Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Khoa Học >> Từ điển tiếng Việt

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 49738 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Từ điển tiếng Việt
Nhóm biên soạn

X (1)

xa
- 1 dt Đồ dùng để kéo sợi, đánh suốt: Lật đật như xa vật ống vải (tng).
- 2 tt, trgt 1. Cách một khoảng lớn trong không gian hay thời gian: Yêu nhau xa cũng nên gần (cd); Xa người xa tiếng nhưng lòng không xa (cd); Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơi (K); Ngày ấy đã xa rồi 2. Cách một khoảng dài về số lượng, về chất lượng: Con số đó còn xa sự thật; Cháu nó học còn kém xa chị nó 3. Cách biệt về mặt tình cảm: Bán anh em xa mua láng giềng gần (tng); Khó khăn nên nỗi ruột rà xa nhau (cd); Xa người xa tiếng, nhưng lòng không xa.
xa cách
- đg. 1 Ở cách xa nhau hoàn toàn. Gặp lại sau bao năm xa cách. 2 Tách biệt, không có sự gần gũi, hoà nhập. Sống xa cách với những người xung quanh.
xa hoa
- tt. Sang trọng một cách hoang phí, cốt để phô trương: sống xa hoa truỵ lạc ăn chơi quá xa hoa Nhà Đường là triều đại sống xa hoa cực độ.
xa lạ
- tt 1. ở xa và chưa từng quen biết: Đến một nơi xa lạ 2. Chưa quen; Chưa từng suy nghĩ đến: Nếp sống xa lạ; Một nếp suy luận xa lạ.
xa lánh
- đg. Tránh xa, tránh mọi sự tiếp xúc, mọi quan hệ. Bị bạn bè xa lánh. Sống cô độc, xa lánh mọi người.
xa lộ
- dt. Đường lớn, rộng, thường phân đôi mỗi bên một chiều, dành cho xe ô tô: xa lộ Biên Hoà.
xa xăm
- tt 1. Nói đường rất xa: Nàng thì cõi khách xa xăm (K) 2. Đã lâu lắm rồi: Một kỉ niệm xa xăm.
xa xỉ
- t. Tốn nhiều tiền mà không thật cần thiết hoặc chưa thật cần thiết. Nhà nghèo mà sắm nhiều thứ xa xỉ. Ăn tiêu xa xỉ.

- dt 1. Cây gỗ vuông vắn hoặc thanh sắt bắt ngang qua nhà để nối liền hai đầu cột hoặc hai bức tường: Con thì bắt chuột, con leo xà nhà (cd) 2. Thanh sắt đóng giữa hai cột vững dùng để tập thể dục: Sáng nào ông cụ cũng tập xà.
xà beng
- d. Thanh sắt dài có một đầu nhọn hay bẹt, dùng để đào lỗ hoặc nạy, bẩy vật nặng.
xà bông
- dt., cũ, đphg Xà phòng: xà bông bột xà bông cây.
xà cừ
- dt Cây to cùng họ với xoan, lá kép, quả tròn, hạt có cánh, gỗ dùng vào nhiều việc: Mua gỗ xà cừ đóng thuyền.
- dt Lớp trong của vỏ một thứ trai, có nhiều màu sắc và bóng: Một cái tủ chè khảm xà cừ.
xà lách
- d. Cây cùng họ với rau diếp, nhưng lá nhỏ và quăn hơn, dùng để ăn sống.
xà lan
- xà-lan Nh. Sà-lan.
xà lim
- xà-lim dt (Pháp: cellule) Phòng hẹp và tối trong nhà tù thời thuộc Pháp, để giam những nhà cách mạng mà thực dân cho là nguy hiểm đối với chúng: Từ dãy xà-lim vang súng nổ (Huy Cận).
xả
- 1 đg. 1 Thải hơi hoặc nước ra ngoài. Xả bớt hơi trong nồi áp suất. Xả nước để thau bể. Ống xả của môtô. 2 Làm cho tuôn mạnh ra với khối lượng lớn. Xả đạn như mưa. Xả súng bắn. Mắng như xả vào mặt (kng.). Xả hết tốc lực (kng.; mở hết tốc lực).
- 2 đg. Chặt, chém cho đứt ra thành mảng lớn. Xả thịt lợn. Chém xả cánh tay.
- 3 đg. (kng.). Làm cho sạch bằng cách giũ trong nước hoặc cho dòng nước mạnh chảy qua. Xả quần áo. Xả sạch dưới vòi nước.
xả thân
- đgt. Hi sinh thân mình, quên mình vì nghĩa lớn: xả thân vì Tổ quốc sẵn sàng xả thân.

