mõ
- d. 1 Nhạc khí gõ làm bằng tre, gỗ, lòng rỗng, dùng để điểm nhịp, đệm nhịp hay để báo hiệu, phát hiệu lệnh. Gõ mõ. Đánh mõ báo động. Rao mõ. Mõ trâu (mõ nhỏ đeo ở cổ con trâu). 2 Người cùng đinh chuyên đánh mõ rao việc làng thời trước (hàm ý coi khinh). Mấy đời làm mõ. Thằng mõ.
móc
- 1 dt. Cây có nhiều trong rừng thứ sinh vùng trung du, nơi nhiều ánh sáng, đất sâu, mọc đơn độc, thân tròn thẳng, thuôn đều, cao đến 20m, đường kính 40cm, có nhiều vòng sẹo do lá rụng để lại, lá mọc tập trung ở đầu thân, dạng kép lông chim, lá chét hình tam giác lệch, xếp dày đặc gần như trên một mặt phẳng, cụm hoa to lớn ở nách lá già, quả hình cầu, cho sợi dùng để khâu nón.
- 2 dt. Sương đọng thành hạt ở trên lá cây, ngọn cỏ: hạt móc Lác đác rừng phong hạt móc sa (Tì bà hành)
- 3 I. dt. Dụng cụ có đầu cong tròn đều, giống như cái lưỡi câu để ngoắc, mắc các đồ vật: dùng móc để lấy chiếc gàu dưới giếng lên. II. đgt. 1. Lấy ra từ trong hang rãnh hoặc chỗ sâu: móc cống móc cua. 2. Treo, ngoắc vào: móc hàng vào cân móc mồi câu cá. 3. Đan sợi bằng kim móc: móc chiếc áo mút móc chiếc túi lưới. 4. Bắt liên lạc, tìm kiếm cơ sở để hoạt động bí mật trong vùng địch: cử người đi móc cơ sở trong vùng địch hậu. 5. Moi, bới chuyện, gợi điều không hay của người khác: nói móc móc chuyện cũ làm gì.
mọc
- 1 dt Món ăn làm bằng thịt lợn nạc giã lẫn với bì, nắm lại và hấp chín: ăn bún với mọc.
- 2 đgt 1. Nói cây cỏ bắt đầu bén rễ và nhô lên: Cỏ mọc kín ngoài sân (NgĐThi). 2. Nói tinh tú bắt đầu hiện ra: Mặt trời vừa hé mọc (BĐGiang); Trăng mới mọc. 3. Mới hiện ra: Trong làng đã có nhiều nhà ngói mọc lên. 4. Bịa ra: Vì nó mọc chuyện mà vợ chồng nhà ấy cãi nhau.
mọc răng
- đgt Nói trẻ em bắt đầu có răng: Con đã mọc răng, nói năng chi nữa (cd).
moi
- d. Loài tôm biển nhỏ, thường dùng làm mắm.
- đg. 1. Bới, khoét để kéo ra: Moi ruột cá. 2. Dùng mẹo làm cho người ta phải nói ra những điều không muốn nói: Moi chuyện.
mọi
- 1 d. 1 Người dân tộc thiểu số, văn hoá và đời sống còn lạc hậu (hàm ý khinh miệt, theo quan điểm kì thị dân tộc thời phong kiến, thực dân). 2 (kng.). Đầy tớ (hàm ý phải phục vụ một cách vô nghĩa). Làm mọi không công.
- 2 d. (dùng phụ trước d.). 1 Từ chỉ số lượng không xác định, nhưng gồm tất cả sự vật được nói đến. Mọi người đều tán thành. Giúp đỡ về mọi mặt. Tranh thủ mọi lúc mọi nơi. 2 Từ chỉ số lượng không xác định, nhưng gồm tất cả những khoảng thời gian được nói đến, thuộc về trước đây, cho đến nay. Mọi ngày anh ấy về sớm. Mọi lần, không chờ lâu như thế.
mõm
- dt. 1. Miệng có dáng nhô dài ra của một số loài thú: mõm lợn mõm bò. 2. Miệng của người (hàm ý khinh bỉ): việc gì mà chõ mõm vào chuyện riêng của người ta. 3. Phần đầu cùng, đầu mút của một số vật: vá lại mõm giày.
mòn
- đgt, trgt Hao dần đi; Mất dần đi: Nước chảy đá mòn (tng); Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn (cd).
món
- Từ đặt trước những danh từ chỉ đơn vị vật cụ thể hoặc khái niệm thường có thành phần không đơn giản: Món tiền; Món quà; Món toán; Món võ.
