teo
- đg. Thu nhỏ lại, bé dần lại. Ống chân teo lại như ống sậy. Quả để khô, đã teo đi.
tẹo
- dt., khng. Lượng quá nhỏ, quá ít, coi như không đáng kể: chia cho mỗi người một tẹo gọi là đợi cho một tẹo.
tép
- d. 1. Thứ tôm nhỏ. 2. Thứ cá nhỏ.
- t. Nhỏ : Nứa tép ; Pháo tép.
- d. Tế bào lớn, hình thoi, mọng nước, trong quả cam, quít, bưởi.
tét
- đg. (ph.). 1 Cắt bánh bằng sợi dây vòng qua rồi kéo thẳng ra. Tét từng khoanh bánh tét. Tét bánh chưng. 2 Rách một đường dài hoặc đứt dọc ra. Gai cào tét da.
tẹt
- tt. Bẹt xuống, bị ép sát xuống, không nhô cao lên được: mũi tẹt Cái nhọt đã tẹt xuống.
tê
- t. Mất hết mọi cảm giác : Tê tay.
- (đph) t. Kia : Bên tê.
- d. Cg. Tê giác, tê ngưu. Loài thú có guốc lẻ, dạ dày, trên mũi có một hoặc hai sừng.
- Bại Nh. tê liệt : Chân tay tê bại, không cử động được.
tê bại
- Nh. tê liệt : Chân tay tê bại, không cử động được.
tê giác
- d. Thú có guốc ngón lẻ, chân có ba ngón, da dày, có một hay hai sừng mọc trên mũi, sống ở rừng.
tê mê
- tt. ở trạng thái gần như mất hết cảm giác, đến mức mê mẩn, không hay biết gì, do bị tác động nào đó: sung sướng tê mê Nàng đà tán hoán tê mê (Truyện Kiều).
tê tê
- Loài động vật có vú, không có răng, thân dài, đuôi rộng, có nhiều vẩy xếp như ngói ở toàn phía trên của thân.
tê thấp
- d. x. thấp khớp.
tề tựu
- đgt. Đến từ nhiều nơi và tập trung đông đủ: Học sinh tề tựu ở sân trường dự lễ khai giảng Các đại biểu đã tề tựu đông đủ.
tễ
- d. Thuốc đông y ở dạng những viên tròn, nhỏ. Thuốc tễ. Uống một tễ thuốc (kng.; một liều thuốc tễ).
tế
- 1 đgt. 1. Cúng dâng trọng thể, thường đọc văn cúng và có trống chiêng kèm theo: Ngày rằm tháng bảy các họ đều tế áo tế văn tế. 2. khng., mỉa Chửi mắng ầm ĩ, tới tấp: bị tế một trận vuốt mặt không kịp.
- 2 đgt. (Ngựa) chạy nước đại: ngựa tế.
tế bào
- Đơn vị cơ sở cấu tạo nên cơ thể sinh vật.
tế độ
- đg. Cứu vớt chúng sinh ra khỏi bể khổ, theo đạo Phật. Ra tay tế độ.
tế nhị
- dt.. Khéo léo, tinh tế, nhã nhặn trong đối xử: một con người rất tế nhị ăn nói tế nhị.. Có những tình tiết rất nhỏ, sâu kín, khó nói hoặc không thể nói ra được: Vấn đề này rất tế nhị, cần phải lựa thời cơ mà nói.
tế thế
- Giúp đời : Tài tế thế.
tệ
- I d. Thói quen tương đối phổ biến trong xã hội, xấu xa và có hại. Tệ nghiện rượu. Tệ quan liêu.
- II t. Tỏ ra không tốt, không có tình nghĩa trong quan hệ đối xử. Xử với nhau. Một người chồng rất tệ.
- III p. (kng.; dùng phụ sau t.). Lắm, quá. Cô bé hôm nay đẹp . Vui tệ. Học hành dốt tệ.
tệ bạc
- tt. Vô ơn, bội nghĩa, sống thiếu tình nghĩa trước sau: ăn ở tệ bạc con người tệ bạc đối xử rất tệ bạc.
tệ đoan
- Mối tệ hại : Trừ cho hết tệ đoan.
tệ hại
- I d. Cái có tác dụng gây hại lớn cho con người, cho xã hội. Trộm cướp, mại dâm là những tệ hại xã hội.
- II t. Có tác dụng gây những tổn thất lớn lao. Chính sách diệt chủng . Tình hình rất tệ hại.
