lay
- đgt. Làm rung động, không còn ở thế ổn định: Gió lay cây lay mạnh cho long chân cọc lay vai gọi dậy.
lay chuyển
- Làm mất thế vững vàng : Tình hữu nghị không gì lay chuyển nổi.
lay động
- đg. Chuyển động nhẹ qua lại ở một vị trí nhất định. Bóng cây lay động trên mặt nước. Ngọn lửa khẽ lay động. Bài thơ làm lay động lòng người (b.).
lay ơn
- lay-ơn Nh. Lay-dơn.
láy
- đg. Nhắc lại : Láy mãi lời oán trách.
lạy
- đg. (hoặc d.). 1 Chắp tay, quỳ gối và cúi gập người để tỏ lòng cung kính, theo lễ nghi cũ. Chắp tay lạy Phật. Cúi lạy. Lạy bốn lạy. 2 (cũ). Từ dùng trước từ chỉ người đối thoại khi mở đầu lời nói, để tỏ thái độ cung kính hoặc ý cầu xin khẩn thiết. Lạy cụ! Lạy trời mưa thuận gió hoà... (cd.).
lắc
- 1 đgt. 1. Làm cho chuyển động, rung động theo nhịp liên tục: lắc bình rượu thuốc xe lắc như đưa võng lắc chuông lắc bao gạo cho vơi xuống. 2. Lắc đầu, nói tắt: chỉ lắc mà không nói.
- 2 (F. plaque) dt. Tấm biển, tấm bảng: Tôi muốn khắc tên ông bạn đọc vào một tấm lắc đồng để kỷ công ông (Vũ Bằng).
lắc lư
- Lảo đảo ngả nghiêng sang hai bên như muốn đổ.
lăm le
- đg. (thường dùng trước đg.). Có ý định và sẵn sàng, có thời cơ là làm ngay (thường là việc xấu). Tên kẻ cắp lăm le rút trộm cái ví.
lắm
- I. tt. Có số lượng được coi là hơn bình thường: lắm mồm lắm miệng lắm tiền lắm con thì khổ lắm thầy thối ma (tng.). II. pht. Đạt mức độ cao hơn bình thường: khổ lắm anh à buồn lắm Cô ấy xinh lắm.
lăn
- đg. 1. Nói những vật tròn vừa quay vừa dời chỗ : Quả bóng lăn. 2. Làm cho một vật tròn vừa quay vừa dời chỗ : Lăn gỗ xuống chân đồi. 3. Nằm vật xuống : Thằng bé lăn ra khóc. 4. Lao mình vào : Lăn vào giằng lấy súng địch.
lăn lộn
- đg. 1 Lăn bên nọ lật bên kia nhiều lần. Lăn lộn dưới đất ăn vạ. Đau lăn đau lộn (kng.). 2 Lao vào để làm, vật lộn với khó khăn vất vả. Lăn lộn với phong trào. Lăn lộn nhiều năm trong nghề.
lăn tay
- đgt. Lăn dấu ngón tay đã phết mực lên giấy để lưu vân tay làm bằng chứng: lăn tay làm chứng minh thư.
lằn
- 1. t. Có một vết nổi dài : Bị đánh ba roi lằn đít. 2. d. Vết kiến hay mối đi.
- d. "Thằn lằn" nói tắt: Con lằn bò trên giậu.
lặn
- đg. 1 Tự làm cho mình chìm sâu xuống nước. Lặn một hơi dài. Thợ lặn. Bộ đồ lặn. 2 Biến đi như lẩn mất vào chiều sâu, không còn thấy hiện ra trên bề mặt. Nốt sởi đã lặn. Người xấu duyên lặn vào trong... (cd.). 3 Khuất mất đi phía dưới đường chân trời. Trăng lặn. Mặt trời lặn sau dãy núi xa.
lăng
- 1 dt. Công trình xây dựng làm nơi cất giữ thi hài các vĩ nhân: Lăng của các bậc vua chúa lăng miếu lăng mộ lăng tẩm.
- 2 dt. Loài cá ở nước ngọt, không có vảy: ăn chả cá lăng.
- 3 đgt. 1. Vung ngang cánh tay để văng cái gì đó đi xa: lăng lựu đạn lăng hòn đá sang bờ ao bên kia. 2. Đưa mạnh chân hoặc tay theo chiều ngang trong tư thế duỗi thẳng: lăng chân.
lăng kính
- (lý) Dụng cụ quang học hình trụ đáy tam giác, làm bằng một chất trong suốt thường là thủy tinh, có tính chất khúc xạ và phân tích ánh sáng.
lăng loàn
- đg. Có hành vi hỗn xược xúc phạm người trên, không chịu phục tùng khuôn phép (thường nói về phụ nữ trong quan hệ gia đình). Con dâu lăng loàn với mẹ chồng. Thói lăng loàn.
lăng mạ
- đgt. Chửi mắng hoặc nói năng hỗn láo nhằm xúc phạm: bị lăng mạ trước xóm giềng những lời lăng mạ thô bỉ.
lăng nhục
- Khinh rẻ và làm nhục.
lăng quăng
- 1 d. (ph.). Bọ gậy.
