Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Khoa Học >> Từ điển tiếng Việt

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 49749 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Từ điển tiếng Việt
Nhóm biên soạn

H (1)

ha
- 1 c. Tiếng thốt ra biểu lộ sự vui mừng, phấn khởi. Ha! Thích quá!
- 2 hecta, viết tắt.
ha ha
- tt. (Cười) to, vang và phát ra liên tục, biểu lộ sự thoải mái, sảng khoái: cười ha ha.

- 1 dt (động) 1. Thứ sò nước mặn sống thành từng mảng lớn bám vào đá: Lâu nay mới hả ước ao ăn hà (Tản-đà) 2. Vỏ hà rất sắc: Đừng đi nước mặn mà hà ăn chân (cd).
- 2 dt Sâu đục khoai lang: Củ khoai này có hà rồi.
- tt Có đục: Đừng ăn khoai hà.
- 3 dt Sâu ăn dưới bàn chân của một số động vật: Ngựa bị hà ăn chân.
- 4 dt Phần giữa bàn cờ tướng phân cách hai phía: Đưa tốt biên qua hà.
- 5 tht Từ đặt ở đầu câu tỏ ý bực tức: Hà! Nó láo thế à!.
hà bá
- d. Thần sông, trong truyện thần thoại. Đất có thổ công, sông có hà bá (tng.).
hà hiếp
- đgt. Lấn át, đè nén bằng quyền lực: Địa chủ hà hiếp nông dân.
hà khắc
- tt (H. hà: khắc nghiệt; khắc: nghiệt ngã) Khe khắt, nghiệt ngã: Không thể sống dưới chế độ hà khắc của bọn thực dân và phong kiến, nhân dân ta đã vùng dậy (Trg-chinh).
hà mã
- d. Thú lớn gần với lợn, đầu to, mõm rộng, ăn cỏ, sống ở sông đầm châu Phi.
hà tất
- pht. Chẳng cần gì: hà tất phải làm theo ý của người ta.
hà tiện
- tt (H. hà: thế nào; tiện: thấp hèn) Bủn xỉn: Hà tiện mà ăn cháo hoa, đồng đường, đồng đậu cũng ra ba đồng (cd).
hả
- 1 đg. 1 Mất đi cái chất vốn có do kết quả của quá trình bay hơi. Rượu hả. Phơi ải cho hả đất. 2 Hết cảm thấy bực tức, do kết quả của một tác động nào đó. Nói cho hả giận. 3 Cảm thấy được đầy đủ như ý muốn; thoả. Cha mẹ hả lòng vì con. Lâu ngày gặp nhau, nói chuyện suốt đêm cho hả.
- 2 (ph.). x. há1.
- 3 tr. (kng.; dùng ở đầu hoặc cuối câu hay đoạn câu). Từ biểu thị ý hỏi một cách thân mật nhằm xác định thêm điều mình đang nghi vấn. Có chuyện gì thế, hả anh? Đến rồi hả?
hả giận
- đgt. Được thoả mãn vì trút được nỗi tức giận: nói một thôi một thốc cho hả giận chửi cho hả giận.

- 1 đgt Mở miệng to ra: Há ra cho mẹ bón cơm.
- 2 trgt 1. Đâu phải: Đầu sư há phải gì bà cốt (HXHương). 2. Lẽ nào: Nắng sương nay, há đội trời chung (NgĐChiểu).
há hốc
- đg. (kng.). Há rất to. Há hốc miệng, kinh ngạc.
hạ
- 1 dt. 1. Mùa nóng nhất trong một năm, sau mùa xuân, trước mùa thu; hè: Xuân qua hạ đến hết hạ sang thu hạ chí hạ thiên lập hạ. 2. Thời gian các nhà sư tập trung để học, tu dưỡng và đọc kinh trong mùa hè: đi hạ ngồi hạ.
- 2 đgt. 1. Chuyển vị trí từ cao xuống thấp: hạ cờ hạ cây nêu hạ màn hạ bệ hạ thổ. 2. Giảm bớt, giảm thấp hơn: hạ giá hạ huyết áp. 3. Kẻ một đường thẳng góc với đường thứ nhất (từ một địa điểm ngoài một đường thẳng). 4. Đánh chiếm: hạ đồn hạ thành. 5. Đánh thắng: hạ đo ván đối thủ. 6. Nêu lên cái cần thực hiện: hạ quyết tâm hạ lệnh.
