ma
- I d. 1 (kết hợp hạn chế). Người đã chết. Thây ma*. Hồn ma. Đi đưa ma. Đám ma*. Làm ma* (làm đám ma). 2 Sự hiện hình của người chết, theo mê tín. Sợ ma không dám đi đêm. Xấu như ma. Bói ra ma, quét nhà ra rác (tng.). 3 (kng.; dùng có kèm ý phủ định, thường trước nào). Người bất kì. Ở đấy có ma nào đâu. Chả ma nào biết. Nói thế có ma nó tin! (chẳng ai tin).
- II t. Chỉ có trên sổ sách hoặc báo cáo, chứ không có thật, do bịa ra nhằm đánh lừa. Bản báo cáo thành tích với những con số .
ma cà bông
- ma-cà-bông (F. vagabond) dt. Kẻ không nhà cửa, không nghề nghiệp, sống lang thang, kiếm sống một cách bất chính: Người ta thường gọi lũ trẻ lưu lạc này là bọn ma-cà-bông.
ma cà rồng
- dt Như Ma cà lồ: Ma cà rồng nó hút vía mày đi hay sao mà mày lại đâm đốn thế hử?(Ng-hồng).
ma cô
- MA-Cô Kẻ sống về nghề đi dẫn gái điếm cho khách làng chơi, trong xã hội cũ.
ma dút
- "ma-dút" x. mazut.
ma két
- ma-két (maquette) dt. 1. Mẫu, mô hình của vật sẽ chế tạo: vẽ ma-két. 2. Mẫu dự kiến của bản in: thuê hoạ sĩ trình bày ma-két cuốn sách.
ma lem
- dt Kẻ bẩn thỉu quá: Đến giờ đi học rồi mà vẫn như ma lem thế ư?.
ma lực
- Sức mạnh khác thường làm cho người ta say mê: ái tình có ma lực khiến nhiều người sinh ra mù quáng.
ma men
- d. (kng.). Rượu, ví như một con ma cám dỗ. Bị ma men quyến rũ. Bạn với ma men.
ma quỷ
- d. Ma và quỷ (nói khái quát). Chuyện ma quỷ. Mưu ma chước quỷ*.
ma túy
- ma tuý dt. Tên gọi chung các loại chất kích thích, dùng nhiều thành nghiện như thuốc phiện, hêrôin: nạn ma tuý không nên tiêm chích ma tuý buôn bán ma tuý là phạm pháp.
mà
- 1 dt Hang ếch, hang của: ép mình rón bước, ếch lui vào mà (Tản-đà).
- 2 đt Đại từ thay một danh từ đã nêu ở trên: Người mà anh giới thiệu với tôi lại là bố bạn tôi; Tôi muốn mua quyển tiểu thuyết mà ông ấy đã phê bình.
- lt 1.Liên từ biểu thị sự đối lập giữa hai ý: To đầu dại (tng); Nghèo mà tự trọng. 2. Liên từ biểu thị sự không hợp lí: Nó dốt mà không chịu học. 3. Liên từ biểu thị một kết quả: Biết tay ăn mặn thì chừa, đừng trêu mẹ mướp mà xơ có ngày (cd); Non kia ai đắp mà cao, sông kia, biển nọ ai đào mà sâu (cd). 4. Liên từ biểu thị một mục đích: Trèo lên trái núi mà coi, có bà quản tượng cưỡi voi bành vàng (cd). 5. Liên từ biểu thị một giả thiết: Anh mà đến sớm thì đã gặp chị ấy.
- trt Trợ từ đặt ở cuối câu để nhấn mạnh: Đã bảo !; Anh cứ tin là nó làm được mà!.
mà cả
- Cg. Mặc cả. Nài bớt giá một món hàng khi mua: Hàng bán giá nhất định, không cần mà cả. Ngr. Đòi hỏi và suy hơn tính thiệt khi làm việc gì: Làm thì làm chứ đừng mà cả.
mả
- 1 d. 1 Chỗ chôn người chết, được đắp cao. 2 (kng.). Khả năng làm được việc gì đó hay xảy ra việc gì đó, được coi là do tác động của thế đất nơi có mồ mả tổ tiên, theo mê tín. Nhà này có mả phát tài.