- 2 x. loăng quăng.
lăng tẩm
- dt. Lăng của vua chúa và những công trình xây dựng ở khu lăng nói chung: lăng tẩm vua Hùng thăm lăng tẩm ở Huế.
lăng trụ
- d. Đa diện có hai mặt (đáy) song song với nhau, còn các mặt khác (các mặt bên) đều là những hình bình hành.
lăng xăng
- đgt. Tỏ ra luôn luôn bận rộn, tất bật rối rít trong hoạt động nhưng chẳng được việc gì hoặc kết quả không đáng kể: lăng xăng chạy tới chạy lui lăng xăng hết chỗ nọ đến chỗ kia mà chẳng được việc gì Anh lờ đờ nhìn ngọn đèn hoa kì có những con muỗi cỏ bay lăng xăng vòng quanh (Tô Hoài) Rửa xong vào, bà cụ lại lăng xăng chạy đi chạy lại, gấp cái chăn chiên Nam Định, trải lại cái chiếu, quét quáy cái lều, mở cái cong đựng gạo... (Vũ Thị Thường).
lằng nhằng
- t. ph. 1. Lôi thôi dai dẳng : Câu chuyện lằng nhằng dứt không ra. 2. Lôi thôi không rõ : Chữ viết lằng nhằng ; Lý luận lằng nhằng.
lẳng lơ
- t. Tỏ ra lẳng, có nhiều biểu hiện thiếu đứng đắn trong quan hệ tiếp xúc nam nữ. Cặp mắt lẳng lơ. Tính nết lẳng lơ. Ăn nói lẳng lơ.
lẵng
- dt. Đồ đựng, đan bằng mây tre, thường có quai xách: Bà xách lẵng đựng đồ lễ lên chùa lẵng mây lẵng hoa.
lắng
- đg. 1. Chìm dần dần xuống đáy nước : Chờ cho cặn lắng hết rồi mới chắt được nước trong. 2. Nguôi dần đi : Nỗi buồn đã lắng. 3. Nh. Lắng nghe, lắng tai : Lắng xem họ nói gì.
lắng tai
- Nh. Lắng nghe.
lặng
- t. (hoặc đg.). 1 Ở trạng thái yên, tĩnh, không động. Biển lặng. Trời lặng gió. Nín lặng không nói gì. Im hơi lặng tiếng. Dấu lặng*. 2 Ở vào trạng thái trở nên không nói năng, cử động gì được do chịu tác động tâm lí, tình cảm đột ngột. Lặng đi trước tin buồn đột ngột. Sung sướng đến lặng người. Mặt tái ngắt, chết lặng vì sợ.
lặng lẽ
- tt. 1. Im lặng, không gây tiếng động, không động đậy: đêm khuya lặng lẽ cảnh chiều hôm lặng lẽ Mặt hồ lặng lẽ soi thấu từng sợi mây trắng trên tầng trời (Ma Văn Kháng). 2. Không lên tiếng, không nói năng gì cả: khu rừng lặng lẽ lặng lẽ ngồi vào bàn Thuần lặng lẽ đứng dậy (Ma Văn Kháng) Một vành trăng ngàn năm lặng lẽ (Thế Lữ).
lặng ngắt
- Vắng vẻ không có tiếng động : Buồng không lặng ngắt như tờ (K) .
lắp
- 1 đg. Làm cho từng bộ phận rời được đặt đúng vị trí của nó để tất cả các bộ phận hợp lại tạo nên vật hoàn chỉnh, có công dụng. Lắp máy. Lắp xe đạp. Lắp cửa vào khung. Lắp đạn (để có thể bắn).
- 2 đg. 1 (thường dùng trước lại). Như lặp. Bài văn có nhiều ý lắp lại. Lắp đi lắp lại mãi một giọng điệu. 2 (id.). Nói lắp (nói tắt).
lắt nhắt
- tt. 1. Quá nhỏ bé, vụn vặt, không thành tấm thành món: những ô ruộng lắt nhắt như bàn cờ trồng lắt nhắt nhiều thứ cây công việc lắt nhắt Số tiền học chúng giả lắt nhắt, đứa thì vào đầu tháng, đứa thì mồng mười Cái loạt đầu chín rải ra mỗi ngày một quả thật lắt nhắt. 2. Nhiều và có hình dáng, kích thước quá nhỏ bé, sàn sàn như nhau: Đàn chim ri lắt nhắt đông đặc Những đồ vật lắt nhắt trong nhà bước đi lắt nhắt như con sáo Con đi học, con bồng, con dắt, Lớn chửa khôn lắt nhắt thơ ngây (Tản Đà) Những đàn chim sẻ lắt nhắt, đông đặc, bay rào rào (Nguyễn Thế Phương).
lặt vặt
- Nhỏ nhặt tầm thường : Đừng quá để ý đến những việc lặt vặt.
lâm
- đg. Ở vào tình thế không hay cho mình. Lâm vào thế bị động. Lâm vào cảnh túng quẫn. Lâm nạn*.
lâm bệnh
- đgt. Bị mắc bệnh: Cụ đang lâm bệnh Công rằng chớ hỏi thêm phiền, Trước đà lâm bệnh hoàng truyền xa chơi (Lục Vân Tiên).
lâm chung
- Sắp chết : Lời dặn lại lúc lâm chung.
lâm nạn
- đg. (trtr.). Gặp phải tai nạn. Lâm nạn trên đường đi.
lâm thời
- Tạm trong một thời gian, chưa chính thức : Chính phủ lâm thời.
lầm
- 1 I d. (ph.). Bùn. Lội ao vớt lầm.
