Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tôn giáo, Chính Trị >> Bài Học Kinh Thánh

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 39606 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bài Học Kinh Thánh
Không rõ

Bài 27 (Ru-tơ 3:11-13)

Chúng ta vừa thấy Bô-ô trả lời rất tử tế với Ru-tơ khi ông khám phá ra nàng đang nằm dưới chân ông. Nàng đến để yêu cầu ông cưới nàng vì ông là người bà con gần của nàng. Ông là người duy nhất có thể giải quyết nan đề của nàng về việc cung cấp một sản nghiệp cho Ê-li-mê-léc và Mạc-lôn. Bô-ô nói với nàng rằng: "Hỡi con gái ta, chớ sợ chi". Cũng vậy, khi chúng ta đặt đức tin mình nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu, chúng ta không còn sợ gì nữa. Ðức Chúa Trời ban thiên sứ Ngài gìn giữ chúng ta. Không một sợi tóc nào trên đầu chúng ta rơi xuống mà Cha trên trời không biết. Trên hết chúng ta không còn sợ Sa-tan, nó không còn cai trị trên chúng ta, nó không còn là chủ của chúng ta nữa. Chúng ta không sợ cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời vì cớ tội lỗi của chúng ta bởi vì đã được đền trả tất cả. Thật tuyệt vời làm sao khi chúng ta được cứu!
Rồi Bô-ô nói trong câu 11: "Ta sẽ làm cho nàng mọi điều nàng sẽ nói." Bạn thấy không, nàng đến để yêu cầu ông cưới nàng hầu cho sản nghiệp bên chồng của nàng có thể được tồn tại. Họ có thể sanh con qua cuộc hôn nhân nầy thay cho gia đình của Ê-li-mê-léc. Bô-ô bày tỏ sự sẵn lòng làm điều nầy. Theo sự kiện lịch sử, đây là hành động cao thượng của tình yêu về phía Bô-ô, chúng ta không nên quên rằng Ru-tơ là người Mô-áp. Ở đây ông nói: "Ta sẽ làm cho nàng mọi điều nàng sẽ nói." Có nghĩa là ông phải hạ mình xuống, nghĩa là ông sẽ lập gia đình với một người đàn bà tội lỗi. Chắc chắn ông sẽ bị những người cùng quê nhạo báng, ngay cả ông có thể bị cho là iiên lụy vào một tội lỗi khủng khiếp, rất có thể ông sẽ không được vào đền thờ nữa. Vì vậy, đây là hành động nhân từ và tình yêu tuyệt vời về phía Bô-ô. Ðây thật sự là một câu chuyện tình, tình yêu của một người đàn ông dành cho một đầy tớ gái đã chiến thắng tất cả những chướng ngại trong sự mong muốn vâng phục và cũng như trong sự tiếp tục thông cảm mà ông đã có. Ðây là hình ảnh về tình yêu của Chúa Cứu Thế dành cho chúng ta.
Ðể trở nên người trung bảo giữa chúng ta, để trở nên người cứu chuộc của chúng ta Ngài phải rời bỏ đền ngà của Ngài, Ngài phải tự lột bỏ vinh hiển của Ngài, trở nên giống như chúng ta. Ngài phải tự làm nhục mình, tự hạ mình xuống, chịu đựng người ta nhổ trên mặt, bị đánh đập. Ngài mang gánh tội lỗi của chúng ta trên thân Ngài, Ngài bị nhận diện giống như chúng ta. Khi chúng ta đến cùng thập tự giá, Chúa Cứu Thế nói với chúng ta: Ta sẽ làm Cứu Chúa của con. Tất cả ai gõ sẽ được mở, ai tìm sẽ gặp." Ðây là mục đích mà Chúa Cứu Thế đi ra "để tìm và cứu kẻ bị mất."
Rồi chúng ta đọc tiếp: "Vì cả dân sự trong thành ta đều biết rằng nàng là một người đàn bà hiền đức." Chữ "thành" ở đây thường thường được dịch là "cổng", rất hiếm khi dịch là "thành". Theo bối cảnh lịch sử dịch như vầy sẽ là chính xác nhất: "Vì tất cả những "cổng" của dân sự ta đều biết rằng nàng là một người đàn bà hiền đức." Chúng ta nhớ trong cổng của thành những trưởng lão ngồi đó để xét xử những vụ kiện. Chúng ta sẽ đọc được điều nầy trong Ru-tơ 4. Khi Bô-ô đến cổng thành, ông đã yêu cầu những trưởng lão ngồi xuống để xét xử đến việc ai là người bà con gần để chuộc sản nghiệp của Mạc-lôn, Ê-li-mê-léc, Na-ô-mi và Ru-tơ. Ðó là trong cổng của thành sự xét xử được đưa ra. Những trưởng lão trong thành đã nhìn vào Ru-tơ, là một người khách lạ đã đến ngụ tại Bết-lê-hem, nàng là loại người nào? Có phải nàng là gái mãi dâm không? Nàng là ai mà Mạc-lôn lại cưới nàng? Nàng là người Mô-áp nên chúng ta cần theo dõi nàng cho thật kỹ.