- 2 t. (thgt.). Tài, giỏi. Con mèo bắt chuột rất mả. Bắn mả thật.
mã
- 1 dt. 1. Đồ bằng giấy cắt theo những thứ có thật để đốt cúng cho người chết, theo mê tín: đốt mã Chờ được mã đã rã đám (tng.) 2. Đồ phẩm chất kém, chóng hỏng: Thứ đó chỉ là đồ mã thôi, chẳng mấy bữa mà hỏng.
- 2 dt. 1. Đám lông đẹp, óng mượt ở cổ hay gần đuôi của gà trống, chim trống: gà mã tía. 2. Vẻ phô trương bên ngoài, thường là đối lập với bên trong: Nó thì được cái mã thôi Chiếc xe tuy xấu mã nhưng máy rất tốt.
- 3 dt. Tên gọi một quân trong cờ tướng, bài tam cúc, lấy ngựa làm biểu tượng: đi con mã.
- 4 dt. Thanh ngang của cái bừa, dùng để đóng răng bừa: mã trước đóng răng đứng, mã sau đóng răng xiết.
- 5 dt. 1. Hệ thống kí hiệu quy ước: mã điện báo mã hiệu mã hoá giải mã mật mã. 2. Kí hiệu ghi các con số trong sổ sách bằng chữ Hán: chữ mã.
- 6 dt. Mã cân: phải cân hai mã mới hết số thóc này.
- 7 dt. Đơn vị đo độ dài của nước Anh, Mĩ (yard) bằng 0,9144 mét.
mã hóa
- mã hoá đgt (H. mã: lối chữ riêng; hoá: làm thành) Dùng một kí hiệu đặc biệt thay một hệ thống tín hiệu thường: Dùng máy tính điện tử để mã hoá.
mã lực
- Đơn vị công suất cũ, xấp xỉ bằng 75 ki-lô-gam mét trong một giây, tương đối lớn hơn công suất của một con ngựa khỏe.
mã não
- d. Đá quý có nhiều vân màu khác nhau, rất cứng, dùng làm đồ trang sức, làm cối giã trong phòng thí nghiệm.
mã phu
- dt (H. mã: ngựa; phu: người đàn ông) Người trông nom ngựa: Hồi đó, ông ta là mã phu trong một gia đình quí phái.
mã tấu
- Thứ dao dài to bản, có mũi nhọn và có chuôi, ngày xưa lính cưỡi ngựa thường hay đeo.
mã thượng
- t. (vch.). Có tư thế hiên ngang (như của kị sĩ trên lưng ngựa). Một trang mã thượng.
má
- 1 dt., đphg Mẹ: Má thương con lắm Má ơi đừng đánh con đau, Để con hát bội làm đào má coi (cd.).
- 2 dt. 1. Phần hai bên mặt, từ miệng đến mang tai: má ửng hồng hai má lúm đồng tiền đầu gà má lợn (tng.). 2. Bộ phận phẳng, đối xứng hai bên của một số vật: má phanh má súng.
- 3 dt. Mạ: giống má.
má đào
- dt 1. Má đỏ của người phụ nữ: Dưới đèn tỏ rạng má đào thêm xuân (K). 2. Người phụ nữ đẹp: Bấy lâu nghe tiếng má đào, mắt xanh, chẳng để ai vào, có không (K).
mạ
- d. Cây lúa non để cấy: Nhổ mạ đi cấy.
- (đph) d. Nh. Mẹ: Con so nhà mạ, con rạ nhà chồng (tng).
- đg. Tráng một lớp mỏng kim loại không gỉ ở bên ngoài: Mạ kền; Mạ bạc; Mạ vàng.
mạ điện
- đgt. Phủ một lớp kim loại (thường là kim loại không gỉ) lên những đồ vật kim loại khác bằng phương pháp điện phân.
mác
- 1 dt 1. Binh khí cổ, lưỡi dài và sắc, có cán dài, có thể dùng để chém xa: Doành ngân rửa mác, non đoài treo cung (PhTr); Anh em như chông, như mác (tng). 2. Nét chữ Hán viết bằng bút lông từ phía trái sang phía phải: Chữ đại của ông đồ có nét mác đẹp.
- 2 dt (Pháp: marque) 1. Nhãn hiệu: Mác chế tạo; Ti-vi mác Nhật. 2. Con số chỉ tiêu: Xi-măng mác 400.
