Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Khoa Học >> Từ điển tiếng Việt

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 49780 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Từ điển tiếng Việt
Nhóm biên soạn

E

- 1 dt. Con chữ thứ sáu của bảng chữ cái chữ quốc ngữ: Chữ e là nguyên âm thứ tư của vần quốc ngữ.
- 2 đgt. 1. Ngại, sợ: Không ham giàu sang, không e cực khổ (HCM) 2. Nghĩ rằng có thể xảy ra: Viêc ấy tôi e khó thực hiện 3. Ngượng ngùng: Kẻ nhìn rõ mặt, người e cúi đầu (K).
e dè
- 1. Ngại ngùng, có ý sợ sệt: Có gì cứ nói thẳng không phải e dè.
e lệ
- t. Rụt rè có ý thẹn (nói về phụ nữ) khi tiếp xúc với đám đông hoặc với nam giới. Dáng điệu khép nép, e lệ.
e ngại
- đgt. Rụt rè, có phần sợ hãi: Nó e ngại không dám gặp giám đốc để trình bày.
e rằng
- đgt. Ngại một điều gì: Làm như thế e rằng không tiện.
è cổ
- đg. (kng.). 1 Phải đem hết sức lực ra để làm một việc quá nặng. Đứa bé è cổ gánh đôi thùng nước đầy. 2 Phải gánh chịu một việc quá cực nhọc, vất vả, hoàn toàn trái với ý muốn. Tiêu pha nhiều, bây giờ phải è cổ ra mà trả nợ.
em
- dt. 1. Người con trai hay con gái sinh sau mình, cùng cha, cùng mẹ, hoặc chỉ cùng cha hay cùng mẹ với mình: Em tôi là học sinh của chị 2. Người con trai hay con gái là con vợ kế hay vợ lẽ của cha mình khi mình là con vợ cả: Cô nó là em khác mẹ của tôi 3. Con trai hay con gái của chú, cậu, cô, dì mình: Chú nó là em con chú của tôi 4. Từ chỉ một người nhỏ tuổi: Em thiếu nhi; Em học sinh lớp Một. // đt. 1 Ngôi thứ nhất xưng với anh hay chị của mình: Em đến muộn, em xin lỗi anh chị 2. Ngôi thứ hai nói với em của mình hoặc một người nhỏ tuổi hơn mình: Chị nhờ em đưa giúp chị bức thư này 3. Ngôi thứ ba chỉ người em của mình khi nói với người cũng là anh hay chị của người ấy, hoặc chỉ người con nhỏ của mình khi nói với người anh hay người chị của người ấy: Em khóc, sao anh không dỗ; Các con đi chơi thì cho em đi với 4. Ngôi thứ nhất xứng với người đáng tuổi anh hay chị mình, hoặc với thầy, cô giáo còn trẻ: Anh bộ đội ơi, anh cho em cái hoa này nhé; Thưa cô, nhà em có giỗ, em xin phép cô cho nghỉ. // tt. Bé: Buồng cau em này mà bán thế thì dắt quá.
em chồng
- dt. Người em của chồng mình: Chị dâu và em chồng.
em dâu
- Vợ của em trai.
em gái
- dt. Người phụ nữ là em của mình hay của một người khác: Cô ấy là em gái bạn tôi.
em họ
- dt. Con cái của những người có quan hệ họ hàng, nhưng thuộc bậc dưới với bố mẹ mình: Cô ta là em họ nhưng chúng tôi xem như là em ruột.
ém