mong
- đg. 1 Ở trạng thái trông ngóng, đợi chờ điều gì, việc gì đó xảy ra. Mong cho chóng đến Tết. Hạn hán mong mưa. Mong như mong mẹ về chợ. 2 Có nguyện vọng rằng, ước muốn rằng (thường dùng không có chủ ngữ, để nói lên điều mong ước của mình với người khác). Chỉ mong ông bà mạnh khoẻ. Mong anh thông cảm. Mong sớm gặp lại nhau. 3 (dùng không có chủ ngữ). Có thể có được hi vọng; hòng. Phải nỗ lực nhiều hơn nữa mới mong đạt kết quả.
mong manh
- dt. 1. Mỏng manh: Chiếc lá mong manh. 2. Nhỏ nhoi, không bền chắc, khó có thể tồn tại được: mạng sống bị đe doạ, khả năng sống chỉ mong manh mà thôi. 3. Không chắc chắn, rõ ràng đối với điều nghe được, thấy được: nghe mong manh thế thôi ở nhà mới biết mong manh, nửa tin nửa ngờ.
mỏng
- tt 1. Có bề dày rất nhỏ; Không dày: Tờ giấy mỏng; Vải mỏng. 2. Nói thân phận kém cỏi: Trông người lại ngẫm đến ta, một dày, một mỏng biết là có nên (cd).
- trgt Nói rải rộng ra: Dàn ra; Căng mỏng ra.
mỏng tanh
- Mỏng lắm: Bìa sách mỏng tanh.
móng vuốt
- d. (id.). Như nanh vuốt.
mót
- 1 đgt. Cảm thấy buồn đái hoặc ỉa, không thể nén chịu nổi: cháu bé mót đái.
- 2 đgt. Nhặt nhạnh các thứ rơi vãi, bỏ sót: mót khoai, mót lúa Muốn ăn cơm ngon, lấy con nhà đi mót, muốn ăn canh ngọt, lấy con nhà bắt cua (tng.).
mọt
- dt 1. Loài sâu bọ khoét đục gỗ hay các hạt khô: Mọt gỗ; Mọt ngô. 2. Kẻ đẽo khoét của dân: Hắn là một tên mọt già trong chế độ cũ.
- tt Bị đục: Ghế mọt; Ngô mọt.
mô
- d. Đống đất: San hết các mô rồi đánh luống.
- d. Tập hợp những tế bào cùng thực hiện một nhiệm vụ sinh lý.
- (đph) ph. Nh. Đâu: Đi mô rứa ?
mô hình
- d. 1 Vật cùng hình dạng nhưng làm thu nhỏ lại nhiều, mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật khác để trình bày, nghiên cứu. Mô hình máy bay. Triển lãm mô hình nhà ở kiểu mới. 2 Hình thức diễn đạt hết sức gọn theo một ngôn ngữ nào đó các đặc trưng chủ yếu của một đối tượng, để nghiên cứu đối tượng ấy. Mô hình của câu đơn.
mô phạm
- tt. Mẫu mực, khuôn mẫu để mọi người noi theo: nhà giáo mô phạm một con người mô phạm.
mô phỏng
- đgt (H. mô: cái mẫu; phỏng: bắt chước làm theo) Bắt chước làm theo một cái mẫu: Kiểu nhà này là mô phỏng kiểu nhà của anh đấy.
mô tả
- Nh. Miêu tả: Mô tả cuộc sống của nhân dân.
mô tô
- x. môtô.
mô tơ
- mô-tơ (F. moteur) dt. Động cơ, máy biến dạng năng lượng nào đó thành cơ năng.
mồ
- dt (cn. mả, mộ) ụ đất ở trên chỗ chôn xác người chết: Trải bao thỏ lặn, ác tà, ấy mồ vô chủ, ai mà viếng thăm (K).
mồ côi
- t. Nói trẻ đã mất cha hay mẹ hoặc cả hai.
mồ hôi
- d. 1 Chất nước bài tiết qua lỗ chân lông ở da. Vã mồ hôi. Sợ toát mồ hôi. 2 Mồ hôi đổ ra của con người, được coi là tượng trưng cho công sức lao động khó nhọc. Đem mồ hôi đổi lấy bát cơm. Đổ mồ hôi trên đồng ruộng.
mổ
- 1 đgt. 1. (Chim, gà...) nhặt thức ăn hoặc cắp mỏ vào đâu: gà mổ thóc nuôi cò, cò mổ mắt (tng.). 2. ăn cắp: Bọn chúng nó mổ mất chiếc va li một hành khách.