- II t. 1 Có nhiều bùn hay bụi cuộn lên làm đục, làm bẩn. Nước ao đục lên. Bụi lầm lên sau xe. 2 Bị phủ lên một lớp dày bùn đất, bụi bặm. Con đường lầm bùn đất. Toàn thân lầm bụi.
- 2 đg. Nhận thức cái nọ ra cái kia, do sơ ý hay không biết. Hiểu lầm nhau. Mua lầm hàng giả.
lầm bầm
- đgt. Nói nho nhỏ trong miệng, nghe không rõ, tỏ ý bất bình, không bằng lòng: Nó không đồng ý nhưng không dám cãi lại, chỉ lầm bầm trong miệng Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước, miệng lầm bầm điều gì không rõ (Nguyễn Quang Sáng) Anh chàng ngượng quá, lầm bầm, trông trước trông sau, rổi lủi vội đi mất (Ngô Văn Phú).
lầm lạc
- t. 1. Nh. Lầm. 2. Sai, không đúng : ý nghĩ lầm lạc; Nhận định lầm lạc.
lầm lẫn
- đg. Lầm cái nọ với cái kia (nói khái quát). Kiểm tra xem có lầm lẫn không. Lầm lẫn kẻ xấu với người tốt.
lầm lỗi
- Nh. Lỗi lầm.
lầm than
- Vất vả khổ sở : Đời sống lầm than.
lẩm bẩm
- đg. Nói nhỏ trong miệng, chỉ vừa để mình nghe, giọng đều đều. Lẩm bẩm điều gì không rõ.
lẩm cẩm
- tt. Không còn minh mẫn sáng suốt, hay làm, hay nói những việc không đúng chỗ, đúng lúc (thường nói về người già): Về già người ta thường trở nên lẩm cẩm.
lẫm liệt
- Oai nghiêm, trông đáng sợ : Tượng Trấn Vũ trông lẫm liệt.
lấm chấm
- t. Có nhiều chấm nhỏ rải rác. Mặt lấm chấm rỗ hoa.
lấm lét
- tt. Liếc nhìn nhanh rồi lại quay đi chỗ khác với vẻ vụng trộm, sợ sệt (không dám để người ta bắt gặp cái nhìn của mình): lấm lét nhìn quanh lấm lét như quạ vào chuồng gà Nó lấm lét lảng dần cũng không dám chạy một cách thẳng thắn để trốn đi nữa (Nam Cao) Ban ngày ban mặt anh đi đâu mà lấm lét thế? (Nguyễn Đình Thi) Cố làm ra vẻ thật thà nhưng mắt lại cứ lấm lét nhìn về phía tay phải (Đào Vũ).
lấm tấm
- Nói có nhiều hạt nhỏ li ti : Lấm tấm mưa phùn.
lân
- 1 d. Kì lân (nói tắt). Múa lân.
- 2 d. Tên thường gọi của phosphor. Phân lân.
- 3 d. (kng.; id.). Phiên, lượt (theo thứ tự). Cắt lân nhau gác. Đến lân.
- 4 đg. Vượt sang phạm vi khác ngoài phạm vi đã định. Tiêu lân vào vốn. Họp lân sang buổi chiều. Được đằng chân lân đằng đầu (tng.).
lân cận
- tt. (Nơi) ở gần, ở bên cạnh: những vùng lân cận nhờ cậy mấy nhà lân cận đi thăm mấy làng lân cận.
lân quang
- d. Ánh sáng xanh tự phát ra ở một số chất (không do cháy hoặc nóng lên), giống ánh sáng của chất lân (phosphor) khi cháy, chỉ thấy được trong bóng tối. Đom đóm có lân quang.
lân tinh
- dt., cũ Phốt pho.
lần
- ph. Từng bước, dần dần : Bước lần theo ngọn tiểu khê (K).
- đg. 1. Sờ nắn nhẹ tay chỗ này qua chỗ khác : Lần lưng ; Lần tràng hạt. 2. Tìm kiếm khó khăn : Không lần đâu ra tiền.
- ChầN Nấn ná, hoãn lâu : Lần chần mãi không dám quyết định
lần hồi
- p. Dần dà qua ngày tháng. Kiếm ăn lần hồi. Lần hồi rau cháo nuôi nhau.
lần lượt
- pht. Theo thứ tự cho đến tận cùng: xếp hàng lần lượt ra vào lần lượt gọi tên lần lượt lần lượt từng vấn đề sẽ được thảo luận.
lẩn
- đg. 1. Trốn, lén lút lảng vào chỗ khuất mắt mọi người : Thằng bé lẩn đi chơi. 2. Trà trộn : Kẻ cắp lẩn vào đám đông.
lẩn quẩn
- đg. x. luẩn quẩn.
lẩn quất
- tt. Lẩn quanh quẩn đâu đó: Mấy tên kẻ gian còn lẩn quất đâu đây Hình ảnh đáng sợ đó cứ lẩn quất mãi trong đầu Chiêm bao lẩn quất ở bên giảng đình (Phan Trần).