- Một tên gọi khác của dân tộc Cơ-Tu.
hạ bộ
- dt (H. hạ: ở dưới; bộ: bộ phận) Bộ phận sinh dục của nam giới: Vệ sinh hạ bộ.
hạ cánh
- đg. (Máy bay) đỗ xuống. Máy bay từ từ hạ cánh.
hạ cấp
- 1. dt. Hàng dưới, bậc dưới; phân biệt với thượng cấp: Hạ cấp phục tùng thượng cấp. 2. Loại thấp kém: văn chương hạ cấp hàng hoá hạ cấp.
hạ chí
- dt (H. hạ: mùa hạ; chí: đến) Thời gian mà mặt trời, so với đường xích đạo của quả đất, ở vị trí xa nhất về phía bắc, ở vĩ tuyến 23o27Ò: Hạ chí trùng vào ngày 21 hay 22 tháng Sáu dương lịch.
hạ cố
- đg. (cũ, hoặc kc.). Nhìn đến, để ý đến người bề dưới hoặc coi như bề dưới mà làm việc gì. Hạ cố đến thăm.
hạ du
- dt. Miền đất ở hạ lưu của sông; trái với thượng du: hạ du sông Hồng.
hạ giá
- đgt (H. hạ: cho xuống, giá: giá hàng) 1. Giảm giá hàng: Hàng bán không chạy phải hạ giá 2. Giảm giá trị: Cuộc sống bê tha hạ giá con người.
hạ lệnh
- đg. Ra lệnh, truyền xuống cho cấp dưới thi hành. Ban chỉ huy hạ lệnh tiến công.
hạ mình
- đgt. Tự đặt mình xuống địa vị thấp hơn hoặc chịu nhục để làm việc gì: ông ta không bao giờ hạ mình với ai hạ mình xin xỏ.
hạ thủy
- hạ thuỷ đgt (H. hạ: để xuống dưới; thuỷ: nước) Làm lễ cho tàu hoặc thuyền xuống nước: Ông làm lễ hạ thuỷ chiếc thuyền đầu tiên (NgTuân).
hạc
- d. Chim lớn cao cẳng, cổ và mỏ dài, thường dùng tượng trưng cho sự sống lâu. Gầy như hạc. Tuổi hạc*.
hách
- tt. 1. Làm ra vẻ cho người khác phải nể sợ: ngồi chễm chệ trên xe trông hách lắm hống hách. 2. Hách dịch: trông nó thế mà hách lắm.
hạch
- 1 dt Chỗ phình to trên bạch huyết quản: Nổi hạch ở bẹn.
- 2 dt 1. (sinh) Hạt nhân của tế bào: Hạch thường hình cầu và nằm trong chất nguyên sinh của tế bào 2. Một thứ bệnh dịch, nổi hạch ở bẹn: Chuột là giống truyền bệnh hạch.
- 3 dt Kì thi khảo sát trước kì thi hương: Thầy khoá lần ấy đã đỗ hạch.
- đgt Thi: Ra ở Hà-nội, đỗ ngay đầu xứ (NgCgHoan).
- 4 đgt Bẻ bắt người dưới: Tên tri huyện hạch dân để ăn hối lộ.
hạch sách
- đg. Bắt bẻ, đòi hỏi để làm khó dễ. Cứ hạch sách mãi. Kiếm chuyện hạch sách.
hai
- dt. 1. Số tiếp theo số một trong dãy số tự nhiên: hai người hai con gà. 2. đphg Những người lớn tuổi hơn cả trong cùng một thế hệ ở một gia đình: anh Hai chị Hai.
hai lòng
- tt, trgt Không trung thành, không thuỷ thung: Con người ăn ở hai lòng.
hài
- 1 d. Loại giày thời xưa. Ra hán vào hài. Đôi hài vạn dặm.
- 2 đg. (ph.). Kể ra, nói rõ ra. Hài rõ ra. Hài tội.
- 3 t. (cũ). Hoà hợp. Phận đẹp duyên hài.
- 4 t. (kết hợp hạn chế). Có những yếu tố gây cười; trái với bi. Những tình huống hài trong kịch. Đưa thêm chất hài vào phim.
hài cốt
- dt. Bộ xương người chết đã lâu ngày: tìm hài cốt đồng đội đưa hài cốt các liệt sĩ về nghĩa trang.
hài hòa
- hài hoà tt, trgt (H. hài: hoà nhau; hoà: hoà) Kết hợp nhuần nhuyễn; Dịu dàng, nhịp nhàng: Nghệ thuật sống hài hoà với thiên nhiên (Huy Cận); Kết hợp hài hoà nhiều yếu tố.
