Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tôn giáo, Chính Trị >> Bài Học Kinh Thánh

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 39596 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bài Học Kinh Thánh
Không rõ

Bài 39 (Ru-tơ 4:12B)

Trong bài học rồi chúng ta đã thấy Bô-ô được những người công dân tại Bết-lê-hem chúc mừng sau khi ông quyết định cưới Ru-tơ để cung cấp sản nghiệp cho nàng cũng như cho Na-ô-mi.
Họ nói với ông "Nguyện Ðức Giê-hô-va làm cho người nữ vào nhà ngươi giống như Ra-chên và Lê-a, là hai người đã dựng nên nhà Y-sơ-ra-ên!" Chúng ta đã thấy dựng nên nhà Y-sơ-ra-ên là hình bóng cho việc chúng ta đi ra làm chứng. Trong 1Phi-e-rơ 2:5 chép: "Và anh em cũng như đá sống, được xây nên nhà thiêng liêng, làm chức tế lỞ thánh, đặng dâng của tế lỞ thiêng liêng, nhờ Ðức Chúa Jêsus Christ mà đẹp ý Ðức Chúa Trời". Vì vậy, mỗi khi chúng ta làm chứng cho người nào đó và họ trở nên người được sanh lại thì nhà của Ðức Chúa Trời được xây lên.
Có một cách dựng nên nhà Y-sơ-ra-ên khác nữa, đó là khi chúng ta được cứu "Ngài trở nên Ðức Chúa Trời của chúng ta và con cháu chúng ta". Kinh Thánh diỞn tả rất đẹp về lời hứa của Ðức Chúa Trời. Vì thế, khi chúng ta là cha mẹ được cứu thì chúng ta cũng cung cấp sản nghiệp thuộc linh cho con cái của chúng ta nếu chúng ta nuôi dưỡng chúng nó lớn lên trong sự kính sợ Chúa, nếu chúng ta dạy dỗ chúng nó đi theo con đường chúng nó nên đi. Chúng ta được Ðức Chúa Trời hứa rằng Ngài sẽ ở gần chúng nó và chúng ta có thể mong đợi một tỷ lệ cao trong con cái cũng được sanh lại.
Theo nghĩa đen Bô-ô được chúc mừng rằng qua Ru-tơ dòng dõi của ông được đông lên. Theo nghĩa thuộc linh, khi chúng ta được cứu, dòng dõi thuộc linh sẽ ra từ chúng ta vì con cái, cháu chắt cũng sẽ được sanh lại nếu chúng ta vâng theo lời Chúa trong Ê-phê-sô 6 và Phục-truyền Luật-lệ Ký 6, rằng chúng ta phải nuôi dưỡng con cái lớn lên trong sự kính sợ Ðức Chúa Trời.
Rồi chúng ta cũng thấy họ nói: "Hãy trở nên cường thạnh nơi Ép-ra-ta và làm cho nổi danh ngươi trong Bết-lê-hem!" Ép-ra-ta là tên của Bết-lê-hem. Ép-ra-ta được nhấn mạnh trong khúc Kinh Thánh nầy vì Ðức Chúa Trời đang chỉ đến một thực tế rằng từ Bết-lê-hem Ðấng Mê-si sẽ đến. Có hai lý do tại sao Ðức Chúa Trời dùng chữ Ép-ra-ta. Trong Mi-chê 5:2, Bết-lê-hem Ép-ra-ta là nơi mà Chúa Giê-xu sẽ được sanh ra. Có một lý do khác tại sao Ép-ra-ta được nhắc đến mà chúng ta cần để ý. Chúng ta đã học sơ về Ra-chên sanh Bên-gia-min tại Bết-lê-hem cho nên họ để tên Ra-chên trước mặc dầu Lê-a là chị. Trong mối liên quan với sự sanh ra của Bên-gia-min, một lần nữa Ép-ra-ta được mang tên rất đặc biệt.
Chúng ta đọc trong Sáng-thế Ký 35:16 "Ở từ Bê-tên đi, họ còn cách Ê-phơ-rát chừng vào thôi đường, thì Ra-chên sanh nở. Việc sanh nở của người thật đau đớn. Trong khi khó sanh, bà mụ nói rằng: Ðừng sợ chi, vì nàng còn một con trai nữa. Vả, bởi Ra-chên gần trút linh hồn, vì đương cơn hấp hối, nên người đặt đứa con trai đó tên là Bê-nô-ni; còn cha nó lại đặt tên là Bên-gia-min. Vậy, Ra-chên qua đời, được chôn bên con đường đi về Ê-phơ-rát, tức là Bết-lê-hem." Ê-phơ-rát là một tên khác của Ép-ra-ta. Bê-nô-ni có nghĩa là con trai của sự đau đớn tôi. Chúng ta thấy Ép-ra-ta được cẩn thận nhắc đến hai lần trong khúc Kinh Thánh ngắn nầy. Ðây là cái tên mà những người tại Bết-lê-hem dùng khi họ nói: "Hãy trở nên cường thạnh nơi Ép-ra-ta". Ðiều mà chúng ta chú ý ở đây là Bên-gia-min được sanh ra thì Ra-chên qua đời. Bên-gia-min là sản phẩm của sự chết nàng. Có ý nghĩa đặc biệt gì ở đây? Ðiều nầy có liên quan gì đến "Hãy trở nên cường thạnh nơi Ép-ra-ta"?