lẩn tránh
- đg. Cố tránh đi để khỏi phải gặp, hay khỏi phải liên luỵ. Xấu hổ, cố tình lẩn tránh bạn bè. Lẩn tránh nhiệm vụ. Lẩn tránh vấn đề.
lẫn
- I. đgt. 1. Không phân biệt được nên nhận nhầm cái này ra cái khác: Người già hay lẫn nói lẫn cầm lẫn vở của bạn trót để lẫn hai loại vào nhau. 2. Làm cho khó phân biệt cái này với cái khác: trộn lẫn gạo xấu với gạo tốt. II. pht. Từ đi kèm với từ nhau để thể hiện quan hệ qua lại: trách lẫn nhau đánh lẫn nhau giúp đỡ lẫn nhau hỏi lẫn nhau. III. lt. Cùng với: mất cả chì lẫn chài (tng.) Cả chị lẫn em đều đẹp Cả tiền lẫn tình cả thầy lẫn trò.
lẫn lộn
- Lầm cái nọ ra cái kia : Lẫn lộn vàng thau.
lấn
- đg. 1 Mở rộng phạm vi, chiếm sang phạm vi của cái khác. Đắp đê lấn biển. Lấn đất. Càng nhân nhượng nó càng lấn tới. Lấn quyền. 2 (ph.). Xô đẩy để chen. Lấn tới trước.
lận đận
- tt. Vất vả, chật vật vì gặp quá nhiều khó khăn, trắc trở, vấp váp: lận đận trong thi cử đường vợ con lận đận mãi Bị gậy lang thang người thuỷ hạn, Thơ văn lận đận khách phong trần (Tản Đà) lận đận trên đường đời.
lâng lâng
- Nhẹ nhàng khoan khoái : Làm xong nhiệm vụ, lòng lâng lâng.
lấp
- đg. 1 Làm cho đầy, cho kín chỗ trũng, chỗ hổng hay chỗ trống. Lấp ao. Hát để lấp chỗ trống. 2 Làm che khuất đi. Cỏ mọc lấp cả lối đi. Che lấp. 3 Làm cho bị át đi không còn nghe thấy, nhận thấy nữa. Tiếng vỗ tay lấp cả tiếng hát. Đánh trống lấp*.
lấp lánh
- tt., (đgt.) Phát ra ánh sáng không liên tục, khi yếu khi mạnh, nhưng lặp đi lặp lại đều đặn, vẻ sinh động: những vì sao lấp lánh Gươm thiêng lấp lánh bên lưng nhẹ Mặt trời chiếu thẳng vào dòng nước lấp lánh như người ta đang dát một mẻ vàng vừa luyện xong ánh trăng lấp lánh trên tàu chuối ướt.
lấp liếm
- Nói nhiều át lời người khác để che đậy lỗi mình : Cãi mẹ để lấp liếm tội bắt nạt em.
lấp ló
- đg. Ló ra rồi khuất đi, khi ẩn khi hiện liên tiếp. Bóng người lấp ló ngoài cửa sổ. Mặt trời lấp ló sau ngọn tre.
lập
- đgt. 1. Tạo ra, xây dựng lên: lập gia đình lập danh sách lập ra triều đại mới lập kỉ lục. 2. Đặt lên vị trí quan trọng nào đó: phế vua này lập vua khác phế lập.
lập chí
- Quyết tâm đi tới một mục đích.
lập công
- đg. Lập được chiến công, thành tích lớn. Giết giặc lập công.
lập dị
- tt. Có vẻ khác do cố ý để mọi người để ý đến: sống lập dị ăn mặc lập dị.
lập mưu
- đg. Đặt ra mưu kế. Lập mưu để lừa dối.
lập nghiệp
- đgt. Gây dựng cơ nghiệp: phong trào thanh niên lập nghiệp 20 tuổi đã tự mình lập nghiệp sinh cơ lập nghiệp (tng.).
lập pháp
- Đặt ra pháp luật : Quốc hội là cơ quan lập pháp.
- LậP phương (toán) 1. đg. Lấy lũy thừa bậc ba : 2 lập phương là 8. 2. d. X. Hình lập phương.
lập trường
- d. 1 Chỗ đứng và thái độ khi nhận thức và xử lí vấn đề. Trong quá trình thương lượng, lập trường hai bên đã gần nhau. Thay đổi lập trường. 2 Lập trường giai cấp (nói tắt). Lập trường kiên định.
lập tức
- pht. Ngay tức thì: Chúng ta phải làm việc đó ngay lập tức Nó nghe tiếng gọi là lập tức chạy.
lật
- đg. Trở một vật để thay đổi mặt của nó : Lật trang giấy.
- đg. Không trả nợ : Hắn lật của tôi một món tiền.
lật đật
- I t. Có dáng vẻ vội vã, tất tả, như lúc nào cũng sợ không kịp. Bước đi lật đật. Lúc nào cũng lật đật.