- III p. (kng.; dùng phụ sau t.). Quá đáng lắm. Bẩn . Xấu tệ hại.
tệ tục
- Phong tục xấu.
tệ xá
- d. (cũ; kc.). Từ dùng để chỉ nơi ở của mình với ý khiêm tốn khi nói với người khác. Xin mời bác quá bộ đến thăm tệ xá.
tếch
- 1 (F. teck) dt. Cây to, cành và mặt dưới của lá có lông hình sao, hoa màu trắng, gỗ màu vàng ngả nâu, rắn và bền: gỗ tếch.
- 2 dt. Miếng thịt đỏ ở hai bên tai con gà: mào tếch.
- 3 dt. Phần dưới cái thuyền: nặng bồng nhẹ tếch (tng.).
- 4 đgt., khng. Bỏ đi, chuồn khỏi nơi nào, do đã quá chán ngán: chẳng thích thì tếch ngay mới làm được mấy hôm đã tếch rồi.
têm
- đg. "Têm trầu" nói tắt.
tên
- 1 d. Đoạn tre hoặc gỗ dài, mảnh, có một đầu mũi nhọn, có thể có ngạnh, được phóng đi bằng cung, nỏ để sát thương. Tên rơi đạn lạc*. Trúng tên.
- 2 d. 1 Từ hoặc nhóm từ dùng để chỉ một cá nhân, cá thể, phân biệt với những cá nhân, cá thể khác cùng loại. Đặt tên. Ghi rõ họ và tên. Kí tên*. Tên nước. Tên cuốn sách. 2 Từ dùng để chỉ từng cá nhân người thuộc hạng bị coi thường, coi khinh. Tên cướp.
tên gọi
- Nh. Tên. ngh. 1.
tên hiệu
- d. Tên của trí thức thời phong kiến tự đặt thêm cho mình bên cạnh tên vốn có, thường là một từ ngữ Hán-Việt có nghĩa đẹp đẽ. Ức Trai là tên hiệu của Nguyễn Trãi.
tên lửa
- dt. Vật chứa chất cháy dùng để đẩy đi rất xa một viên đạn hoặc một vật chở nào đó: phóng tên lửa bắn cháy máy bay địch tên lửa vũ trụ.
tên thánh
- d. Tên lấy theo tên của một vị Thánh, đặt thêm cho người theo Công giáo khi làm lễ rửa tội.
tên tục
- dt. Tên do cha mẹ đặt ra lúc mới sinh, chỉ gọi lúc còn bé, thường dùng từ nôm và xấu để tránh sự chú ý, đe doạ của ma quỷ, theo mê tín: Cứ gọi tên tục ra mà chửi, ai mà chẳng tức Đồ Chiểu là tên tục của Nguyễn Đình Chiểu.
tênh
- p. (kết hợp hạn chế). Đến mức như cảm giác thấy hoàn toàn trống không, trống trải. Nhà cửa trống tênh. Nhẹ tênh*. Buồn tênh*.
tết
- 1 I. dt. 1. Ngày lễ trong năm, có cúng lễ, vui chơi: Tết Trung thu Tết Nguyên đán Tết Đoan ngọ. 2. Lễ đón năm mới, có cúng tế, vui chơi, chúc mừng nhau: ăn Tết nghỉ Tết vui Tết. II. đgt. Biếu quà nhân dịp Tết: đi tết bố mẹ vợ đôi ngỗng.
- 2 đgt. Đan, thắt các sợi với nhau thành dây dài hoặc thành khuôn, hình vật gì: tết tóc tết túi lưới.
- 3 (F. tête) đgt., cũ Đánh đầu vào quả bóng: nhảy lên tết quả bóng vào gôn.
tếu
- ph. Theo ý riêng của mình và không nghiêm túc: Nói tếu: Lạc quan tếu. Lạc quan viển vông, theo ý riêng của mình và không có cơ sở.
tha
- 1 đg. 1 (Loài vật) giữ chặt bằng miệng, bằng mỏ mà mang đi. Hổ tha mồi. Chim tha rác về làm tổ. 2 (kng.). Mang theo, mang đi một cách lôi thôi. Chị cõng em tha nhau đi chơi. Tha về nhà đủ thứ lỉnh kỉnh.
