Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Khoa Học >> Từ điển tiếng Việt

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 49778 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Từ điển tiếng Việt
Nhóm biên soạn

H (2)

hằn
- I. đgt. In lại dấu vết trên bề mặt: Bánh xe hằn xuống mặt đường Trán hằn những nếp nhăn. II. dt. Dấu vết được in, được hằn lại: vết hằn của bánh xe nếp hằn trên trán.
hằn học
- đgt Có ý tức bực, như muốn gây chuyện: Lão ta hằn học với người vợ.
- tt Có thái độ bực tức: Không được thoả mãn, Hộ đã trở nên (Ng-hồng).
hẳn
- I t. 1 Có thể khẳng định là như vậy, không có gì còn phải nghi ngờ. Việc đó hẳn là làm được. Sự thật không hẳn như thế. Điều đó đã hẳn. 2 (dùng phụ sau đg., t.). Có tính chất hoàn toàn, dứt khoát như vậy, không có nửa nọ, nửa kia. Đứng hẳn về một phía. Bệnh chưa khỏi hẳn. Con đường rộng hẳn ra. 3 (dùng trước d. số lượng). Với mức độ trọn vẹn, không phải chỉ một phần nào mà thôi. Để hẳn hai người vào công việc này.
- II tr. (kng.; dùng ở đầu câu hoặc cuối câu). Từ biểu thị ý như muốn hỏi về điều mà thật ra mình đã kg định. Hẳn anh còn nhớ? Anh lại quên rồi hẳn?
hắn
- đt. Từ chỉ người ngôi thứ ba, thường có hàm ý khinh hoặc thân mật: Hắn lại vác xác đến đây lần nữa Lâu nay hắn ít về nhà.
hăng
- 1 tt Có mùi vị nồng bốc lên: Bóc tỏi, mùi hăng lên mũi.
- 2 tt, trgt Mạnh mẽ và hào hứng: Anh em làm việc rất hăng; Trong việc ấy thì anh ấy hăng nhất.
hăng hái
- t. Ở trạng thái có nhiệt tình, biểu lộ bằng thái độ tích cực trong công việc. Hăng hái giúp đỡ bạn. Tuổi thanh niên hăng hái.
hằng
- pht. (Hành động diễn ra) luôn, liên tục: báo ra hằng tuần công việc hằng ngày.
hằng hà sa số
- ng (H. hằng: sông Gange bên ấn-độ, hà: sông; sa: cát; số: số nghĩa đen: như số cát sông Hằng) Nhiều vô kể: Cuộc mít-tinh có hằng hà sa số người dự.
hằng số
- d. Số không đổi trong quá trình được xét; đối lập với biến số.
hắt
- đgt. 1. Tạt ngang nhanh, mạnh để chất lỏng hoặc thứ gì rời xa vật đựng: cầm cốc hắt nước hắt từng xẻng đất. 2. Phản chiếu, dội trở lại: ánh nắng hắt từ mặt nước trở lên Tiếng gọi dội vào vách núi hắt ra.
hắt hiu
- tt, trgt Lay động nhè nhẹ: Như hắt hiu cùng hơi gió heo may (Thế-lữ); Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu (K).
hắt hơi
- đg. Bật mạnh hơi ra đằng mũi, đằng miệng và phát ra thành tiếng do màng mũi bị kích thích đột ngột.
hắt hủi
- đgt. Tỏ thái độ ghẻ lạnh ghét bỏ: Mẹ chồng hắt hủi nàng dâu Dì ghẻ hắt hủi con chồng.
hâm
- 1 tt Hơi gàn: Cậu ta khó lấy vợ vì có tính hâm.
- 2 đgt Đun lại thức ăn cho nóng: Canh để phần nguội rồi, cần hâm lại.
hâm hấp
- 1 t. (Cơ thể) ở trạng thái nhiệt độ cao hơn bình thường một chút; hơi sốt. Người lúc nào cũng hâm hấp như sốt. Trán hâm hấp nóng.
- 2 t. (kng.). Hơi hâm. Tính hâm hấp.
hâm mộ
- đgt. Yêu chuộng và mến phục: một diễn viên điện ảnh được nhiều người hâm mộ Trận đấu được người hâm mộ chờ đón từ lâu.
hầm
- 1 dt Con hổ: Chốn ấy hang hầm, chớ mó tay (HXHương).
- 2 dt Rãnh hoặc hố đào dưới đất: Đào được một cô thanh niên xung phong bị sập hầm hàm ếch (NgKhải).
- 3 đgt Đun lâu cho thật nhừ: Hầm thịt bò.
- tt Đã được đun lâu: Vịt .