Bạn biết, tên Bên-gia-min có nghĩa là con trai của tay hữu ta. Ra-chên gọi "con trai của sự đau đớn" nhưng Gia-cốp đổi lại là "con trai của tay hữu". Nếu chúng ta học kỹ về Bên-gia-min trong Kinh Thánh thì sẽ thấy rằng Bên-gia-min là hình bóng về những người biết Chúa. Bạn có nhớ? Trong Ê-phê-sô 1:20-21 tuyên bố, khi Ðức Chúa Trời "khiến Ðấng Christ từ kẻ chết sống lại và làm cho ngồi bên hữu mình tại các nơi trên trời, cao hơn hết mọi quyền, mọi phồp, mọi thế lực, mọi quân chủ cùng mọi danh vang ra, không những trong đời nầy, mà cũng trong đời hầu đến nữa", sách Ê-phê-sô chồp tiếp về những tín hữu: Chúng ta đã chết trong tội lỗi mình "và Ngài làm cho chúng ta đồng sống lại và đồng ngồi trong các nơi trên trời trong Ðức Chúa Jêsus Christ" (Ê-phê-sô 2:6).
Chúa Giê-xu ngồi bên hữu của Ðức Chúa Trời. Chúng ta đồng trị với Ngài thì chúng ta cũng ngồi bên hữu Ðức Chúa Trời. Chúng ta được nhận diện cùng với Bên-gia-min bằng nhiều cách khác nhau. Chúa Giê-xu phán: "Nhưng có nhiều kẻ đầu sẽ nên rốt; có kẻ rốt sẽ nên đầu." (Mác 10:31). Ru-bên là con trưởng của Gia-cốp có quyền hưởng gấp đôi sản nghiệp. Nhưng vì tội lỗi trong đời của ông, ông đã phủ nhận quyền trưởng nam của mình. Quyền đó trở về Giô-sồp là một trong những đứa con cuối. Giô-sồp nhận gấp đôi sản nghiệp. Bên-gia-min là con trai cuối cùng được sanh ra cho Gia-cốp cũng nhận được ơn phước lớn lao.
Ðiều thú vị chúng ta thấy đó là: Trừ Bên-gia-min ra, tất cả những con của Gia-cốp được sanh ra tại Cha-ran, bên ngoài đất Ca-na-an là đất hứa. Nhưng Bên-gia-min được sanh ra trong đất Ca-na-an là đất hứa. Dĩ nhiên, đây là hình bóng về những tín hữu được sanh lại. Thật sự chúng ta là khách lạ trên thế gian nầy, nhưng chúng ta được sanh lại trong vương quốc của Ðức Chúa Trời. Khi chúng ta được sanh lại, ngay tức thì chúng ta được nhận diện thuộc về vương quốc thiên đàng. Ca-na-an là hình bóng về vương quốc của Ðức Chúa Trời.
Bên-gia-min được sanh ra tại Bết-lê-hem, là nhà bánh. Ông được sanh ra cùng một chỗ Chúa Giê-xu được sanh ra. Kinh Thánh không ngừng nói đến mối liên hệ gần gũi giữa Chúa Cứu Thế và tín hữu. Ở đây chúng ta thấy Chúa Cứu Thế được sanh ra tại Bết-lê-hem là nhà bánh, Bên-gia-min cũng được sanh ra tại nhà bánh. Nhìn từ nhiều phía khác nhau, Bên-gia-min là hình bóng về những tín hữu.
Như tôi đã nhấn mạnh, có sự chết xảy ra để Bên-gia-min được sanh ra, dĩ nhiên, đây là sự chết của Ra-chên. Nhưng trong một ý nghĩa nào đó, sự chết phải xảy ra để chúng ta được sanh lại. Ðó là sự chết của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Nếu Ngài không chết thì chúng ta sẽ không kinh nghiệm được sự sanh lại. Tên trước của Bên-gia-min có nghĩa "con của sự đau đớn", chúng ta cũng là "con của sự đau đớn", không phải sự đau đớn chúng ta trải qua, nhưng sự đau đớn Chúa Giê-xu chịu đựng để chúng ta được cứu.