- đgt. 1. Giấu kín, che đậy, lấp liếm: Hắn ém câu chuyện đi để không ai biết 2. Nhét xuống dưới: ém màn dưới chiếu 3. Nép vào; ẩn vào: ém mình trong góc tối; Các tổ du kích ém gò vẫn nín thinh (Phan Tứ).
ém nhẹm
- đg. (kng.). Giấu kín, không để lộ cho ai biết. Vụ việc bị ém nhẹm.
én
- dt. (động) Loài chim nhảy, đuôi chẻ đôi, cánh dài, bay nhanh, thường xuất hiện vào mùa xuân: Xập xè én liệng lầu không, cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày (K); én đi, én báo mùa xuân mới (Huy Cận); Râu hùm, hàm én, mày ngài (K).
eo
- t. Bị thắt ở giữa: Quả bầu eo.
eo biển
- d. Phần biển dài và hẹp nằm ở giữa hai khoảng đất, nối liền hai biển với nhau.
eo đất
- dt. Dải đất hẹp dài, hai bên có biển ép lại.
eo éo
- tht. Tiếng kêu, tiếng gọi từ xa: Tiếng kêu eo éo gọi đò.
eo hẹp
- t. Không được rộng rãi, túng thiếu, khó khăn: Đồng tiền eo hẹp; Sống eo hẹp.
eo lưng
- tt. Nói đoạn giữa thắt lại, hai đầu phình ra: Quả bầu eo lưng.
èo uột
- t. Yếu ớt, bệnh hoạn. Đứa trẻ sinh thiếu tháng èo uột. Thân thể èo uột.
ẻo lả
- tt. Mảnh khảnh với vẻ thướt tha, yểu điệu: đi đứng ẻo lả Thân hình trông ẻo lả.
ẽo ẹt
- trgt. Nói tiếng đòn gánh dưa lên đưa xuống trên vai: Sáng nào cô ta cũng ẽo ẹt gánh hàng ra chợ cho mẹ.
éo le
- t. Rắc rối khó khăn: Cảnh ngộ éo le.
ẹo
- đg. Uốn nghiêng thân mình vì bị đè nặng hoặc để né tránh. Gánh nặng ẹo vai. Bị đánh ẹo cả lưng.
ép
- I. đgt. 1. Dùng lực nén chặt lại hoặc mỏng dẹp đều ra nhằm mục đích nhất định: ép dầu ép mía. 2. Buộc đối phương theo ý mình bằng sức mạnh nào đó: ép địch ra đầu hàng ép phải mua ngôi nhà cũ. 3. áp sát vào: ép mình vào tường tránh mưa. 4. Gia công vật liệu bằng áp lực trên các máy để tạo ra các sản phẩm nhựa: ván ép cót ép... II. tt. Chưa đạt đến mức cần và đủ một cách tự nhiên như phải có: ép vần đu đủ chín ép.
ép buộc
- đgt. Bắt phải làm theo, mặc dầu người ta không thích: Việc ấy tùy anh, tôi không ép buộc.
ép duyên
- đg. ép phải lấy người mà người bị ép không yêu: ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên (Cd).
ép liễu nài hoa
- Nh. Nài hoa ép liễu.
ép lòng
- đgt. Buộc phải nhận làm điều gì: Anh ấy cũng nghèo, nhưng thấy bạn túng thiếu quá, anh phải ép lòng nhường cơm sẻ áo.
ép nài
- đg. Cố nói để người khác phải theo ý mình.
ép uổng
- đg. Bắt ép theo một bề, một cách nghiệt ngã (nói khái quát). ...Cha mẹ tham giàu ép uổng duyên con (cd.).
ẹp
- đgt. 1. Đổ sập bẹp xuống: Cái giàn hoa đã đổ ẹp nằm ẹp xuống. 2. Tan, thua: Phen này thì nó ẹp rồi.
ê
- 1 dt. Nguyên âm thứ năm trong vần quốc ngữ: Ê ở sau e và trước i.