- trgt Nói nằm kín một chỗ: Hắn nằm ở xó nhà.
hầm mỏ
- d. Vùng có chứa khoáng sản trong lòng đất đang được khai thác (nói khái quát).
hầm trú ẩn
- dt. Hầm ẩn nấp để tránh bom đạn: Trong chiến tranh nhà nào cũng có hầm trú ẩn.
hẩm
- tt 1. Nói thức ăn đã biến chất vì hư hỏng: Gạo hẩm; Cơm hẩm 2. Nói số phận thua kém: Phận hẩm duyên ôi (tng); Hẩm duyên, xấu số, em còn đứng không (cd).
hẩm hiu
- t. 1 (cũ; id.). Hẩm (nói khái quát). 2 (Số phận) chịu thua kém. Thân phận hẩm hiu. Hẩm hiu về đường nhân duyên.
hân hạnh
- tt. Vui mừng, lấy làm may mắn khi được dịp tiếp xúc, quan hệ với ai: hân hạnh được gặp ngài hân hạnh đón tiếp quý khách.
hân hoan
- tt (H. hoan: vui vẻ) Vui mừng lắm: Mũ tai bèo xen lẫn áo bà ba, mặt son trẻ hân hoan hoà tóc trăng (X-thuỷ).
hận
- d. 1 Lòng căm giận, oán hờn sâu sắc đối với kẻ đã làm hại mình. Rửa hận. Ôm hận. 2 (hoặc đg.). Buồn tức đến day dứt vì đã không làm được như mong muốn. Làm hỏng thì mang hận suốt đời. Hận một điều là đã không về kịp.
hấp
- 1. đgt. Làm chín thức ăn bằng hơi nóng: hấp bánh bao hấp cá lóc. 2. Tiêu diệt vi trùng bằng hơi nóng: Bông băng đã hấp. 3. Làm cho màu ăn vào vải sợi: hấp len hấp sang màu khác cho đẹp. 4. Tẩy giặt, làm cho sạch len, dạ: hấp chiếc áo dạồ.
hấp dẫn
- đgt (H. hấp: hút vào; dẫn: kéo đến) Thu hút người ta: Khoa học xã hội trong nhà trường ta phải là môn học hấp dẫn vô cùng (PhVĐồng); Chí ít cũng hấp dẫn cảm tình người xem (NgTuân).
- dt Sự thu hút: Cái đối với Người là tư tưởng tự do (Trg-chinh).
hấp hối
- đg. Ở trạng thái sắp tắt thở, sắp chết. Bệnh nhân đang hấp hối. Phút hấp hối.
hấp hơi
- đgt. Không thông thoáng, không thoát hơi, do bị che bịt quá kín: Căn phòng bị hấp hơi trở nên ẩm ướt, ngột ngạt chớ đậy cặp lồng khi cơm đang nóng kẻo bị hấp hơi, khó ăn.
hấp tấp
- trgt Vội vã, lật đật: Ông cầm đèn, hấp tấp chạy ra (NgCgHoan); Không hấp tấp theo liều những ý kiến thông thường (DgQgHàm).
hấp thụ
- đg. 1 (chm.). (Hiện tượng các chất rắn hay chất lỏng) thu hút các chất từ hỗn hợp khí. 2 (id.). Như hấp thu (ng. 2).
hất
- đgt. 1. Đưa nhanh, dứt khoát (bộ phận cơ thể) về phía nào: hất hàm hỏi hất chân. 2. Dùng tay tạt mạnh cho vật rơi ra xa: hất đất sang một bên.
hất hủi
- đg. (id.). Hắt hủi.
hầu
- 1 dt. Phần ống tiêu hoá nằm tiếp sau khoang miệng và trước thực quản: bóp hầu bóp họng.
- 2 dt. Con khỉ.
- 3 dt. Tước thứ hai, sau tước công trong thang tước vị dưới chế độ phong kiến: được phong tước hầu.
- 4 I. đgt. 1. Phục dịch cho người bề trên, cho chủ: kẻ hầu người hạ lính hầu. 2. Đến trước mặt hoặc trước toà để nghe phán bảo, xét xử: Các hương mục vào hầu quan lớn bị gọi ra hầu toà. 3. Chịu làm một việc gì cho vui lòng người khác: hầu chuyện xin hầu cụ một ván bài. II. dt. Người con gái đi ở để phục dịch trong các nhà quyền quý thời phong kiến: con hầu nàng hầu.
- 5 đgt. Mong thực hiện được điều gì đó, thường rất khó: Hắn cố gắng hết sức trong mọi công việc hầu được chủ tin dùng Họ phải bằng mọi cách để thanh toán nợ cho khách hàng hầu lấy lại lòng tin, sự tín nhiệm.