hài hước
- đg. (hay t.). Vui đùa nhằm mục đích gây cười (thường nói về hình thức văn nghệ). Lối văn hài hước. Câu chuyện hài hước. Giọng hài hước.
hài kịch
- dt. Kịch dùng, hình thức gây cười để đả kích, phê phán thói xấu, hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
hài lòng
- tt Vui vẻ bằng lòng: Con ngoan, cha mẹ hài lòng.
hải âu
- d. Chim lớn, cánh dài và hẹp, mỏ quặm, sống ở biển.
hải cảng
- dt. Cảng ở bờ biển: một hải cảng quan trọng xây dựng hải cảng.
hải cẩu
- dt (H. cẩu: chó) Loài thú ở các biển vùng hàn đới, chân có màng: Đám ngư phủ đi đánh cá và săn hải cẩu (NgTuân).
hải đảo
- d. Khoảng đất lớn nhô cao giữa mặt biển hoặc đại dương; đảo ngoài biển.
hải đăng
- dt. Đèn biển: ngọn hải đăng trên biển.
hải hà
- dt (H. hà: sông) Sông biển mênh mông: Co chân vùng vẫy miền trăng bạc, nghển cổ ăn chơi chốn hải hà (NgKhuyến).
- tt Rộng rãi, có độ lượng: Nhờ lượng .
hải lưu
- d. Dòng nước ở biển hay đại dương chảy theo một hướng nhất định.
hải lý
- x. hải lí.
hải ngoại
- dt. Nước ngoài: lá thư từ hải ngoại gửi về bôn ba nơi hải ngoại.
hải phận
- dt (H. phận: phần) Vùng biển thuộc phạm vi chủ quyền một nước: Các chiến sĩ hải quân bảo vệ hải phận của Tổ quốc.
hải quan
- d. Việc kiểm soát và đánh thuế đối với hàng hoá xuất nhập cảnh. Thuế hải quan.
hải quân
- dt. Quân chủng của lực lượng vũ trang những nước có biển, làm nhiệm vụ chiến lược, chiến dịch trên chiến trường, biển và đại dương.
hải tặc
- dt (H. tặc: cướp) Cướp biển: Những phụ nữ di tản đã bị bọn hải tặc hãm hiếp.
hải vị
- d. Thức ăn quý chế biến từ sản phẩm lấy ở biển. Sơn hào hải vị*.
hải yến
- dt. Chim én ở ngoài biển, tổ dùng làm món ăn đặc sản cao cấp.
hãi
- tt Sợ lắm: Sợ người ở phải, hãi người cho ăn (tng).
hái
- 1 d. Nông cụ gồm một lưỡi thép có răng gắn vào thanh gỗ hay tre có móc dài, dùng để gặt lúa.
- 2 đg. Dùng tay làm cho hoa, quả, lá, cành đứt lìa khỏi cây để lấy về. Hái rau. Hái củi. Hái ra tiền (kng.; kiếm được nhiều tiền một cách dễ dàng). Ngày xuân đi hái lộc. Có gieo thì có hái (tng.).
hại
- 1 I. dt. Cái gây thất thiệt, tổn thương; trái với lợi ích: hút thuốc là có hại đối với sức khoẻ di hại độc hại khốc hại lợi hại nguy hại tai hại tệ hại. II. tt. Có tính chất gây nhiều thất thiệt, tổn thương: giống sâu bọ hại lúa ăn hại nhiễu hại thảm hại thiệt hại. III. đgt. 1. Gây thất thiệt, tổn thương: sâu bệnh hại mùa màng hại nhân nhân hại phá hại phương hại tàn hại. 2. Giết hại: ám hại và bức hại hãm hại sát hại.
- 2 đgt. Sợ, hãi: hại ma hạt xanh mặt.
ham
- đgt Thích một cách say mê: Không ham giàu sang, không e cực khổ (HCM).
ham mê
- đg. Ưa thích tới mức say mê. Ham mê nghệ thuật. Ham mê cờ bạc.
ham muốn
- đgt. Mong muốn thiết tha: ham muốn học hỏi.
hàm
- dt Phần xương mặt có răng: Hàm dưới; Hàm trên; Xương hàm; Tay làm hàm nhai (tng).
hàm hồ
- t. (Cách nói năng) thiếu căn cứ, không phân rõ đúng sai, không đúng với sự thật. Ăn nói hàm hồ.
hàm số
- dt. Khái niệm toán học chỉ sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các đại lượng biến thiên.
hàm súc
- tt (H. hàm: chứa đựng; súc: chứa cất) Tuy ngắn gọn mà chứa đựng nhiều ý tứ sâu sắc: Đó là một bài văn hàm súc.
hãm
- 1 đg. Cho nước sôi vào chè hay dược liệu và giữ hơi nóng một lúc để lấy nước cốt đặc, hay để chiết lấy hoạt chất. Hãm một ấm trà. Hãm chè xanh.