- 2 đg. 1 Thả người bị bắt giữ. Ở tù mới được tha. 2 Bỏ qua, không trách cứ hoặc trừng phạt. Tha lỗi. Tha tội chết. Tội ác trời không dung, đất không tha.
tha hóa
- tha hoá tt. 1. Trở nên khác đi, biến thành cái khác: Nhiều chất bị tha hoá do tác động của môi trường. 2. Trở thành người mất phẩm chất đạo đức: một cán bộ bị tha hoá.
tha hồ
- Được hoàn toàn như ý muốn, như sở thích : Sông rộng tha hồ bơi.
tha ma
- d. Đất hoang dành để chôn người chết. Bãi tha ma.
tha thứ
- đgt. Tha cho, không trách cứ, trừng phạt: xin được tha thứ tha thứ cho mọi lỗi lầm trong quá khứ.
thà
- ph. Đành như thể còn hơn : Thà chết chứ không làm nô lệ.
thả
- đg. 1 Để cho được tự do hoạt động, không giữ lại một chỗ nữa. Thả gà. Thả trâu. Thả tù binh. Thả thuyền xuống nước. Thả mình theo sở thích riêng (b.). 2 Cho vào môi trường thích hợp để có thể tự do hoạt động hoặc phát triển. Thả diều. Thả bèo hoa dâu. Tận dụng hồ ao để thả cá. 3 Để cho rơi thẳng xuống nhằm mục đích nhất định. Thả mành cửa. Thả dù. Thả bom. Thả lưới.
thả cửa
- tt., khng. Hoàn toàn tự do thoải mái, không bị hạn chế, ngăn trở: chi tiêu thả cửa ăn chơi thả cửa.
thả dù
- Nói máy bay cho người hay vật dụng rơi xuống bằng dù.
thả lỏng
- đg. 1 Để cho các cơ bắp hoàn toàn tự nhiên, thoải mái, không có một biểu hiện dùng sức nào cả, dù rất nhỏ. Thả lỏng gân cốt cho đỡ mỏi. 2 Để cho được tự do làm gì thì làm, hoàn toàn không có sự bó buộc hay ngăn cản. Trẻ em được nuông chiều, thả lỏng dễ sinh hư. 3 (id.). Không giam giữ nữa, để cho được tự do, nhưng vẫn dưới một sự giám sát nhất định. Thả lỏng một tù chính trị.
thả rong
- đgt. Thả cho muốn đi đâu thì đi: trâu bò thả rong.
thác
- d. Chỗ dòng suối, dòng sông có nước chảy từ trên cao trút xuống thấp : Thác là một nguồn năng lượng.
- t. Chết (cũ) : Đến điều sống đục sao bằng thác trong (K).
- đg. Viện cớ : Thác bệnh để xin nghỉ.
thạc sĩ
- d. 1 Học vị cấp cho người tốt nghiệp cao học. 2 Học vị cấp cho người thi đỗ làm cán bộ giảng dạy trung học hay đại học ở một số nước.
thách
- đgt. 1. Đánh đố, đánh cuộc người khác dám làm một việc thường là quá sức, quá khả năng: thách nhảy qua bức tường cao. 2. Nêu giá cao hơn giá bán để khách hàng trả xuống là vừa: không nói thách, nói sao bán vậy thách cả trả nửa (tng.).
thách thức
- Đố dám làm việc gì : Họ thách thức nhau đi bộ hai mươi ki-lô-mét.
thạch
- 1 d. Chất keo lấy từ rau câu dùng làm đồ giải khát hoặc dùng trong công nghiệp.
- 2 d. Đơn vị đo dung tích của Trung Quốc thời xưa, bằng khoảng 10 lít.
thạch anh
- dt. Khoáng chất kết tinh theo hình lăng trụ sáu mặt, có chóp nhọn, rắn, trong suốt, màu trắng, tím hoặc vàng, dùng trong kĩ thuật vô tuyến điện.
thạch bản
- Tấm đá viết chữ vào để in.
thạch cao
- d. Khoáng vật gồm chủ yếu sulfat calcium, mềm, màu trắng, dùng để chế ximăng, nặn tượng, bó xương gãy, v.v.
thạch lựu
- Nh. Lựu1.
thạch nhũ
- (địa) Cột tự nhiên tạo thành trong các hang động, do hàng ngàn triệu giọt nước rơi từ trên xuống và đọng lại hoặc rỉ và rơi xuống nền, để lại sau khi bay hơi một tượng đá vôi khiến phần chất rắn từ trên dài dần xuống (thạch nhũ trên) từ dưới cao dần lên (thạch nhũ dưới) và gặp nhau.
thạch sùng
- d. Bò sát cùng họ với tắc kè, nhỏ bằng ngón tay, thân nhẵn, thường bò trên tường nhà, bắt muỗi, sâu bọ nhỏ.
thạch tùng
- Nh. Thông đá.
thai
- d. Cơ thể con đang hình thành nằm trong bụng mẹ, đã có tính chất của loài.
thai nghén
- đg. 1 Mang thai (nói khái quát). Thời kì thai nghén. 2 (vch.). Nuôi dưỡng trong lòng, chuẩn bị cho sự ra đời. Nhà văn thai nghén tác phẩm mới.
thải
- đgt. Loại bỏ, tống khứ cái không cần thiết, cái không có ích: Chủ thải thợ nước thải của nhà máy.
thải hồi
- Cách chức quan lại hay công chức (cũ).
thái
- 1 đg. Cắt thành miếng mỏng hoặc nhỏ bằng dao. Thái thịt. Băm bèo, thái khoai.
