Trong chương 4 của sách Ru-tơ, câu 17 chúng ta đọc được điều rất thú vị. "Những người nữ lân cận đặt tên cho nó là Ô-bết, mà rằng: Một đứa trai đã sanh cho Na-ô-mi. Ô-bết là cha của Y-sai, ông của Ða-vít". Chúng ta tự hỏi tại sao Ðức Chúa Trời để sự kiện đặc biệt nầy trong Kinh Thánh? Tại sao Ðức Chúa Trời nhấn mạnh về những người nữ lân cận của Na-ô-mi quan tâm về cái tên được đặt cho đứa trẻ được sanh ra cho Bô-ô và Ru-tơ.
Dĩ nhiên chúng ta thấy họ rất thích thú về cuộc hôn nhân nầy. Bô-ô là một người giàu thuộc dòng dõi của Giu-đa, chiếu cố đến người đàn bà góa Mô-áp nầy hầu cho cơ nghiệp có thể giữ lại được cho người anh em đã chết. Ðây là một trường hợp thật lãng mạn. Thường thường chúng ta không chú ý lắm về cái tên của đứa trẻ nhưng tại sao những người nữ lân cận nầy quan tâm đến. Trước hết chúng ta hãy xem cái tên được đặt cho đứa trẻ nầy. Cái tên Ô-bết trong tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa là đầy tớ. Ðiều nầy không gây được sự thích thú phải không? Có thể bạn nghĩ những người lân cận của Na-ô-mi nên nghĩ đến một cái tên quý phái hơn. Ðầy tớ chắc chắn không phải là một cái tên cao trọng. Nhưng họ đã chọn cái tên nầy.
Dĩ nhiên chúng ta có thể đoán rằng có thể họ nghĩ đến việc Na-ô-mi bị mất chồng, mất con mà bây giờ đứa trẻ nầy được sanh ra trong gia đình họ hi vọng rằng nó sẽ phục vụ Na-ô-mi. Dù thế nào đi nữa chúng ta biết rằng Ðức Chúa Trời đã hướng dẫn họ để họ quan tâm đến loại tên nầy. Về thuộc linh dĩ nhiên chúng ta có thể thấy tại sao cái tên nầy được chọn. Xin nhớ đứa trẻ nầy là người chuộc, là hình bóng về Chúa Cứu Thế Giê-xu. Ai là Chúa Cứu Thế? Ngài thuộc hạng người gì khi đến trong thế gian? Chúng ta đọc trong Ê-sai 52:13, "Nầy, tôi tớ ta sẽ làm cách khôn ngoan; sẽ được tôn lên, dấy lên, và rất cao trọng." ễ đây Ngài phán về sự đến của Ðấng Mê-si như là đầy tớ.
Trong Ê-sai 42:1, "Nầy, đầy tớ ta đây, là kẻ ta nâng đỡ; là kẻ ta chọn lựa, là kẻ mà linh hồn ta lấy làm đẹp lòng. Ta đã đặt Thần ta trên người, người sẽ tỏ ra sự công bình cho các dân ngoại." Chúa Giê-xu là một đầy tớ chịu khổ. Ngài đến để phục vụ con người. Ngài đến để phó sự sống làm giá chuộc nhiều người. Chúng ta đọc trong Mác 10:44,45, "Còn ai trong các ngươi muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi mọi người. Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người." Ðây là vai trò của Ðấng Cứu Chuộc. Ngài làm một đầy tớ.
Vì vậy Ðức Chúa Trời đang bày tỏ một lẽ thật thuộc linh dưới sự kiện lịch sử chúng ta tìm thấy ở đây trong sách Ru-tơ. Ngài đã hướng dẫn những người nầy hầu cho họ giữ trước cái tên Ô-bết, đầy tớ. Tên của đứa trẻ nầy có nghĩa là đầy tớ. Chúng ta vẫn còn tự hỏi tại sao những người nầy quan tâm về cái tên của đứa trẻ hơn là Na-ô-mi và Ru-tơ nữa. Tại sao Ðức Chúa Trời lại bận tâm để thêm chi tiết hình như không quan trọng nầy vào Kinh Thánh? Những người nữ lân cận của Na-ô-mi đặt tên cho đứa trẻ và gọi tên nó là Ô-bết. Thật ra khi tra xem điều nầy chúng ta tìm thấy rằng chữ "đặt" tên thường được dịch là gọi, kêu. Họ gọi tên nó là Ô-bết. Họ kêu tên nó là đầy tớ.
