Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tôn giáo, Chính Trị >> Bài Học Kinh Thánh

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 39635 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bài Học Kinh Thánh
Không rõ

Bài 32 (Ru-tơ 4:1-3)

Trong phần mở đầu của chương 4 chúng ta bắt đầu thấy vụ phân xử về vấn đề ai sẽ là người chuộc sản nghiệp cho Ru-tơ. Người đó là Bô-ô hay người bà con gần kia. Chúng ta đã thấy có một người bà con khác gần hơn Bô-ô có quyền ưu tiên chuộc lại sản nghiệp của Ê-li-mê-léc, Mạc-lôn và Chi-li-ôn. Ðể làm hoàn tất việc nầy thì ông cũng được dành cho cơ hội ưu tiên cưới Ru-tơ. Người đó được ưu tiên nhưng nếu ông ta không muốn thì quyền chuộc sản nghiệp đó sẽ về Bô-ô. Bô-ô đang ngồi tại cổng thành và gọi người bà con đó cùng ngồi, ông cũng mời mười người trưởng lão của thành ngồi xuống để phân xử việc nầy.
Chúng ta hãy trở lại để bắt đầu khám phá ra lẽ thật thuộc linh chảy tràn ra từ những câu nầy. Ở đây chúng ta thấy Bô-ô đi lên cửa thành. Trong Kinh Thánh, cái cửa đại diện cho gì? Kinh Thánh chỉ rõ rằng Chúa Giê-xu là cái Cửa. Ngài là "Ðường Ði, Lẽ Thật và Sự Sống". Ngài là con đường duy nhất để chúng ta có thể bước vào vương quốc của Ðức Chúa Trời. Chúa Cứu Thế cũng có sự liên quan mật thiết với Lời của Ðức Chúa Trời. Ngài là Lời của Ðức Chúa Trời. Chúng ta đọc trong Giăng 1:1 "Ngôi Lời trở nên xác thịt ở giữa chúng ta." Lời Ðức Chúa Trời cuối cùng sẽ phân xử tất cả những vấn đề liên quan đến sự thánh khiết và công bình.
Thực tế, Chúa Cứu Thế là quan tòa trong ngày cuối cùng khi Ngài trở lại trong vinh hiển và quyền năng để phán xét thế gian. Bạn có bắt đầu thấy được sự liên quan mật thiết giữa Chúa Cứu Thế và Lời Ðức Chúa Trời không? Chúng ta đọc trong Giăng 12:48, "Người nào bỏ ta ra và không nhận lãnh lời ta, đã có kẻ xét đoán rồi; lời ta đã rao giảng, chính lời đó sẽ xét đoán họ nơi ngày sau cùng". Ðứng trước Lời của Ðức Chúa Trời chúng ta được phân xử là đã làm điều xấu hay tốt. Vì thế chúng ta không ngạc nhiên khi Kinh Thánh chép Bô-ô đi đến cửa thành. Nói theo thuộc linh, chúng ta đứng trước sự hiện diện của Chúa Cứu Thế, của Lời Ðức Chúa Trời để bị phân xử. Ở đây ai sẽ bị phân xử trước? Trước hết chúng ta đọc về người bà con gần kia. Người bà con gần kia là ai mà quá bận rộn với nhiều công việc đến nỗi được bảo hãy ghé lại và ngồi đây?
Chúa Cứu Thế phải trở nên xác thịt để trở thành người bà con của chúng ta. Nhưng Chúa Cứu Thế chính là Ðức Chúa Trời. Ðể trở thành người bà con của chúng ta, người chuộc chúng ta, Ngài phải trở nên giống như chúng ta trong mọi sự, trừ ra Ngài không có tội. Ngài gánh lấy tội lỗi của chúng ta trên Ngài. Bởi vì loài người phạm tội vì thế người chuộc tội của chúng ta phải là con người.