- 2 t. (id.). (Thời vận, hoàn cảnh) thuận lợi, may mắn. Vận thái. Hết bĩ đến thái.
thái ấp
- dt. Phần ruộng đất của quan lại, công thần hay quý tộc phong kiến được vua ban cấp.
thái bình
- Nói cảnh yên ổn thịnh vượng của xã hội.
thái cực
- d. 1 Trạng thái trời đất khi chưa phân, nguyên khí còn hỗn độn, theo quan niệm triết học xưa của phương Đông. 2 Điểm cùng cực, trong quan hệ đối lập tuyệt đối với một điểm cùng cực khác. Quan điểm đối lập nhau như hai thái cực. Từ thái cực này chuyển sang thái cực kia.
thái dương
- 1 dt. Phần dương đến cùng cực; phân biệt với thái âm.
- 2 dt. Phần của mặt nằm ở giữa đuôi mắt và vành tai phía trên: bị đánh vào thái dương ngất xỉu ngay.
- 3 dt., vchg Mặt trời: ánh thái dương.
- (xã) tên gọi các xã thuộc h. Bình Giang (Hải Dương), h. Thái Thuỵ (Thái Bình).
thái độ
- d. 1. Cách để lộ ý nghĩ và tình cảm trước một sự việc, trong một hoàn cảnh, bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động : Có thái độ lạnh nhạt trước những thành công của đồng chí ; Thái độ hoài nghi ; Thái độ hung hăng. 2. ý thức (ngh. 2) đối với việc làm thường xuyên : Thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm chỉnh.
thái giám
- d. Chức hoạn quan hầu hạ trong cung cấm.
thái hậu
- dt. Mẹ vua, thường gọi là hoàng thái hậu: Thái hậu đã kịp can gián.
thái quá
- Quá chừng, quá đáng, vượt xa mức bình thường : Ăn uống thái quá thì hay sinh bệnh.
thái thượng hoàng
- d. Vua đã nhường ngôi cho con và đang còn sống.
thái tử
- dt. Hoàng tử đã được chọn sẵn để sau này kế vị vua cha: lập thái tử cho một trong các hoàng tử.
thái y
- Thầy thuốc trong cung vua.
tham
- 1 d. (kng.). Tham biện hoặc tham tri (gọi tắt). Quan tham. Ông tham.
- 2 đg. 1 Ham muốn một cách thái quá, không biết chán. Tham ăn. Tham của. Lòng tham không đáy. Tham thì thâm (tng.). 2 (dùng phụ sau đg.). (Làm việc gì) cố cho được nhiều mà không biết tự kiềm chế, do đó làm quá nhiều, quá mức. Ăn tham. Bài viết tham quá.
tham chiến
- đgt. Tham gia vào cuộc chiến tranh: các nước tham chiến.
tham chính
- Dự vào chính trị hay dự vào chính quyền : Phụ nữ tham chính.
tham gia
- đg. Góp phần hoạt động của mình vào một hoạt động, một tổ chức chung nào đó. Tham gia kháng chiến. Tham gia đoàn chủ tịch. Báo cáo gửi đến để tham gia hội nghị. Tham gia ý kiến.
tham khảo
- đgt. Tìm hiểu thêm để học hỏi, nghiên cứu, xử lí công việc cho tốt hơn: tham khảo sách báo tham khảo ý kiến của bạn bè tài liệu tham khảo.
tham luận
- Phần trình bày ý kiến phát biểu ở một hội nghị.
tham mưu
- đg. 1 Giúp người chỉ huy trong việc đặt và tổ chức thực hiện các kế hoạch quân sự và chỉ huy quân đội. Công tác tham mưu. Sĩ quan tham mưu. 2 (kng.). Giúp góp ý kiến có tính chất chỉ đạo. Tham mưu cho lãnh đạo.
tham nhũng
- đgt. Lợi dụng quyền hành để tham ô và hạch sách, nhũng nhiễu dân: quan lại tham nhũng chống tham nhũng.
tham quan
- Xem xét một nơi nào: Đi tham quan khu gang thép.
tham sinh
- Ham sống một cách không chính đáng.
tham tài
- Hám của.
tham tàn
- t. Tham lam và tàn ác.
tham thiền
- đgt. Học theo, luyện theo phép thiền định: ngồi tham thiền hàng mấy tiếng đồng hồ.
tham vọng
- d. Lòng ham muốn, mong ước quá lớn, vượt quá xa khả năng thực tế, khó có thể đạt được. Tham vọng làm bá chủ hoàn cầu. Bài viết không có tham vọng giải quyết mọi vấn đề. Có tham vọng lớn.
thảm
- 1 dt. 1. Hàng dệt bằng sợi thô, dùng trải sàn nhà hoặc trên lối đi: Nền nhà trải thảm trải thảm đỏ đón đoàn khách quý đến thăm. 2. Lớp phủ trên mặt đất: thảm cỏ thảm thực vật.