Nói cách khác, Ðức Chúa Trời đang dạy ở đây rằng có những khác ngoài Na-ô-mi quan tâm đến thực tế rằng đứa trẻ nầy là đầy tớ đến để phục vụ. Theo ý nghĩa thuộc linh, ai là người lân cận của Na-ô-mi? Bạn có nhớ câu chuyện về người Sa-ma-ri nhơn lành Ðức Chúa Trời dạy ai là người lân cận của chúng ta? Chúa Giê-xu phán: "Hãy yêu người lân cận như mình". Ngay tức thì chúng ta nghĩ rằng người mà chúng ta yêu như yêu mình phải là người thân yêu, những người có mối liên hệ họ hàng gần với chúng ta, những người đặc biệt mà chúng ta dành sự trìu mến cho là những người lân cận của chúng ta. Chúa Giê-xu kể thí dụ về người Sa-ma-ri nhơn lành.
Một người đàn ông khốn khổ bị cướp và bỏ gần chết dọc đường. Có một thầy tế lễ và người Lê-vi đi ngang qua, họ là người Giu-đa, nhưng họ không quan tâm đến người nầy. Rồi có một người Sa-ma-ri đi đến, người không có quan hệ gì đối với người Giu-đa. Ông đến gần và chăm sóc cho người đàn ông nầy. Chúa Giê-xu hỏi: "Trong ba người đó, ngươi tưởng ai là lân cận với kẻ bị cướp?" Dĩ nhiên câu trả lời là người Sa-ma-ri nhơn lành. Qua thí dụ nầy và trong vòng những điều khác Chúa Cứu Thế dạy rằng người lân cận là bất cứ ai có nhu cầu. Người Sa-ma-ri nầy là người lân cận của người bị cướp. Cũng vậy, đổi ngược lại, người bị cướp là người lân cận của người Sa-ma-ri.
Dân tộc Y-sơ-ra-ên có nhu cầu không? Chắc chắn là họ có nhu cầu rất lớn, họ cần có một Cứu Chúa, một người chuộc. Chúa Cứu Thế đến làm người đầy tớ chịu khổ để thỏa mãn nhu cầu nầy của họ. Còn những người khác trên thế giới có nhu cầu không? Ðức Chúa Trời phán trong Ê-xê-chi-ên 13:26, những người Ê-díp-tô, là người lân cận của dân Y-sơ-ra-ên. Tại sao Ðức Chúa Trời dùng ngôn ngữ nầy? Dân Ê-díp-tô hay bất cứ dân tộc nào khác trên thế giới đều cần có một Cứu Chúa cũng như dân Y-sơ-ra-ên. Chúa Cứu Thế đến để phục vụ cho tất cả dân tộc trên thế giới chớ không riêng cho dân tộc Y-sơ-ra-ên. Họ cũng gọi tên Ngài là đầy tớ. Họ cũng nhìn xem Ngài như là một đầy tớ chịu khổ. Ngài đến để phục vụ, Ngài đến để phó mạng sống mình làm giá chuộc hầu cho họ được sống. Lạ lùng thay! những dân tộc khác có thể đến để gia nhập vào thân thể của Chúa Cứu Thế như Chúa Giê-xu phán: "Ta còn có chiên khác chẳng thuộc về chuồng này; ta cùng phải dẫn nó về nữa. Chiên đó sẽ nghe tiếng ta, rồi sẽ chỉ có một bầy, và một người chăn mà thôi." (Giăng 10:16).
Ðiều nầy đã được nói trước trong Cựu ước rằng sẽ có nhiều dân đến gia nhập vào thân thể của Chúa Cứu Thế bên cạnh dân tộc Y-sơ-ra-ên. Chúng ta có thể đọc thấy rất nhiều câu bày tỏ điều nầy. Thí dụ trong Ê-sai 60:3-10, "Các dân tộc sẽ được nơi sự sáng ngươi, các vua sẽ đến nơi sự chói sáng đã mọc lên
trên ngươi. Hãy ngước mắt lên xung quanh ngươi, và nhìn xem: họ nhóm lại hết thảy, và đến cùng ngươi. Con trai ngươi đến từ xa, con gái ngươi sẽ được bồng ẵm trong cánh tay. Bấy giờ ngươi sẽ thấy và được chói sáng, lòng ngươi vừa rung động vừa nở nang; vì sự dư dật dưới biển sẽ trở đến cùng ngươi, sự giàu có các nước sẽ đến với ngươi. Muôn vàn lạc đà sẽ che khắp xứ ngươi, cả đến lạc đà một gu ở Ma-đi-an và Ê-pha cũng vậy. Nầy, hết thảy những người Sê-ba đem vàng và nhũ hương đến, và rao truyền lời ngợi khen Ðức Giê-hô-va. Hết thảy bầy súc vật của Kê-đa sẽ nhóm lại nơi ngươi, những chiên đực xứ Nê-ba-giốt sẽ làm của ngươi dùng, dâng lên bàn thờ ta làm một của lễ đẹp ý, nên ta sẽ làm sáng nhà của sự vinh hiển ta. Những kẻ bay như mây, giống chim bò câu về cửa sổ mình, đó là ai? Các cù lao chắc sẽ trông đợi ta, các tàu bè của Ta-rê-si trước nhứt đem con trai ngươi từ xa về, cùng với bạc vàng của họ, vì danh của Giê-hô-va Ðức Chúa Trời ngươi, và vì Ðấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, bởi Ngài đã làm vinh hiển ngươi. Các ngươi dân ngoại sẽ sửa xây thành ngươi, các vua họ sẽ hầu việc ngươi; vì khi ta giận, có đánh ngươi, nhưng nay ta ra ơn thương xót ngươi." ễ đây nói về các dân ngoại sẽ đến gia nhập vào thân thể của Chúa Cứu Thế.