- 2 đg. Làm cho giảm bớt hoặc ngừng vận động, hoạt động, phát triển. Hãm máy. Hãm phanh đột ngột. Hãm cho hoa nở đúng ngày Tết. Hãm tiết canh (giữ cho tiết không đông để đánh tiết canh).
- 3 đg. Làm cho đối phương lâm vào thế không thể tự do hoạt động, hành động. Hãm địch vào thế bất lợi. Hãm thành.
- 4 đg. (Ả đào thời trước) hát câu chuốc rượu mời khách. Ả đào hãm một câu. Ngâm câu hãm.
- 5 t. (kng.). Có tác dụng đem lại vận rủi, làm cho gặp điều không may. Tướng mặt trông rất hãm.
hãm hại
- đgt. Làm hại, giết chết bằng thủ đoạn ám muội: Kẻ địch hãm hại tù chính trị trong ngục tù hãm hại lẫn nhau Xưa nay hãm hại người ta đã đầy (Nhị độ mai).
hám
- đgt Tham muốn quá: Ông hám tiền, nhưng hám danh hơn cả tiền (NgKhải).
hạm
- d. (id.). Tàu chiến loại lớn. Pháo từ hạm bắn vào.
hạm đội
- dt. Đơn vị lớn nhất trong hải quân một số nước, bao gồm các binh chủng tàu mặt nước, tàu ngầm, phối hợp hoạt động nhằm một mục đích chung: hạm đội Hắc Hải.
han
- 1 dt (thực) Loài cây song tử diệp, lá có lông, hễ chạm phải là sinh ra ngứa và rát: Bị ngứa như sờ phải lá han.
- 2 đgt Như Hỏi (cũ): Thấy có ai han, chớ đãi đằng (NgTrãi); Trước xe lời lả han chào (K).
- 3 tt Bị gỉ: Cái nồi này han rồi.
hàn
- 1 d. (kng.). Hàn lâm (gọi tắt). Ông hàn.
- 2 đg. 1 Nối liền hai bộ phận kim loại với nhau bằng cách làm nóng chảy. Hàn hai ống thép lại. 2 Làm cho liền kín lại chỗ bị vỡ, bị nứt, thủng. Hàn nồi. Hàn con đê. Răng sâu phải hàn.
- 3 t. 1 (id.). Lạnh. 2 (Cơ thể) ở tạng lạnh, biểu hiện: sợ rét, chân tay lạnh, tiểu tiện nhiều, v.v. (theo cách nói của đông y). Máu hàn. Chứng trúng hàn.
hàn gắn
- đgt. Làm cho liền, cho nguyên lành như ban đầu: hàn gắn đê điều hàn gắn vết thương chiến tranh Tình cảm giữa hai người khó mà hàn gắn được.
hàn sĩ
- dt (H. hàn: lạnh; sĩ: học trò) Người học trò nghèo: Đi tập làm hàn sĩ sắp thành nghề (Ng-hồng).
hàn the
- d. Khoáng vật không màu, thường ở dạng bột trắng, dùng để hàn kim loại, làm thuốc, hoặc để chế biến thực phẩm.
hàn thử biểu
- cũ, Nh. Nhiệt kế.
hàn vi
- tt (H. hàn: lạnh; vi: nhỏ nhoi) Nghèo hèn, không có địa vị gì trong xã hội: Trong quân có lúc vui vầy, thong dong mới kể sự ngày hàn vi (K).
hãn hữu
- t. Hiếm có, ít thấy. Trường hợp hãn hữu. Hãn hữu lắm mới xảy ra.
hán học
- dt. Ngành khoa học nghiên cứu học thuật Trung Quốc thời cổ, trước hết là các văn bản cổ chữ Hán: nhà Hán học.
hạn
- 1 dt Tình trạng thiếu nước do nắng lâu, không có mưa: Trông con như hạn mong rào (tng); Nhân dân chống hạn.
- 2 dt 1. Chừng mực đã ấn định: Tiêu tiền có hạn 2. Thời gian đã ấn định: Làm cầu xong trước hạn.
- đgt Cho một thời gian nhất định: năm ngày phải làm xong sổ sách.
- 3 dt Điều không may xảy ra: Chẳng may gặp hạn.
