Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tôn giáo, Chính Trị >> Bài Học Kinh Thánh

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 39590 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bài Học Kinh Thánh
Không rõ

Bài 13 (Ru-tơ 2:13-14)

Chúng ta đọc câu Ru-tơ nói với Bô-ô trong Ru-tơ 2:13. Ru-tơ là người đến từ Mô-áp, là ăn mày, không có tài sản gì cả và bây giờ được Bô-ô là người giàu có, là chủ ruộng ở Bết-lê-hem để ý đến. "Nàng thưa rằng: Hỡi chúa! chúa đã an ủi và giục lòng* kẻ tôi tớ chúa, cầu chúa lấy lòng ân huệ đãi tôi, dẫu rằng tôi không đồng bực cùng các tớ gái chúa!" Bô-ô ở đây là hình bóng về Ðức Chúa Trời rao truyền Tin Lành, còn Ru-tơ là hình bóng về những người chưa được cứu, những người ở dưới sự rủa sả của tội lỗi đáp lại tiếng gọi của Tin lành, trở nên được cứu vì đã tin cậy vào Chúa Cứu Thế Giê-xu. Trong ngôn ngữ nầy Chúa bày tỏ cho chúng ta rằng, khi Chúa nói với chúng ta, Ngài nói với lòng của chúng ta. Câu: "giục lòng* kẻ tôi tớ chúa" thật sự có ý nghĩa rằng: nói với thực thể của con người chúng ta.
Chúng ta có câu: "Nói vào lỗ tai nầy, ra lỗ tai kia" có nghĩa là lời nói không đụng đến lòng. Có bao giờ bạn chú ý đến điều nầy không? Khi bạn cố gắng làm chứng cho người khác về Chúa, họ nghe bạn, có thể họ mĩm cười đồng ý với bạn, nhưng bạn có cảm giác rằng họ không hiểu gì cả. Những gì bạn nói không có ý nghĩa gì đối với họ, không có sự đáp lại mang tính chất từ trong lòng của họ. Ðó là vì người chưa được cứu bị mù quáng bởi tội lỗi, họ không có tai để nghe, họ không có ý muốn để đáp lại.
Khi Tin Lành được rao giảng khắp thế gian, mọi người có thể nghe được tiếng gọi của Tin Lành, họ có thể nghe những lời được rao giảng. Nhưng chỉ khi nào Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta lỗ tai để nghe, chỉ khi nào Ngài làm cho chúng ta nghe về thuộc linh thì chúng ta mới thật sự nghe được về Tin Lành. Lúc Chúa nói với lòng của chúng ta, thì chúng ta mới nhận ra lẽ thật Tin Lành của Chúa, chúng ta mới nhận ra mình là tội nhân. Khi Ðức Chúa Trời nói chúng ta đang ở dưới cơn thạnh nộ của Ngài, thì chúng ta cảm thấy rằng: Ðúng vậy! chúng ta cần có một Cứu Chúa. Ðó là Ðức Chúa Trời nói với lòng của chúng ta, đó là ý nghĩa của câu nầy khi Ru-tơ nói với Bô-ô rằng "... giục lòng* kẻ tôi tớ Chúa... dẫu rằng tôi không đồng bực cùng các tớ gái chúa!"
Bạn thấy ở đây Bô-ô ô nói thẳng với lòng của Ru-tơ, nàng nhận ra rằng ông nói một cách nghiêm trang, không đùa giỡn. Cô có thể thấy được rằng ông để ý đến cô, cô có thể thấy mối liên hệ ràng buộc đang nẩy nở ra giữa họ và cô cũng nhận ra rằng cô không xứng đáng gì cả, không bằng các đầy tớ gái của ông nữa. "Tôi là khách lạ, là ngoại bang, là đàn bà bị rủa sả..." như chúng ta thấy lặp đi lặp lại nhiều lần trong sách Ru-tơ. Bạn thấy không? Ðây là cách mà Ðức Chúa Trời đến với chúng ta. Ngài không nói với lòng của chúng ta, Ngài không mở mắt thuộc linh của chúng ta sau khi chúng ta trở nên xứng đáng, sau khi chúng ta trở nên người đạo đức, sau khi chúng ta từ bỏ những tội lỗi cũ.