- 3 dt (Đức: mark) Đơn vị tiền của nước Đức: Đi Đức về, đổi tiền mác lấy tiền Việt-nam.
- 4 dt (Pháp: marc) Đơn vị trọng lượng cũ của Pháp: Một mác bằng 244,75 gam.
mạc
- đg. Phỏng theo bản chính mà viết lại hay vẽ lại: Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn (Chp).
mách
- đg. 1 Nói cho người khác biết điều cần thiết, có lợi cho họ. Mách cho bài thuốc hay. Mách mối hàng. 2 Nói cho người trên biết lỗi của người dưới (từ thường dùng trong trẻ em). Mách cô giáo. Bị bạn đánh, chạy về mách mẹ.
mạch
- dt. 1. Đường ống dẫn máu trong cơ thể: mạch máu cắt đúng mạch, con gà chết ngay mạch quản bắt mạch chẩn mạch động mạch huyết mạch tĩnh mạch. 2. Đường chảy ngầm dưới đất: giếng mạch. 3. Đường vữa giữa hai lớp gạch khi xây: bắt mạch cho thẳng. 4. Đường lưỡi cưa ăn theo chiều dọc cây gỗ: cưa vài mạch. 5. Hệ thống dây dẫn nối tiếp nhau để cho dòng điện đi qua thông suốt: đóng mạch điện ngắt mạch. 6. Đường, chuỗi nối tiếp liên tục: mạch than mạch quặng. 7. Hệ thống ý được phát triển liên tục, không đứt đoạn trong suy nghĩ, diễn đạt: mạch suy nghĩ mạch văn.
mạch lạc
- dt (H. mạch: đường máu chảy; lạc: dây thần kinh Nghĩa đen: mạch máu và dây thần kinh có quan hệ với nhau) Quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận: Bài văn có mạch lạc rõ ràng.
- tt Có quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận: Văn của Lỗ vẫn sáng sủa, (ĐgThMai).
mạch máu
- ống dẫn máu trong cơ thể động vật.
mạch nha
- d. 1 Hạt lúa mạch đã nảy mầm dùng để chế rượu bia. 2 Kẹo làm bằng gạo nếp và các loại tinh bột, có dùng men trong mầm thóc để đường hoá.
mai
- 1 Nh. Bương.
- 2 dt. 1. Tấm cứng bảo vệ lưng một số động vật: mai rùa mai mực. 2. Mái thuyền, mái cáng khum khum như mai rùa: mai thuyền.
- 3 dt. 1. Ngày kế tiếp hôm nay: về đi, mai lại đến. 2. Thời điểm trong tương lai gần, phân biệt với nay: nay đây mai đó. 3. Lúc sáng sớm; trái với hôm: mai mưa trưa nắng, chiều nồm (cd.) sương mai sao mai chuông mai.
- 4 dt. Dụng cụ có lưỡi sắt to, phẳng và nặng, tra cán thẳng đứng, dùng để đào, xắn đất: dùng mai đào hốc trồng cây Thấy người ta ăn khoai vác mai chạy dài (tng.).
- 5 Nh. mai vàng.
- 6 dt. Mối: bà mai.
mai hoa
- tt (H. mai: mơ; hoa: hoa) Có lông hoặc da lốm đốm trắng: Gà mai hoa; Rắn mai hoa.
mai mái
- Xam xám nhạt như màu chì: Nước da mai mái.
mai mối
- I đg. Làm mối trong việc hôn nhân (nói khái quát). Nhờ người mai mối.
- II d. (id.). Người làm mối trong việc hôn nhân (nói khái quát).
mai phục
- đgt. Giấu, ém quân chỗ kín để chờ đánh bất ngờ: đem quân mai phục ở các hẻm núi Quân địch lọt vào trận địa mai phục của quân ta.
mai sau
- trgt Về sau này: Xây dựng hạnh phúc cho con cháu muôn đời mai sau (TrVTrà).
mai táng
- Chôn người chết.
mài
- 1 d. (kng.). Củ mài (nói tắt).