- tt Không may: Năm xung tháng (tng).
hạn chế
- đg. Giữ lại, ngăn lại trong một giới hạn nhất định, không để cho vượt qua. Hạn chế chi phí. Tầm nhìn bị hạn chế.
hạn hán
- dt. Hạn, nắng hạn nói chung: Hạn hán kéo dài vùng đất luôn bị thiên tai như hạn hán, lụt lội.
hạn hẹp
- tt Có mức độ ít ỏi: Đồng lương hạn hẹp; Khả năng hạn hẹp; Ngân sách hạn hẹp.
hang
- d. 1 Khoảng trống sâu tự nhiên hay được đào vào trong lòng đất. Hang đá. Hang cua. Chuột đào hang. 2 Chỗ rỗng trong mô cơ thể động vật, do hiện tượng tế bào bị hoại tử tạo ra. Lao phổi đã thành hang.
hàng
- 1 I. dt. 1. Tập hợp người hoặc vật nối tiếp nhau thành dãy. dàn hàng ngang viết thẳng hàng hàng đầu hàng ngũ. 2. Thứ bậc: hàng chú bác hàng cha chú. 3. Tập hợp người sống trong một đơn vị hành chính: hàng xóm láng giềng chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng hàng giáp hàng xứ. 4. Sản phẩm đem bán ra: giá hàng hàng cao cấp hàng hoá khách hàng. 5. Nơi bán hàng: hàng phở hàng bán ốc hàng quán cửa hàng ngân hàng. II. pht. Với số lượng nhiều và không xác định: có tới hàng vạn phải chờ lâu hàng giờ.
- 2 dt. Loại vải mỏng và lắng: quần hàng.
- 3 đgt. 1. Chịu thua đối phương: hạ vũ khí xin hàng hàng thì sống, chống thì chết hàng binh hàng thần hàng thư đầu hàng quy hàng. 2. Chịu bất lực: Việc này thì tôi xin hàng.
hàng đầu
- tt, trgt Trên hết; Trước hết: Biện pháp hàng đầu; Đi hàng đầu.
hàng giậu
- dt Bờ rào: Trồng cây cúc tần làm hàng giậu.
hàng hải
- d. 1 Kĩ thuật điều khiển tàu biển. 2 Vận tải đường biển. Ngành hàng hải. Công nhân hàng hải.
hàng hóa
- hàng hoá dt. Sản vật dùng để bán nói chung: Cửa hàng có nhiều hàng hoá hàng hoá ế ẩm trao đổi, mua bán hàng hoá.
hàng không
- dt (H. hàng: vượt biển; không: trên không) Việc giao thông bằng máy bay: Xây dựng ngành hàng không dân dụng.
hàng loạt
- d. Một số lượng lớn có trong cùng một lúc. Sản xuất hàng loạt. Vũ khí giết người hàng loạt. Hàng loạt nhà máy đã được xây dựng.
hàng ngũ
- dt. 1. Tập hợp người được sắp xếp thành hàng lối quy củ: hàng ngũ chỉnh tề kiểm tra hàng ngũ. 2. Tập hợp người được sắp xếp chặt chẽ về mặt tổ chức, cùng theo đuổi một mục đích, lí tưởng: hàng ngũ cách mạng không bỏ hàng ngũ.
hàng rào
- dt Tre, nứa hoặc cây xanh vây chung quanh nhà và vườn: Cái hàng rào bằng nứa vây lấy mảnh sân (Ng-hồng).
hàng xóm
- d. Người ở cùng một xóm hoặc nói chung người láng giềng, trong quan hệ với nhau. Người hàng xóm. Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.
hãng
- dt. Tổ chức sản xuất, kinh doanh lớn: hãng xe hơi hãng phim truyện.
háng
- dt Phận cơ thể tiếp giáp giữa đùi và bụng: Đứng giạng háng; Nổi hạch ở háng.
hạng
- d. Tập hợp người hoặc vật cùng loại, được đánh giá và xếp theo cao thấp, lớn nhỏ, tốt xấu khác nhau. Hạng người xấu. Vé hạng nhất. Xếp hạng.
hanh
- tt. (Khí hậu) kho và se lạnh, có thể làm nứt nẻ da thịt: trời hanh thời tiết hanh khô.
hanh thông
- tt (H. hanh: thông suốt; thông: suốt qua) Nói việc đều trôi chảy: Chúa nghe tâu hết vân mồng, nhà yên, nước trị, hang thông an nhàn (Hoàng Trừu); Vạn sự, vạn vật đều hanh thông (Tản-đà).
hành
- 1 d. cn. hành ta. Cây thân ngầm, hình dẹp, mang nhiều lá mọng nước xếp úp vào nhau thành một khối hình củ, dùng làm gia vị.