Trong Ê-sai 53 chép: Ngài là một người khốn khổ. Chúa Giê-xu đã trở nên tội lỗi vì chúng ta, đã gánh lấy cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời thay cho chúng ta. Bởi vì Ngài là người khốn khổ thì chúng ta được trở thành con của Ðức Chúa Trời, vì vậy, chúng ta là "con của sự khốn khổ". Nhưng chúng ta không ở trong địa vị nầy mãi mà trở nên "con của cánh tay hữu". Khi những người tại Bết-lê-hem chúc mừng Bô-ô: "Hãy trở nên cường thạnh nơi Ép-ra-ta". Họ không ngờ rằng lời họ nói có một lẽ thật thuộc linh sẽ xảy ra bởi vì Ép-ra-ta là nơi Chúa Giê-xu sẽ được sanh ra. Ngài ra từ dòng dõi của Bô-ô và Ru-tơ. Những tín hữu được sanh lại cũng ra từ đó. Ðiều nầy được làm hình bóng bởi Bên-gia-min được sanh ra tại Bết-lê-hem, Ép-ra-ta.
Rồi chúng ta đọc đến câu 12 trong phần chấm dứt của bài học rồi, chúng ta tự hỏi không biết tại sao họ đề cập đến Phê-rết. Bạn có nhớ? Trong bài học rồi chúng ta thấy Phê-rết là đứa con được sanh ra bởi Ta-ma và ông gia của nàng là Giu-đa. Hai đứa con lớn của Giu-đa chết vì độc ác và không vâng lời Ðức Chúa Trời. Giu-đa làm ngơ không đưa đứa con thứ ba là Sê-la cho nàng Ta-ma sau khi Ô-nan chết. Vì thế Ta-ma giả vờ làm một k?#7919;. Bằng một hành động tội lỗi Giu-đa đến với nàng tưởng rằng nàng chỉ là một k?#7919; bình thường, không nhận biết rằng nàng là dâu mình. Rồi Ta-ma sanh đôi hai đứa trai, một trong hai đứa là Phê-rết.
Khi kết luận bài học rồi chúng ta ngạc nhiên không biết tại sao họ nhắc đến câu chuyện xấu nầy khi nói về Bô-ô. Tôi không chắc rằng họ nhận biết tất cả điều ám chỉ khi họ đề cập đến Phê-rết. Có thể đơn giản là như thế nầy: Bô-ô cưới Ru-tơ là người đàn bà bị rủa sả để cung cấp cho nàng sản nghiệp. Khi tra lại trong dòng giống của họ cách đó 900 năm họ tìm thấy mối liên hệ giữa Giu-đa và Ta-ma. Trong việc đó Giu-đa trở thành người chuộc sản nghiệp cho Ta-ma. Ru-tơ không có sản nghiệp, nàng là góa bụa, là người ngoài. Bô-ô vì yêu nàng, tự nguyện cưới nàng để nàng có được sản nghiệp cũng như chồng trước của nàng và gia đình Ê-li-mê-léc cũng có được sản nghiệp.
Giu-đa đã đến cùng Ta-ma, dù đây là hành động bất hợp pháp, dù nàng gạt Giu-đa làm cho ông tưởng rằng nàng là một k?#7919;. Vô tình, Giu-đa trở thành người chuộc sản nghiệp cho Ta-ma, cung cấp dòng dõi cho Ê-rơ là đứa con đầu tiên cưới Ta-ma. Có sự tương tự trong hai câu chuyện nầy. Vâng, dù câu chuyện nầy không đẹp như câu chuyện tình chúng ta có trong sách Ru-tơ nhưng kết quả thì giống nhau. Những người tại Bết-lê-hem là con cháu của Giu-đa và Ta-ma. Họ là con cháu của Phê-rết, dù câu chuyện nầy cách đó 900 năm nhưng nằm trong lịch sử dòng giống của họ. Từ lâu trong ý nghĩ của họ, họ đã gát bỏ qua nguồn gốc của câu chuyện nhưng chỉ tập trung vào việc Giu-đa là người chuộc sản nghiệp cho Ta-ma. Tôi nghĩ về thuộc linh đây cũng là điều Ðức Chúa Trời muốn nói.