- 2 đgt. 1. Dùng dao rạch bụng các con vật: mổ cá mổ gà. 2. Phẫu thuật trên cơ thể, chữa bệnh, cứu người: mổ dạ dày mổ lấy viên đạn ở đùi. 3. Giết gia súc để lấy thịt: mổ trâu ăn mừng ầm ầm như mổ bò. 4. Bán với giá cắt cổ để kiếm nhiều lời lãi: bán cho khách hàng quen mà vẫn mổ.
mổ xẻ
- đgt 1. Dùng dao đặc biệt để phẫu thuật: Bác sĩ ấy đã quen mổ xẻ từ nhiều năm nay. 2. Phân tích từng chi tiết của một vấn đề để làm rõ sự thật: Vấn đề đó đã được hội nghị mổ xẻ kĩ càng.
mộ chí
- Bia con bằng đá, ghi tên tuổi quê quán người chết, đặt ở chân mộ.
mộ địa
- d. (cũ). Nghĩa địa.
mộ phần
- dt., trtr. Ngôi mộ: tu sửa mộ phần cho ông cụ.
mộc mạc
- tt 1. Chất phác, không chải chuốt: Mộc mạc ưa nhìn, lọ điểm trang (NĐM). 2. Không hoa hoét: Quà nhà quê mộc mạc, ngon và lành (Ng-hồng).
môi
- Cg. Muôi. d. Thứ thìa lớn dùng để đơm canh.
- d. Phần thịt ở ngoài cửa miệng, che lấy răng: Môi hở răng lạnh (tng).
- d. Người bện bằng rơm để phụ đồng.
- d. Người làm mối: Bà môi.
môi giới
- d. Người làm trung gian để cho hai bên tiếp xúc, giao thiệp với nhau. Làm môi giới hoà giải.
mồi
- 1 dt. Đồi mồi, nói tắt: tóc bạc da mồi.
- 2 I. dt. 1. Những thứ động vật tìm kiếm, săn đuổi để ăn nói chung: chim kiếm mồi cho con cá đớp mồi hổ rình mồi. 2. Thức nhắm: có rượu mà thiếu mồi bọn trẻ uống tốn mồi lắm. 3. Con vật dùng để nhử con vật khác cùng loài: chó mái chim mồi (tng). 4. Những thứ cuốn hút nhử người ta vào cạm bẫy: dùng gái đẹp, tiền của làm mồi lôi kéo. II. tt. (quần áo) đẹp và sang, dùng để chưng diện: bộ quần áo mồi.
- 3 I. dt. 1. Vật dẫn lửa thường vo bện lại: châm mồi rơm mồi thuốc súng. 2. Lượng thuốc lào vo tròn đủ cho một lần hút điếu cày: hút liền một lúc hai mồi thuốc lào. II. đgt. 1. Tiếp lửa vào cho cháy: mồi điếu thuốc lá. 2. Làm trước một phần để sau đó tiếp tục làm to ra được dễ dàng hơn: đóng một lỗ nhỏ làm mồi để khoan. 3. Thêm vào, bồi vào: mồi thêm bình trà mồi đầy li rượu.
mỗi
- tt Một trong những đơn vị của một tập thể, tách riêng ra: Mỗi bàn bốn người; Mỗi ngày đi được mười lăm cây số; Mỗi năm, mỗi tuổi, mỗi già, chẳng lo liệu trước ắt là lụy sau (cd).
mối
- d. 1. Đầu chỉ, đầu dây: Gỡ mối chỉ. 2. Từ đặt trước các từ chỉ những tình cảm có hệ thống: Mối sầu, mối tình. 3. Hệ thống: Thu làm một mối mọi công tác nghiên cứu toán học về mặt lý thuyết.
- d. Loài sâu bọ cánh thẳng, sống ở dưới đất, thường xông lên đục khoét đồ đạc bằng gỗ, quần áo, sách vở...
- d. X. Thạch sùng.
- Người đứng giữa điều đình việc cưới xin hay mua bán.
môn
- 1 d. (kng.). Khoai môn (nói tắt). Ra môn ra khoai*.