- 2 đgt. Đau thương đến mức làm cho ai cũng động lòng thương cảm: khóc nghe thảm quá câu chuyện nghe thảm quá.
thảm cảnh
- Tình trạng đáng thương.
thảm hại
- t. 1 Có vẻ khổ sở, đáng thương. Mặt mũi trông thảm hại. 2 Nặng nề và nhục nhã. Sự thất bại thảm hại.
thảm họa
- thảm hoạ dt. Tai hoạ lớn, gây nhiều đau thương, tang tóc: thảm hoạ chiến tranh thảm hoạ động đất.
thảm khốc
- Gây tai hại lớn.
thảm sát
- đg. Giết hại hàng loạt người một cách tàn ác. Vụ thảm sát cả một làng.
thảm thiết
- tt. Hết sức thương tâm, đau xót: khóc thảm thiết van xin thảm thiết.
thảm thương
- Làm cho buồn rầu thương xót.
thám
- đg. Dò xét.
thám hiểm
- đg. Đi vào vùng xa lạ ít ai đặt chân tới, để khảo sát. Thám hiểm Bắc Cực. Nhà thám hiểm.
thám thính
- đgt. Dò xét, nghe ngóng để biết tình hình: cử người đi thám thính tình hình.
thám tử
- Người làm việc dò xét trong xã hội cũ.
than
- 1 d. Tên gọi chung các chất rắn, thường màu đen, dùng làm chất đốt, do gỗ hoặc xương cháy không hoàn toàn tạo nên, hoặc do cây cối chôn vùi ở dưới đất phân huỷ dần qua nhiều thế kỉ biến thành. Đốt than trên rừng. Mỏ than.
- 2 đg. Thốt ra lời cảm thương cho nỗi đau khổ, bất hạnh của mình. Than thân trách phận.
than bùn
- dt. Than màu nâu sẫm, có ít chất các-bon, nhiều nước, thường dùng làm chất đốt, phân bón.
than cám
- d. Than vụn, hạt nhỏ.
than chì
- dt. Các-bon ở dạng gần nguyên chất, mềm, có thể dùng để vẽ, quệt trên giấy.
than củi
- Nh. Than tàu.
than ôi
- c. (vch.). Từ biểu lộ sự đau buồn, thương tiếc.
than phiền
- đgt. Kêu ca, phàn nàn về điều buồn phiền, khổ tâm nào đó: than phiền về đời sống không nên than phiền nhiều.
thản nhiên
- Ung dung như không có gì xảy ra cả : Có còi báo động mà vẫn ngồi thản nhiên.
thán phục
- đg. Khen ngợi và cảm phục. Thái độ thán phục. Nhìn bằng con mắt thán phục.
thán từ
- dt. Từ dùng để chỉ các trạng thái cảm xúc như mừng rỡ, ngạc nhiên, thương tiếc...
thang
- d. X. Đồ dùng bắc để trèo lên cao, làm bằng hai thanh gỗ, tre... song song hoặc hơi choãi ở chân và nối với nhau bằng nhiều thanh ngang dùng làm bậc. 2. Thứ tự sắp xếp theo độ mạnh, cấp bậc : Thang chia độ trong nhiệt kế ; Thang lương.
- d. X. Bún thang.
- d. 1. Gói thuốc Đông y, gồm nhiều vị, vừa đủ sắc một lần : Sốt uống hai thang mới khỏi. 2. Vị thuốc phụ của các vị thuốc Đông y : Chén thuốc này phải lấy kinh giới làm thang.
thang máy
- d. Máy đưa người lên xuống các tầng gác trong nhà nhiều tầng.
thảng hoặc
- pht. Thỉnh thoảng, hoạ hoằn (mới xảy ra điều gì): Thảng hoặc anh ta mới đến chơi.
tháng
- d. 1. Khoảng thời gian bằng một phần mười hai của một năm theo dương lịch, hoặc theo âm lịch, có khi là một phần mười ba của một năm nhuận. 2. Thời gian ba mươi ngày, không nhất thiết bắt đầu từ ngày mồng một : Nghỉ ốm một tháng. 3. Thời kỳ phụ nữ có kinh nguyệt : Thấy tháng. 4. Thời kỳ phụ nữ có mang sắp đẻ : Đến tháng rồi.
tháng ngày
- d. Như ngày tháng.
thanh
- 1 dt. Từng vật riêng lẻ có hình dài mỏng, nhỏ bản: thanh tre thanh gươm thanh gỗ.