- dt 1. Đơn vị hành chính cơ sở ở nông thôn, có thể gồm nhiều thôn: Giảm bớt diện xã đói nghèo (PhVKhải); Ngày xưa nhiều xã họp thành một tổng 2. Người đàn ông trong làng có chút chức vị cao hơn người dân thường (cũ): Lúc thì chẳng có một ai, lúc thì ông xã, ông cai đầy nhà (cd).
xã giao
- I d. (hoặc đg.). Sự giao tiếp bình thường trong xã hội. Phép xã giao. Có quan hệ xã giao rộng rãi. Kém xã giao (kng.).
- II t. Chỉ có tính chất lịch sự theo phép . Nụ cười xã giao. Khen mấy câu xã giao. Đến thăm xã giao.
xã hội
- dt. 1. Hệ thống trong đó con người sống chung với nhau thành những cộng đồng, tổ chức: ma tuý là một mối nguy hại cho xã hội. 2. Các tập đoàn người cụ thể nào đó, có cùng chung phong tục, luật pháp, v.v.: xã hội công nghiệp xã hội Việt Nam.
xã hội chủ nghĩa
- tt (H. chủ: cốt yếu; nghĩa: điều phải làm) Thuộc giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản; Có tinh thần của chủ nghĩa xã hội: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa (HCM).
xã hội học
- d. Khoa học nghiên cứu về quá trình và quy luật phát triển của các hiện tượng trong đời sống xã hội.
xã luận
- dt. Bài báo thuộc thể loại chính luận, nói về một vấn đề thời sự quan trọng, nóng hổi, thường dùng ở trang nhất: bài xã luận.
xã tắc
- dt (H. tắc: thần đất và thần lúa) Đất nước: Lịch sử Việt-nam là lịch sử xây dựng giang sơn từ hạ lưu sông Hồng đến hạ lưu sông Cửu-long..., là lịch sử xây dựng xã tắc trải ngót nghìn năm Bắc-thuộc (PhVĐồng).

- 1 x. sá1.
- 2 đg. (hoặc d.). (ph.). Vái. Xá ba xá.
- 3 đg. (kết hợp hạn chế). Tha cho, miễn cho, không bắt phải chịu. Xá tội. Xá thuế.
xá tội
- đgt (H. tội: tội) Tha tội: Làm đơn xin xá tội cho chồng.
xạ hương
- d. Chất có mùi thơm của hươu xạ và một số loài cầy tiết ra, dùng làm nước hoa, làm thuốc.
xạ kích
- đgt. Bắn súng: huấn luyện xạ kích khoa xạ kích.
xạ thủ
- dt (H. xạ: bắn; thủ: tay) Tay súng: Một xạ thủ có tài bắn trăm phát trăm trúng.
xác
- I d. 1 Phần thân thể của con người, đối lập với phần hồn; thân hình. Hồn lìa khỏi xác (chết đi). Từ ngày mất con, chị ấy chỉ còn như cái xác không hồn. Một người to xác (kng.). 2 (kng.; dùng sau đg.; kết hợp hạn chế). Cái bản thân của mỗi con người (hàm ý coi khinh). Nó lù lù dẫn xác đến. Làm quá sức thế này thì đến ốm xác. Mặc xác*. 3 Thân người hay động vật đã chết. Tìm thấy xác. Nhà xác*. Mổ xác. Xác chuột. Xác máy bay bị rơi (b.). 4 Lớp da, lớp vỏ đã trút bỏ của một số loài vật sau khi lột vỏ. Xác ve. Xác rắn lột. Lột xác. 5 Phần vỏ hay bã của vật còn lại sau khi đã được dùng. Xác mía. Xác chè. Tan như xác pháo.
- II t. Ở trạng thái như chỉ còn trơ trụi cái vỏ, cái hình thức bên ngoài. Mình gầy . Lúa xác như cỏ may. Manh áo xác. Nghèo xác.
xác đáng
- tt. Đúng đắn và rất hợp lẽ: đề nghị xác đáng nhận xét xác đáng ý kiến xác đáng.
xác định
- đgt (H. định: phán quyết) ấn định một cách chắn chắn: Xác định công lao to lớn của Hồ Chủ tịch (Trg-chinh).