- 2 d. 1 (kng.). Môn học hoặc bộ môn (nói tắt). Môn toán. Môn xạ kích. Thi ba môn. Môn châm cứu. 2 (thgt.). Mặt đặc biệt (nói về một tính cách, một hoạt động nào đó, hàm ý châm biếm hoặc mỉa mai); khoa. Chỉ được cái môn nói khoác. Môn ăn diện thì nó nhất. 3 (thgt.; kết hợp hạn chế). Lũ người, cùng một loại xấu như nhau. Chúng nó đều cùng một môn cả. 4 (kết hợp hạn chế). Phương thuốc đông y. Môn thuốc gia truyền.
môn bài
- dt. Giấy phép cho mở cửa hàng, cửa hiệu buôn bán, kinh doanh: thuế môn bài.
môn đệ
- dt (H. môn: cửa nhà thầy học; đệ: em) Học trò của một người thầy: Các môn đệ của cụ đồ đều đến họp đồng môn.
môn học
- Bộ phận của chương trình học gồm những tri thức về một khoa học nhất định.
môn phái
- d. (cũ). Trường phái.
mông
- 1 dt. Mảng thịt dày, chắc ở hai bên hậu môn: tiêm vào mông.
- 2 dt, cổ (kết hợp hạn chế) Phần bầu trời phía trên cánh đồng: đồng không mông quạnh.
- (dân tộc) Tên gọi của một trong số 54 dân tộc anh em sống trên lãnh thổ Việt Nam (x. Phụ lục).
- (tiếng) Ngôn ngữ của dân tộc Mông.
mông quạnh
- tt Mông mênh và quạnh quẽ: Đồng không mông quạnh (tng).
mộng
- d. Mầm mới nhú ra ở hạt thóc, hạt đỗ: Thóc đã mọc mộng.
- d. Màng trắng đục che con ngươi: Mắt đau có mộng.
- d. Đầu gỗ đẽo vừa vặn để lắp vào một lỗ đục ở miếng gỗ khác: Mộng cửa.
- d. 1. Hình ảnh của sự vật hiện ra trong giấc ngủ. 2. Điều đẹp đẽ mà người ta mong ước: Một tòa nhà ba tầng, đó là cái mộng của đời hắn.
- Nói trâu bò to béo: Bò mộng, trâu mộng.
mộng du
- đg. Nằm mơ thấy đi chơi. Mộng du nơi tiên cảnh.
mộng mị
- I. dt. Mộng chiêm bao nói chung: ban đêm thường mộng mị điều ghê rợn. II. tt. Viển vông, hão huyền, không thực tế: Tất cả đều là những điều mộng mị.
mốt
- 1 dt (đph) Ngày ba: Mai làm tốt, mốt đui (tng).
- 2 dt (Pháp: mode) Kiểu theo thời trang: ăn mặc theo mốt mới.
- tt Đúng theo thời trang, thời thượng: Như thế mới chứ.
- 3 st Từ đặt sau các số chẵn tỏ thêm một đơn vị tiếp theo: Hai mươi mốt; Một trăm mốt; Một vạn mốt; Một mét mốt.
một
- I. t. Bằng số thứ nhất trong loạt số nguyên tự nhiên và biểu thị đơn vị: Mỗi sáng ăn một bát phở. II. ph. Mỗi lần, mỗi tập hợp: Uống hai viên một; Buộc sách làm nhiều bó, năm quyển một. III. d. 1. Cái hợp thành một khối không thể phân chia: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một (Hồ Chí Minh). 2. Điều duy nhất, không thể có cái tương đương: Chân lý chỉ là một.
một chút
- d. Một mức nào đó thôi, không đáng kể. Mầm cây mới nhú lên một chút. Có được một chút thành tích. Chờ cho một chút.
một vài
- dt. Một hoặc hai, với số lượng không nhiều: nghỉ một vài ngày Một vài người không tán thành ý kiến đó.
mơ
- 1 dt (thực) Loài cây cùng họ với mận, quả có vị chua, thường được muối làm ô mai: Hoa mơ lại trắng vườn cam lại vàng (Tố-hữu).
- 2 dt (thực) Loài cây leo lá có lông, thường mọc hoang, cũng nói là mơ lông: Lá mơ là một vị thuốc Đông y dùng chữa bệnh lị.
- 3 đgt 1. Thấy trong khi ngủ: Đêm đêm mơ thấy vợ về. 2. Mong ước: Giọt mưa cửu hạn còn mơ đến rày (CgO).
mơ hồ
- t. Không rõ rệt, thiếu chính xác: Lời nói mơ hồ.
mơ mộng
- đg. Say mê theo những hình ảnh tốt đẹp nhưng xa vời, thoát li thực tế. Tuổi trẻ hay mơ mộng. Tâm hồn mơ mộng.
mơ tưởng
- đgt. Mong mỏi ước ao một cách hão huyền: mơ tưởng những chuyện đâu đâu tốt nhất là đừng mơ tưởng những gì cao xa quá.
mơ ước
- đgt ước ao thực hiện được điều mong mỏi: Mơ ước được đi du lịch ở nước ngoài.
