiểu điều nầy trong bài học tới.
Khi tiếp tục học sách Ru-tơ, tôi xin mời bạn đọc sách nầy thật cẩn thận. Nếu bạn thấy có câu nào, chữ nào liên quan đến những chỗ khác trong Kinh Thánh, hãy đánh dấu ngoài lề trong Kinh Thánh của bạn, để bạn sẽ tham khảo sau nầy. Tôi tin rằng sau khi chúng ta cùng học sách nầy với nhau, bạn sẽ nhận được một cảm kích mới về sự cứu rỗi tuyệt vời mà Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta.
*Theo nguyên văn "nằm xuống".
 

<< Bài 20 (Ru-tơ 3:2) | Bài 22 (Ru-tơ 3:4-6) >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 480

Return to top