- tt (toán) Định được một cách chính xác: Trị số .
xác nhận
- đg. Thừa nhận là đúng sự thật. Xác nhận chữ kí. Xác nhận lời khai. Tin tức đã được xác nhận.
xác thực
- tt. Đúng với sự thật: có chứng cứ xác thực lời nói xác thực.
xác xơ
- tt Không còn tí gì: Dạo này thật là xác xơ quá thể (Ng-hồng).
xách
- đg. 1 Cầm nhấc lên hay mang đi bằng một tay để buông thẳng xuống. Xách vali. Xách túi gạo lên cân. Hành lí xách tay. 2 Cầm mà kéo lên. Xách tai. Xách quần lội qua quãng lầy. 3 (kng.). Mang đi. Xách súng đi bắn chim. Xách xe đạp đi chơi.
xài
- 1 đgt., đphg 1. Tiêu: xài tiền ăn xài. 2. Dùng: Loại máy này xài rất bền xài hàng trong nước.
- 2 đgt., khng. Mắng nhiếc, nói nặng lời: bị xài một trận.
xám
- tt Có màu trắng trộn với đen, như màu tro: Bộ quần áo len xám; Nền trời xám; Chất xám của não.
xám mặt
- tt Bị xấu hổ: Cậu làm cho tớ xám mặt.
xám xịt
- t. Xám đen lại, trông tối và xấu. Bầu trời xám xịt. Nước da xám xịt.
xán lạn
- tt. Sáng sủa, rực rỡ: Tương lai xán lạn.
xanh
- 1 dt Dụng cụ dùng trong bếp để xào nấu, bằng đồng, thành đứng, có hai quai: Vịnh đổ mỡ vào xanh (Ng-hồng).
- 2 tt 1. Có màu lá cây hoặc màu nước biển; Có màu như da trời không vẩn mây: Cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để đức cho con (cd) 2. Nói quả chưa chín: Không nên ăn ổi xanh 3. Nói nước da người ốm lâu: Mới ốm dậy, da còn xanh 4. Còn trẻ: Tuổi xanh.
- dt Ông trời: kia thăm thẳm từng trên, vì ai gây dựng cho nên nỗi này (Chp).
xanh biếc
- t. Xanh lam đậm và tươi ánh lên. Con cánh cam màu xanh biếc. Hàng cây xanh biếc bên sông.
xanh lá cây
- tt Có màu lục thẫm như màu lá: Ông ấy pha bột xanh lá cây để vẽ.
xanh lơ
- t. Xanh nhạt như màu của nước lơ. Tường quét vôi màu xanh lơ.
xanh xao
- tt. (Da) có màu xanh tái, nhợt nhạt vẻ ốm yếu: Mặt xanh xao hốc hác Da dẻ xanh xao Trông anh dạo này đã bớt xanh xao hơn dạo mới ốm dậy bàn tay xanh xao gầy guộc.
xao động
- tt Không yên lặng: Thu tới, ngoài kia biển trời xao động (Huy Cận).
xao lãng
- x. sao nhãng.
xao xuyến
- đgt. 1. Có những tình cảm rung động mạnh và kéo dài không dứt trong lòng: Càng gần lúc chia tay, lòng dạ càng xao xuyến Câu chuyện làm xao xuyến lòng người nhớ nhung xao xuyến. 2. Có sự xao động, nôn nao, không yên trong lòng: không xao xuyến tinh thần trước khi khó khăn Nhân tâm xao xuyến Tiếng hát làm xao xuyến lòng người.
xào
- đgt Nấu thức ăn với dầu hay mỡ và cho mắm muối vào, trộn đều: Ai từng mặc áo không bâu, ăn cơm không đũa, ăn rau không xào (cd); Mùi đồ xào theo chiều gió đưa vào (NgCgHoan).
xào xạc
- t. 1 cn. xạc xào. Từ mô phỏng tiếng như tiếng lá cây lay động va chạm nhẹ vào nhau. Gió thổi ngọn tre xào xạc. Lá rừng xào xạc. 2 (id.). Như xao xác (nhưng nghe ồn hơn). Đàn chim sợ hãi vỗ cánh tung bay xào xạc.
xảo
- tt. Xảo quyệt: Con người rất xảo Mắc mưu xảo.
xảo quyệt
- tt (H. quyệt: dối trá) Khéo léo để lừa đảo: Âm mưu xảo quyệt của bọn đế quốc.
xáo trộn
- đg. Đảo lộn lung tung. Xáo trộn các quân bài.
xạo
- tt. Nói không đúng sự thật, nói bậy bạ, hay xen vào nhiều chuyện: xạo hoài làm người ta ghét.. 2. Không ngay thẳng đàng hoàng: chơi xạo.
xát
- đgt 1. Chà mạnh, cọ đi cọ lại: Xát muối; Xát vỏ đậu 2. áp vào và xoa: Xát xà-phòng.
xay
- đg. Làm cho tróc vỏ, vỡ ra hay nhỏ mịn bằng cối quay. Xay thóc. Xay cà phê.
xăm
- 1 dt. Quẻ thẻ xin thần thánh ứng cho để biết việc tương lai: làm lễ xin xăm.