Khi Phê-rết là bằng chứng rằng Giu-đa đã thật sự cung cấp sản nghiệp cho Ta-ma thì cũng vậy, qua cuộc hôn nhân giữa Bô-ô và Ru-tơ thì nhà của Ru-tơ được dựng nên. Thật ra họ chúc rằng nàng sẽ có một con trai như Phê-rết được sanh ra cho Giu-đa và Ta-ma. Nhưng có một thực tế ở đây mà chúng ta không thể bỏ qua. Chúng ta đi ngược lại trong Sáng-thế Ký 38:27, "Ðến kỳ sanh nở, nầy trong bụng nàng có thai đôi. Ðương lúc sanh nở, một trong hai đứa đưa tay ra trước; bà mụ bắt lấy tay buộc một sợi chỉ điều, và nói rằng: Ðứa nầy ra trước. Nhưng nó rút tay vào, thì đây, anh nó lại ra. Bà mụ nói rằng: Mầy, tông rách dường nầy! Họ đặt tên là Phê-rết. Kế em nó ra sau, là đứa nơi tay có sợi chỉ điều, và họ đặt tên là Sê-rách". Bạn thấy câu chuyện ở đây. Ðứa nhỏ dường như được sanh ra trước là Sê-rách, nó chỉ đưa tay ra thì họ buộc sợi chỉ điều để làm dấu. Nhưng thật ra Phê-rết được sanh ra trước, vì vậy cho nên họ đặt tên là Phê-rết, có nghĩa tông rách.
Nếu chúng ta học về câu chuyện nầy thì chúng ta sẽ học sâu hơn, và tôi chắc rằng chúng ta sẽ tìm thấy rằng sợi chỉ điều là hình bóng về sự đổ huyết của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Chúng ta không làm điều nầy vì chúng ta đang học sách Ru-tơ và ngay thời điểm nầy tôi cũng không biết tôi có khả năng để phân tích sâu thêm hay không. Nhưng tôi biết một điều: Tên Phê-rết có nghĩa là tông rách. Ðây là điều rất quan trọng. Chúng ta đọc trong Ê-sai 54:1-3, "Hỡi kẻ son sẻ, không sanh đẻ kia, hãy ca hát. Hỡi ngươi là kẻ chưa biết sự đau đớn sanh nở, hãy hát xướng reo mừng, vì con cái của vợ bị bỏ sẽ đông hơn con cái của đờn bà có chồng, Ðức Giê-hô-va phán vậy. Hãy mở rộng nơi trại ngươi, giương màn chỗ ngươi ở. Chớ để chật hẹp; hãy giăng dây cho dài, đóng nọc cho chắc! Vì ngươi sẽ lan rộng ra bên hữu và bên tả; dòng dõi ngươi sẽ được các nước làm cơ nghiệp, và sẽ làm cho các thành hoang vu đông dân cư."
Ðức Chúa Trời tiên đoán sự ra đời của Ðấng Mê-si trong Ê-sai 54. Vì cớ tội lỗi, dân Y-sơ-ra-ên trở nên hoang vu dầu bề ngoài họ là vợ của Ðức Chúa Trời, nhưng họ đã chống nghịch lại Ngài cho nên họ đã bị trừ bỏ. Trong hoàn cảnh cùng khốn nầy thì một sự xông ra xuất hiện: Sự rao giảng Tin Lành cho cả thế giới xảy ra để cho dòng dõi của Chúa Giê-xu "sẽ được các nước làm cơ nghiệp, và sẽ làm cho các thành hoang vu đông dân cư." Chúa Giê-xu đến thế gian là chương trình của Ðức Chúa Trời để rao giảng Tin Lành ra khắp thế gian. Cho nên chúng ta thấy Ðức Chúa Trời nhấn mạnh trong sách Ru-tơ rằng: "Nguyện con cháu ngươi mà Ðức Giê-hô-va sẽ ban cho ngươi bởi người gái trẻ này, làm cho nhà ngươi giống như nhà của Pha-rết, mà Tha-ma đã sanh cho Giu-đa!"
Về thuộc linh giống như họ nói: Nguyện kết quả của mối liên hệ giữa Bô-ô và Ru-tơ trở thành một sức mạnh xông đến là việc rao giảng Tin Lành ra khắp các nước. "Nguyện con cháu ngươi", về thuộc linh "con cháu" là Chúa Giê-xu, Ðấng đã đến qua dòng máu của Giu-đa và Ta-ma qua Phê-rết. Ngài đã đến qua dòng máu của Bô-ô và Ru-tơ qua con của họ là Ô-bết chúng ta sẽ đọc thấy trong câu 17. Qua Chúa Cứu Thế Giê-xu Tin Lành sẽ được rao giảng ra khắp các nước.
Bài học tới chúng ta sẽ xem câu 13-15, những người tại Bết-lê-hem tiếp tục chúc mừng Bô-ô và Ru-tơ nhưng trong những câu còn lại nầy trung tâm điểm được đổi từ Bô-ô qua Na-ô-mi. Chúng ta sẽ đọc nhiều điều khác nhau về Na-ô-mi và sẽ ngạc nhiên không biết tại sao lại như vậy.
 

<< Bài 38 (Ru-tơ 4:11-12) | Bài 40 (Ru-tơ 4:13) >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 741

Return to top