- II d. Đồ chơi hình người có đáy tròn gắn vật nặng, hễ cứ đặt nằm là tự bật dậy. Con .
lật đổ
- đgt. Làm cho chính quyền, ban lãnh đạo bị sụp đổ: âm mưu lật đổ chính quyền gây bè phái lật đổ nhau trong ban lãnh đạo.
lật nhào
- Đánh đổ.
lật tẩy
- đg. (kng.). Làm cho lộ rõ bộ mặt gian dối hoặc mưu đồ xấu xa đang được che giấu. Trò bịp bị lật tẩy.
lâu
- tt. Có thời gian dài: làm lâu thế chờ lâu quá miếng ngon nhớ lâu, lời đau nhớ đời (tng.) đóng cửa lâu rồi Họ về từ lâu không lâu nữa sống lâu Lâu rồi tôi chẳng gặp em.
lâu đài
- Tòa nhà to lớn đẹp đẽ.
lâu đời
- t. Trải qua nhiều đời. Kinh nghiệm sản xuất lâu đời. Truyền thống văn hoá lâu đời.
lâu la
- 1 tt. Lâu nói chung (thường dùng với ý phủ định): Mới đầu tháng chứ đã lâu la gì Chẳng cần lâu la gì anh cũng hiểu được cái điều mà hầu như anh đã quên đi.
- 2 dt. Bọn tay chân của tướng cướp hay đầu sỏ gian ác: Một lũ lâu la kéo đến Nhân rày có đảng lâu la, Tên rằng Đỗ Dự, hiệu là Phong Lai (Lục Vân Tiên).
lầu
- 1 d. 1 (cũ; id.). Nhà có gác, nhà tầng. Ở nhà lầu. Xây lầu. 2 (ph.). Tầng trên của nhà. Lên lầu. Phòng ở lầu một (ở gác hai).
- 2 (ph.). x. làu.
lầu xanh
- dt. Nơi chứa gái điếm thời xưa: Dạy cho má phấn lại về lầu xanh (Truyện Kiều).
lậu
- d. Bệnh viêm ống đái do song cầu khuẩn lậu gây ra, có triệu chứng đái đau, buốt, đái ít và nước tiểu có mủ.
lây
- đg. 1 (Bệnh) truyền từ cơ thể này sang cơ thể khác. Bệnh hay lây. Bị lây bệnh lao. 2 Do có quan hệ gần gũi mà chia sẻ, có chung phần nào một trạng thái tâm lí tình cảm với người khác. Lây cái hồn nhiên của tuổi trẻ. Được thơm lây. Vui lây cái vui của bạn. Giận lây sang con cái (do giận người khác, mà giận luôn cả con cái).
lây lất
- tt. Lay lắt: Việc làm còn lây lất sống lây lất trên vỉa hè vứt bỏ lây lất.
lầy
- t. Có nhiều bùn : Đường lầy ; Ruộng lầy.
lầy lội
- t. (Đường sá) có nhiều bùn lầy.
lầy nhầy
- tt. ướt, bẩn và dính nhớt nháp gây cảm giác ghê tởm: mũi dãi lầy nhầy Chỗ nào cũng lầy nhầy máu nóng như tiết đông (Nguyễn Khải) Đất lầy nhầy nát như bánh đúc.
lẫy lừng
- X. Lừng lẫy.
lấy
- I đg. 1 Làm cho mình có được trong tay cái đã sẵn có và để ở đâu đó để đưa ra làm việc gì. Lấy tiền trong ví ra trả. Lấy bút viết thư. Lấy quần áo rét ra mặc. 2 Làm cho mình có được cái vốn có hoặc có thể có ở đâu đó để sử dụng. Lấy thuyền đi chơi hồ. Lấy tài liệu viết bài. Lấy vé tàu. Lấy chữ kí. Lấy ý kiến. 3 Làm cho trở thành của mình cái vốn là của người khác. Lấy cắp. Lấy làm của riêng. Lấy đồn địch. 4 Làm cho mình có được cái tạo ra bằng một hoạt động nào đó. Vào rừng lấy củi. Nuôi gà lấy trứng. Cho vay lấy lãi. Làm lấy thành tích. 5 Tự tạo ra ở mình. Chạy lấy đà. Nghỉ lấy sức. Lấy giọng. Lấy lại tinh thần. 6 (kng.). Đòi giá tiền bao nhiêu đó để bán. Con gà này bà lấy bao nhiêu? Lấy rẻ vài trăm đồng. 7 Dùng để làm cái gì hoặc việc gì đó. Lấy công làm lãi. Lấy mét làm đơn vị. Lấy cớ ốm để nghỉ. Lấy tình cảm để cảm hoá. 8 Làm cho có được cái chính xác, bằng đo, tính, chỉnh lí. Lấy kích thước. Lấy lại giờ theo đài. Lấy đường ngắm. Lấy làn sóng radio. Lấy nhiệt độ cho bệnh nhân. 9 (kng.). Kết hôn, thành vợ thành chồng với nhau. Lấy chồng. Lấy vợ người cùng quê. Lấy vợ cho con (kng.; cưới vợ cho con).
- II p. (dùng phụ sau đg.). 1 Từ biểu thị hướng của hành động nhằm mang lại kết quả cho chủ thể. Bắt bóng. Giữ chặt lấy. Nắm lấy thời cơ. Chiếm lấy làm của riêng. 2 (thường dùng đi đôi với tự). Từ biểu thị cách thức của hành động do chủ thể tự mình làm, bằng sức lực, khả năng của riêng mình. Ông ta tự lái xe lấy. Trẻ đã biết gấp lấy chăn màn.