- 2 dt. Tấm vải chăng thẳng, ở giữa có vẽ vòng để làm bia mà bắn: tấm xăm bắn vào xăm.
- 3 dt. Thứ lưới mau mắt, để đánh tôm tép: thả xăm để bắt tôm.
- 4 Nh. Săm2.
- 5 đgt. 1. Dùng kim, dùng mũi nhọn mà xiên: xăm gừng xăm mứt xăm nát quả cam. 2. Dùng kim châm vào da người cho thành hình rồi bôi thuốc hoặc mực: Người Chàm có tục xăm mình Ngực hắn xăm đầy những hình quái gở. 3. Thăm dò, tìm kiếm chỗ ngầm, ẩn giấu: xăm đúng hầm bí mật.
xắn
- 1 đgt (cn. xăn) Vén cao lên cho gọn: Xắn quần đến đầu gối.
- 2 đgt Dùng vật cứng ấn mạnh xuống một vật mềm: Dùng mai xắn đất; Xắn bánh chưng.
xăng
- d. Dầu nhẹ, dễ bay hơi, dễ bốc cháy, cất từ dầu mỏ, than đá, dùng để làm chất đốt cho các loại động cơ. Xe chạy xăng.
xẵng
- tt. 1. (Thực phẩm) mặn gắt hay có mùi gắt, khó ăn: Nước mắm xẵng quá. 2. (Giọng nói, cách nói) gay gắt, tỏ vẻ không bằng lòng: nói xẵng quá Hắn xẵng giọng trả lời.
xắt
- đgt Cắt ra thành từng phần, từng miếng: Xắt bánh ga-tô; Xắt chè kho.
xấc
- t. Tỏ ra không khiêm nhường, thiếu lễ độ, khinh thường người khác. Nó vừa ngạo vừa xấc, chẳng coi ai ra gì.
xấc xược
- tt. (Thái độ, cử chỉ) tỏ ra khinh thường, xúc phạm đến người trên một cách rất vô lễ: không ai ưa lối ăn nói xấc xược hành động xấc xược những trò tinh nghịch xấc xược của tuổi trẻ.
xâm chiếm
- đgt (H. chiếm: đoạt lấy) Chiếm dần đất đai bằng sức mạnh: Thực dân Pháp xâm chiếm nước ta (Trg-chinh).
xâm lược
- đg. Xâm chiếm lãnh thổ, cướp đoạt chủ quyền của nước khác bằng vũ lực hoặc bằng các thủ đoạn chính trị, kinh tế. Chiến tranh xâm lược. Dã tâm xâm lược. Quét hết quân xâm lược.
xâm nhập
- đgt. 1. (Từ bên ngoài) lọt vào một cách trái phép: xâm nhập biên giới Biệt kích tìm cách xâm nhập bằng đường biển. 2. Nhập vào gây hại: bị vi trùng xâm nhập vào cơ thể.
xâm phạm
- đgt (H. phạm: lấn đến) Lấn quyền lợi của người khác: Giặc Minh ngang ngược xâm phạm bờ cõi (HCM).
xấp xỉ
- t. Gần như ngang bằng, chỉ hơn kém nhau chút ít. Tuổi hai người xấp xỉ nhau. Sản lượng xấp xỉ năm ngoái.
xâu
- 1 dt. Tiền hồ: Nhà chứa bạc để lấy xâu.