- 6 pht. Gần như, sắp: Đêm hầu tàn Nắng hạn lâu cây cỏ hầu chết khô.
hầu bao
- dt Túi nhỏ đeo ở thắt lưng: Có ai dại gì dốc hết hầu bao cho chúng (NgKhải).
hầu cận
- đg. (dùng phụ sau d.). Theo hầu bên cạnh người có chức vị, thường được coi là người thân tín. Lính hầu cận.
hầu chuyện
- đgt Từ lịch sự có nghĩa nói chuyện: Hôm nay được hầu chuyện cụ, tôi mới biết được nhiều việc đã xảy ra.
hầu hạ
- đg. Làm mọi việc lặt vặt phục vụ sinh hoạt hằng ngày cho chủ, cho người trên. Kẻ hầu người hạ.
hầu hết
- pht. Gần như tất cả: hầu hết mọi người đều có mặt hầu hết mọi người đều đạt điểm trung bình trở lên.
hẩu
- tt (biến âm của chữ Hán "hảo") Tốt, ngon (thtục): Món ăn này hẩu lắm.
hậu
- 1 I t. (kết hợp hạn chế). Ở phía sau. Cổng hậu. Chặn hậu*. (Đánh) bọc hậu*. Dép có quai hậu.
- II Yếu tố ghép trước để cấu tạo danh từ, có nghĩa "ở phía sau, thuộc thời kì sau". tố*. Hậu hoạ*.
- 2 t. Cao hơn mức bình thường (thường về mặt vật chất, trong sự đối xử) để tỏ sự trọng đãi. Cỗ rất hậu. Trả lương hậu.
hậu môn
- dt. Cửa ruột già thông với ngoài để thải phân ra; còn gọi là lỗ đít.
hậu phương
- tt, dt (H. hậu: sau; phương: phương hướng) Miền ở sau mặt trận: ở hậu phương, nhân dân hăng hái sản xuất (NgVLinh); Chính sách hậu phương quân đội.
hậu quả
- d. Kết quả không hay về sau. Khắc phục hậu quả chiến tranh. Hậu quả của một việc làm thiếu suy nghĩ.
hậu sản
- dt. Các chứng bệnh của phụ nữ có thể mắc sau khi sinh đẻ nói chung: bệnh hậu sản đề phòng hậu sản.
hậu thế
- dt (H. hậu: sau; thế: đời) Đời sau: Có giá trị lưu truyền hậu thế (NgKhải); Lưu truyền cái lịch sử oanh liệt kháng chiến kiến quốc cho hậu thế (HCM).
hậu thuẫn
- d. Lực lượng ủng hộ, làm chỗ dựa ở phía sau. Làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh.
hậu tố
- dt. Phụ tố đứng sau căn tố; phân biệt với tiền tố, trung tố (thường nói về từ của các ngôn ngữ như Pháp, Nga, Anh, v.v.): ful là hậu tố của từ tiếng Anh beautiful.
hậu trường
- dt (H. hậu: sau; trường: chỗ nhiều người tụ họp) 1. Phía sau sân khấu: Các diễn viên sửa soạn ở hậu trường 2. Nơi hoạt động bí mật: Các ứng cử viên chức tổng thống hoạt động ráo riết ở hậu trường.
hậu vận
- d. Số phận về phần sau cuộc đời con người. Đoán hậu vận.
hẩy
- đgt. 1. Hất mạnh và nhanh gọn: hẩy ra đất. 2. ẩy, đùn đầy cho xê dịch: hẩy hòn đá tảng sang một bên. 3. Thổi cho lửa bùng cháy: hẩy lò.
he
- 1 tt Nói động vật ốm yếu: Trâu he cũng bằng bò khoẻ (tng).
- 2 tt (đph) Có màu hung: Tóc he.

- 1 d. Mùa hạ, về mặt là mùa nóng bức. Nghỉ hè. Nắng hè.
- 2 d. 1 Dải nền ở trước hoặc quanh nhà. Trẻ chơi ngoài hè. 2 Phía vỉa chạy dọc hai bên đường phố, cao hơn mặt đường, dành cho người đi bộ; vỉa hè. Hè đường.
- 3 I đg. (kng.). Cất tiếng to ra hiệu bảo nhau cùng ra sức làm ngay một việc gì. Hè nhau đẩy chiếc xe lên dốc.
- II tr. (ph.; dùng ở cuối câu). 1 Từ biểu thị ý thuyết phục và giục giã người đối thoại cùng nhau làm việc gì (hàm ý thân mật); như nào. Ta đi ! 2 Từ biểu thị ý như muốn hỏi nhằm gợi sự chú ý và tranh thủ sự đồng tình của người đối thoại (hàm ý thân mật); như nhỉ. Thằng nhỏ dễ thương quá hè.
hé mở
- đgt 1. Mở một ít: Cửa mới hé mở đã có người xông vào 2. Bắt đầu lộ ra: Câu chuyện bí mật đã hé mở.
hé nắng
- tt Hơi hửng nắng: Mưa mấy hôm liền, hôm nay mới hé nắng.
hé răng
- đgt Mở miệng nói (thường dùng với ý phủ định): Tôi đành ngậm tăm, không dám hé răng (Tô-hoài).
hẹ
- d. Cây cùng họ với hành, lá dẹt và dài, thường dùng để ăn hoặc làm thuốc. Rối như canh hẹ.
hèm
- 1 dt. Bã rượu: nấu rượu lấy hèm nuôi lợn.