Thật ra có một người khác bà con với chúng ta gần hơn Chúa Cứu Thế, đó là loài người. Loài người không cần phải trở thành loài người, họ đã là loài người. Họ là người đầu tiên được nghĩ đến trong việc chuộc cho nhau ra khỏi số phận khủng khiếp mà chúng ta đang ở. Chúa Cứu Thế dạy chúng ta: "Hãy yêu kẻ thù nghịch." Ngài dạy chúng ta điều nầy khi Ngài là người chuộc chúng ta, khi chúng ta là kẻ thù nghịch của Ngài. Ngài yêu thương chúng ta nhiều lắm đến đỗi phó mạng sống Ngài hầu cho chúng ta được cứu. Ngài không yêu chúng ta khi chúng ta là bạn. Ngài không yêu chúng ta khi chúng ta là con cái Ngài. Ngài yêu chúng ta khi chúng ta vẫn còn trong tội lỗi mình. Ngài yêu chúng ta khi chúng ta còn là kẻ thù. Ngài đến với con người và bảo rằng: "Hãy yêu kẻ thù nghịch".
Luật lệ trong Kinh Thánh là luật ban cho cả nhân loại. Trừ khi chúng ta không được cứu, chúng ta sẽ không quan tâm gì đến luật lệ trong Kinh Thánh. Chỉ những người thật được sanh lại mới bắt đầu thật sự yêu kẻ thù mình. Chúng ta đọc trong Ma-thi-ơ 22:39 "Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình". Ðiều mà chúng ta mong muốn đó là chúng ta sẽ không đối diện với ngôi phán xét của Ðức Chúa Trời. Cùng một mong muốn như vậy đòi hỏi nơi mỗi đời sống con người. Ðó là phải mong muốn cho người hàng xóm, bạn bè, người thân, sẽ không đối diện với cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời.
Chúa Giê-xu diễn tả bằng cách khác trong Giăng 15:13 "Chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình." Ngài cũng phán trong một chỗ khác, "Nếu các ngươi yêu kẻ yêu mình, thì có ơn chi? Người có tội cũng yêu kẻ yêu mình" (Lu-ca 6:32). Chúng ta thấy có vài loại tình thương trên thế giới, bởi vì dưới ân điển của Ðức Chúa Trời, Ngài kềm giữ con người trong một mức độ nào đó hầu cho con người không sống một đời sống kinh khủng trong sự giận dữ, thù ghét, giết người, là thực tế của bản chất con người. Chúng ta sẽ tự hủy diệt mình nếu Ngài để tự chúng ta làm gì thì làm.
Ðức Chúa Trời ngăn chặn tội lỗi nên chúng ta thấy có tình thương. Tình thương của cha mẹ cho con cái, con cái đối với cha mẹ, bạn đối với bạn. Hai quốc gia có thể sống hòa bình với nhau nếu có tính trung lập giữa họ. Chúng ta có câu tục ngữ: Anh gãi lưng tôi thì tôi sẽ gãi lại lưng anh. Ðó là tình thương dành cho người thương chúng ta, nhưng đó không phải là tính chất của tình thương mà Ngài nói đến. Ngài muốn chúng ta quan tâm đến sự cứu chuộc cho người đồng loại. Tình thương đó dành cho người không đáng thương. Tình thương dành cho người không thương mình.
"Hãy yêu kẻ thù nghịch và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi", "Hãy chúc phước cho người rủa sả". Ðây là ngôn ngữ mà Ðức Chúa Trời ban cho con người ngụ ý đến chỗ đứng của chúng ta đối với người đồng loại. Vì thế chúng ta không ngạc nhiên khi Chúa Cứu Thế đến với chúng ta sau khi chúng ta được cứu với mạng lệnh trong Giăng 13:24 . "Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau." Trước khi được cứu chúng ta không hiểu rằng chúng ta phải yêu những người không đáng yêu. Lời tuyên bố nầy nói thẳng với con người: Con người phải có trách nhiệm đối với đồng loại, mong muốn điều tốt nhất cho nhau. Có một người có thể làm người chuộc sản nghiệp được, còn tất cả chúng ta thì không thể bởi vì không chỉ chúng ta chán ghét Ðức Chúa Trời mà chính chúng ta không đủ tiêu chuẩn. Chúng ta có tội lỗi của chính chúng ta.