- dt Điều ao ước: Bốn nghìn năm cũ bao (Tố-hữu).
mờ
- t. 1. Sáng rất yếu: Đèn mờ. 2. Hiện không rõ nét: Núi còn mờ trong sương buổi sáng; ảnh mờ. 3. Cho ánh sáng truyền qua nhưng không cho thấy rõ những vật ở đàng sau: Thủy tinh mờ.
mở
- đg. 1 Làm cho hoặc ở trạng thái không còn bị đóng kín, khép kín, bịt kín, mà trong ngoài, bên này bên kia thông được với nhau. Mở cửa phòng. Mở nắp hộp. Mở một lối đi. Cửa sổ mở ra vườn hoa. Một hệ thống mở (không khép kín). Mở lượng hải hà (b.). 2 Làm cho hoặc ở trạng thái không còn bị thu nhỏ, dồn, ép, gấp, v.v. lại, mà được trải rộng, xoè rộng ra. Mở tờ báo ra xem. Mở ví. Cánh đồng mở ra bao la. Mở hết tốc lực. Mở trí. 3 Làm cho máy móc không còn bị đóng lại nữa mà chuyển sang trạng thái hoạt động. Mở đài nghe tin. Mở quạt điện. Mở máy. 4 Tổ chức ra cơ sở sản xuất, cơ quan văn hoá và làm cho bắt đầu hoạt động. Mở xưởng dệt. Bệnh viện, trường học được mở khắp nơi. 5 Tổ chức ra và bắt đầu tiến hành. Mở cuộc điều tra. Mở hội. Mở chiến dịch. 6 Làm xuất hiện một tình hình, một thời kì mới đầy triển vọng. Thắng lợi đã mở ra một cục diện mới.
mở đầu
- đgt. Bắt đầu một quá trình, một loạt sự kiện: mở đầu cuộc họp trận mở đầu giải bóng đá.
mở màn
- đgt 1. Bắt đầu biểu diễn trên sân khấu: Đúng tám giờ, vở kịch mở màn. 2. Bắt đầu làm một việc gì quan trọng: Trận mở màn giành thắng lợi giòn giã (VNgGiáp).
mở mang
- Làm cho mỗi ngày một lớn rộng: Mở mang công nghiệp; Mở mang trí tuệ.
mở mắt
- đg. 1 (kng.). Mới ngủ dậy, buổi sáng sớm (đã làm ngay việc gì rồi; thường hàm ý phàn nàn, chê trách). Trẻ vừa mở mắt đã đòi ăn. Vừa mở mắt đã thấy anh ta đến rồi. 2 Bắt đầu mở được mắt ra để nhìn, sau khi đẻ ra được ít lâu (nói về một số loài thú); mới sinh, còn non dại. Chó con mới mở mắt. Mới mở mắt đã đòi dạy khôn (kng.). 3 (kng.). Thấy được nhận thức sai lầm; tỉnh ngộ. Thực tế làm cho anh ta mở mắt ra. Bây giờ mới mở mắt thì đã muộn.
mở miệng
- đgt. Nói ra điều gì: đã ăn rồi thì còn mở miệng với ai được mở miệng là phàn nàn, kêu ca.
mỡ
- 1 dt Loài cây cùng họ với vàng tâm, gỗ nhẹ: Dùng gỗ mỡ làm gỗ dán.
- 2 dt 1. Chất béo ở trong cơ thể người và động vật: Mỡ lợn; Còn mấy cân vừa thịt vừa mỡ đây (Ng-hồng); Như mèo thấy mỡ (tng); Đường trơn như đổ mỡ. 2. Dầu nhờn dùng bôi vào máy để chống gỉ hoặc để cho máy chạy được trơn: Cần bôi mỡ vào vòng bi này.
- 3 đgt (đph) Như Chớ (cũ): Mỡ chê người vắn, cậy ta dài (NgBKhiêm).
mớ
- d. Mười vạn: Trăm nghìn vạn mớ để vào đâu (Trần Tế Xương).
- (đph) đg. Nói mê trong khi ngủ.
mời
- đg. 1 Tỏ ý mong muốn, yêu cầu người khác làm việc gì một cách lịch sự, trân trọng. Mời anh đến chơi. Đưa tay mời ngồi. Kính mời. Giấy mời họp. Mời cơm thân mật (trtr.; mời ăn cơm). 2 (ph.). Ăn hoặc uống (nói về người đối thoại, một cách lịch sự). Anh mời nước đi. Các bác đã mời cơm chưa?
mới
- 1 đgt. Người gõ mõ, rao mõ trong làng, theo cách gọi thông tục: thằng mới.