- 2 đg. Làm cho khổ sở. Bị cơn sốt hành suốt đêm.
- 3 đg. (kết hợp hạn chế, đi đôi với học). Thực hành (nói tắt). Học đi đôi với hành.
hành động
- I. đgt. Làm việc gì để đạt được mục đích, ý nguyện: ra tay hành động hành động cho phải lẽ. II. dt. Việc làm có mục đích: có hành động quả cảm một hành động cao cả.
hành hạ
- đgt Làm cho đau đớn, khổ sở: Lại còn hành hạ cho tàn, cho đau (Tú-mỡ).
hành hình
- đg. Giết để thi hành án tử hình. Tử tù bị đem hành hình.
hành khách
- dt. Người đi trên các phương tiện giao thông của các cơ sở kinh doanh thuộc lĩnh vực giao thông vận tải: mời các hành khách lên xe hành khách kiểm tra hành lí trước khi xuống tàu.
hành khất
- đgt (H. khất: xin ăn) Đi xin ăn: Này đoạn công chúa càng ghê, đoạn xong hành khất mới về gốc đa (Lí Công).
hành lạc
- đg. Vui chơi, tiêu khiển bằng những thú vui vật chất tầm thường, không lành mạnh. Lao vào cuộc hành lạc.
hành lang
- dt. 1. Lối đi trong nhà, dọc dài phía trước hoặc xung quanh: đứng ngoài hành lang cho mát. 2. Lối đi có mái che, nối giữa nhà này với ngôi nhà khác. 3. Nhà dài nằm hai bên ngôi nhà chính của chùa. 4. Dải giao thông tương đối an toàn, có giới hạn về chiều rộng, nối liền các khu vực trên đất, trên không, trên biển.
hành pháp
- đgt (H. pháp: phép) Thi hành pháp luật: Quyền lập pháp và quyền hành pháp.
hành quân
- đg. (Đơn vị quân đội) di chuyển từ nơi này đến nơi khác theo đội hình nhằm mục đích nhất định. Hành quân suốt đêm không nghỉ. Trên đường hành quân.
hành tây
- dt. Cây trồng có thân to, hình cầu, lá hình trụ rỗng, các hoa to, hoa trắng hoặc tim tím xếp thành hình sao, dùng làm gia vị.
hành trình
- dt (H. trình: đường đi) Đường đi qua trong một chuyến đi dài: Ông ấy đi theo Bác Hồ trong cả cuộc hành trình sang Pháp.
hành tung
- d. Dấu vết về những hành vi của một người nào đó. Hành tung bị lộ.
hành văn
- dt. Cách đặt câu, dùng từ trong viết văn: hành văn trôi chảy hành văn trong sáng hành văn cầu kì.
hành vi
- dt (H. vi: làm) Việc làm, xét về mặt đánh giá phẩm chất: Một hành vi cao thượng đối với kẻ đã làm hại mình.
hãnh diện
- đg. Hài lòng về điều mình cho là hơn người khác và sung sướng để lộ ra ngoài. Bà mẹ hãnh diện có đứa con kháu khỉnh. Hãnh diện với bạn bè.
hãnh tiến
- tt. Thuộc hạng người kém tài năng, cố ngoi lên để đạt danh vị cao, không tương xứng khả năng của chính mình: một con người hãnh tiến.
hạnh
- 1 dt (thực) Loài cây thuộc họ mận: Chẳng qua mai trước, hạnh sau khác gì (BNT); Hoa chào ngõ hạnh, hương bay dặm phần (K).
- 2 dt Nết tốt: Thương vì hạnh, trọng vì tài, Thúc ông thôi cũng đẹp lời phong ba (K); Bốn đức tính của người phụ nữ tốt thời xưa là: Công, dung, ngôn, hạnh.
hạnh kiểm
- d. Phẩm chất, đạo đức biểu hiện trong việc làm, trong cách đối xử với mọi người. Nhận xét về hạnh kiểm của học sinh. Hạnh kiểm tốt.
hạnh ngộ
- đgt. Gặp nhau một cách may mắn.
hạnh phúc
- dt (H. hạnh: may mắn; phúc: tốt hành) Sự sung sướng đầy đủ: Đường lên hạnh phúc rộng thênh thang (HCM).
hao
- đg. 1 Bị giảm mất đi một phần về số lượng, giảm dần từng ít một, do một nguyên nhân nào đó. Dầu bay hơi, hao mất nhiều. 2 Tốn nhiều hơn so với mức thường, mức cần thiết. Mạ nhỏ cây, cấy hao lắm. Cuộc chiến tranh hao người tốn của.