- 2 dt. 1. Tên kiêng kị do tôn kính, thờ cúng thần linh: tên hèm. 2. Trò diễn sự tích của vị thần thờ trong làng, được xem là một lễ nghi trước khi vào đám. 3. Lễ vật cúng riêng cho một vị thần.
- 3 Nh. Đằng hắng.
hẻm
- dt Nơi hẹp, hai bên có núi hoặc có tường cao: Có những ngôi chùa trong hẻm núi (NgKhải); Thi sĩ ấy chỉ sống trong một hẻm phố.
- tt Nói đường hẹp, ngõ hẹp: Hang cùng ngõ (tng).
hen
- d. Bệnh mãn tính về đường hô hấp, gây những cơn khó thở do co thắt phế quản. Cơn hen.
hèn
- tt. 1. Nhút nhát đến mức đáng khinh: Chỉ thế mà không dám nói, sao mà hèn thế. 2. ở hạng tồi kém, bị khinh bỉ: người hèn phận hèn tài hèn sức mọn.
hèn hạ
- tt Thấp kém và đáng khinh: Thái độ hèn hạ; Con người hèn hạ.
hèn mạt
- t. Thấp kém về nhân cách đến tột độ, đáng khinh bỉ. Thủ đoạn trả thù hèn mạt.
hèn mọn
- tt Thấp kém, không đáng kể (thường dùng để nói một cách khiêm tốn): Đem tài hèn mọn ra giúp một phần nhỏ bé vào công việc từ thiện.
hèn nhát
- t. Thiếu can đảm đến mức đáng khinh. Khuất phục một cách hèn nhát.
hèn yếu
- tt. Yếu ớt, không có can đảm: một con người hèn yếu Ta không thể giao việc này cho những người hèn yếu.
hẹn
- đgt Định trước với ai là sẽ làm việc gì: Hẹn ta thì đợi dưới này rước ta (K); Hẹn người tới giữa vườn dâu tự tình (LVT); Trót đem thân thế hẹn tang bồng (NgCgTrứ).
hẹn hò
- đg. 1 (id.). Hẹn (nói khái quát). 2 (Hai bên trai gái) hẹn gặp nhau hoặc hẹn điều gì đó với nhau. Trăm năm đành lỗi hẹn hò, Cây đa bến cũ con đò khác đưa (cd.).
heo
- 1 dt., đphg Lợn: nói toạc móng heo (tng.).
- 2 (Khí hậu) hanh khô, thường vào dịp chuyển tiếp giữa thu sang đông: trời heo heo đường leo lên ngọn (tng.).
heo hút
- tt Hẻo lánh và hiu quạnh: Đi xuống lũng sâu heo hút (Huy Cận).
hèo
- d. 1 Cây thuộc họ cau, thân thẳng có nhiều đốt, thường dùng làm gậy. 2 Gậy làm bằng thân cây hèo. Đánh cho mấy hèo.
hẻo lánh
- tt. ở nơi khuất nẻo, ít người qua lại: vùng núi hẻo lánh một làng hẻo lánh ở miền rừng.
héo
- tt Khô vì thiếu nước: Chê rau muống héo, lại ôm dưa già (tng); Không có gốc thì cây héo (HCM); Con không cha thì con trễ, cây không rễ thì cây héo (tng).
héo hắt
- t. Mất hết vẻ tươi, như bị khô kiệt sức sống. Nụ cười héo hắt. Héo hắt cả ruột gan.
hẹp
- tt. 1. Có kích thước bề ngang dưới mức bình thường, hoặc nhỏ hơn những cái khác: lối đi hẹp Đoạn đường này hẹp hơn. 2. Có diện tích nhỏ, chật: Phòng này hẹp quá đất hẹp người đông. 3. ở trong một phạm vi, lĩnh vực nhất định: chuyên môn hẹp. 4. Keo bẩn, thiếu độ lượng, nhân đức: ăn ở hẹp với mọi người.
hét
- 1 dt Loài chim nhỏ, lông đen, trông tựa con sáo, hay ăn giun: Muốn ăn hét, phải đào giun (tng).
- 2 đgt Kêu to: Nghe bố nó hét, nó run lên.
hề
- 1 d. Vai chuyên biểu diễn khôi hài, giễu cợt hoặc pha trò trên sân khấu để làm vui cho khán giả. Vai hề trong chèo. Hề xiếc.
- 2 I đg. (dùng trước gì, chi trong câu nghi vấn hoặc phủ định). Có quan hệ trực tiếp làm chịu ảnh hưởng, chịu tác động; can. Nhà sập, nhưng không ai hề gì. Như thế có hề chi?