- 2 đg. Làm mòn để làm cho nhẵn, sắc hay có kích thước chính xác hơn bằng cách cho cọ xát với vật rất cứng. Mài dao kéo. Mài sắn lấy bột. Mài mòn. Dao năng mài thì sắc (tng.).
mài miệt
- Nh. Miệt mài.
mải
- trgt Say mê làm việc gì đến mức không chú ý gì đến chung quanh: Ban ngày còn mải đi chơi, tối lặn mặt trời đổ thóc vào rang (cd).
mãi dâm
- X. Mại dâm.
mãi mãi
- p. Một cách kéo dài liên tục và không bao giờ ngừng, không bao giờ kết thúc. Mãi mãi đời này sang đời khác.
mái
- 1 dt. 1. Phần che phủ trên cùng của ngôi nhà: mái ngói đỏ tươi nhà mái bằng. 2. Phần mặt đất thoai thoải của một vật, trông như mái nhà: mái đê. 3. Phần tóc trên đầu: mái tóc điểm bạc mái đầu xanh.
- 2 dt. Dụng cụ dùng để bơi thuyền, bằng gỗ, một đầu tròn, một đầu dẹp và rộng bản: xuôi chèo mát mái.
- 3 I. tt. (Chim, gà, vịt) thuộc giống cái; phân biệt với trống: chim mái gà mái. II. dt. Con gà mái: nuôi mấy mái đẻ làm thịt con mái đen.
- 4 tt. (Nước da) xanh xám màu chì, trông ốm yếu, bệnh hoạn: Nước da xanh mái như người sốt rét.
mái chèo
- dt Đồ bằng gỗ, một đầu giẹp dùng để bơi cho thuyền đi: Về với mái chèo, mặc vùng gió biển (Lê Anh Xuân); Bốn mặt non sông, một mái chèo (Tản-đà).
mái hiên
- Mái kéo dài ra ở trước hay sau nhà.
mái tóc
- d. Toàn thể tóc trên đầu, nói chung. Sửa lại mái tóc. Mái tóc điểm sương.
man
- tt. Không đúng sự thực, che giấu sự tình: nói man khai man lí lịch man khai man trái.
man di
- dt, tt (H. man: lạc hậu; di: lạc hậu) Còn lạc hậu: Man di cũng có sinh đồ, trạng nguyên (tng).
man mác
- t. 1. Rộng mênh mông: Cánh đồng man mác. 2. Nhiều quá, không nắm được đầy đủ: Công việc man mác.
man rợ
- t. 1 Ở tình trạng chưa có văn minh, đời sống con người có nhiều mặt gần với đời sống thú vật. Con người man rợ thời cổ sơ. 2 Tàn ác, dã man đến cực độ, không còn tính người. Vụ thảm sát man rợ.
man trá
- tt. Giả dối, xảo trá để đánh lừa: khai báo man trá thủ đoạn man trá.
màn
- 1 dt 1. Đồ dùng bằng vải thưa để tránh muỗi: Mắc màn; Màn treo, lưới rách cũng treo (tng); Màn hoa lại giải chiếu hoa, bát ngọc lại phải đũa ngà mâm son (cd). 2. Bức vải căng ở trước sân khấu: Mở màn; Hạ màn. 3. Một hồi trong vở kịch từ lúc mở màn cho đến lúc hạ màn trước khi tiếp đến hồi sau: Vở kịch có ba màn.
- 2 đgt Nói tàu thuỷ đỗ ở bến: Tàu, chắc gì nó màn ở bến Tân-đệ (Ng-hồng).
màn ảnh
- Tấm vải trắng căng ra để chiếu hình ảnh lên.
màn bạc
- d. (kết hợp hạn chế). Màn ảnh chiếu phim; thường dùng để chỉ điện ảnh. Ngôi sao màn bạc (cũ; diễn viên điện ảnh có tiếng tăm).
mãn
- 1 dt. Con mèo.
- 2 đgt. Đã đủ một quá trình, một thời hạn xác định: ngồi tù mãn kiếp mãn khoá mãn tang.
mãn nguyện
- tt (H. nguyện: mong ước) Được đầy đủ như lòng mong ước: Con cái phương trưởng cả, thế là ông bà được mãn nguyện.
mạn
- d. 1. Miền, vùng: Mạn biển; Mạn ngược. 2. Sàn thuyền ở ngoài khoang thuyền: Đi thuyền ngồi ngoài mạn cho mát.
mang
- 1 d. (ph.). Hoẵng.