hao hụt
- đgt. Bị mất, thiếu hụt một phần do hao hụt tự nhiên: hao hụt trong quá trình vận chuyển hao hụt trong chỉ số cho phép.
hao mòn
- tt Sút kém đi: Ruột tằm ngày một héo hon, tuyết sương ngày một hao mòn mình ve (K).
hao tổn
- đg. Dùng mất quá nhiều vào một việc gì một cách đáng tiếc. Hao tổn tiền của. Lo buồn làm hao tổn sức khoẻ.
hào
- 1 dt. Rãnh rộng và sâu dùng làm công sự chiến đấu hoặc đi lại, vận chuyển, làm chướng ngại vật: hào giao thông đào hào đắp luỹ hào hố hào luỹ chiến hào giao thông hào hầm hào.
- 2 Đơn vị tiền tệ trước đây bằng 1/10 đồng: giá 1 đồng 3 hào.
- 3 dt. Một trong sáu vạch của một quẻ trong Kinh Dịch: Sáu mươi bốn quẻ, ba trăm dư hào (Lục Vân Tiên).
hào hiệp
- tt (H. hào: mạnh mẽ, rộng rãi; hiệp: sẵn lòng giúp đỡ) Rộng rãi và sẵn lòng giúp đỡ người khác: Người hào hiệp ít khi nghĩ đến lợi riêng.
hào hoa
- t. Rộng rãi và lịch sự trong cách cư xử, giao thiệp. Con người hào hoa.
hào hùng
- tt. Có khí thế mạnh mẽ, sôi nổi. tiếng hát hào hùng khí thế hào hùng của dân tộc thời kì hào hùng nhất trong lịch sử.
hào hứng
- tt (H. hứng: hứng thú) Cảm thấy có hứng thú mạnh mẽ: Có nhiều người hào hứng nhưng cũng có một số dè dặt (NgTuân).
hào khí
- d. (trtr.). Chí khí mạnh mẽ, hào hùng. Hào khí của người chiến thắng.
hào kiệt
- dt. Người có tài năng và chí khí hơn hẳn người bình thường: bậc anh hùng hào kiệt Vận nước lúc thịnh lúc suy, song hào kiệt thời nào cũng có Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt (Chinh phụ ngâm).
hào nhoáng
- tt Đẹp đẽ bề ngoài: Nước sơn hào nhoáng, nhưng gỗ không tốt.
hào phóng
- t. Rộng rãi về mặt chi tiêu trong quan hệ đối xử với người. Hào phóng với bạn bè.
hào quang
- dt. ánh sáng rực rỡ toả ra chung quanh: toả ánh hào quang.
hảo
- đg. (ph.; kng.). Ưa thích một món ăn nào đó. Nó chỉ hảo cái món canh chua.
hảo hán
- dt. Người đàn ông dũng cảm, phóng khoáng, sẵn sàng ra tay cứu giúp, bênh vực người yếu trong xã hội cũ: anh hùng hảo hán một trang hảo hán.
hảo tâm
- dt (H. tâm: lòng) Lòng tốt: Mấy ai ở đặng hảo tâm: nắng toan giúp nón, mưa dầm giúp tơi (LVT).
hão
- t. Không được việc gì cả vì không thiết thực, không có cơ sở thực tế. Sĩ diện hão. Chuyện hão. Hứa hão*.
háo
- 1 đgt. Quá ham muốn quá khát khao: háo của háo của lạ.
- 2 tt. Có cảm giác khô khát trong người, muốn ăn uống các chất tươi mát: Bụng háo, muốn ăn bát canh chua Sau cơn say rượu người rất háo.
háo hức
- đgt Ao ước muốn được chóng toại nguyện: Háo hức đi tìm cái mới (Tô-hoài).
hạo nhiên
- t. (cũ; id.). (Chí khí) ngay thẳng, khảng khái.
hạp
- tt., đphg Hợp: hạp ý Món này rất hạp với tôi.
hát
- đgt Phát ra những âm thanh uốn theo nhịp điệu, giai điệu nhất định: Mẹ hát con khen hay (tng); Cười nên tiếng khóc, hát nên giọng sầu (CgO).
hạt
- 1 d. 1 Bộ phận hình trứng hay hình dẹp chứa trong quả, do noãn cầu của bầu hoa biến thành, nảy mầm thì cho cây con. Gieo hạt cải. Hạt giống (hạt dùng để gây giống). 2 Quả khô của một số cây lương thực. Hạt thóc. Bắp ngô mẩy hạt. 3 Vật có hình giống như hạt gạo, hạt ngô. Hạt muối. Hạt sạn. Chuỗi hạt. 4 Lượng nhỏ chất lỏng có hình giống như hạt gạo, hạt ngô. Mưa nặng hạt. Không còn hạt nước nào. 5 (chm.). Hạt cơ bản (nói tắt).