- 2 dt. Thanh điệu, nói tắt: Tiếng Việt có sáu thanh.
- 3 tt. 1. Trong, sạch, thuần khiết, không gợn chút pha tạp nào: giọng nói thanh. 2. Có dáng mảnh mai, dễ coi: dáng người thanh nét thanh. 3.Lặng lẽ: đêm thanh trăng thanh.
- (xã) h. Hướng Hoá, t. Quảng Trị.
thanh bạch
- Trong sạch và giữ được tiết tháo : Nhà trí thức thanh bạch.
thanh bình
- t. Yên vui trong cảnh hoà bình. Đất nước thanh bình. Cuộc sống thanh bình. Khúc nhạc thanh bình.
thanh cảnh
- tt. (ăn uống) nhỏ nhẹ, chút đỉnh, không ham nhiều, không thô tục: ăn uống thanh cảnh.
thanh danh
- Tiếng tăm : Thanh danh lừng lẫy.
thanh đạm
- t. 1 (Ăn uống) giản dị, không có những món cầu kì hoặc đắt tiền. Bữa ăn thanh đạm. 2 (id.). (Cuộc sống) giản dị và trong sạch; thanh bạch.
thanh giáo
- Ngành tôn giáo ở Anh, từ cơ đốc giáo thoát ra, chủ trương sống khắc khổ theo đúng kinh thánh.
thanh la
- d. x. phèng la.
thanh lịch
- tt. Thanh nhã và lịch thiệp: người Hà Nội thanh lịch một con người thanh lịch.
thanh liêm
- Trong sạch, không tham ô (cũ) : Quan lại thanh liêm.
thanh minh
- 1 d. Tên gọi một trong hai mươi bốn ngày tiết trong năm theo lịch cổ truyền của Trung Quốc, ứng với ngày 4, 5 hoặc 6 tháng tư dương lịch, thường vào khoảng tháng hai, tháng ba âm lịch, có tục đi thăm viếng sửa sang mồ mả.
- 2 đg. Giải thích cho người ta hiểu để không còn quy lỗi hoặc nói chung nghĩ xấu cho mình hay cho ai đó, trong sự việc nào đó. Thanh minh để tránh mọi sự hiểu lầm. Khuyết điểm rành rành, còn cố thanh minh. Thanh minh cho bạn.
thanh nhàn
- tt. Nhàn nhã, thảnh thơi: cuộc sống thanh nhàn chẳng lúc nào được thanh nhàn.
- (phường) q. Hai Bà Trưng, tp. Hà Nội.
thanh nữ
- Người con gái trẻ tuổi.
thanh quản
- d. Phần trên của khí quản, có thể phát ra tiếng khi không khí đi qua từ phổi.
thanh tao
- tt. Thanh lịch và tao nhã: vẻ đẹp thanh tao phong độ thanh tao lời thơ thanh tao.
thanh tâm
- Lòng trong sạch.
thanh thản
- t. Ở trạng thái nhẹ nhàng, thoải mái, vì trong lòng không có điều gì phải áy náy, lo nghĩ. Đầu óc thanh thản.
thanh thiên
- Trời xanh. Màu thanh thiên. Màu xanh da trời. Thanh thiên bạch nhật. Giữa ban ngày và dưới trời xanh, ý nói công nhiên, không giấu giếm ai.
thanh thoát
- t. 1 (Dáng điệu, đường nét) mềm mại, không gò bó, gây cảm giác nhẹ nhàng, dễ ưa. Dáng người thanh thoát. Đường nét chạm trổ thanh thoát. 2 (Lời văn) lưu loát, nhẹ nhàng, không gò bó, không khúc mắc. Lời thơ thanh thoát. Văn dịch thanh thoát. 3 Thanh thản, nhẹ nhõm, không có gì vướng mắc. Tâm hồn thanh thoát. Nói hết ra cho lòng được thanh thoát.
thanh tịnh
- tt. Yên ắng, không chút xao động nào: cảnh thanh tịnh ở chùa.
thanh toán
- đg. 1. Hoàn thành việc tính sổ sách khi đình chỉ buôn bán. 2. Trình bày có chứng từ những món tiêu bằng tiền của công quỹ để hoàn thành trách nhiệm của mình trong việc đó : Y tá cơ quan thanh toán năm hóa đơn mua thuốc. 3. Trang trải, từ bỏ đến hết : Thanh toán món nợ ; Thanh toán nạn mù chữ ; Thanh toán những tư tưởng phi vô sản .
thanh tra
- I đg. Kiểm tra, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp.