- 2 d. 1 Cơ quan hô hấp của một số động vật ở dưới nước như cá, cua, tôm, v.v. 2 Phần ở cổ rắn có thể phình to ra được. Rắn bạnh mang.
- 3 đg. 1 Giữ cho lúc nào cũng cùng theo với mình mà di chuyển. Hành lí mang theo người. Mang con đi theo. 2 (ph.). Lồng vào, đeo vào để che giữ một bộ phận nào đó của cơ thể; đi, đeo, mặc. Chân mang bít tất. Mang kính râm. 3 Có ở trên người, trên mình, ở một vị trí nhất định nào đó. Mang gông. Mang trên lưng mấy vết thương. Bụng mang thai. 4 Được gắn cho một tên gọi, một kí hiệu riêng nào đó. Cầu thủ mang áo số 8. Chiếc máy mang nhãn hiệu Việt Nam. Thành phố mang tên Hồ Chí Minh. 5 Nhận lấy để phải chịu lâu dài về sau. Mang tiếng*. Mang luỵ vào thân. Mang công mắc nợ. Mang ơn. Con dại cái mang (tng.; con dại thì cha mẹ phải gánh chịu trách nhiệm). 6 Có trong mình cái làm thành đặc trưng, tính chất riêng. Điệu múa mang đặc tính dân tộc. 7 (thường đi với ra). Lấy ra, đưa ra để làm gì đó; đem. Mang quần áo ra là. Mang hết nhiệt tình ra làm việc. 8 (thường đi với lại). Tạo ra và đưa đến (nói về cái trừu tượng); đem. Đứa con mang lại niềm vui lớn cho người mẹ. Việc làm đó mang lại hậu quả tai hại.
mang máng
- I. tt. Lơ mơ, không chắc chắn trong nhận thức: hiểu mang máng nhớ mang máng. II. đgt. Hiểu biết hay nhớ một cách lơ mơ, không thật rõ ràng: chỉ mang máng là gặp nó ở đâu rồi.
mang tiếng
- đgt 1. Có danh nghĩa là gì: Cũng mang tiếng má hồng mặt phấn, luống năm năm chịu phận phòng không (BNT); Hoa thơm muôn đội ơn trên, cam công mang tiếng thuyền quyên với đời (CgO). 2. Chịu tiếng xấu; bị coi là người xấu: Anh sợ mang tiếng với những nhà quen (Ng-hồng).
màng
- d. 1. Lớp mỏng kết trên mặt của một chất lỏng: Sữa pha chưa uống đã có màng. 2. Dử che lòng đen, khi đau mắt: Mắt kéo màng. 3. Lớp mỏng: Màng sương.
- đg. Tưởng đến, ao ước: Không màng danh lợi.
màng nhĩ
- d. Màng mỏng trong ống tai, ngăn tai ngoài và tai giữa.
màng trinh
- dt. Lớp mô mỏng chắn ngang lỗ âm đạo của người.
mảng
- 1 dt Bè làm bằng nhiều thân cây tre ghép lại: Bốn người đẩy mảng, dò từng bước (NgCgHoan).
- 2 dt 1. Bộ phận của một vật bị tách rời ra: Tường nhà rơi ra từng mảng. 2. Từng phần của một tập hợp tách ra: Chia nhau mỗi người nhận một mảng công tác.
- 3 đgt, trgt Mê mải: Mảng vui rượu sớm, cờ trưa (K); Mảng vui quên hết lời em dặn dò (cd).
- 4 đgt Chợt nghe: Bàng hoàng dở tỉnh, dở say, sảnh đường mảng tiếng đòi ngay lên hầu (K); Mảng tin xiết nỗi kinh hoàng, băng mình lên trước đài trang tự tình (K).
mãng cầu
- (đph) Nh. Cây na.
mãng xà
- d. Trăn sống thành tinh, chuyên làm hại người trong các truyện cổ. Thạch Sanh vác búa đi chém mãng xà.
máng
- dt. 1. Vật có hình ống chẻ đôi dùng để hứng nước mưa: chẻ đôi cây cau, khoét ruột làm máng bắc máng hứng nước mưa. 2. Đường dẫn nước lộ thiên: đào máng dẫn nước vào đồng. 3. Đồ đựng thức ăn gia súc có hình lòng máng: máng lợn cạn tàu ráo máng.
mạng
- 1 dt Biến âm của Mệnh: Phục mạng triều đình.