- 2 d. 1 Đơn vị hành chính thời trước, lớn hơn phủ, huyện. 2 Đơn vị quản lí của một số ngành. Hạt kiểm lâm. Hạt giao thông (gồm nhiều cung). 3 Đơn vị của giáo hội, nhỏ hơn địa phận và gồm một số xứ.
hạt tiêu
- dt. Quả, hạt tròn nhỏ, màu xám, có vị cay, dùng làm gia vị.
hàu
- dt Loài sò nhỏ ở bờ biển, bám vào đá thành tảng: Vỏ hàu cứa vào chân.
hay
- 1 đg. 1 Biết là có điều nào đó đã xảy ra. Hay tin. Làm đến đâu hay đến đó. 2 (dùng sau sẽ, hẵng, hãy). Tính liệu cách xử lí (nói về việc trong tương lai). Sau hẵng hay, không hứa trước được.
- 2 t. 1 Được đánh giá là có tác dụng gây được hứng thú hoặc cảm xúc tốt đẹp, dễ chịu; trái với dở. Hát hay. Vở kịch hay. Văn hay chữ tốt. 2 Được đánh giá là đạt yêu cầu cao, có tác dụng mang lại hiệu quả mong muốn. Liều thuốc hay. Ngựa hay. Một sáng kiến hay. 3 (kết hợp hạn chế). Có tác dụng đem lại sự tốt lành. Nói điều hay, làm việc tốt. Tin hay bay xa (tng.). Xảy ra chuyện không hay. 4 (kng.). Có dáng vẻ dễ ưa, gây được thiện cảm hoặc sự thích thú. Không đẹp lắm nhưng trông cũng hay. Đứa bé trông rất hay.
- 3 p. Thường thường, một cách thường xuyên. Ông khách hay đến chơi.
- 4 k. Từ biểu thị quan hệ tuyển chọn giữa hai điều được nói đến, có điều này thì không có điều kia, và ngược lại. Về hay ở? Anh hay nó đi cũng được.
hãy
- pht. 1. Vẫn, đang còn tiếp diễn: Trời hãy còn mưa Khoai hãy còn sống, chưa chín. 2. Cứ tạm thời như thế đã: hãy làm đi đã, tiền nong tính sau. 3. Nên, phải như thế nào đó: Anh hãy cẩn thận Hãy làm xong rồi hẵng ngủ.
hãy còn
- đgt Vẫn tiếp tục; Chưa hết: Còn non, còn nước, hãy còn thề xưa (Tản-đà).
háy
- đg. (ph.). Đưa mắt nhìn nghiêng.
hắc
- 1 tt. 1. Tỏ ra nghiêm khắc đến mức cứng nhắc, gây khó chịu cho người dưới quyền: ông ta chỉ là cấp phó, nhưng hắc hơn cả cấp trưởng. 2. Có vẻ oai phong hơn lúc thường: Cô bé khoác khẩu súng vào trông hắc ra trò. 3. Khó quá: Bài toán hắc quá.
- 2 tt. Có mùi hăng xông mạnh lên mũi, gây khó chịu: Loại rau này ăn sống hắc lắm.
hắc ín
- dt Chất đen thu được khi chưng dầu mỏ hay than đá, dùng để sơn hoặc rải đường: Cái ánh đèn vặn to từ khe cửa quét hắc ín rọi sang (Ng-hồng).
hặc
- đg. (cũ; id.). Hạch. Hặc tội.
hăm
- 1 dt. Hai mươi (khi sau nó có hàng đơn vị từ 1 đến 9): đã hăm mấy tuổi đầu.
- 2 đgt. Đe doạ sẽ làm điều tai hại: giơ tay để hăm, nhưng ai sợ gì nó.
- 3 tt. Tấy đỏ ở các ngấn, các chỗ gấp trên cơ thể trẻ con, do bị bẩn: tắm xong bôi phấn rôm, kẻo cháu bé bị hăm.
hăm hở
- đgt Có vẻ sốt sắng và hăng hái: Người đời hăm hở lo công việc (PhBChâu); Tôi hăm hở trèo ngay một cái dốc (NgTuân).
hằm hằm
- (cũ; ph.). x. hầm hầm.

<< G (3) | H (2) >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 751

Return to top