- II tr. (dùng sau một phụ từ phủ định). Từ dùng để khẳng định ý phủ định về sự việc không bao giờ xảy ra hoặc để xảy ra. Không quên lời hứa. Chưa hề nói dối.
- 3 tr. (cũ; vch.). Từ dùng làm tiếng đệm để ngắt câu trong các bài từ của văn học cổ. Nhất nhật bất kiến như tam thu hề (một ngày không thấy mặt, coi bằng ba năm).
hể hả
- tt. Vui vẻ lộ rõ ra ngoài một cách tự nhiên, do đã được vừa ý, được thoả mãn: nói cười hể hả nét mặt hể hả Ai nấy đều hể hả.
hễ
- lt 1. Nếu như; Nếu mà: Mụ càng tô lục chuốt hồng, máu tham hễ thấy hơi đồng là mê (K); Hễ trời có mắt thì ta lệ gì (NĐM) 2. Đã là: Hễ là người thì phải có hiếu với cha mẹ.
hệ
- d. 1 (dùng trong một số tổ hợp). Hệ thống (nói tắt). Hệ thần kinh. Hệ đo lường. Hệ tư tưởng*. 2 Chi, dòng trong một họ, gồm nhiều đời kế tiếp nhau có chung một tổ tiên gần.
hệ quả
- dt. 1. Kết quả kéo theo từ một sự việc: tạo nên hệ quả không hay. 2. Mệnh đề toán học suy ra trực tiếp từ một định lí.
hệ thống
- dt (H. hệ: liên tiếp, kết hợp; thống: hợp lại) 1. Tập hợp những bộ phận có liên hệ chặt chẽ với nhau: Hệ thống đo lường; Hệ thống giao thông; Hệ thống tổ chức 2. Thứ tự sắp xếp có qui củ: Bản báo cáo có hệ thống minh bạch 3. Sự liên tục: Một sự tham nhũng có hệ thống.
hệ trọng
- t. Có tác dụng và ảnh hưởng rất lớn; rất quan trọng. Hôn nhân là việc hệ trọng.
hếch
- I. tt. Chếch ngược lên phía trên: mũi hếch. II. đgt. Đưa chếch ngược trở lên theo hướng trước mặt: hếch mặt hếch mắt nhìn.
hếch hoác
- tt Nói miệng của một vật rộng quá: Cái miệng túi hếch hoác.
hên
- t. (hoặc d.). (ph.). May, gặp vận đỏ.
hến
- dt. Động vật cùng họ với trai, cỡ nhỏ, vỏ cứng hình tròn, sống ở nước ngọt, thịt ăn được.
hết
- tt, trgt 1. Không còn gì: Hết tiền rồi; Hết mưa; Rẽ cho thưa hết một lời đã nao (K) 2. Xong hẳn: Đã làm hết việc 3. Tất cả: Đưa bao nhiêu tiền cũng tiêu hết 4. Trọn vẹn: Làm hết phận sự 5. Cuối cùng: Sau hết ai cũng đồng ý.
- trt Từ đặt ở cuối câu để tỏ ý phủ định: Tôi không đi đâu ; Không còn nói gì hết.
hết hồn
- đg. (kng.). Mất hết tinh thần, mất hết hồn vía. Sợ hết hồn.
hết lòng
- trgt Ra sức hi sinh: Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc (HCM).
hết sức
- p. Đến mức cao nhất, không thể hơn được nữa. Cố gắng hết sức. Điều kiện hết sức khó khăn.
hếu
- tt. (kết hợp hạn chế, chỉ dùng với trắng) (trắng) một màu và như trơ hết cả ra, trông không dễ chịu: Đầu trọc trắng hếu.

- đgt Nói ngựa kêu: Những con ngựa hí vang lừng (NgHTưởng).
hí hoáy
- đg. Từ gợi tả dáng vẻ chăm chú làm việc gì luôn tay (thường là việc tỉ mỉ). Hí hoáy gọt bút chì. Hí hoáy ghi chép.
hí trường
- tt., cũ Nơi biểu diễn các loại hát nghệ thuật sân khấu; rạp hát.
hia
- dt Giày bằng vải, cổ cao đến gần đầu gối của quan lại xưa khi mặc triều phục, ngày nay các diễn viên tuồng đóng vai quan cũng đi hia: Với bộ áo lam, mũ tế, đôi hia, rõ ra tuồng mũ áo, râu ria (Tú-mỡ).
hích
- đg. 1 Áp sát một bộ phận cơ thể vào, rồi dùng lực hất hoặc đẩy mạnh một cái. Hích khuỷu tay vào sườn bạn. Dùng bả vai hích một cái. 2 (id.). Như khích. Hích cho hai bên cãi nhau.