- 2 dt 1. Cuộc sống của người ta: Phải nghĩa mà chết thì ung dung đi đến, coi mạng mình nhẹ như lông chim hồng (HgĐThúy). 2. Con người: Xe chẹt chết hai mạng.
- 3 dt Hệ thống những đường dẫn đi, truyền đi: Mạng đường sắt; Mạng điện.
- 4 dt Miếng ren che mặt: Vào trong nhà, bà ta bỏ cái mạng.
- 5 đgt Đan bằng chỉ cho kín lỗ thủng, lỗ rách: Mạng bít tất.
mạng lưới
- d. 1. Hệ thống dây hoặc đường nối với nhau, hình dung ra như một cái lưới: Mạng lưới điện; Mạng lưới giao thông. 2. Toàn thể những cá nhân hoặc những người hợp thành tổ chức ngoài một tổ chức hay một cơ quan và hoạt động cho tổ chức hay cơ quan đó: Mạng lưới phóng viên; Mạng lưới cộng tác viên.
mạng mỡ
- d. Phần hai bên bụng ứng với thắt lưng.
mạng nhện
- dt. Lưới do nhện giăng tơ để bắt mối: Trần nhà đầy mạng nhện.
manh
- 1 dt Nói quần áo hay chiếu chăn mỏng mảnh: áo quần bán hết, một manh chẳng còn (cd); Ông cụ ăn xin nằm co ro, đắp một manh chiếu rách.
- tt Rách rưới: Quần dẫn quần manh (tng).
- 2 dt (Pháp: main) Thếp giấy: Mua một manh giấy về đóng vở.
manh mối
- Đầu đuôi một sự việc: Chưa tìm ra manh mối vụ trộm.
manh nha
- đg. Mới có mầm mống, mới nảy sinh. Giai đoạn manh nha.
manh tâm
- đgt. Phát sinh tâm địa xấu xa: manh tâm cướp công bạn.
mành
- 1 dt Thuyền buồm lớn: Các mành Nghệ hẹn gặp nhau ở đây (NgTuân).
- 2 dt Đồ bằng nan tre ghép bằng dây gai hay sợi móc dùng để che cho bớt ánh nắng: Bóng nga thấp thoáng dưới mành (K); Buồn, quấn mành trông, trông chẳng thấy (Tản-đà).
- 3 tt Mỏng mảnh, dễ đứt: Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong (K).
mảnh mai
- t. Mảnh, trông có vẻ yếu nhưng dễ ưa. Thân hình mảnh mai. Đôi lông mày mảnh mai như lá liễu.
mãnh liệt
- tt. Mạnh mẽ và dữ dội: cuộc tiến công mãnh liệt tình yêu mãnh liệt.
mãnh thú
- dt (H. thú: loài vật có bốn chân) Con thú dữ: Vườn bách thú đã có thêm một số mãnh thú.
mánh lới
- Nh. Mánh khóe: Dùng mánh lới để mua chuộc.
mạnh
- t. 1 Có sức lực, tiềm lực lớn, có khả năng vượt đối phương. Đội bóng mạnh. Thế mạnh. Mạnh vì gạo, bạo vì tiền (tng.). 2 Có khả năng, tác dụng tương đối lớn hơn so với các mặt khác, các phương diện khác. Chỗ mạnh. Mặt mạnh. Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. 3 Có khả năng tác động đến các giác quan trên mức bình thường nhiều. Rượu mạnh. Thuốc an thần mạnh. 4 Có cường độ hoạt động lớn, gây tác động và hiệu quả đáng kể. Đóng mạnh vào tường. Phát triển mạnh. Gió mạnh lên. Dòng điện mạnh. 5 (dùng trước một số d. chỉ bộ phận cơ thể). Có cử chỉ, hành động dứt khoát, không rụt rè, không e ngại; bạo. Bước mạnh chân. Mạnh miệng*. Mạnh tay*. 6 (ph.). Khoẻ, không đau yếu. Gia đình vẫn mạnh. Đau mới mạnh (ốm mới khỏi).
mạnh dạn
- tt. Táo bạo, dám làm những việc mà nhiều người còn e ngại, né tránh: chủ trương mạnh dạn mạnh dạn phát biểu mạnh dạn sử dụng cán bộ trẻ.