Ðức Chúa Trời nói với chúng ta khi chúng ta là kẻ có tội, "Nhưng Ðức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Ðấng Christ vì chúng ta chịu chết." (Rô-ma 5:8). Ðức Chúa Trời bắt đầu với chúng ta khi chúng ta còn trong địa vị tội lỗi hư mất của mình. Dù bạn lún sâu trong tội lỗi cỡ nào, dù bạn cảm thấy mình tội lỗi lớn lao thế nào trước mặt Ðức Chúa Trời, Ngài bắt đầu nói với bạn tại chỗ đó. Khi bạn bắt đầu có cảm giác rằng bạn muốn đáp lại, bạn muốn đến cùng Ðức Chúa Trời, bạn thấy bạn cần có sự cứu rỗi, đó là Ðức Chúa Trời đang nói với lòng bạn, Ngài đang mở mắt thuộc linh của bạn. Những ai mở cửa lòng mình đó là người được ban cho lỗ tai để nghe. Ðức Chúa Trời đã làm cho họ có khả năng nghe được nên họ muốn nghe về Tin Lành.
Tiếp tục câu 14, chúng ta lại gặp ngôn ngữ rất thú vị. Tôi rất sung sướng khi học sách Ru-tơ nầy, nhiều lần chúng ta gặp ngôn ngữ rất kỳ quặc. Thực tế, đây là điều mà bản dịch King James bị phê bình, thỉnh thoảng chúng ta thấy ngôn ngữ kỳ quặc và cho rằng đó là tiếng Anh cũ. Chúng ta thích có bản dịch mới để đọc cho dễ hơn, nghe trôi chảy hơn. Tôi chắc rằng nếu bạn lấy bất cứ bản dịch nào khác và đọc sách Ru-tơ thì bạn sẽ thấy ngôn ngữ khác xa với bản King James. Nếu bạn đọc bản diễn ý thì bạn sẽ thấy những chỗ kỳ quặc đã được làm cho trôi chảy. Nhưng lý do mà bản King James đọc nghe kỳ cục bởi vì nó trung tín với cách mà Ðức Chúa Trời viết Kinh Thánh.
Ðức Chúa Trời viết Kinh Thánh không chỉ là hình ảnh lịch sử cho chúng ta mà thôi nhưng cũng là những lẽ thật thuộc linh được giấu trong ngôn ngữ nầy. Khi đọc Kinh Thánh, bạn gặp những câu kỳ quặc không có nghĩa lý chút nào, bạn có thể an trí rằng có một lẽ thật thuộc linh sâu sắc ở đó. Có thể bạn sẽ không khám phá ra lẽ thật gì ngay trong lúc đó, nhưng nếu bạn tiếp tục nghiên cứu, rất có thể với ý muốn tối cao của Ðức Chúa Trời, Ngài sẽ mở mắt thuộc linh của bạn. Khi bạn so sánh Thánh Kinh với Thánh Kinh có thể bạn sẽ thấy tại sao Ðức Chúa Trời lại dùng ngôn ngữ kỳ lạ như vậy.