hịch
- dt. Lời kêu gọi tướng sĩ hay nhân dân đứng lên chống ngoại xâm: hịch tướng sĩ Nửa đêm truyền hịch đêm ngày xuất chinh (Chinh phụ ngâm).
hiềm nghi
- đgt (H. nghi: ngờ) Ngờ vực: Cách trở bấy lâu hằng giữ phận, hiềm nghi một phút bỗng vô tình (Lê Thánh-tông).
hiềm oán
- Nh. Hiềm thù.
hiểm
- tt 1. Nói nơi trọng yếu và khó đi lại: Đóng quân ở một nơi hiểm 2. Nói phần của thân thể được che kín: Nó đánh người ta vào chỗ hiểm 3. Độc ác: Dễ dò bụng hiểm, khôn ngừa mưu gian (NĐM).
hiểm ác
- t. Ác một cách ngấm ngầm. Lòng dạ hiểm ác.
hiểm độc
- Nh. Hiểm ác.
hiểm họa
- hiểm hoạ dt (H. hoạ: tai vạ) Tai nạn gây ra chết chóc: Hiểm hoạ của chiến tranh.
hiểm nghèo
- t. Nguy hiểm đến mức khó thoát khỏi tai hoạ. Phút sóng gió hiểm nghèo. Căn bệnh hiểm nghèo.
hiếm
- tt. ít có, ít gặp: con hiếm của hiếm ở đây người tốt không hiếm.
hiên
- 1 dt Chỗ ở trước hoặc quanh các phòng của ngôi nhà, có mái che: Ngoài hiên thỏ đã non đoài ngậm gương (K); Có cây có đá sẵn sàng, có hiên lãm thuý nét vàng chưa phai (K).
- 2 dt (thực) Loài cây nhỏ, hoa có cánh màu vàng: Màu hoa hiên; Nấu canh hoa hiên.
hiên ngang
- t. Tỏ ra đường hoàng, tự tin, không chịu cúi đầu khuất phục trước những sự đe doạ. Tư thế hiên ngang.
hiền
- 1 I. tt. 1. Không dữ, không gây nguy hại cho con người: ở hiền gặp lành. 2. Tốt, ăn ở phải đạo: bà mẹ hiền dâu hiền rể thảo. II. dt., cũ Người có đức hạnh, tài năng: nhà vua ra chiếu cầu hiền.
hiền hòa
- hiền hoà (H. hoà: hoà thuận) Hiền lành và hoà thuận: Lấy vợ hiền hoà, làm nhà hướng nam (tng).
hiền sĩ
- d. Người trí thức nho giáo có đức hạnh.
hiền triết
- dt. Người có học vấn, có hiểu biết sâu rộng, được người đời tôn sùng: các bậc hiền triết thời cổ đại Trung Quốc.
hiền từ
- tt (H. từ: thương yêu con cháu) Hiền lành và âu yếm con cháu: Một bà mẹ hiền từ.
hiển hách
- t. Rực rỡ và lừng lẫy. Chiến công hiển hách.
hiển nhiên
- tt. Quá rõ ràng, không còn nghi ngờ, chối cãi được: sự thật hiển nhiên một việc hiển nhiên.
hiến
- đgt 1. Chuyển quyền sở hữu của mình sang quyền sở hữu của Nhà nước: Hiến ruộng cho Chính phủ cách mạng 2. Trình bày với nhiệt tâm của mình: Hiến kế cho Nhà nước 3. Trình một buổi văn nghệ: Đoàn ca múa hiến bà con một buổi đặc sắc.
hiến chương
- d. 1 (cũ). Pháp luật cơ bản do nhà vua đặt ra, làm nền tảng cho việc chế định ra pháp luật. 2 Điều ước kí kết giữa nhiều nước, quy định những nguyên tắc và thể lệ về quan hệ quốc tế. Hiến chương Liên Hợp Quốc.
hiến pháp
- dt. Luật pháp cơ bản của nhà nước quy định nhiều vấn đề quan trọng như chế độ chính trị, quyền và nghĩa vụ công dân, hệ thống tổ chức nhà nước: ban bố hiến pháp làm theo hiến pháp.
hiện
- 1 đgt Bày rõ ràng ra trước mắt: Khôn dàn ra mặt, què quặt hiện ra chân tay (tng).