mạnh khỏe
- mạnh khoẻ tt Giữ được sức khoẻ tốt, không ốm đau: Tinh thần vẫn sáng suốt, thân thể vẫn mạnh khoẻ (HCM).
mao quản
- ống có lòng rất nhỏ.
mào
- d. Phần lông hay thịt mọc nhô cao trên đầu một số loài vật. Mào của con gà trống. Mào công.
mạo hiểm
- đgt. Liều lĩnh làm, bất chấp mọi nguy hiểm, tai hoạ dường như được biết trước: hành động mạo hiểm phải tính toán cẩn thận không nên mạo hiểm.
mạo nhận
- đgt (H. nhận: nhận) Nhận liều: Hắn mạo nhận là chiến sĩ tuy chưa hề là bộ đội.
mát
- t. ph. 1. Dịu, hết nóng bức; làm cho dịu hay hết nóng bức: Trời về chiều đã mát; Quạt cho mát. 2. Có tác dụng làm cho khoan khoái dễ chịu như khi đang nóng được ăn hay uống đồ lạnh: Dưa hấu mát. 3. Mỉa mai, khinh hay giận một cách ngọt ngào: Nói mát; Cười mát.
- t. Hụt một chút so với trọng lượng ghi trên cân: Bơ lạc nặng ba lạng mát, thêm mươi củ vào cho đủ.
mạt
- 1 d. x. bọ mạt.
- 2 d. Vụn nhỏ của gỗ, sắt, đá, v.v. rơi ra khi cưa, giũa, đập. Mạt cưa*. Mạt sắt. Đá mạt. Các vị thuốc được tán mạt (tán cho thành vụn nhỏ).
- 3 t. (kết hợp hạn chế). 1 (kng.; dùng đi đôi với cũng). Ở vào mức đạt được thấp nhất, tồi nhất. Ngày nào mạt nhất cũng kiếm được đủ ăn. Mạt lắm cũng câu được vài con cá nhép. 2 Thuộc hạng thấp, kém, đáng coi thường, coi khinh nhất. Đồ mạt! (tiếng rủa). Rẻ mạt*. Mạt hạng*. 3 Ở vào giai đoạn cuối cùng và suy tàn. Thời Lê mạt. Đã đến hồi mạt. Lúc mạt thời.
mạt cưa
- dt. Vụn gỗ do cưa xẻ làm rơi ra: lấy mạt cưa nhóm bếp mạt cưa mướp đắng.
mạt sát
- đgt (mạt: xoá bỏ; sát: rất) Chỉ trích mạnh mẽ để làm mất phẩm giá người ta: Mạt sát thậm tệ cái hạng dốt nát, xôi thịt, định đâm đầu vào nghị trường (NgCgHoan).
mạt vận
- Vận cuối, vận suy tàn.
mau
- t. (kng.). 1 Có thời gian ngắn hơn bình thường để quá trình kết thúc hoặc hoạt động đạt kết quả; chóng. Mau khô. Vết thương mau lành. Mau hỏng. Mau lớn. 2 Có tốc độ, nhịp độ trên mức bình thường nên chỉ cần tương đối ít thời gian để hoạt động đạt kết quả; nhanh. Chạy mau kẻo muộn. Làm mau cho kịp. Đi mau mau lên. 3 Có khoảng cách ngắn hơn bình thường giữa các yếu tố, các đơn vị hợp thành; trái với thưa. Cấy mau. Mưa mau hạt. Lược mau. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa (tng.).
mau chóng
- tt. Nhanh, chỉ trong thời gian ngắn: giải quyết mau chóng mau chóng khỏi bệnh.
mau mắn
- tt, trgt Không chậm chạp: Tính nết mau mắn; Chị ấy đẻ mau mắn.
màu
- d. 1. Vẻ ngoài xanh, đỏ, vàng, tím... của một vật làm cho người ta phân biệt được nó với vật khác ngoài hình dạng của nó cảm giác gây ra cho mắt bởi ánh sáng tùy theo bước sóng của những bức xạ tạo thành ánh sáng, hoặc bởi sự phản xạ ánh sáng tùy theo những bức xạ mà ánh sáng hấp thụ hay khuếch tán. 2. Chất tô vào một vật để gây ra cảm giác nói trên: Hộp màu; Bôi màu vào bản đồ. 3. Có màu khác đen và trắng, hoặc ngoài đen và trắng có cả màu khác: Có tang không mặc quần áo màu; Phấn màu; ảnh màu; Phim màu. 4. Cái làm tăng hoặc có vẻ làm tăng giá trị của vật khác: Chưng màu đổ vào riêu cua. 5. Vẻ, chiều, có vẻ: Vi lô hiu hắt như màu khơi trêu (K).