- II d. (kng.). Người làm nhiệm vụ . Đoàn thanh tra của bộ.
thanh trừng
- đgt. Loại bỏ, trừ khử khỏi hàng ngũ: Các phe phái thanh trừng nhau thanh trừng nội bộ.
thanh vắng
- Yên lặng, không có bóng người : Đêm hôm thanh vắng.
thanh vân
- (xã) tên gọi các xã thuộc h. Hiệp Hoà (Bắc Giang), h. Quản Bạ (Hà Giang), h. Thanh Oai (Hà Tây), h. Thanh Ba (Phú Thọ), h. Tam Dương (Vĩnh Phúc).
thành
- d. 1. Tường cao xây quanh một nơi để bảo vệ : Thành cao hào sâu. 2. Mặt trong của một vật chứa, từ miệng xuống, không kể đáy : Thành giếng; Thành bể; Thành vại.
- d. " Thành phố" hoặc "Thành thị" nói tắt : Mít-tinh toàn thành ; Tự vệ thành.
- 1. t. Đạt mục đích, đến kết quả : Công thành danh toại 2. g. Hóa ra, trở nên : Nước sôi bốc thành hơi, Hai cộng với hai thành bốn.
- t. Thực có : Lòng thành.
- d. Một phần mười (cũ) : Vàng mười thành.
thành công
- đg. (hoặc d.). Đạt được kết quả, mục đích như dự định; trái với thất bại. Thí nghiệm thành công. Chúc mừng thành công của hội nghị.
thành danh
- đgt. Nên danh tiếng: học đã thành danh.
thành đạt
- Cg. Thịnh đạt. Đi tới mục đích, kết quả về danh phận : Học trò thành đạt.
thành hình
- đg. Được tạo thành ở mức chỉ mới có những nét chính. Ngôi nhà đã thành hình, nhưng chưa có cửa.
thành hôn
- đgt. Chính thức thành vợ chồng: tổ chức lễ thành hôn.
thành kiến
- ý nghĩ cố định về người hay vật, xuất phát từ cách nhìn sai lệch hoặc dựa trên cảm tính và thường xuyên có chiều hướng đánh giá thấp.
thành kính
- t. Thành tâm, kính cẩn. Tấm lòng thành kính. Thành kính tưởng nhớ các liệt sĩ.
thành lũy
- thành luỹ dt. 1. Công trình xây dựng kiên cố để bảo vệ, phòng thủ một vị trí quan trọng: xây dựng thành luỹ vững chắc. 2. Cơ cấu vững chắc của một tổ chức hay một hệ thống xã hội nào: tiến công vào thành luỹ của chủ nghĩa thực dân.
thành ngữ
- Nhóm từ cố định đi với nhau để nói lên một ý gì : "Đứng mũi chịu sào" là một thành ngữ.
thành niên
- t. Đến tuổi được pháp luật công nhận là công dân với đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ. Đến tuổi thành niên.
thành phẩm
- dt. Sản phẩm đã làm xong hoàn toàn: nâng cao chất lượng thành phẩm.
thành phần
- d. 1. Một trong những yếu tố tạo nên một vật, một tổ chức : Thành phần hóa học của nước là ô-xy và hy-đrô ; Thành phần của hội nghị là các giám đốc sở giáo dục và các trưởng ty giáo dục. 2. Mỗi khối người xác định trên cơ sở gốc dân tộc (thành phần dân tộc) hoặc gốc giai cấp (thành phần giai cấp), thường có ghi trong lý lịch của từng người : Thành phần dân tộc Kinh ; Thành phần nông dân.
thành phố
- d. Khu vực tập trung đông dân cư quy mô lớn, thường có công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
thành quả
- dt. Kết quả quý giá thu được từ quá trình hoạt động, đấu tranh: thành quả lao động bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng.
thành sự
- Nên việc : Thành sự tại nhân.
thành tâm
- t. Có tình cảm chân thật, xuất phát tự đáy lòng. Thành tâm giúp bạn.
thành thạo
- tt. Rất thạo, rất thành thục, do đã quen làm, quen dùng: có tay nghề thành thạo thành thạo hai ngoại ngữ.
thành thân
- Kết hôn : Thành thân mới mới rước xuống thuyền (K).