- 2 trgt Hiện giờ nói tắt: Hiện anh ấy đang đi công tác; Tôi hiện đương chờ anh ấy.
hiện diện
- đg. (trtr.). Có mặt. Những đại biểu hiện diện. Cần sự hiện diện của ngài.
hiện đại
- tt. 1. Thuộc thời đại ngày nay: nền văn học hiện đại âm nhạc hiện đại. 2. Có tính chất tinh vi trong trang bị máy móc: máy móc hiện đại nền công nghiệp hiện đại.
hiện hành
- tt (H. hành: làm) Đang được thi hành: Phải tuân theo pháp luật hiện hành.
hiện hình
- đg. 1 (Ma quỷ, thần linh) hiện ra cho thấy, theo mê tín. Ma hiện hình. 2 (chm.). Làm cho ảnh hiện rõ trên phim hay giấy ảnh bằng cách xử lí các dung dịch hoá chất trong quá trình tráng phim. Thuốc hiện hình (hoá chất dùng để làm hiện hình). 3 (chm.). Hiện hoặc làm hiện lên trên màn hình.
hiện nay
- dt. Thời gian hiện tại: hiện nay bác ấy đã nghỉ hưu.
hiện tại
- dt, tt (H. tại: ở nguyên chỗ) Thời gian trước mắt, thời gian hiện nay: Hiện tại chuẩn bị tương lai (PhVĐồng).
hiện thân
- I đg. (Thần linh) hiện ra thành hình người hoặc động vật cụ thể, theo tín ngưỡng tôn giáo. Phật hiện thân thành người hành khất.
- II d. 1 Hình người hoặc động vật cụ thể mà thần linh qua đó hiện ra. Con rùa là của thần biển. 2 (vch.). Người được coi là biểu hiện cụ thể của một điều gì. Hiện thân của lòng bác ái. Hiện thân của tội ác.
hiện thực
- dt. Cái có thật, tồn tại trong thực tế: ước mơ trở thành hiện thực Hiện thực cuộc sống hết sức đa dạng phong phú hiện thực khách quan (thế giới vật chất tồn tại bên ngoài, độc lập với ý thức con người).
hiện tình
- dt (H. tình: tình thế) Tình thế đương diễn ra: Hiện tình của nền kinh tế của ta còn có một số khó khăn.
hiện trạng
- d. Tình trạng hiện nay. Hiện trạng xã hội. Kiểm tra hiện trạng máy móc.
hiện tượng
- dt. 1. Trạng thái sự vật, sự việc xảy ra trong tự nhiên, xã hội: hiện tượng tự nhiên hiện tượng lao động vô tổ chức kỉ luật. 2. Hình thức biểu hiện ra bên ngoài, có thể thu nhận được một cách đơn lẻ: phân biệt hiện tượng và bản chất.
hiện vật
- dt (H. vật: đồ vật) 1. Vật có ở trước mắt: Được thưởng bằng hiện vật 2. Vật sưu tầm hay khai quật được: Mới tìm được nhiều hiện vật khảo cổ học ở nơi ấy.
hiếng
- I t. (Mắt) nhìn lệch về một bên, do bị tật. Mắt hiếng. // Láy: hiêng hiếng (ý mức độ ít).
- II đg. Ngước (mắt) nhìn lệch về một bên. mắt nhìn lên. Mắt cứ hiếng lên.
hiếp
- đgt. 1. Dùng sức mạnh, quyền thế bắt phải chịu thua thiệt: mạnh hiếp yếu hiếp bách hiếp bức hiếp chế hiếp đáp hiếp tróc ăn hiếp bức hiếp cưỡng hiếp hà hiếp uy hiếp ức hiếp 2. Dâm, nói tắt: hiếp gái hãm hiếp.
hiếp dâm
- đgt (H. dâm: ham mê xác thịt) ép phụ nữ làm điều dâm dục: Bọn lính lê dương hiếp dâm phụ nữ nông thôn.
hiệp
- 1 d. Nhóm những người thợ cùng phối hợp với nhau làm một công việc trong một thời gian nhất định. Hiệp thợ mộc. Phải bốn hiệp thợ làm trong ba ngày.
- 2 d. 1 Từ dùng để chỉ từng đơn vị thời gian ngắt ra một cách đều đặn trong trận đọ sức hoặc thi đấu thể thao. Mỗi trận đấu chia làm hai hiệp. Thắng cả năm hiệp. 2 (kết hợp hạn chế). Từ dùng để chỉ từng khoảng thời gian diễn ra một hoạt động sôi nổi, ở giữa có nghỉ; như đợt. Gà gáy hiệp nhất. Đổ bêtông hiệp thứ hai.
- 3 (ph.). x. hợp2 (ng. I).
hiệp định
- dt. Điều ước thông dụng do hai hay nhiều nước đã kí kết nhằm giải quyết những vấn đề chính trị, văn hoá, quân sự có liên quan: hiệp định hợp tác văn hoá giữa hai nước kí hiệp định.
hiệp đồng
- đgt (H. hiệp: hoà hợp; đồng: cùng) Cùng nhau hợp sức làm một việc chung để theo đuổi một chí hướng: Sao cho tâm lực hiệp đồng, mổ gan nghịch tặc, thoả lòng nữ nhi (NĐM); Bộ đội chính qui và dân quân du kích hiệp đồng tác chiến.
hiệp hội
- d. Tổ chức quần chúng gồm nhiều tổ chức nhỏ hơn, có tính chất như một hội.