Thành Bết-lê-hem đã xem nàng là một người đàn bà đức hạnh. Dĩ nhiên họ đã xem xét nàng rất là cẩn thận khi nàng mót lúa trong ruộng, nhiều lời báo cáo đến với những người cai trị trong thành cho nên không ai có thể chỉ trích nàng điều gì. Tất cả những người trưởng lão ngồi tại cửa thành để xét xử dân trong thành Bết-lê-hem đã phải kết luận rằng nàng là một người đàn hiền đức. Thật tuyệt vời làm sao khi có được tiếng tốt là một người đàn bà hiền đức. Có bao nhiêu đàn bà ngày hôm nay được cái tiếng tốt ấy? "Nàng là một người đàn bà đức hạnh." Chúng ta đang sống trong thời buổi mà hình như cách duy nhất chúng ta có thể được chấp nhận nếu chúng ta là người thâm độc. Nhiều người gái trẻ nghĩ rằng cách duy nhất để họ được nổi tiếng là làm mất đi đức hạnh của họ. Chỉ có cách đó con trai mới hẹn hò với họ, chỉ có cách đó họ mới tìm được sự vui vẻ trong đời sống, chỉ có cách đó họ mới có thể gài bẩy người khác như là chồng của họ. Thật là vô nghĩa!
Ðể làm một người đức hạnh có nghĩa bạn phải là người mạnh mẽ, dám đứng một mình, dám gìn giữ tiếng tốt của bạn, dám gìn giữ tiết trinh của mình, dám bày tỏ ra rằng tôi muốn phục vụ Chúa. Bạn thấy Ru-tơ được tiếng tốt là người đàn bà đức hạnh, đây là điều làm cho Bô-ô rất hài lòng, bởi vì đây là loại người đàn bà mà ông muốn cưới. Vâng, nàng là người bị rủa sả, là dân Mô-áp, nhưng trong đời sống tại Bết-lê-hem, nàng đã bày tỏ rằng nàng là một người đàn bà đức hạnh. Nếu một người gái trẻ quyết định trong lòng rằng, tôi sẽ gìn giữ trinh tiết của tôi, tôi sẽ không để cho ai lợi dụng tôi. Trước khi tôi lập gia đình, tôi sẽ không trao thân tôi trong bất cứ sự liên hệ tình dục nào. Tôi sẽ giữ cho trong trắng trước mặt Ðức Chúa Trời. Những người trai trẻ yêu mến Chúa cũng vậy, những người đó có thể hi sinh tất cả để tìm cho được người nữ đức hạnh. Khi có một người con gái, không bao giờ dám nói đến chuyện chăn gối, dám đứng một mình trong cách cư xử ngọt ngào, dịu dàng để hầu việc Chúa, điều nầy sẽ đánh mạnh vào số đông những người muốn tìm một người vợ thật sự yêu mến Chúa.
Tôi hi vọng có những người trẻ ngày hôm nay dám gìn giữ đức hạnh của mình. Vâng, có thể bạn sẽ bị một số người cười chê, nhạo báng, có thể sẽ bị mất một số bạn bè. Những người muốn hẹn hò sẽ không bao giờ hò hẹn với bạn nữa khi bạn từ chối họ đụng đến bạn. Kinh Thánh chép trong I Cô-rinh-tô 7:1-2, "Tôi tưởng rằng đàn ông không đụng đến đàn bà là hay hơn." Ðức Chúa Trời biết rõ hết mọi sự, Ðức Chúa Trời biết rõ vật thọ tạo mà Ngài đã dựng nên, vì qua sự đụng chạm sự ham muốn sẽ nổi dậy và tiến đến mối liên hệ về tình dục. Ngài khiến như vậy để ban phước cho sự liên hệ trong hôn nhân, phước hạnh của tình chăn gối giữa chồng và vợ, phước hạnh trong việc duy trì nòi giống khi những em bé sẽ được ra đời trong gia đình đó. Ðức Chúa Trời biết hết tất cả điều nầy, nhưng chương trình của Ngài chỉ dành cho mối liên hệ trong hôn nhân, bên ngoài hôn nhân thì "đàn ông không đụng đến đàn bà là hay".