- III tr. (dùng sau đg.). Từ dùng để nhấn mạnh mức tối thiểu, không yêu cầu hơn. Cố ăn lưng bát cho lại sức. Ở lại chơi thêm lấy vài ngày. Túi không còn nổi lấy một đồng.
- có (kng.; dùng phụ sau đg.). (Làm việc gì) chỉ cốt tỏ ra là có làm, không kể tác dụng, kết quả. Tự phê bình lấy có, không sâu sắc. Ăn lấy có vài ba miếng.
- ... ...�
lấy cớ
- Đưa ra một lý do thường là không chính dáng : Lấy cớ rức đầu không đến họp.
lấy lệ
- (dùng phụ sau đg.). (Làm việc gì) cốt cho có, cho phải phép, không có sự quan tâm. Làm lấy lệ. Hỏi qua loa lấy lệ.
lấy lòng
- đg. Cốt để làm vừa lòng, để tranh thủ cảm tình. Cười lấy lòng. Khen để lấy lòng.
le
- 1 Nh. Le le.
- 2 (F. l air) dt. 1. cũ Vẻ, dáng: lấy le với mọi người Huyến lúc bấy giờ thì lo tiệm ảnh (vì ra tiền) hơn là lo cho tờ báo (vì làm báo chỉ là để lấy le thôi) (Vũ Bằng). 2. Chỗ mở ra đóng vào để đưa không khí vào động cơ (xe máy, v.v.): mở le.
- 3 dt. Cây nhỏ mọc ở rừng thưa, thân cứng, có dáng giống trúc: rừng le.
le le
- Nh. Le : Đàn le le bơi ở đầm.
le lói
- đg. Chiếu ra một ánh sáng rất yếu ớt. Mấy đốm lửa le lói từ xa. Ánh đèn le lói trong đêm. Còn le lói chút hi vọng (b.).
lè nhè
- đgt. (Nói hoặc khóc) kéo dài dai dẳng với giọng rè, trầm nghe không rõ tiếng, gây cảm giác khó chịu: khóc lè nhè mãi say rượu rồi cứ nói lè nhè Giọng hắn lè nhè và tiếng đã gần như méo mó (Nam Cao).
lẻ
- d. Phần mười của một đấu : Một đấu hai lẻ gạo.
- ph. Từng lượng nhỏ một : Mua lẻ, bán lẻ.
- I. t. 1. Không chẵn, không chia hết cho hai : Số lẻ. 2. Dôi ra một phần của một số tròn : Một trăm lẻ ba. II. ph. Riêng một mình : Ăn lẻ ; Đi lẻ.
- lOi Trơ trọi một mình : Sống lẻ loi.
lẻ loi
- t. Chỉ có riêng một mình, tách khỏi quan hệ với đồng loại. Ngôi nhà lẻ loi bên đường. Sống lẻ loi.
lẻ tẻ
- tt. Thưa thớt và rời rạc từng cái một, không tập trung, không đều khắp: mới lẻ tẻ có mấy người đến Đêm về khuya phố xá chỉ còn lẻ tẻ vài người đi lại Lúa bắt đầu chín lẻ tẻ Lễ Phật trong ngôi chùa giữa đồng sắp đoạn, thiện nam tín nữ lẻ tẻ ra về (Ngô Tất Tố).
lẽ
- d. Cái dùng làm căn cứ để giải thích một sự việc, một tình cảm: Hắn từ chối món quà vì nhiều lẽ, trước hết là vì hắn không muốn chịu ơn ; Anh hiểu vì lẽ gì tôi quí anh ; Khôn chẳng qua lẽ, khoẻ chẳng qua lời (tng) ; Vì lẽ gì mà từ chối ?
- t. Nói người vợ thứ hai đối với người vợ cả trong xã hội cũ : Chết trẻ còn hơn lấy lẽ (tng).
lẽ phải
- d. Điều được coi là phải, là hợp đạo lí. Làm theo lẽ phải. Nhìn ra lẽ phải. Lẽ phải bao giờ cũng thắng.
lẽ ra
- ph. Đáng lý, đúng ra là : Lẽ ra tôi phải hỏi ý kiến anh.
lé
- 1 đg. (id.). Hiện ra và chiếu sáng. Ánh pháo sáng lé lên trong khoảnh khắc rồi tắt ngấm.
- 2 t. 1 (Mắt nhìn) chếch về một phía, mi hơi khép lại (thường có vẻ sợ hãi hay gian xảo). Lé mắt nhìn. 2 (ph.). Lác. Mắt lé. // Láy: le lé (ng. 1; ý mức độ ít).
lẹ
- tt., đphg Nhanh chóng, mau lẹ: Đi lẹ lên lẹ tay lẹ chân.
lem
- t. Lấm láp, bẩn thỉu : Mặt lem.
lém
- 1 đg. (kng.). (Lửa) cháy không to ngọn nhưng lan ra nhanh. Ngọn lửa đã lém gần hết mái tranh. // Láy: lem lém (ý mức độ nhiều, liên tiếp). Lửa cháy lem lém.
- 2 t. Nói nhiều, nhanh, và tỏ ra tinh khôn (thường hàm ý chê nhẹ nhàng). Bình thường ít nói, sao hôm nay lại lém thế. Chỉ được cái lém! Lém như cuội (rất lém). // Láy: lem lém (ý mức độ nhiều).
len
- 1 (F. laine) dt. Sợi chế biến từ lông một số động vật (thường là cừu): đan len dệt len áo len Sợi len mịn so sợi lông rối rắm, áo đan rồi, mùa lạnh hết còn đâu (Tế Hanh) chăn len.