- 2 dt. Sưu: đi xâu bắt xâu
- 3 I. đgt. Xuyên qua bằng dây hoặc que để kết nối các vật nhỏ lại với nhau: xâu kim cho bà xâu cá rô bằng lạt tre Trẻ xâu hạt bưởi thành vòng rồi đốt. II. dt. Chuỗi vật đã được xâu lại: treo xâu cá vào ghi đông xe.
xâu xé
- đgt 1. Làm tình làm tội: Kẻ cho vay xâu xé con nợ 2. Tranh giành lẫn nhau: Bọn đế quốc xâu xé nhau 3. Chia năm xẻ bảy: Có thời bọn đế quốc xâu xé các thuộc địa.
xấu
- t. 1 Có hình thức, vẻ ngoài khó coi, gây cảm giác khó chịu, làm cho không muốn nhìn ngắm; trái với đẹp. Chữ xấu. Xấu như ma. Xấu người nhưng đẹp nết. 2 Có giá trị, phẩm chất kém, đáng chê; trái với tốt. Hàng xấu. Đất xấu. 3 Thuộc loại có thể gây hại, mang lại điều không hay, đáng phàn nàn; trái với tốt. Bạn xấu. Thời tiết xấu. Tình hình xấu. Triệu chứng xấu. 4 Trái với đạo đức, đáng chê trách; trái với tốt. Hành vi xấu. Có nhiều tính xấu. Ăn ở xấu. Thái độ xấu. 5 Có giá trị đạo đức kém, đáng khinh, đáng xấu hổ. Nêu gương xấu. Xấu mặt vì con. Xấu chàng hổ ai (tng.).
xấu hổ
- I. đgt. 1. Hổ thẹn do nhận ra lỗi hoặc thấy kém hơn người khác: trót quay cóp khi thi nên xấu hổ cảm thấy xấu hổ với bạn bè. 2. Ngượng ngùng, xấu hổ: hơi tí là xấu hổ đỏ mặt. II. dt. Cây nhỏ, thân có gai, lá kép lông chim, khi bị đụng đến thì khép lá lại.
xấu nết
- tt Nói trẻ con không ngoan, thường hay đành hanh, tranh giành, cãi cọ: Biết đứa con xấu nết, phải nghĩ cách dạy dỗ.
xấu số
- t. (kng.). 1 Có số phận không may; trái với tốt số. Xấu số lấy phải anh chồng không ra gì. 2 Bị chết một cách oan uổng. An ủi gia đình người xấu số.
xấu xa
- tt. Xấu đến mức tồi tệ đáng hổ thẹn, đáng khinh bỉ: hạng người xấu xa tính nết xấu xa Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa (Truyện Kiều).
xấu xí
- tt Không đẹp: Xấu xí như mẹ con tao, đêm nằm ngỏ cửa, mát sao mát này (cd).
xây
- 1 đg. Gắn các loại vật liệu (thường là gạch, đá) vào nhau bằng vữa, chất kết dính để làm thành một công trình hay bộ phận công trình. Xây nhà. Xây thành, đắp luỹ. Thợ xây. Xây đời hạnh phúc (b.).
- 2 đg. (ph.). Quay về phía nào đó. Ngồi xây lưng lại. Nhà xây về hướng nam.
xây dựng
- đgt. 1. Làm nên, gây dựng nên: xây dựng nhà máy công trường xây dựng công nhân xây dựng bộ xây dựng xây dựng chính quyền xây dựng hợp tác xã xây dựng gia đình. 2. Tạo ra cái có giá trị tinh thần, có nội dung nào đó: xây dựng cốt truyện xây dựng đề cương. 3. (Thái độ, ý kiến) có tinh thần đóng góp, làm tốt hơn: ý kiến xây dựng thái độ xây dựng.
xây xẩm
- đgt Cảm thấy choáng váng: Không quen đi xe ô-tô nên xe vừa mới đi được một quãng bà cụ đã xây xẩm đòi xuống xe.
xe bò
- d. Xe thô sơ có hai bánh, thường do trâu bò kéo, dùng để chuyên chở vật nặng. Đánh xe bò.
xe buýt
- (F. autobus) dt. ô tô buýt chở khách trong thành phố: đi làm bằng xe buýt tuyến xe buýt mua vé tháng đi xe buýt.
xe cam nhông
- xe cam-nhông dt (Pháp: camion) Xe ô-tô lớn để chở đồ: Thuê xe cam-nhông chở hàng.
xe cộ
- d. Xe (nói khái quát). Xe cộ qua lại. Tai nạn xe cộ.
xe cứu thương
- dt (H. cứu: cứu; thương: tổn thương) Xe ô-tô có dấu hồng thập tự của cơ quan y tế dùng để chở bệnh nhân đi cấp cứu: Ông cụ ngã cầu thang, con cái phải gọi ngay xe cứu thương đến.
xe du lịch
- d. (kng.). Ôtô du lịch.