Vì vậy, đàn bà phải gìn giữ tiết trinh của họ, nàng phải nói với người hẹn hò với mình rằng: Không! không được. Bây giờ thì không được, chúng ta chỉ mới làm quen với nhau, chúng ta sẽ tìm hiểu về nhau, chúng ta sẽ đi chơi vui vẻ với nhau trong tình bạn, chúng ta sẽ nói chuyện với nhau về giá trị của sự tiết trinh. Chúng ta không để cho sự việc lẫn lộn nhau, dễ buông thả bởi vì chúng ta chỉ thích nhau về thể xác, điều đó chỉ đến trong mối liên hệ hôn nhân mà thôi. Ðó là nguyên tắc mà Ðức Chúa Trời đã đặt ra, đó là điều xảy ra khi chúng ta mong muốn trở thành người đức hạnh trước mặt Chúa.
Trong ý nghĩa thuộc linh ở đây, Ðức Chúa Trời đã không nói điều nầy chỉ đơn giản cho chúng ta biết về sự thật trong lịch sử mà thôi. Thực tế trong lịch sử nàng là một người đàn bà đức hạnh, nhưng trong Chúa Cứu Thế, khi chúng ta giao thác đời mình cho Ngài, Ðức Chúa Trời nhìn xem chúng ta là người đức hạnh. Không, tự chúng ta không phải là người đức hạnh, Kinh Thánh nói rất rõ về điều đó. Chúng ta chính là tội nhân, chúng ta phản loạn chống nghịch lại Ðức Chúa Trời. Nhưng chúng ta được xem như không có tội khi Chúa Cứu Thể là Ðấng Cứu Chuộc của chúng ta.
Trong Ê-phê-sô 5:27, Ðức Chúa Trời nói về Hội Thánh không vết, không nhăn. Chúng ta không vết, không nhăn chỉ vì chúng ta được bao phủ bởi sự công bình của Chúa Cứu Thế. Nói về thuộc linh, ai là cái cổng của dân sự? Ai là người nói rằng: "Ta là cái cửa" ? (Giăng 10:9) Ai là người cai trị trên toàn thể nhân loại. Có phải là Ðức Chúa Giê-xu không? Ngài là Ðấng được nói đến ở đây khi câu nầy chép: "Vì tất cả những cổng của dân sự ta đều biết rằng nàng là một người đàn bà hiền đức." Chúa Giê-xu biết rằng chúng ta là một người đàn bà hiền đức, nghĩa là Ngài biết rằng chúng ta được xưng công bình trong Ngài, tội lỗi của chúng ta đã được tha thứ bởi vì Ngài đã đền trả cho chúng ta. Chỉ trong ý nghĩa đó chúng ta mới trở nên đức hạnh trước mặt Chúa Cứu Thế, chỉ trong ý nghĩa đó chúng ta mới là cô dâu trọn vẹn của Ngài. Ðó là cách mà Ðức Chúa Trời đem chúng ta đến với Ngài, Ngài che đậy tất cả tội lỗi của chúng ta để khi Ngài nhìn chúng ta qua Chúa Cứu Thế như là chúng ta không bao giờ có tội.
Câu 12, "Bây giờ, điều đó quả thật, ta có quyền chuộc sản nghiệp nàng lại; song có một người khác lại là bà con gần hơn ta." Câu nầy giống như rải cát vào bánh răng phải không? Chúng ta nghĩ rằng cuộc hôn nhân sắp sửa tiến hành, nhưng tình yêu không trôi chảy dễ dàng, có người khác bà con lại gần hơn. Bô-ô muốn chắc rằng người đàn ông đó có cơ hội trước hết là khiếu nại việc sản nghiệp, bày tỏ sự thương tình trên Ru-tơ để cưới nàng vì cớ Mạc-lôn và Ê-li-mê-léc. Chúng ta sẽ xem xét thật kỹ lưỡng ai là người bà con gần ở đây khi chúng ta học trong chương 4. Bây giờ chúng ta hãy tiếp tục đọc câu 13, "Hãy ở đêm lại đây. Ðến sáng nếu người kia muốn chuộc sản nghiệp nàng lại, thì người buộc phải làm; còn nếu như người không đẹp lòng chuộc sản nghiệp nàng lại, thì ta chỉ Ðức Giê-hô-va hằng sống thề rằng chắc sẽ chuộc sản nghiệp nàng lại! Hãy ở lại ngủ đây cho đến sáng." Ông nói, "Ta sẵn lòng cưới nàng, nhưng người bà con khác có quyền ưu tiên hơn, hãy để cho người đó có cơ hội, nếu người đó không cưới thì ta sẽ cưới nàng. Nàng có thể nằm dưới chân ta cho đến sáng rồi lúc sáng sớm trước khi người khác có thể nhìn thấy nàng, nàng có thể trở về với Na-ô-mi." Sự cảm thông của Bô-ô đối với nàng thật rất lớn.