- 2 tt. Ngượng quá: Một suýt nữa thì làm tôi ê cả mặt (NgCgHoan). // trgt. Tê âm ỉ: Đau ê cả người, Gánh ê cả vai.
- 3 tht. 1. Từ dùng để gọi một cách xách mé: Ê! Đi đâu đấy? 2. Từ dùng để chế nhạo (thường nói với trẻ em): Ê! Lớn thế mà còn vòi!.
ê a
- t. Từ gợi tả giọng đọc kéo dài từng tiếng rời rạc. Học ê a như tụng kinh. Ê a đánh vần.
ê ẩm
- tt. trgt. Đau âm ỉ kéo dài: Những bước chân ê ẩm lại lê đi (Ng-hồng).
ê chề
- t. Đau đớn khổ sở về tinh thần và sinh ra chán chường.
ê hề
- t. (kng.). Nhiều đến mức thừa thãi, gây cảm giác không dùng vào đâu cho hết được. Chợ sắp tan mà thịt cá còn ê hề ra. Cỗ bàn ê hề.
ê răng
- tt. Ghê răng: ăn nhiều khế chua ê răng.
ề à
- tt. trgt. Dềnh dàng, mất thì giờ: Người ta đã giục đi mà vẫn cứ nói ề à mãi.
ế
- t. 1. Nói hàng hóa không chạy, ít người mua. 2. Không ai chuộng đến: ế vợ, ế chồng.
- ẩM Nh. ế: Hàng hóa ế ẩm.
ếch
- d. Loài ếch nhái không đuôi, thân ngắn, da trơn, màu sẫm, sống ở ao đầm, thịt ăn được.
ếch nhái
- dt. Loài động vật có xương sống, có bốn chân hai chân sau dài, da nhờn, vừa sống được dưới nước, vừa sống được trên cạn: Ngoài vườn ếch nhái kêu suốt đêm.
êm
- tt. trgt. 1. Mềm và dịu: Đệm êm 2. Yên lặng, không dữ dội: Bao giờ gió đứng sóng êm, con thuyền anh xuôi ngược qua đêm lại về (cd) 3. Nghe dễ chịu: Tiếng đàn rất êm, Giọng hát êm 4. Không rắc rối, không lôi thôi: Câu chuyện dàn xếp đã êm; Trong ấm, ngoài êm (tng) 5. Nhẹ nhàng trong chuyển động: Xe chạy êm.
êm ả
- t. Yên lặng: Chiều trời êm ả.
êm ái
- t. Êm, nhẹ, gây cảm giác dễ chịu. Tiếng thông reo nghe êm ái như tiếng ru. Bàn tay vuốt ve êm ái.
êm ấm
- tt. Thuận hoà, đầm ấm và hạnh phúc: Cuộc sống gia đình êm ấm.
êm dịu
- tt. êm ái, dịu dàng: Giọng nói êm dịu; Cảnh xuân êm dịu.
êm đềm
- t. Yên tĩnh và dịu dàng: Êm đềm trướng rủ màn che (K).
êm tai
- tt. Dịu nhẹ, dễ nghe: Cô ta nói thật êm tai làm sao.
êm thấm
- tt. ổn thỏa, không có điều gì rắc rối: Công việc đã thu xếp được êm thấm.
ếm
- đg. 1. ám ảnh làm cho mất cái may, theo mê tín: Ngồi ếm người ta. Ngr. Yểm cho mất linh nghiệm, theo mê tín: ếm mả. 2. (đph). Dùng bùa hay pháp thuật để hãm hại, theo mê tín. 3. Làm phép trừ tà: ếm quỷ trừ ma.
ềnh
- t. (kng.). Ở tư thế nằm dài thẳng ra, choán nhiều chỗ, trông không đẹp mắt. Nằm ềnh ra. Lăn ềnh ra khóc.
ễnh
- tt. (Bụng) to phình ra (chửa): đã ềnh bụng ra rồi, nghỉ việc đi thôi.
ễnh ương
- dt. (động) Loài động vật thuộc họ ếch nhái, da trơn, có tiếng kêu to: ễnh ương đánh lệnh đã vang, tiền đâu mà trả nợ làng, ngoé ơi (cd).

<< D (5) | G (1) >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 765

Return to top