- 2 I. tt. 1. Vừa làm mà chưa dùng hoặc chưa lâu, chưa cũ: bộ quần áo mới ngôi nhà mới. 2. Vừa có, chưa lâu: học sinh mới người bạn mới. 3. Tiến bộ, thích hợp với thời đại: cách làm ăn mới tư tưởng mới. II. pht. 1. Với thời gian chưa lâu: nó mới đến mới năm ngoái thôi. 2. Còn quá sớm, chưa nhiều thời gian: Họ mới gặp nhau được vài lần. 3. Mãi đến thời gian nào đó, không sớm hơn: đến trưa mới xong. III. trt. Từ nhấn mạnh mức độ, tỏ ra hết sức ngạc nhiên: Nó nói mới thú vị làm sao!
- 3 lt. Chỉ có thể thực hiện được, biết được (khi có điều kiện gì): Có thực mới vực được đạo (tng.) Thức khuya mới biết đêm dài, ở lâu mới biết con người có nhân (tng.).
mơn trớn
- đgt 1. Vuốt ve: Ta cầm, ta mơn trớn viên đá (NgXSanh). 2. Chiều chuộng để lấy lòng: Thực dân mơn trớn bọn tay sai.
mu
- d. Chỗ khum khum gồ lên trên một vật gì: Mu bàn chân; Mu rùa.
mù
- 1 d. Sương mù (nói tắt). Mây tạnh mù tan. Quá mù ra mưa (tng.).
- 2 t. 1 (Mắt) mất khả năng nhìn. Người mù (bị mù cả hai mắt). Bị mù một mắt. Có mắt như mù (không hiểu biết gì cả). 2 Ở trạng thái ranh giới với xung quanh bị xoá nhoà, không còn nhận biết ra cái gì nữa. Bụi mù trời. Rối mù*. Quay tít mù*.
- 3 p. (kng.; dùng phụ sau t., trong một số tổ hợp). (Mùi khó chịu) đến mức độ cao, xông lên mạnh mẽ và lan toả khắp xung quanh. Mùi caosu cháy khét mù. Khai mù.
mù mịt
- tt. 1. Tối tăm, mờ tối, không nhìn thấy rõ: trời mù mịt tối khói mù mịt cả vùng. 2. Tăm tối, không có gì là sáng sủa đáng để hi vọng: tương lai mù mịt cuộc đời mù mịt tăm tối.
mủ
- dt 1. Chất nước đặc màu xanh hoặc vàng ở mụn nhọt hay vết thương: Chỗ thì sưng vù, chỗ thì mưng mủ. 2. (đph) Nhựa một số cây: Mủ cao-su.
mũ
- d. 1. Đồ đội trên đầu làm bằng vải, dạ, nan. 2. Phần loe ra của một vật ở phía trên, như cái mũ: Mũ nấm; Mũ đinh. 3. Miếng da khâu úp ở phần trên chiếc giày: Mũ giày. 4. (toán). "Số mũ" nói tắt: 2 mũ 3 bằng 8.
mua
- 1 d. Cây bụi mọc hoang, thân và lá có nhiều lông, hoa to, màu hồng tím, quả rắn, khi khô nứt ở đỉnh.
- 2 đg. 1 Đổi tiền lấy vật (thường là hàng hoá). Mua hàng. Đi chợ mua thức ăn. 2 (id.). Dùng tiền bạc, lợi lộc để đổi cái có lợi cho mình một cách không chính đáng. Mua lòng khách. Bán tiếng mua danh. 3 Bỏ nhiều công sức để rồi thu về cái không hay ngoài ý muốn. Đã mất công lại mua thêm cái bực vào người.
mua bán
- đgt. Mua và bán nói chung: mua bán, sắm sanh đồ dùng gia đình mua bán hàng hoá.
mua chuộc
- đgt Dùng tiền tài, thế lực để lôi kéo người ta về phía mình: Anh ấy là người thẳng thắn, dù nghèo cũng không để người ta mua chuộc.
mua sắm
- Mua các đồ dùng.
mua vui
- đg. Tìm cách tiêu khiển. Bày trò mua vui.
mùa
- 1 dt. 1. Phần thời gian trong năm, chia theo đặc điểm thiên văn, khí hậu: bốn mùa xuân hạ thu đông mùa mưa đã đến. 2. Phần thời gian trong năm, thích hợp cho trồng trọt canh tác: mùa cải bắp chanh trái mùa. 3. Thời gian tiến hành những hoạt động thường kì: mùa thi mùa bơi lội.