hiệp thương
- đgt (H. hiệp: giúp đỡ; thương: bàn luận) Họp nhau để bàn bạc, thương lượng, dàn xếp công việc: Cả nước đồng tình đòi Ngô Đình Diệm kịp thời thực hiện hội nghị hiệp thương đi đúng con đường tới tổng tuyển cử (Tú-mỡ).
hiệp ước
- d. Điều ước loại quan trọng nhất do hai hay nhiều nước kí kết, trong đó ghi rõ những điều cam kết của các bên về những vấn đề chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá. Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. Hiệp ước quân sự. Hiệp ước quốc tế.
hiểu
- đgt. 1. Nhận biết được do sự vận động trí tuệ: hiểu vấn đề nghe đến đâu hiểu đến đó hiểu biết am hiểu thấu hiểu thông hiểu. 2. Biết được ý nghĩa, tình cảm, quan điểm người khác: tôi rất hiểu anh ấy một con người khó hiểu tìm hiểu.
hiểu biết
- đgt Biết được rõ ràng và đầy đủ: Phải hiểu biết lí luận cách mạng (HCM).
hiểu lầm
- đgt Có những ý kiến sai về hoạt động hoặc ý kiến của người khác: Trước đây nhiều người hiểu lầm ý nghĩa của chủ nghĩa cộng sản.
hiếu
- 1 I d. 1 Lòng kính yêu và biết ơn cha mẹ. Ở cho tròn đạo hiếu. Có hiếu*. 2 (kết hợp hạn chế). Lễ tang cha mẹ; lễ tang người hàng trên trong gia đình, nói chung. Việc hiếu.
- II t. (kết hợp hạn chế). Có lòng kính yêu, hết lòng chăm sóc cha mẹ. Người con .
- 2 Yếu tố ghép trước để cấu tạo tính từ, có nghĩa "ham thích, coi trọng". Hiếu học*. Hiếu khách*.
hiếu chiến
- tt. Có thái độ thích gây chiến tranh, dùng bạo lực để giải quyết mọi xung đột: bọn đế quốc hiếu chiến chính sách hiếu chiến.
hiếu đễ
- tt (H. hiếu: lòng hiếu; đễ: yêu quí anh em) Kính yêu cha mẹ và hoà thuận với anh chị em: Miền hương đảng đã khen rằng hiếu đễ (NgCgTrứ).
hiếu thảo
- t. Có lòng kính yêu cha mẹ; có hiếu. Người con hiếu thảo.
hiệu
- 1 dt. 1. Biệt hiệu riêng ngoài tên, cũng để chỉ tự (ngoài tên ra): Nguyễn Du hiệu là Tố Như tên hiệu. 2. Cái có thể nhận biết để thông báo: đèn hiệu báo hiệu dấu hiệu. 3. Cửa hàng hoặc cơ sở kinh doanh một nghề: hiệu cắt tóc.
- 2 dt. Kết quả của phép trừ: 3 là hiệu của 5-2.
hiệu chính
- đgt (H. hiệu: khảo sát; chính: đúng) Sửa lại cho đúng: Bài báo đã được hiệu chính trước khi đưa in.
hiệu đính
- đg. Xem xét, đối chiếu và chữa lại văn bản cho đúng. Hiệu đính bản dịch.
hiệu lệnh
- dt. Lệnh được phát ra bằng hình thức nào đó: bắn ba phát súng làm hiệu lệnh hiệu lệnh của trọng tài.
hiệu lực
- dt (H. hiệu: có công dụng; lực: sức) Tác dụng tốt đưa đến kết quả mĩ mãn: Chỉ có bố trí cán bộ đúng chỗ mới phát huy được hiệu lực của tổ chức (VNgGiáp).
hiệu nghiệm
- t. Có hiệu quả, có hiệu lực thấy rõ. Phương pháp hiệu nghiệm. Liều thuốc hiệu nghiệm.
hiệu quả
- dt. Kết quả đích thực: hiệu quả kinh tế Lao động có hiệu quả cao.
hiệu số
- dt (H. hiệu: trừ; số: con số) Kết quả của việc trừ một số với số khác: Làm ăn như thế thì hiệu số giữa thu và chi chỉ là con số không.
hiệu suất
- d. 1 Kết quả lao động biểu hiện bằng khối lượng công việc làm được trong một thời gian nhất định. Tăng hiệu suất công tác. 2 Đại lượng đặc trưng cho mức sử dụng hữu ích năng lượng của một máy hay một hệ thống nào đó, bằng tỉ số năng lượng hữu ích với tổng năng lượng mà máy hay hệ thống nhận được. Nhà máy nhiệt điện có hiệu suất 50%.
hiệu trưởng
- dt. Người đứng đầu ban lãnh đạo của một trường học: hiệu trưởng trường tiểu học được hiệu trưởng tuyên dương trước toàn trường.

<< H (1) | H (3) >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 738

Return to top