Người có đủ tiêu chuẩn chuộc sản nghiệp đó là A-đam. Khi Ê-va phạm tội, khi Ê-va phản loạn chống nghịch lại cùng Ðức Chúa Trời thì A-đam chưa phải là tội nhân. A-đam vẫn còn là con cái của Ðức Chúa Trời, vẫn còn có mối liên hệ với Ðức Chúa Trời, chưa có tội lỗi ở trong ông. Vào thời điểm đó ông là người bà con gần nhất của Ê-va. Lúc đó ông có thể kêu xin với Ðức Chúa Trời rằng: Lạy Ðức Chúa Trời, vợ con đã phạm tội, xin Ngài hình phạt con vì cớ tội của nàng. Vì tội của nàng cho nên con tình nguyện chịu đựng bất cứ hình phạt nào, dù con phải đi địa ngục con cũng cam chịu. Nhưng A-đam đã làm gì khi Ê-va phạm tội? Ý tưởng nầy có trong trí ông không? Không, chúng ta đọc thấy ông cũng ăn trái cây đó nữa. Nghĩa là ông cũng phạm tội giống như vậy.
Từ đó trở đi trong dòng giống loài người, khi thấy có người phạm tội, thấy sự vui thú của họ khi họ làm điều tội thì chúng ta cũng bị cám dỗ muốn chạy theo chiều hướng đó. Ðây là bản chất của con người. Chúng ta không muốn trở thành người chuộc tội, chúng ta yêu mến tội lỗi mình và bị cám dỗ bởi nó.
Mỗi con người là người bà con gần với loài người hơn là Chúa Giê-xu. Trước hết Ðức Chúa Trời đến với nhân loại và hỏi rằng: Ngươi sẽ làm người chuộc được không? Nếu có thể được, ngươi có thương đồng loại mình nhiều đến nỗi hi sinh mạng sống của ngươi cho họ không? Chúng ta tìm thấy 3 phân đoạn trong Kinh Thánh nói về điều nầy. Trong Giê-rê-mi 4, Ðức Chúa Trời nói về cơn thạnh nộ của Ngài trên dân Y-sơ-ra-ên và thế gian bởi vì tội lỗi của họ. Ngài bày tỏ rằng họ sẽ phải bị phán xét. Rồi Ngài phán trong câu 1 của chương 5: "Hãy đi dạo các đường phố Giê-ru-sa-lem, và nhìn xem. Hãy dò hỏi tìm kiếm nơi các chợ, thử có thấy một người chăng, nếu có một người làm sự công bình, tìm sự trung tín, thì ta sẽ tha thứ cho thành ấy".
Ðức Chúa Trời phán một cách cẩn trọng rằng: Trước hết hãy tìm xem trong dòng giống loài người xem có ai "làm sự công bình", có ai làm theo ý của Ðức Chúa Trời, vâng theo lời Ngài. Nếu có tìm được một người như vậy trong nhân loại Ngài sẽ tha thứ cho thành ấy. Dĩ nhiên câu trả lời là không. Không có ai tự mình thánh thiện vâng giữ điều răn của Ðức Chúa Trời. Không ai giữ điều răn của Ngài để đủ tiêu chuẩn chịu đựng cơn thạnh nộ của Ngài tương đương với hình phạt trong địa ngục đời đời cho những người phạm tội.
Chỉ một mình Chúa Cứu Thế mới có đủ tiêu chuẩn bởi sự thánh khiết của Ngài, bởi thực tế Ngài là Ðức Chúa Trời và cũng là người. Nhưng trước khi Ðức Chúa Trời đến với Chúa Cứu Thế, Ngài đến với nhân loại, là người bà con gần hơn, xem có ai làm theo luật pháp của Ngài, tìm kiếm chân lý để Ngài sẽ tha thứ cho. Bạn có thấy sự song song với điểm đó trong chương 4 không? Rồi trong Ê-xê-chi-ên 22:29 Ðức Chúa Trời mô tả trình trạng tội lỗi của nhân loại như thế nầy: "Dân trong đất làm sự bạo ngược, phạm sự trộm cướp, khuấy rối kẻ nghèo nàn thiếu thốn, và ức hiếp người trú ngụ cách trái phép". Rồi Ngài phán trong câu 30: "Ta đã tìm một người trong vòng chúng nó, đặng xây lại tường thành, vì đất mà đứng chỗ sứt mẻ trước mặt ta, hầu cho ta không hủy diệt nó; song ta chẳng tìm được một ai."