- d. Từ chỉ cây thực phẩm trồng ở đất khô ngoài lúa, như ngô, lạc, khoai, v.v...
màu mè
- t. 1 (id.). Có cái đẹp nhờ tô vẽ nhiều màu sắc. Trang trí rất màu mè. 2 (Nói năng, cư xử) có tính chất hình thức, khách sáo, không chân thật. Ăn nói màu mè. Sống với nhau chân chất, không màu mè.
màu mỡ
- tt. 1. Có nhiều chất dinh dưỡng trong đất: đất đai màu mỡ ruộng đồng màu mỡ. 2. Có vẻ đẹp hào nhoáng bề ngoài, không thật: màu mỡ riêu cua.
màu sắc
- dt 1. Sự phối hợp nhiều màu: Màu sắc của bức tranh ấy lòe loẹt quá. 2. Đặc tính khác nhau: Duy tâm luận có nhiều màu sắc (TrVGiàu).
máu
- d. 1. Chất lỏng màu đỏ chạy trong các mạch của người và động vật. 2. Lòng, tình cảm (dùng với nghĩa xấu): Máu tham; Máu ghen.
máu tham
- d. Đặc trưng tâm lí của người có tính tham lam.
may
- 1 dt. 1. Gió: buôn gió bán may. 2. Heo may.
- 2 I. dt. Điều tốt lành, xảy ra có lợi cho mình: gặp may cầu may. II. tt. Có được dịp may, điều may: may mà gặp người đi qua, không thì bị bọn chúng đã cướp hết của cải rồi chuyến đi này rất may.
- 3 đgt. Dùng kim, máy khâu kết các mảnh vải thành quần áo, trang phục: may áo ông ấy may đẹp lắm.
may mà
- lt 1. Nếu gặp may: May mà gặp được người quen thì cũng bớt bỡ ngỡ. 2. Được may mắn là: Ngã xe may mà không việc gì.
may mắn
- Gặp dịp tốt.
may sẵn
- đg. (thường dùng phụ sau d.). May quần áo hàng loạt, theo những cỡ nhất định chứ không theo kích thước cụ thể của từng người (nói khái quát); phân biệt với may đo. Cửa hàng chuyên bán quần áo may sẵn.
mày
- 1 dt. Lông mày, nói tắt: mắt phượng mày ngài mặt ủ mày chau.
- 2 dt. 1. Lá bắc ở các cây ngô, lúa, về sau tồn tại dưới dạng vảy ở dưới hạt: làm cho sạch mày ngô mỏng mày hay hạt. 2. Vẩy ốc.
- 3 dt. Từ xưng gọi với người đối thoại, mang sắc thái thân mật, hoặc coi thường: cần gì mày đến gặp tao mày là thằng khốn nạn.
- 1 Một tên gọi khác của dân tộc Chứt.
- 2 Tên gọi một nhóm nhỏ của dân tộc Chứt.
máy
- dt Hệ thống dùng để chuyền hoặc biến đổi năng lượng nhằm thực hiện một số công việc thay sức người: Máy khâu; Máy điện; Máy chữ.
- tt 1. Làm bằng : Nước máy; Gạo máy. 2. Chạy bằng máy: Xe máy.
máy chữ
- Máy có chữ nổi đập vào băng tẩm mực và giấy than đặt trên giấy trắng để in thành nhiều bản một lúc.
máy giặt
- dt Máy dùng để giặt quần áo bằng điện: Từ hôm gia đình có máy giặt bà ấy cũng đỡ mệt.
máy in
- dt Máy in sách báo và tài liệu thành nhiều bản: Thương lượng với nhà máy in để xuất bản một cuốn sách.
máy tính
- d. 1 Máy thực hiện tự động các phép tính. 2 Máy tính điện tử (nói tắt).