"Trong bữa ăn Bô-ô lại nói cùng nàng rằng: Hãy lại gần, ăn bánh nầy và nhúng miếng nàng trong giấm. Vậy, nàng ngồi gần bên các con gặt. Người đưa cho nàng hột mạch rang, nàng ăn cho đến no nê, rồi để dành phần dư lại." (Câu 14). Khi đọc qua câu nầy vài lần thì bạn thấy rằng kỳ quặc quá phải không? Rất dễ hiểu khi Bô-ô bảo Ru-tơ đến ăn bánh vì bánh là đồ ăn thông dụng khi chúng ta đói, dĩ nhiên, đó là điều mà chúng ta tìm thấy trong câu chuyện tình, không có gì khó cả. Nhưng câu "nhúng miếng nàng trong giấm" có nghĩa gì? Thực tế, có thể họ dùng giấm chung với bánh mì để làm cho vị chua chua như chúng ta dùng dưa chua, nhưng đó không phải là món chính của bữa ăn. Nhưng ở đây Bô-ô đang nhấn mạnh "nhúng miếng nàng trong giấm".
Tôi có đọc bản dịch đã sửa đổi, và những dịch giả không thích câu nầy nên dịch là "nhúng miếng nàng trong rượu". Dĩ nhiên, rượu được thông dụng hơn trong bữa ăn vào thời đó hơn là giấm, giấm là thứ mà người ta không dùng nhiều. Nếu bạn để dưa vào trong giấm bạn sẽ đổ thêm nước vào để cho bớt chua, giấm chỉ là một phần rất nhỏ của bữa ăn. Tại sao Ðức Chúa Trời lại bận tâm nói với chúng ta "nhúng miếng nàng trong giấm"? Nếu chúng ta đọc tiếp câu sau "Người đưa cho nàng hột mạch rang" , câu nầy cũng không có lý chút nào phải không?
Hãy trở lại câu 14 để tìm hiểu xem tại sao Ðức Chúa Trời lại chọn ngôn ngữ nầy, "Hãy lại gần, ăn bánh nầy và nhúng miếng nàng trong giấm". Chữ giấm được dùng chỉ hơn mười hai lần trong Kinh Thánh, nhưng chỗ quan trọng nhất mà chữ giấm được dùng trong Tân ước liên quan đến sự chết của Chúa Cứu Thế Giê-xu, "Quân lính cũng giỡn cợt Ngài, lại gần đưa giấm cho Ngài uống" (Lu-ca 23:36). Ðây là điều đã làm trong Cựu ước, không phải là ý kiến mới tách rời ra khỏi Cựu ước, Dĩ nhiên, sách Ru-tơ là một sách trong Cựu ước, lời Ðức Chúa Trời chỉ là một. Những gì chúng ta tìm thấy trong Tân ước thường liên quan mật thiết đến Cựu ước, những gì chúng ta tìm thấy trong Cựu ước cũng thường liên quan mật thiết với Tân ước.
Chúng ta tìm thấy trong Thi Thiên 69, Ðức Chúa Trời nói trước về việc Ðấng Christ lên thập tự giá, Thi Thiên 69:21 "Chúng nó ban mật đắng làm vật thực tôi, và cho tôi uống giấm trong khi khát." Chúng ta hãy xem những gì xảy ra liên quan trong việc Chúa bị đóng đinh. Trong Ma-thi-ơ 27:48, ngay sau khi Chúa Giê-xu kêu lớn tiếng: "Ðức Chúa Trời tôi ơi! Ðức Chúa Trời tôi ơi! sao Ngài lìa bỏ tôi?" Ngài đang chịu đựng chỗ tận cùng của địa ngục, gánh chịu cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời khi Ngài bị Ðức Chúa Trời lìa bỏ vì cớ tội lỗi của chúng ta. Chú ý việc xảy ra trong câu 48, "Liền có một người trong bọn họ chạy lấy một miếng bông đá, và thấm đầy giấm, để trên đầu cây sậy mà đưa cho Ngài uống." Ngài uống giấm! Vì vậy, bạn thấy giấm tương quan với đáy của địa ngục, tương quan với cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời đổ xuống trên Chúa Cứu Thế Giê-xu khi Ngài khốn khổ vì cớ tội lỗi của chúng ta. Ðây là cách mà Ðức Chúa Trời dùng chữ giấm trong Kinh Thánh.