xe đạp
- dt. Xe hai bánh, tay nắm gắn với bánh trước, dùng sức người đạp cho chuyển động: đi học bằng xe đạp xăm lốp xe đạp đua xe đạp.
xe điện
- dt Xe chạy bằng động cơ điện trên đường ray: Trước kia, ngày ngày bà ta đi chợ bằng xe điện.
xe đò
- d. (ph.; kng.). Ôtôca.
xe gắn máy
- dt. 1. Xe có gắn động cơ nhưng cũng có thể dùng sức người đạp đi được. 2. cũ, Nh. Xe máy.
xe hỏa
- xe hoả dt Như Xe lửa (cũ): Ngày nay người ta không dùng từ xe hoả nữa mà thay bằng từ xe lửa.
xe tang
- dt Xe chở quan tài người chết để đưa đến nghĩa địa: Đưa bà cụ đến nghĩa trang có hàng trăm người đi sau xe tang.
xe tắc xi
- xe tắc-xi dt (Pháp: taxi-auto) Xe hơi chở người trong thành phố, trả tiền theo số ki-lô-mét: Hà-nội ngày nay có rất nhiều công ti xe tắc-xi.
xẻ
- đg. 1 Cưa ra thành những tấm mỏng theo chiều dọc. Xẻ ván. Thợ xẻ. 2 Chia, cắt cho rời ra theo chiều dọc, không để liền. Áo xẻ tà. 3 (ph.). Bổ. Xẻ trái mít. 4 Đào thành đường dài, thường cho thông, thoát. Xẻ núi mở đường. Xẻ rãnh thoát nước.

- đgt. Làm cho đứt, rách từng mảnh: xé tờ giấy xé vải đau như xé ruột.
xem
- đgt 1. Nhìn để biết, để hiểu ý nghĩa: Xem chợ; Xem cảnh; Xem sách; Xem báo 2. Xét kĩ: Cần phải xem sổ sách kế toán 3. Đối đãi: Khi thầy, khi tớ, xem thường, xem khinh (K) 4. Dựa vào thứ gì mà đoán việc tương lai: Xem số tử vi.
xem xét
- đg. Tìm hiểu, quan sát kĩ để đánh giá, rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết. Xem xét tình hình. Xem xét nguyên nhân. Vấn đề cần xem xét.
xen
- 1 (F. scène) dt. Lớp của màn kịch: Về đường tâm lí, xen này là một xen rất hay, rất có duyên, vì tác giả đã tả cặp tình nhân say mê nhau, nhưng lại tức tối nhau, lúc thì cay chua, lúc thì độc địa, để rồi rút cục lại yêu nhau hơn trước (Vũ Ngọc Phan).
- 2 đgt. 1. ở vào giữa những cái khác: đứng xen vào đám đông trồng xen các loại cây. 2. Can dự vào việc của người khác vốn không dính líu liên can đến mình: không xen vào việc riêng của người ta.
xén
- đgt Cắt bớt chỗ không cần thiết: Xén giấy; Xén hàng rào cho bằng phẳng.
xéo
- 1 đg. (kng.). Giẫm mạnh, giẫm bừa lên. Xéo phải gai. Xéo nát thảm cỏ. Sợ quá, xéo lên nhau mà chạy.
- 2 đg. (thgt.). Rời nhanh khỏi nơi nào đó (hàm ý coi khinh). Ăn xong xéo mất tăm. Tìm đường mà xéo.
- 3 t. (ph.). Chéo. Nhìn xéo về một bên. Cắt xéo.
xẹo
- tt. Lệch hẳn sang một bên: đi xẹo sang phần đường bên phải.
xẹp
- đgt 1. Giảm hẳn đi: Phong trào ấy xẹp rồi; Sức khỏe xẹp dần 2. Nói quả bóng đã hết hơi: Bóng xẹp mất rồi.
xét đoán
- đg. Xem xét để nhận định, đánh giá. Xét đoán con người qua việc làm. Xét đoán sáng suốt.
xét hỏi
- đgt. Hỏi trực tiếp để phát hiện, xác minh hành vi phạm pháp của đối tượng nào: xét hỏi bị can xét hỏi giấy tờ điều tra xét hỏi.
xét xử
- đgt Nghiên cứu tội lỗi của phạm nhân để xử án: Nhiệm vụ của toà án là phải xét xử công minh; Mở rộng thẩm quyền xét xử và kiện toàn tổ chức của toà án (PhVKhải).