- Nên người : Học hành lười biếng nên không thành thân.
thành thị
- d. Thành phố, thị xã, nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển (nói khái quát); phân biệt với nông thôn. Cuộc sống ở thành thị. Người thành thị.
thành thử
- lt. Do vậy, cho nên: bị ốm thành thử không đi được Trời mưa, thành thử chợ vắng teo.
thành tích
- Công lao ghi được, đạt được : Thành tích cách mạng.
thành tựu
- I đg. (Quá trình hoạt động) thành công một cách tốt đẹp. Công việc trong bao nhiêu năm đã thành tựu.
- II d. Cái đạt được, có ý nghĩa lớn, sau một quá trình hoạt động thành công. Những của khoa học.
thành văn
- tt. Được ghi lại bằng chữ viết, bằng văn bản: văn học thành văn lịch sử thành văn.
- (xã) h. Thạch Thành, t. Thanh Hoá.
thành viên
- Phần hợp thành một đoàn thể, một tổ chức : Đảng xã hội là một thành viên của Mặt trận Tổ quốc.
thành ý
- t. (id.). Có ý định tốt, chân thành. Thành tâm thành ý giúp đỡ nhau.
thảnh thơi
- tt. Nhàn nhã, thoải mái, hoàn toàn không vướng bận, lo nghĩ gì: sống thảnh thơi đầu óc thảnh thơi Buồng đào khuya sớm thảnh thơi (Truyện Kiều).
thánh
- d. 1. Nhân vật siêu phàm có tài năng đặc biệt : Thánh Khổng. 2. Nhân vật được coi là có phép mầu nhiệm, theo truyền thuyết : Thánh Tản Viên.
thánh ca
- d. Bài hát ca ngợi, cầu nguyện thần thánh trong các buổi lễ.
thánh chỉ
- dt. Lệnh của vua chúa, theo cách gọi tôn kính: vâng thánh chỉ.
thánh cung
- Nơi thờ thánh.
thánh đản
- Ngày Giê-xu hay một ông thánh khác ra đời.
thánh địa
- d. (id.). Đất thánh.
thánh đường
- dt. Nhà thờ của đạo Cơ Đốc (hoặc Hồi giáo): làm lễ ở thánh đường.
thánh giá
- 1 d. (trtr.; id.). Xe vua đi thời phong kiến; xa giá.
- 2 d. Giá hình chữ thập, tượng trưng cho sự hi sinh vì đạo của Jesus. Cây thánh giá.
thánh nhân
- dt. Bậc thánh: Thánh nhân còn có khi nhầm (tng.).
thánh sư
- Ông tổ dựng nên một môn học hay một nghề gì : Khổng Tử là thánh sư của Nho giáo.
thánh thượng
- d. Từ thời phong kiến dùng để gọi vua với ý tôn kính. Tâu lên thánh thượng.
thạnh
- (đph) Nh. Thịnh : Đời thạnh.
thao
- d. 1 Tơ thô, to sợi, không sạch gút. Sợi thao. 2 Hàng dệt bằng thao. Thắt lưng thao. 3 Tua kết bằng tơ, chỉ. Nón quai thao.
thao diễn
- đgt. Trình diễn các động tác kĩ thuật trong hội thi hoặc để rút kinh nghiệm: thao diễn kĩ thuật, nâng cao tay nghề.
thao láo
- Nói mắt mở to : Mắt thao láo chứ có buồn ngủ đâu.
thao luyện
- đg. Luyện tập để nâng cao kĩ năng. Thao luyện võ nghệ.
thao lược
- I. dt. Tài dùng binh: tài thao lược. II. tt. Có tài dùng binh: một vị tướng thao lược.
thao tác
- Sự cử động của chân tay để làm một công việc nào đó.
thao trường
- d. Bãi tập quân sự hoặc thể thao. Diễn tập trên thao trường.
thao túng
- đgt. Nắm giữ và chi phối, bắt phải hành động theo chủ ý: không để ai thao túng được Các tổ chức độc quyền thao túng thị trường.
thảo
- t. 1. Rộng rãi với người : Lòng thảo. 2. Nói người con, người em biết đạo cư xử : Người em thảo.
- (cây) d. Từ gọi chung các loài cây có thân thấp và mềm, thuộc loại cỏ.
- 1. đg. Viết ra : Thảo mộ
thảo luận
- đg. Trao đổi ý kiến về một vấn đề, có phân tích lí lẽ. Thảo luận kế hoạch công tác. Thảo luận rất sôi nổi.
thảo mộc
- dt. Cây cỏ, thực vật nói chung: các loài thảo mộc dầu thảo mộc.
thảo nguyên
- Cánh đồng cỏ rất rộng.