Cũng vậy, chúng ta đọc thấy trong Ru-tơ 2:14, khi Bô-ô bảo Ru-tơ trong câu chuyện tình lịch sử nầy, khi tình yêu bắt đầu chớm nở giữa Bô-ô và Ru-tơ, khi ông nói với nàng "nhúng miếng nàng trong giấm" ., ông được Ðức Chúa Trời hà hơi để dùng ngôn ngữ nầy, ngôn ngữ kỳ lạ! Có thể họ có một ít giấm để góp phần vào bữa ăn, nhưng Ðức Chúa Trời viết câu đó trong Kinh Thánh để kéo sự chú ý của chúng ta đến với Cứu Chúa Giê-xu khi Ngài bị treo trên thập tự giá đền trả cho tội lỗi của chúng ta. Bạn thấy không? Nói theo ý nghĩa thuộc linh, Bô-ô đang bảo Ru-tơ dự phần trong sự đóng đinh vào thập tự giá với Ðấng Christ.
Khi Chúa Cứu Thế chết cho tội lỗi của chúng ta, Ngài là người thay thế. Ðáng lẽ bạn và tôi là người bị cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời đổ xuống trên chúng ta. Chúa Cứu Thế làm điều đó trong chỗ của chúng ta, Ngài uống giấm thay cho chúng ta, Ngài bị Ðức Chúa Trời lìa bỏ thay cho chúng ta. Khi được cứu, chúng ta ở trong Chúa Giê-xu. Chúng ta dự phần trong sự chết, sự chôn và sự sống lại của Ngài. Câu "nhúng miếng nàng trong giấm" nghĩa la dự phần với ta trong sự khốn khổ khi ta lên thập tự giá, gánh chịu sự thạnh nộ của Ðức Chúa Trời vì tội lỗi của ngươi, bằng cách nầy tội lỗi của ngươi sẽ được tha thứ".
Ðó là sự cứu rỗi lạ lùng mà Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta. Ðiều nầy cũng gắn liền với ăn bánh nữa. Bạn nhớ trong lễ tiệc thánh chúng ta làm gì để nhớ đến Chúa? Chúng ta ăn bánh để nhớ đến thân thể của Chúa Cứu Thế vỡ ra, chúng ta biết là về thuộc linh, chúng ta gắn liền với Chúa Giê-xu. Chúng ta ăn thân thể Ngài, Ngài là Bánh hằng sống. Trong phần đầu của câu 14, chúng ta có một bức tranh thật đẹp về việc chúng ta được dự phần với Chúa Giê-xu khi Ngài lên thập tự giá vì tội lỗi của chúng ta. Ngài trãi qua cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời qua sự việc uống giấm làm kiểu mẫu.
"Vậy, nàng ngồi gần bên các con gặt." Ai là các con gặt? Bạn có nhớ, Chúa Giê-xu nói trong Giăng 4:35,36 "Hãy nhướng mắt lên và xem đồng ruộng đã vàng sẵn cho mùa gặt. Con gặt đã lãnh tiền công mình và thâu chứa hoa lợi cho sự sống đời đời, hầu cho người gieo giống và con gặt được cùng nhau vui vẻ." Con gặt là hình bóng về những tín hữu được sanh lại, là những người bận rộn với Chúa Cứu Thế trong việc rao giảng Tin Lành, hầu cho những người nhận sự cứu rỗi được gặt ra từ đồng ruộng của thế gian.
Bây giờ Ru-tơ ăn bánh và nhúng miếng trong giấm bởi vì nàng được nhận diện gắn liền với Chúa Cứu Thế trong sự khốn khổ của Ngài, trong việc nhận lấy cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời cho tội lỗi của nàng. Nàng ngồi gần bên các con gặt, nàng bây giờ cũng được kể vào trong những người được cứu, nàng là hình ảnh của những người đến với thân thể của Chúa Cứu Thế. Vâng, nàng là người Mô-áp, nàng là người đàn bà bị rủa sả, nhưng Chúa Cứu Thế đã bị rủa sả thay cho nàng, nàng là hình bóng cho tất cả những người chưa được cứu trong tất cả các nước trên thế giới.