xê dịch
- đg. 1 Chuyển vị trí trong quãng ngắn (nói khái quát). Xê dịch bàn ghế trong phòng. Giữ chắc, không để bị xê dịch. Bóng nắng xê dịch dần trên thềm. 2 (id.). Thay đổi, biến đổi ít nhiều. Nhiệt độ xê dịch từ 20O đến 25OC. Thời gian có xê dịch.
xê xích
- I. đgt. Xê dịch ít nhiều: Các thông số hai lần thí nghiệm xê xích không đáng kể. II. tt. Chênh lệch nhau ít nhiều, nhưng không đáng kể: Thu nhập của từng cán bộ có thể xê xích theo từng tháng.
xế
- đgt Nghiêng về một bên: Bóng dâu đã xế ngang đầu (K); Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn (HXHương).
xếch
- t. Không ngay ngắn, mà có một bên như bị kéo ngược lên. Mắt xếch. Lông mày xếch ngược. Kéo xếch quần lên.
xếp
- 1 đgt. 1. Đặt vào vị trí nào, theo một trật tự nhất định: xếp danh sách thí sinh theo thứ tự A-B-C xếp sách lên giá. 2. Đặt vào vị trí nào, theo hệ thống phân loại nhất định: được xếp vào loại giỏi. 3. Cho hưởng quyền lợi nào, theo sự đánh giá, phân loại nhất định: được xếp lương vào ngạch chuyên viên cao cấp. 4. Để lại, gác lại, chưa giải quyết: xếp việc đó lại đã.
- 2 đgt. Gấp: xếp quần áo xếp chăn màn gọn gàng.
xếp đặt
- đgt Để vào chỗ theo thứ tự nhất định: Xếp đặt đồ đạc cho gọn gàng; Xếp đặt công việc cho mọi người.
xếp hàng
- đg. Đứng thành hàng theo thứ tự. Học sinh xếp hàng vào lớp. Xếp hàng mua vé xem kịch. Xếp thành hàng dọc.
xi
- 1 dt. Hợp chất giữa cánh kiến và tinh dầu dùng để gắn nút chai lọ, niêm phong bao, túi: xi gắn nút chai.
- 2 (F. cire) dt. Chất dùng để đánh bóng da thuộc, đồ gỗ: xi đánh giày.
- 3 đgt. Phát ra tiếng "xi" kéo dài để kích thích trẻ con đái, ỉa: xi cho con đái.
xi lanh
- xi-lanh dt (Pháp: cylindre) Bộ phận hình trụ rỗng của động cơ máy hơi nước: Trong xi-lanh có pít-tông chuyển động.
xi líp
- x. xilip.
xi măng
- xi-măng (F. ciment) dt. Hỗn hợp đá vôi và đất sét được nung, có tác dụng rắn kết lại khi hoà vào nước rồi để khô: nhà máy sản xuất xi măng cốt sắt mua một tấn xi măng.
xi rô
- xi-rô dt (Pháp: sirop) Nước đường có pha thuốc hoặc nước hoa quả: Đi nắng về, uống một cốc xi-rô cam.

- đg. 1 (Hơi bị nén) bật hoặc làm cho bật thoát mạnh ra qua chỗ hở hẹp. Bóng xì hơi. Quả đạn xì khói. Xe xì lốp (hơi trong săm lốp bị xì ra). 2 (kng.). Phì mạnh hơi qua kẽ răng, làm bật lên tiếng "xì", để tỏ thái độ không bằng lòng hoặc coi thường, khinh bỉ. Không trả lời, chỉ xì một tiếng. 3 (kng.). Hỉ. Xì mũi. 4 (thgt.). Đưa ra hoặc nói lộ ra, do bắt buộc (hàm ý chê). Nói mãi mới chịu xì ra mấy đồng bạc. Mới doạ một câu đã xì ra hết.
xì gà
- xì-gà (F. cigare) dt. Điếu thuốc cuộn nguyên lá: hút .
xì xào
- đgt Nói một số người chuyện trò với nhau, thường là để chê bai: Người ta xì xào về chuyện hai vợ chồng nhà ấy bỏ nhau.
xỉ
- 1 d. Chất thải rắn và xốp còn lại trong quá trình luyện kim, đốt lò. Xỉ lò cao. Xỉ sắt. Xỉ than.
- 2 đg. (ph.). Hỉ. Xỉ mũi.