Thêm một lần nữa Ðức Chúa Trời nhìn vào loài người. Có người chuộc sản nghiệp trong vòng các ngươi không? Ta đã ban cho các ngươi điều răn là: Hãy yêu kẻ thù nghịch, ta đã bảo các ngươi dâng đời sống mình để phục vụ lẫn nhau, ta đã bảo các ngươi hi sinh mạng sống cho bạn hữu mình. Ta đã ra lệnh cho các ngươi phải yêu những người không đáng yêu nhưng không một ai trong các ngươi làm điều nầy, cho nên ta sẽ hủy diệt các ngươi vì ta không tìm được một ai cả. Không có người nào trong vòng loài người sẽ tình nguyện làm điều mà Ðức Chúa Trời muốn.
Vì không tìm được người nào nên trong câu 31 Ðức Chúa Trời có cách giải quyết khác: "Vậy nên ta đổ cơn thạnh nộ trên chúng nó, và lấy lửa giận của ta đốt chúng nó; ta đã làm cho đường lối của chúng nó lại đổ về trên đầu chúng nó, Chúa Giê-hô-va phán vậy". Thật là khủng khiếp cho hoàn cảnh của loài người. Trong Ê-sai 63 chúng ta cũng gặp cùng một câu hỏi nhưng có một giải pháp tuyệt vời hơn trong Giê-rê-mi 5 và Ê-xê-chi-ên 22. Trong Ê-sai 63 Ðức Chúa Trời cho biết rằng có một người.
Khúc Kinh Thánh nầy mô tả về việc Chúa Cứu Thế sẽ gánh chịu cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời vì tội lỗi của chúng ta. Chúng ta đọc trong câu 2: "Áo ngươi có màu đỏ, áo xống của ngươi như của người đạp bàn ép rượu là vì sao?" Lời tuyên bố nầy hướng về Ðấng Mê-si sẽ đến. Rồi câu trả lời trong câu 3 và 4: "Chỉ một mình ta đạp bàn ép rượu, trong vòng các dân chẳng từng có ai với ta. Trong cơn giận ta đã đạp lên; đương khi thạnh nộ ta đã nghiền nát ra: máu tươi họ đã vảy ra trên áo ta, áo xống ta đã vấy hết. Vì ta đã định ngày báo thù trong lòng ta, và năm cứu chuộc của ta đã đến."
Ở đây nói về Ðấng Mê-si đến để gánh chịu cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời vì cớ tội lỗi chúng ta. "Chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình." Giăng 15:13. Chúa Cứu Thế nhấn mạnh rằng Ngài là Ðấng Mê-si sẽ gánh chịu cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời. Rồi chúng ta đọc trong câu 5: "Ta đã xem, chẳng có ai đến giúp ta". Ðây là ngôn ngữ trong Giê-rê-mi 5:1 và Ê-xê-chi-ên 22:30. Không ai trong vòng loài người có thể giúp, có thể làm người cứu chuộc. Và câu trả lời tiếp tục trong câu 5: "ta lấy làm lạ vì chẳng có ai nâng đỡ! Cánh tay ta bèn cứu ta, sự thạnh nộ ta bèn nâng đỡ ta." Bạn thấy không? Chúa Cứu Thế là Ðức Chúa Trời, chính Ngài là người bà con, chính Ngài là người cứu chuộc. Chính Ngài sẽ cung cấp sự cứu chuộc.
Chúng ta thấy ở đây, Bô-ô là hình bóng về Chúa Cứu Thế Giê-xu đang đứng trước mặt Ðức Chúa Trời, trước sự hiện diện của những người trưởng lão. Ở đây cũng có người bà con khác, người đó là đại diện cho toàn thể nhân loại. Ông được cho cơ hội làm người chuộc sản nghiệp. Cũng vậy, Ðức Chúa Trời đến với nhân loại và nói rằng: Ngươi được ưu tiên làm người chuộc sản nghiệp. Chúng ta sẽ thấy câu trả lời của người bà con kia tại sao người đó không thể làm người chuộc sản nghiệp được. Trong bài học tới, chúng ta tiếp tục đi sâu hơn trong ý nghĩa đẹp tuyệt vời được mở ra ở đây.
"Ta là cái cửa: nếu ai bởi ta mà vào, thì sẽ được cứu rỗi; họ sẽ vào ra và gặp đồng cỏ." 1Giăng 4:17
 

<< Bài 31 (Ru-tơ 3:18) | Bài 33 (Ru-tơ 4:4-5) >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 774

Return to top