Trong ngôn ngữ nầy chúng ta thật sự thấy được điều xảy ra khi chúng ta đến với thập tự giá, "hãy ở lại đây cho đến sáng". Về thuộc linh, ban đêm là biểu hiệu cho vương quốc của Sa-tan. Khi Giu-đa đi ra để mưu phản Chúa Giê-xu, lúc đó vào ban đêm, là giờ của quyền lực tối tăm. Ban đêm, tối tăm là đồng nghĩa với cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời, là địa ngục. Nói theo thuộc linh, Bô-ô là hình bóng về Ðấng Mê-si, Ngài đang chịu đựng thạnh nộ của Ðức Chúa Trời vì tội lỗi của chúng ta. Khi Chúa Cứu Thế gánh chịu cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời được xem như chúng ta chịu đựng cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời. Vì vậy, khi Ru-tơ nằm dưới chân của Bô-ô, là bức tranh chúng ta được nhận diện với Ngài khi Ngài chịu đựng địa ngục vì tội của chúng ta. Ngài chịu đựng cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời tương đương với ở trong địa ngục đời đời thay cho chúng ta. Chúng ta nằm với Ngài, chúng ta bị đóng đinh với Ngài khi chúng ta đến với thập tự giá. Khi Ngài chỗi dậy lúc trời sáng, chúng ta cũng chỗi dậy. Bởi vì Ngài đã sống lại, chúng ta cũng sẽ sống lại với Ngài.
Bạn thấy phần sau của câu 13, "Ta chỉ Ðức Giê-hô-va hằng sống thề rằng chắc sẽ chuộc sản nghiệp nàng lại! Hãy ở lại ngủ đây cho đến sáng." Ðó là lời thề của Bô-ô, ông thề rằng ông sẽ là người chuộc sản nghiệp của nàng. Ðó chính là điều mà Chúa Giê-xu là Ðức Chúa Trời đã làm. Ngài cũng thề rằng Ngài sẽ là Ðấng Cứu Chuộc chúng ta. Trong Hê-bơ-rơ 6:13 chép, "Khi Ðức Chúa Trời hứa cùng Áp-ra-ham, và vì không thể chỉ đấng nào lớn hơn, nên Ngài chỉ chính mình Ngài mà thề với người rằng: Chắc ta sẽ ban phước cho ngươi nhiều, và khiến hậu tự ngươi sanh sản đông thêm."
Nói cách khác, Ðức Chúa Trời thề rằng Ngài sẽ làm ứng nghiệm lời hứa mà Ngài đã hứa cùng Áp-ra-ham và lời hứa nầy được ứng nghiệm trong Chúa Cứu Thế Giê-xu. Trong Chúa Cứu Thế, Áp-ra-ham trở nên cha của nhiều dân tộc, trong Chúa Cứu Thế những dòng dõi của Áp-ra-ham từ mọi quốc gia sẽ được phước, trong Chúa Cứu Thế chúng ta hưởng được cơ nghiệp thiên đàng mà Ðức Chúa Trời hứa cùng Áp-ra-ham rằng ta sẽ ban cho ngươi xứ nầy. Chúng ta đọc thấy điều nầy trong Rô-ma 4:13, "Vả, ấy chẳng phải bởi luật pháp mà có lời hứa cho Áp-ra-ham hoặc dòng dõi người lấy thế gian làm gia nghiệp, bèn là bởi sự công bình của đức tin."
Ðức Chúa Trời đã thề rằng điều nầy sẽ ứng nghiệm. Lu-ca 1:73, "Theo như Ngài đã thề với Áp-ra-ham là tổ phụ chúng tôi, mà hứa rằng khi chúng tôi đã được cứu khỏi tay kẻ nghịch thù, Ngài sẽ ban ơn lành cho chúng tôi, trước mặt Ngài, lấy sự thánh khiết và công bình mà hầu việc Ngài, trọn đời mình không sợ hãi gì hết." Bô-ô thề rằng sẽ làm người chuộc sản nghiệp cho Ru-tơ thì cũng giống vậy, Ðức Chúa Trời chỉ chính mình Ngài mà thề, bày tỏ rằng Ngài sẽ không quên lời hứa chuộc lại dân sự của Ngài.
"Còn tôi, tôi biết rằng Ðấng Cứu Chuộc tôi vẫn sống." Gióp 19:25
 

<< Bài 26 (Ru-tơ 3:10-11) | Bài 28 (Ru-tơ 3:14) >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 719

Return to top