Trong Ê-sai 54:5, "Vì chồng ngươi tức là Ðấng đã tạo thành ngươi; danh Ngài là Ðức Giê-hô-va vạn quân. Ðấng chuộc ngươi tức là Ðấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, sẽ được xưng là Ðức Chúa Trời của cả đất." Ê-sai 56:6-8, "Các người dân ngoại về cùng Ðức Giê-hô-va, đặng hầu việc Ngài, đặng yêu mến danh Ðức Giê-hô-va, đặng làm tôi tớ Ngài; tức là hết thảy những kẻ giữ ngày Sa-bát cho khỏi ô uế, và cầm vững lời giao ước ta, thì ta sẽ đem họ vui mừng trong nhà cầu nguyện ta. Của lễ thiêu và hi sinh họ dâng trên bàn thờ ta, sẽ được nhận lấy; vì nhà ta sẽ gọi là nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc. Chúa Giê-hô-va, Ðấng nhóm dân tan lạc của Y-sơ-ra-ên, phán như vầy: Dân nó đã được nhóm lại rồi, ta sẽ còn nhóm các dân khác lại về cùng nó." Chúng ta có thể tiếp tục đọc hết phân đoạn nầy đến phân đoạn khác trong Cựu ước chứng minh điều nầy.
Ê-sai 49:2-6 là một lời tuyên bố rất đẹp về kế hoạch mà Ðức Chúa Trời muốn thực hiện, "Ngài đã khiến miệng ta giống như gươm bén;", câu nầy nói về Chúa Giê-xu, Ngài là Lời của Ðức Chúa Trời, "lấy bóng tay Ngài mà che ta; làm cho ta như tên nhọn, và giấu ta trong bao tên. Ngài phán cùng ta rằng: Hỡi Y-sơ-ra-ên, ngươi là tôi tớ ta, ta sẽ được sáng danh bởi ngươi. Ta có nói rằng: Ta đã làm việc luống công, đã hao sức vô ích và không kết quả. Song lẽ ngay thẳng của ta ở nơi Ðức Giê-hô-va, sự ban thưởng cho ta ở nơi Ðức Chúa Trời ta. Bây giờ, Ðức Giê-hô-va là Ðấng đã lập ta làm tôi tớ Ngài từ trong bụng mẹ, có khiến ta dẫn Gia-cốp đến cùng Ngài, và nhóm Y-sơ-ra-ên về cùng Ngài; vì ta được tôn trọng trước mắt Ðức Giê-hô-va, và Ðức Chúa Trời ta là sức mạnh ta. Ngài có phán cùng ta rằng: Ngươi làm tôi tớ ta đặng lập lại các chi phái Gia-cốp, và làm cho những kẻ được gìn giữ của Y-sơ-ra-ên lại được trở về, còn là việc nhỏ; ta sẽ khiến ngươi làm sự sáng cho các dân ngoại, hầu cho ngươi làm sự cứu rỗi của ta đến nơi đầu cùng đất." Bạn có thấy một cách lạ lùng Ðức Chúa Trời đang chỉ về thực tế rằng sự cứu rỗi sẽ đến đầu cùng đất qua Cứu Thế Giê-xu không?