- 2 I. tt. Thuộc loại lúa, hoa màu trồng từ giữa mùa hè, thu hoạch đầu mùa đông (tháng 6 đến tháng 10): lúa mùa khoai mùa. II. dt. Lúa mùa, nói tắt: thu hoạch mùa chiêm khê mùa thối (tng.).
mùa màng
- dt Vụ gặt hái: Mùa màng năm nay khá hơn năm ngoái.
múa
- đg. 1. Chuyển động thân thể và chân tay theo một nhịp điệu nhất định, thường là nhịp điệu của âm nhạc: Múa bài bông; Múa gươm. Múa rìu qua mắt thợ. Làm một việc trước mắt một người rất thạo việc đó. 2. Làm vụng về không có kết quả (thtục): Việc dễ thế mà múa mãi không xong.
mục đích
- d. Cái vạch ra làm đích nhằm đạt cho được. Xác định mục đích học tập. Sống có mục đích.
mục đồng
- dt. Trẻ chăn trâu bò: tiếng sáo của mục đồng.
mục kích
- đgt (H. mục: mắt; kích: đập vào) Chính mắt trông thấy: Tôi đã mục kích sự tranh cãi ấy.
mục kỉnh
- Kính đeo mắt (dùng với ý mỉa mai): Ba tuổi ranh đã giương mục kỉnh.
mục lục
- d. 1 Bản ghi các đề mục với số trang, theo trình tự trình bày trong sách, tạp chí (để ở đầu hoặc cuối sách, tạp chí). 2 Danh mục sách báo, tư liệu, v.v. lập theo những quy tắc nhất định. Mục lục sách của thư viện. Tra mục lục.
mục tiêu
- dt. 1. Đích nhằm vào: bắn trúng mục tiêu. 2. Đích đặt ra cần phải đặt tới đối với một công tác, nhiệm vụ: mục tiêu phấn đấu mục tiêu đào tạo của nhà trường.
mui
- 1 dt Mái che thuyền hay xe: Mui xe cụp xuống (Ng-hồng); Con quan đô đốc, đô đài lấy thằng thuyền chài cũng phải lụy mui (cd).
- 2 dt Biến âm của Mùi: Quen mui thấy mùi ăn mãi (tng).
mùi
- d. X. Rau mùi.
- d. 1. Hơi đưa vào mũi mà người ta ngửi thấy: Mùi thơm; Mùi tanh. 2. Hơi nói trên, khó ngửi, của những thức ăn đã ôi, thiu: Trời nóng thịt để lâu không rán nên đã có mùi. 3. ấn tượng do hoàn cảnh xã hội gây nên: Mùi đời; Mùi tân khổ. 4. Vẻ, thứ: Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm (K).
- d. Chi thứ tám trong mười hai chi: Tuổi mùi; Giờ mùi.
mùi soa
- d. Khăn nhỏ và mỏng, thường bỏ túi, dùng để hỉ mũi, lau mồ hôi, v.v.
mùi vị
- dt. Vị cảm nhận được nói chung: món này chẳng có mùi vị gì cả đặc sản mang mùi vị đồng quê.
mũi
- 1 dt 1. Bộ phận nhô cao ở giữa mặt người và động vật, là cơ quan của khứu giác và hô hấp: Xỏ chân lỗ mũi (tng). 2. Chất lỏng tiết ra trong lỗ mũi: Xỉ mũi; Sổ mũi. 3. Chất nhầy trong phân người đi kiết: Đi ngoài ra mũi. 4. Đầu nhọn của một số vật: Mũi kim; Mũi gươm; Mũi giáo. 5. Mỗi lần chọc bằng đầu nhọn: Tiêm một mũi vào đùi. 6. Dải đất nhọn chìa ra biển: Mũi Cà-mau. 7. Hướng tiến công của bộ đội: Quân ta đã thọc một mũi vào đồn địch.