- 3 đg. (ph.). Xỉa. Xỉ vào mặt mà mắng.
xí nghiệp
- dt. Cơ sở sản xuất kinh doanh tương đối lớn: xí nghiệp chế biến thực phẩm xí nghiệp đóng giày da xí nghiệp dược phẩm.
xỉa
- 1 đgt Đưa ra liên tiếp từng cái một: Xỉa tiền trước mặt; Mấy đồng bạc mà người chủ xỉa ra cho tôi (ĐgThMai).
- 2 đgt Lấy tăm làm sạch cả kẽ răng sau khi ăn: Ăn cơm xong, chưa kịp xỉa răng đã bị gọi đi.
- 3 đgt Đưa ngón tay trỏ vào mặt người ta: Bà ta vừa hét lên vừa xỉa tay vào trán người đầy tớ.
- 4 đgt Xen vào việc không dính dáng đến mình: Việc đó tự tôi quyết định, không nhờ ai xỉa vào.
xích
- 1 I d. Dây kim loại gồm nhiều vòng, nhiều khúc giống nhau, móc nối liên tiếp với nhau. Buộc bằng dây xích. Xích sắt. Xích xe đạp. Xích xe tăng.
- II đg. Buộc, giữ bằng dây . Xích con chó lại. Bị xích chân tay.
- 2 đg. Chuyển dịch vị trí trong khoảng rất ngắn. Ngồi xích vào. Xích lại cho gần. Xích chiếc ghế ra xa một chút.
xích đạo
- dt. Đường tròn tưởng tượng vuông góc với trục Trái Đất và chia Trái Đất thành hai phần bằng nhau là bán cầu bắc và bán cầu nam: vùng xích đạo nằm xa đường xích đạo.
xích đu
- dt Ghế chao: Xích đu bằng mây.
xích mích
- đg. (hoặc d.). Có va chạm lặt vặt trong quan hệ với nhau. Xích mích nhau vì một chuyện không đâu. Gây xích mích.
xiếc
- (F. cirque) dt. Nghệ thuật biểu diễn các động tác khéo léo tài tình, độc đáo của người hoặc thú vật: biểu diễn xiếc xem xiếc xiếc thú.
xiêm y
- d. Như áo xiêm.
xiên
- 1 I. đgt. Đâm xuyên qua bằng vật dài, nhọn: xiên thịt nướng chả. II. dt. Vật dài, nhỏ, có một hay vài ba mũi nhọn: một xiên thịt cầm xiên xiên cá.
- 2 tt. Chếch, chéo góc, không thẳng đứng và không nằm ngang: đường xiên kẻ xiên Nắng chiếu xiên vào nhà.
xiềng
- dt Xích lớn có vòng sắt ở hai đầu để khoá chân tay người tù: Còn nghe tiếng gót nặng dây xiềng (Tố-hữu).
xiết
- 1 đg. 1 Làm cho vừa chuyển động mạnh vừa áp thật sát trên bề mặt một vật khác. Xiết que diêm lên vỏ diêm. Xe phanh đột ngột, bánh xe xiết trên mặt đường. Mũi khoan xiết vào lớp đất đá. Xiết đậu xanh (cho tróc vỏ). Mảnh đạn xiết qua vai (bay sát ngang qua). 2 (Dòng nước) chảy rất mạnh và nhanh. Dòng nước xiết như thác. Nước lũ chảy xiết.
- 2 x. siết.
- 3 đg. cn. xiết nợ. Lấy của người khác, bất kể đồng ý hay không, để trừ vào nợ.
- 4 p. (hay đg.). (thường dùng phụ sau đg., có kèm ý phủ định). 1 (vch.). Cho đến hết, đến cùng. Nhiều không đếm xiết. Mừng không kể xiết. Nói sao cho xiết. Khôn xiết*. 2 (ph.). Đặng. Khổ quá, chịu không xiết.
xiêu
- tt. 1. Nghiêng, chếch một bên, không còn thẳng đứng nữa: Gió làm cho cột điện xiêu, sắp đổ nhà xiêu vách đổ. 2. Có chiều ưng thuận, nghe theo: nghe nói mãi cũng hơi xiêu tán mãi mà không xiêu.
xiêu lòng
- đgt Ngả theo ý người khác: Bố mẹ tưởng con đã xiêu lòng (Ng-hồng).
xiêu vẹo
- t. Không đứng được thẳng, được vững nữa, mà nghiêng lệch theo những hướng khác nhau. Nhà cửa xiêu vẹo. Bước đi xiêu vẹo, chực ngã.

<< V (2) | X (2) >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 619

Return to top