- 2 dt. Cái xẻng nhỏ có nhiều hình dáng khác nhau, để xắn đất, đào đất.
- 3 đgt. Chen: không chỗ len chân len qua đám đông.
lèn
- đg. 1. Nhồi chặt vào : Lèn bông vào đệm. 2. Dùng lời nói khéo để bán một giá đắt : Càng quen càng lèn cho đau (tng) .
- d. Dãy núi đá sừng sững và chạy dài như bức thành : Lèn ở Quảng Bình có nhiều động.
lén
- I p. (Làm việc gì) một cách bí mật sao cho những người khác không thấy, không biết. Lén đi một mình. Đánh lén. Bắn lén sau lưng.
- II đg. (ph.; id.). Lẻn.
lén lút
- tt. Giấu giếm, vụng trộm, không công khai và có ý gian dối: mua bán lén lút những hàng cấm Bọn gián điệp hoạt động lén lút Một đám đông phụ nữ mới lên tàu (...) điệu bộ con buôn vừa nhâng nhâng hợm của, vừa lén lút gian giảo (Ma Văn Kháng).
leng keng
- Tiếng gõ hay lắc đồ kim loại hay đồ thủy tinh : Gõ thìa vào cốc leng keng.
leo
- đg. 1 Di chuyển toàn thân lên cao bằng cách bám vào vật khác và bằng cử động của chân tay. Khỉ leo cây. Leo cao ngã đau (tng.). 2 Di chuyển lên cao hơn. Xe leo lên dốc. Leo cầu thang. 3 Mọc dài ra và vươn lên cao, thân bám vào vật khác (nói về một số cây). Làm giàn cho mướp leo. Giậu đổ bìm leo (tng.).
leo lẻo
- 1 tt (Nói) nhiều và nhanh liến thoắng, với vẻ trơn tru nhưng không sâu sắc, không thật: nói leo lẻo chối leo lẻo chỉ được leo lẻo cái mồm.
- 2 pht. Rất trong, đến mức nhìn suốt được đến đáy, không hề có một chút gợn, bẩn: Nước trong leo lẻo một dòng thông (Hồ Xuân Hương).
leo lét
- Nói ánh sáng yếu nhấp nháy như muốn tắt : ánh đèn dầu leo lét.
leo trèo
- đg. Leo và trèo (nói khái quát). Trẻ thích leo trèo.
lèo tèo
- tt. Quá ít so với số lượng đông đáng ra phải có, gây cảm giác buồn tẻ, nghèo nàn: Thị xã miền núi lèo tèo vài hàng quán trên giá lèo tèo mấy cuốn sách Trời đã gần trưa mà trong chợ vẫn lèo tèo độ vài người (Ngô Tất Tố).
lẻo
- đg. Cắt vuông vắn : Lẻo miếng bánh.
lẽo
- t. Không thẳng, khi chẻ hay cắt. Củi lẽo thớ khó chẻ. Cắt lẽo miếng vải.
lẽo đẽo
- tt. (Dáng đi) chậm chạp nhưng kiên trì để cố gắng theo từng bước, không rời, cho dù rất vất vả, khó nhọc: lẽo đẽo theo mẹ lên tận chợ huyện chơi cứ lẽo đẽo cuốc bệ theo bộ đội để xem diễn tập cứ lẽo đẽo với cái nghề ấy mãi Chị Dậu cố sống cố chết, nhũng nhẵng dẫn con và chó lẽo đẽo dưới ánh nắng mùa hè (Ngô Tất Tố) Lẽo đẽo tôi về theo bước họ, Tâm hồn ngơ ngẩn nhớ muôn phương (Tế Hanh).
lẹo
- d. Cg. Chắp. Mụn mọc ở mí mắt : Mắt có lẹo.
- 1. đg. Nói chó, lợn giao nhau (tục). 2. t. Nói quả sinh đôi dính liền với nhau : Chuối lẹo.
lép
- t. 1 (Hạt) ở trạng thái phát triển không đầy đủ, không chắc. Thóc lép. Lạc lép. 2 Ở trạng thái dẹp hoặc xẹp, không căng phồng vì không có gì bên trong. Túi lép. Bụng lép. 3 (Pháo, đạn) hỏng, không nổ được. Tháo bom lép ra lấy thuốc. Pháo lép. 4 Ở vào thế yếu hơn và đành phải chịu nhường, chịu thua. Chịu lép một bề. Lép vế*.
lép xẹp
- Nh. Lép kẹp : Bụng lép xẹp.
lẹt đẹt
- 1 t. Ở tình trạng quá chậm chạp, kém cỏi, không theo kịp người khác. Lẹt đẹt theo sau. Học hành lẹt đẹt mãi không đỗ.
- 2 t. Từ mô phỏng những tiếng nổ trầm, nhỏ, rời rạc. Pháo nổ lẹt đẹt.
lê
- 1 dt. 1. Thứ cây ăn quả, hoa trắng, quả vỏ thường vàng, thịt trắng nhiều nước, vị ngọt. 2. Quả cây lê.