- 2 dt Phía trước của tàu thuỷ, của thuyền: Đôi ta lên thác xuống ghềnh, em ra đứng mũi, để anh chịu sào (cd).
mũi tên
- d. 1. Vũ khí xưa làm bằng một thanh tre, sắt..., đầu nhọn, bắn bằng nỏ. 2. Dấu hiệu để chỉ hướng đi.
muỗi
- d. Bọ hai cánh, có vòi châm hút, ấu trùng sống ở nước. Bị muỗi đốt.
muối
- 1 I. dt. 1. Hạt bột trắng, vị mặn, tách ra từ nước biển, dùng làm thức ăn: canh nhạt muối Muối ba năm muối hãy còn mặn, Gừng chín tháng gừng hãy còn cay (cd.). 2. Hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít. II. đgt. Cho muối vào ướp các loại thực phẩm để giữ được lâu hoặc làm thức ăn chua: muối dưa muối cà muối thịt để dành.
muốn
- đgt 1. Ao ước; Mong mỏi: Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy (cd). 2. Có chiều hướng như sắp xảy ra: Má hồng không thuốc mà say, nước kia muốn đổ, thành này muốn long (CgO); Trời muốn mưa; Bức tường này muốn đổ.
muộn
- ph. 1. Sau thời gian đã định, sau thời gian thường lệ, chậm một thời gian coi là dài, trái với sớm: Đến muộn; Gặt muộn. 2. Chậm có: Muộn chồng; Muộn con; Đi học muộn, mười hai tuổi mới vào lớp 1.
- d. Sự buồn phiền: Đi chơi giải muộn.
mưa
- d. (hoặc đg.). Hiện tượng nước rơi từ các đám mây xuống mặt đất. Cơn mưa. Nước mưa. Trời mưa. Đang mưa to. Khóc như mưa.
mửa
- đgt. Nôn ra: ăn gì mửa hết làm như mèo mửa.
mực
- 1 dt 1. Loài động vật ở biển, thân mềm, có mai, đầu có mười tua, bụng chứa một túi đựng một chất nước màu đen: Thuyền về bến với khoang đầy mực. 2. Món ăn làm bằng thân mực đã phơi khô: Bà bạn gắp tiếp, ép ăn những bóng, những mực (NgCgHoan).
- 2 dt 1. Chất lỏng có màu dùng để viết: Mực đen; Mực đỏ. 2. Thoi chất màu đen, nấu bằng keo dùng để mài ra mà vẽ hay viết chữ: Mực mài tròn, son mài dài (tng).
- tt Có màu đen: Chó .
- 3 dt Chừng độ đã qui định: Thầy chắc hẳn văn chương có mực, lễ thánh, xem giò (TrTXương); Nói năng đúng mực.
mừng
- 1. t. Cảm thấy vui sướng: Nửa mừng nửa sợ biết bao nhiêu tình (Nhđm). 2. đg. Hoan nghênh, tỏ vẻ chia niềm vui bằng lời nói hay lễ vật: Mừng đám cưới; Điện mừng.
mướn
- đg. 1 Thuê sức lao động. Mướn người làm. Đi làm thuê mà không ai mướn. Cày thuê, cuốc mướn. 2 (dùng phụ sau đg. trong một số tổ hợp, đi đôi với vay). (Cảm nghĩ) thay cho người khác, vì người khác xa lạ, chẳng có quan hệ gì với mình. Thương vay khóc mướn. 3 (ph.). Thuê. Mướn luật sư. Cho mướn phòng. Chèo ghe mướn.
mượn
- đgt. 1. Xin phép tạm dùng của người khác trong một thời gian nhất định: mượn chiếc xe đạp đi ra phố mượn quyển sách của bạn. 2. khng. Nhờ làm hộ việc gì: mượn chữa chiếc xe đạp. 3. khng. Thuê làm: mượn thợ xây nhà. 4. Dựa vào người khác, hoặc phương tiện nào đó để làm việc gì: mượn cớ gây sự mượn gió bẻ măng (tng.). 5. Tiếp nhận cái bên ngoài nhập vào cái của mình, hệ thống của mình: từ mượn tiếng nước ngoài.
mưu
- dt Kế hoạch được tính toán, cân nhắc kĩ: Ông Trần Hưng-đạo cầm đầu, dùng mưu du kích đánh Tàu tan hoang (HCM).
- đgt Lo toan: Phải giúp đỡ nhau để hạnh phúc chung (HCM).
mưu sinh
- Tìm cách sinh sống.
mỹ lệ
- Đẹp đẽ đến mức độ cao: Cảnh trí mỹ lệ.
mỹ nữ
- Người con gái đẹp.
mỹ thuật
- Nghệ thuật dùng màu sắc, hình thể để biểu hiện tình cảm, ý nghĩ của người ta như hội họa, điêu khắc, nhạc,v.v..
mỹ vị
- Món ăn ngon và quí.
mỹ ý
- ý định tốt: Có mỹ ý tặng người bạn quyển sách.