Nếu chúng ta trở lại cùng Chúa Cứu Thế Giê-xu, dự phần trong sự đóng đinh với Ngài bởi vì chúng ta đặt sự tin cậy của mình vào nơi Ngài, thì chúng ta không còn bị rủa sả nữa. Chúng ta ngồi với những con gặt, ngồi với những tín hữu được sanh lại, với những đầy tớ của Ðức Chúa Trời, được Ðức Chúa Trời công nhận là chứng nhân cho Ngài trong công việc của con gặt trên thế gian nầy. Bạn có thấy bức tranh cứu rỗi thật đẹp được mở ra trước mắt của chúng ta trong ngôn ngữ kỳ quặc được Ðức Chúa Trời dùng trong câu chuyện tình lạ lùng giữa Bô-ô và Ru-tơ không? Mới nhìn qua thì kỳ quặc, nhưng đó là vấn đề mấu chốt về những điều lạ lùng cho chúng ta.
Chúng ta đọc tiếp: "Người đưa cho nàng hột mạch rang" Theo nguyên văn tiếng Hê-bơ-rơ, chữ đưa nầy được dùng chỉ một lần trong Kinh Thánh là trong câu nầy, vì vậy rất khó để biết nghĩa của chữ nầy là gì. Có người dịch là sắm sẵn. Tại sao họ lại dùng hột rang? Thêm một lần nữa, chữ nầy cũng không được thông dụng lắm, chữ rang có nghĩa là nướng, nướng bắp hoặc lúa. Chữ nầy dính líu đến những điều khác như thế nào? Chữ hột rang được dùng trong Kinh Thánh liên hệ với Lễ Vượt qua, câu nầy không được dùng nhiều lắm trong Kinh Thánh. Trong Lê-vi-ký 23:14 nói về Lễ Vượt qua "Các ngươi chớ ăn hoặc bánh, hoặc hột lúa rang, hoặc lúa đương ở trong gié cho đến chánh ngày nầy, tức là ngày các ngươi đem dâng của lễ cho Ðức Chúa Trời mình. Mặc dù ở nơi nào, ấy là một lệ định đời đời cho con cháu các ngươi."
Chúng ta đọc trong Giô-suê đoạn 5 về việc dân Y-sơ-ra-ên vào đất hứa, Giô-suê 5:10,11 "Dân Y-sơ-ra-ên đóng trại tại Ghinh ganh trong đồng bằng Giê-ri-cô, và giữ lễ Vượt qua nhằm ngày mười bốn tháng nầy, vào lối chiều tối. Ngày sau lễ Vượt qua, chánh ngày đó dân sự ăn thổ sản của xứ, bánh không men và hột rang." Chúng ta thấy hột rang được liên kết với Lễ Vượt qua. Tại sao điều đó làm hình bóng trong Lễ Vượt qua, tại sao trong Ru-tơ nói rằng: "Người đưa cho nàng hột mạch rang"? Chúng ta có thể nói đây là chuyện tình cờ vì đó là đồ ăn của họ. Vâng, có thể như vậy, nhưng trừ khi chúng ta không tìm thấy những việc tình cờ như vậy nữa trong Kinh Thánh. Ðức Chúa Trời có mục đích và ý định đặc biệt khi dùng ngôn ngữ nầy. Chúng ta sẽ xem xét kỹ khi chúng ta bắt đầu học bài tới.
"Vả, trước hết tôi đã dạy dỗ anh em điều mà chính tôi đã nhận lãnh, ấy là Ðấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh" I Cô-rinh-tô 15:3
*Nguyên văn: "nói với lòng" (spoken to the heart).
 

<< Bài 12 (Ru-tơ 2:12-13) | Bài 14 (Ru-tơ 2:14-15) >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 549

Return to top