- 2 dt. Lưỡi lê, nói tắt: đâm lê.
- 3 đgt. 1. Dùng khuỷu tay và chân đẩy người di chuyển sát đất: tập lăn lê bò toài lê từng bước. 2. Kéo sát mặt đất: lê guốc quèn quẹt lê từng thúng thóc trên sàn kho.
- Tên gọi một nhóm nhỏ của dân tộc Ngái.
-
lê thê
- X. Dài lê thê.
lề
- 1 d. 1 Dây xe bằng giấy bản để đóng vở viết chữ nho ngày trước. Giấy rách phải giữ lấy lề (tng.). 2 Khoảng giấy trắng được chừa ra ở bên trái hoặc bên phải trang giấy viết hoặc in. Lề vở. Lề sách. Chừa lề. Ghi chú bên lề. 3 (id.). Giấy lề (nói tắt). 4 Lề đường (nói tắt). Đi trên lề. 5 (kết hợp hạn chế). Phần bên ngoài, trong quan hệ đối lập với cái chính, cái bên trong. Chuyện ngoài lề. Gạt ra ngoài lề. Bàn tán bên lề cuộc họp.
- 2 d. (cũ; id.). Thói quen đã thành nếp, thành lệ. Đất có lề, quê có thói (tng.).
lề đường
- dt. Hai mép đường, dành cho người đi bộ: đi vào lề đường.
lề lối
- Cách thức đã quen : Lề lối làm việc.
lề mề
- t. Chậm chạp, không khẩn trương, để kéo dài công việc. Tác phong lề mề. Họp hành lề mề.
lề thói
- dt. Thói quen chung từ lâu đã thành nếp: lề thói lạc hậu bỏ dần lề thói làm ăn cũ kĩ.
lể
- đg. x. nhể.
lễ
- I. dt. 1. Những nghi thức được tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa nào đó: lễ thành hôn lễ bái lễ ca lễ đài lễ đường lễ lạt lễ nhạc lễ phục lễ tang lễ tế lễ trường lễ tục đại lễ hành lễ hiếu lễ hôn lễ nghi lễ quốc lễ tang lễ tế lễ tuần lễ. 2. Những phép tắc phải theo khi tiếp xúc với người khác, biểu thị sự tôn kính: giữ lễ với thầy lễ độ lễ giáo lễ nghi lễ nghĩa lễ phép lễ tiết lễ vật cống lễ sính lễ thất lễ thư lễ vô lễ. 3. Lần vái lạy: lạy ba lễ. II. đgt. 1. Tham dự các nghi thức tôn giáo: đi lễ chùa. 2. Tặng, biếu (người có quyền thế): lễ quan tham lễ.
lễ bái
- Cúng tế thần, thánh, Phật.
lễ độ
- I d. Thái độ được coi là đúng mực, tỏ ra biết coi trọng người khác khi tiếp xúc (nói khái quát). Giữ lễ độ với mọi người. Cử chỉ thiếu lễ độ.
- II t. Có . Ăn nói lễ độ.
lễ giáo
- dt. Khuôn phép con người phải theo trong cuộc sống, theo tư tưởng nho giáo: lễ giáo phong kiến.
lễ nghi
- d. Toàn thể những cách làm thông thường theo phong tục, áp dụng khi tiến hành một cuộc lễ : Đám tang cử hành theo lễ nghi đơn giản.
lễ nghĩa
- d. Những phép tắc phải theo để cư xử trong gia đình, xã hội sao cho phải đạo người trên kẻ dưới, theo tư tưởng nho giáo (nói tổng quát). Lễ nghĩa trong gia đình phong kiến. Phú quý sinh lễ nghĩa (khi giàu có thì dễ bày vẽ ra các hình thức lễ nghĩa phiền phức).
lễ phép
- I. dt. Thái độ đúng mực, kính trọng người trên: Học trò phải giữ lễ phép Cô là người có lễ phép. II. tt. Có lễ phép: nói năng lễ phép Cậu học trò lễ phép.
lễ phục
- Quần áo mặc trong những buổi lễ lớn.
lễ vật
- d. Vật dùng để biếu tặng hay cúng tế. Lễ vật của nhà trai. Mang lễ vật lên chùa.
lệ
- 1 dt., vchg Nước mắt: rơi lệ áo đầm giọt lệ, tóc se mái đầu (Truyện Kiều) mắt đẫm lệ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng (Xuân Diệu) châu lệ huyết lệ.
- 2 dt. 1. Điều quy định và đã trở thành nếp: Phép vua thua lệ làng (tng.)ồ. 2. Điều lặp đi lặp lại thành quen: theo lệ thường. 3. Điều làm theo qui định thường ngày: hỏi cho có lệ làm chiếu lệ lấy lệ.
- 3 dt. Viên chức nhỏ hầu hạ quan lại thời phong kiến.
lệ luật
- d. (id.). Như luật lệ.
lệ phí
- dt. Khoản tiền quy định phải nộp khi làm thủ tục giấy tờ hay khi hoạt động vì lợi ích của mình: nộp lệ phí thi nộp lệ phí chợ thu lệ phí được miễn lệ phí.
lệ thuộc
- Phải theo người khác, phụ vào cái khác : Lệ thuộc vào tài liệu nước ngoài.