Khúc Kinh Thánh đó được trưng dẫn trong sách Lu-ca. Si-mê-ôn nói về Ðấng Mê-si là ánh sáng cho dân ngoại. Tôi nghĩ đây là điều Ðức Chúa Trời muốn nói khi khi chép về những người nữ lân cận đặt tên cho đứa trẻ là đầy tớ, Ô-bết. Chúa đã ban một con trai cho Na-ô-mi, từ dân tộc Y-sơ-ra-ên Ðấng Mê-si sẽ đến, là một đầy tớ chịu khổ. Ðấng Mê-si đến cho tất cả dân tộc trên thế giới chớ không chỉ riêng cho dân tộc Y-sơ-ra-ên. Hầu hết chúng ta không phải thuộc về dòng máu dân Y-sơ-ra-ên. Chúng ta là đang học bài nầy nhờ Ðức Chúa Trời có ý định là những dân tộc khác trên thế giới cũng nhận được sự cứu rỗi qua Chúa Cứu Thế Giê-xu. Chúng ta ngợi khen Chúa về lòng thương xót của Ngài vì nhờ đó sự cứu rỗi có thể đến với mỗi chúng ta. Bất cứ ai được cứu, được sanh lại đều nhìn xem Chúa Cứu Thế là một đầy tớ đau khổ, là Ðấng đến để phục vụ, dâng mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người. Mong ước tất cả những người học bài học nầy đều biết được Chúa Cứu Thế Giê-xu là một đầy tớ đau khổ, biết được Ngài là Ðấng phó mạng sống Ngài hầu cho chúng ta được cứu, biết được Chúa Cứu Giê-xu phải chịu đau đớn của hình phạt địa ngục đời đời hầu cho chúng ta được cứu.
Nếu bạn chưa được cứu, nếu bạn chưa phải là con cái của Ðức Chúa Trời, xin đừng chần chờ. Lời tuyên bố của Ðức Chúa Trời về hình phạt địa ngục cho những người không được cứu rất là thật. "Tiền công của tội lỗi là sự chết" thì rất thật. Ðây không phải chỉ là câu nói suông. Ðức Chúa Trời sẽ thực hiện chính xác những gì mà Ngài phán. Khi Ðức Chúa Trời phán về địa ngục, về hình phạt đời đời thì Ngài có ý định làm như Ngài phán. Tôi xin khuyến khích bạn làm hòa lại cùng Ðức Chúa Trời. Xin đừng đợi! Hãy giống Ru-tơ, quyết định rằng bạn muốn được đồng nhất với dân Y-sơ-ra-ên và Cứu Chúa của họ. Bạn có nhớ khi Ru-tơ quyết định đi đến Bết-lê-hem nàng nói: "Dân sự của mẹ, tức là dân sự của tôi; Ðức Chúa Trời của mẹ, tức là Ðức Chúa Trời của tôi"? Ðây là mối liên hệ đẹp đẽ mà chúng ta có khi chúng ta được cứu. Ðức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, Chúa Cứu Thế Giê-xu là Ðức Chúa Trời của chúng ta mặc dù chúng ta là người ngoại bang. Ðức Chúa Trời của người Y-sơ-ra-ên tin cậy nơi Ngài cũng là Ðức Chúa Trời của những ai thuộc bất cứ quốc gia khác tin cậy nơi Ngài, bất chấp tội lỗi của chúng ta lớn và sâu đến độ nào.
Chúng ta cùng nhau chỉ là một dân. Chúng ta là vương quốc của Ðức Chúa Trời. Không có hai vương quốc của Ðức Chúa Trời, một vương quốc đặc biệt dành cho dân tộc Y-sơ-ra-ên còn vương quốc kia dành cho những người ngoại trên thế gian. Không! Không, Kinh Thánh không dạy như vậy. Chỉ có một vương quốc và vương quốc đó là vương quốc của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Ðó là vương quốc thiên đàng, vương quốc của Ðức Chúa Trời. Vương quốc nầy là vương quốc mà chúng ta bước vào khi chúng ta được sanh lại bởi nước và Thánh Linh. Nghĩa là khi chúng ta được rửa sạch bởi Lời của Ðức Chúa Trời, Ðức Thánh Linh áp đặt huyết đã đổ ra cho đời sống chúng ta. Ðó là vương quốc chúng ta thấy khi chúng ta bước vào Chúa Cứu Thế rồi được sanh lại.
Ðây là bầy mà Chúa Cứu Thế Giê-xu chăn và vì bầy nầy mà Ngài trở thành người đầy tớ đau khổ. Thật tuyệt vời làm sao tình yêu thương của Ðức Chúa Trời đã dành điều nầy để chúng ta có thể có được. Chúng ta đến đoạn kết thúc chép về gia phổ trong Ru-tơ chương 4. ễ đây chép về dòng dõi dẫn đến Ða-vít. Trong câu 17 Ðức Chúa Trời chỉ rõ rằng Ô-bết là cha của Y-sai và Y-sai là cha của Ða-vít, cho nên chúng ta biết rằng Ô-bết là ông Nội của Ða-vít. Rồi Ðức Chúa Trời kết luận sách Ru-tơ bằng gia phổ bằng việc kể ra mười cái tên. Bắt đầu là Pha-rết cho đến Ða-vít. Trong bài học tới chúng ta sẽ đối diện với câu hỏi: Tại sao lại mười cái tên nầy? Có điều gì đặc biệt trong gia phổ nầy?